Dưới đây là bản dịch nguyên văn bản tiếng Anh (đính kèm) của Phòng Báo Chí Tòa Thánh liên quan đến phản ứng của thế giới Hồi Giáo đối với diễn từ của Đức Thánh Cha tại Đại Học Regensburg. Nguyên bản bằng tiếng Ý do cha Federico Lombardi, dòng Tên, soạn thảo. Phản ứng mạnh mẽ của thế giới Hồi Giáo và những tin tức bị bóp méo đang làm xôn xao dư luận tại các nước Hồi Giáo cũng như tại các nước phương Tây. Xin quý cha và anh chị em góp phần phổ biến và giải thích trên căn bản sự thật và theo những văn bản chính thức của Tòa Thánh.

Liên quan đến phản ứng của các vị lãnh đạo Hồi Giáo đối với một số đoạn trong diễn từ của Đức Thánh Cha nói ở Đại Học Regensburg, cần phải lưu ý rằng những gì trong tâm khảm Đức Thánh Cha – và những gì ta có thể thấy sau khi đọc văn bản này cẩn trọng – đó là thái độ bác bỏ thẳng thừng và mạnh mẽ những động cơ bạo lực liên quan tới tôn giáo.

Đức Thánh Cha chắc chắn không có ý thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về thánh chiến và về những tư tưởng Hồi Giáo liên quan tới chủ đề này, lại càng không có ý xúc phạm tới những tình cảm của các tín hữu Hồi Giáo.

Hoàn toàn ngược lại, những gì rõ ràng xuất phát từ bài diễn văn của Đức Thánh Cha là một lời cảnh giác nhắm đến văn hóa Tây Phương, để tránh đi “thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự thánh thiêng chỉ là việc hành sử quyền tự do” (bài giảng hôm 10/9). Thật vậy, việc quan tâm chính đáng tới chiều kích tôn giáo là điều kiện thiết yếu cho cuộc đối thoại có kết quả với các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới.

Và thật thế, để kết thúc bài diễn văn của mình ở Regensburg, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã khẳng định rằng “các nền văn hóa tôn giáo sâu xa nhất trên thế giới đều xem việc loại trừ thần thánh ra khỏi tính cách phổ quát của lý trí là một cuộc tấn công vào những xác tín sâu xa nhất của họ. Một lý trí tỏ ra điếc lác trước thần linh và đẩy lui tôn giáo vào lãnh vực của những thứ văn hóa thứ yếu là một thứ lý trí không thể nào có thể thực hiện cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa.

Thành ra, hiển nhiên là Đức Thánh Cha ước muốn vun trồng một thái độ biết tôn trọng và đối thoại với các tôn giáo và văn hóa khác, trong đó dĩ nhiên có cả Hồi Giáo.

[Bản dịch Việt Ngữ của VietCatholic]

Concerning the reaction of Muslim leaders to certain passages of the Holy Father's address at the University of Regensburg, it should be noted that what the Holy Father has at heart -- and which emerges from an attentive reading of the text -- is a clear and radical rejection of the religious motivation for violence.

It was certainly not the intention of the Holy Father to undertake a comprehensive study of the jihad and of Muslim ideas on the subject, still less to offend the sensibilities of Muslim faithful.

Quite the contrary, what emerges clearly from the Holy Father's discourses is a warning, addressed to Western culture, to avoid "the contempt for God and the cynicism that considers mockery of the sacred to be an exercise of freedom" (homily, Sept. 10). A just consideration of the religious dimension is, in fact, an essential premise for fruitful dialogue with the great cultures and religions of the world.

And indeed, in concluding his address in Regensburg, Benedict XVI affirmed how "the world's profoundly religious cultures see this exclusion of the divine from the universality of reason as an attack on their most profound convictions. A reason which is deaf to the divine and which relegates religion to the realm of subcultures is incapable of entering into the dialogue of cultures."

What is clear then, is the Holy Father's desire to cultivate an attitude of respect and dialogue toward other religions and cultures, including, of course, Islam.

[Original text: Italian; translation issued by the Holy See]