Đức Thánh Cha “thành thực lấy làm tiếc” rằng những lời của ngài tại Regensburg đã được diễn dịch theo cách thực trái ngược với ý muốn của ngài. Trong thông báo do Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đưa ra hôm nay, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã tái khẳng định quan điểm của Đức Thánh Cha và của Giáo Hội Công Giáo về thái độ trân trọng đối với Hồi Giáo và lòng mong mỏi đối thoại liên tôn.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ nguyên văn thông cáo chính thức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đứng trước phản ứng của các cộng đồng Hồi Giáo đối với một số đoạn trong diễn từ của Đức Thánh Cha tại Đại Học Regensburg, và trước những lời xác minh và giải thích đã được Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đưa ra, tôi muốn bổ sung thêm như sau:
1. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Hồi Giáo là minh bạch như đã được diễn tả bởi tuyên ngôn Nostra Aetate (Trong Thời Đại Chúng Ta): “Giáo Hội cũng tỏ lòng trân trọng đối với Hồi Giáo. Họ thờ phượng cùng một Thiên Chúa, hằng sống và tự hữu trong chính Ngài; thương xót và toàn năng, Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã nói với con người; họ hết lòng tùng phục ngay cả trước những quyết định không thể hiểu được của Ngài, hệt như sự vâng phục của Abraham, người được liên kết cách trọng vọng trong đức tin Hồi Giáo. Mặc dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, họ kính Ngài như một tiên tri. Họ cũng kính trọng Đức Maria, Mẹ Đồng Trinh của Ngài, và từng nơi từng lúc họ cũng kêu cầu sự cầu bầu của Mẹ với lòng sùng mộ. Thêm vào đó, họ trông đợi ngày phán xét khi Thiên Chúa ban thưởng cho những ai sống lại từ cõi chết. Cuối cùng, họ đánh giá cao cuộc sống đạo đức và thờ phượng Thiên Chúa đặc biệt qua lời cầu nguyện, của bố thí và chay tịnh”. (số 3).
2. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng mong muốn đối thoại liên tôn và liên văn hóa cũng minh bạch như vậy. Trong buổi gặp gỡ với đại diện cộng đồng Hồi Giáo tại Cologne, Đức quốc hôm 20/8/2005, ngài tuyên bố rằng một cuộc đối thoại như thế giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo “không thể bị hạ giá xuống thành một chuyện ngoài nghị trình có tính chất nhiệm ý”, và nói thêm: “Những bài học của quá khứ cần giúp chúng ta tránh việc lặp lại cùng những sai lầm. Chúng ta phải tìm kiếm những con đường hòa giải và học cách sống với niềm tôn trọng căn tính của nhau”.
3. Về ý kiến của đại đế Byzantine Manuel II Paleologus mà ngài trích thuật trong bài nói chuyện tại Regensburg, Đức Thánh Cha đã không có ý muốn nói, và ngài không hề có ý coi đó là ý kiến cá nhân của ngài trong bất cứ cách nào. Ngài chỉ dùng ý kiến này – trong một bối cảnh học thuật, và như một bằng chứng nói có sách mách có chứng – cho những suy tư nhất định về chủ đề quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, để rồi ngài kết luận với một sự bác bỏ thẳng thừng và mạnh mẽ động cơ bạo lực mang mầu sắc tôn giáo, từ bất cứ phía nào. Về điểm này, đáng nhắc lại những gì chính Đức Bênêđíctô XVI đã khẳng định gần đây trong sứ điệp kỷ niệm 20 năm Buổi Cầu Nguyện Liên Tôn tại Assisi, do vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II khởi xướng hồi tháng 10 năm 1986: “ …những biểu hiện bạo động không thể gán cho tôn giáo như thế, nhưng phải gán cho những hạn chế văn hóa trong thời điểm tôn giáo ấy đang tồn tại và phát triển. Thật vậy, những bằng chứng về mối quan hệ gắn bó giữa quan hệ với Thiên Chúa và đạo lý yêu thương luôn được ghi chép trong tất cả các truyền thống tôn giáo lớn”
4. Đức Thánh Cha, vì thế, thành thực lấy làm tiếc là một vài đoạn trong diễn văn của ngài có vẻ như đã xúc phạm đến tình cảm của các tín hữu Hồi Giáo, và có lẽ đã bị diễn dịch trong cách thế hoàn toàn không thích đáng với những ý hướng của ngài. Thật ra, chính ngài trước lòng mộ đạo của các tín hữu Hồi Giáo đã cảnh cáo nền văn hóa thế tục phương Tây phải chống lại “thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự thánh thiêng chỉ là việc hành sử quyền tự do”
5. Khi lặp lại sự tôn trọng và lòng quý mến đối với những ai theo Hồi Giáo, ngài hy vọng có thể giúp họ hiểu đúng ý những lời ngài nói hầu có thể nhanh chóng vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay, sao cho chứng tá cho “Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã nói với con người” có thể được củng cố, và sự hợp tác có thể được tăng cường “ngõ hầu cùng nhau đề cao phúc lợi cho công lý xã hội và luân thường đạo lý của toàn thể nhân loại, cũng như cho hòa bình và tự do” (Nostra Aetate số. 3).
+ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ nguyên văn thông cáo chính thức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
1. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Hồi Giáo là minh bạch như đã được diễn tả bởi tuyên ngôn Nostra Aetate (Trong Thời Đại Chúng Ta): “Giáo Hội cũng tỏ lòng trân trọng đối với Hồi Giáo. Họ thờ phượng cùng một Thiên Chúa, hằng sống và tự hữu trong chính Ngài; thương xót và toàn năng, Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã nói với con người; họ hết lòng tùng phục ngay cả trước những quyết định không thể hiểu được của Ngài, hệt như sự vâng phục của Abraham, người được liên kết cách trọng vọng trong đức tin Hồi Giáo. Mặc dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, họ kính Ngài như một tiên tri. Họ cũng kính trọng Đức Maria, Mẹ Đồng Trinh của Ngài, và từng nơi từng lúc họ cũng kêu cầu sự cầu bầu của Mẹ với lòng sùng mộ. Thêm vào đó, họ trông đợi ngày phán xét khi Thiên Chúa ban thưởng cho những ai sống lại từ cõi chết. Cuối cùng, họ đánh giá cao cuộc sống đạo đức và thờ phượng Thiên Chúa đặc biệt qua lời cầu nguyện, của bố thí và chay tịnh”. (số 3).
2. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng mong muốn đối thoại liên tôn và liên văn hóa cũng minh bạch như vậy. Trong buổi gặp gỡ với đại diện cộng đồng Hồi Giáo tại Cologne, Đức quốc hôm 20/8/2005, ngài tuyên bố rằng một cuộc đối thoại như thế giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo “không thể bị hạ giá xuống thành một chuyện ngoài nghị trình có tính chất nhiệm ý”, và nói thêm: “Những bài học của quá khứ cần giúp chúng ta tránh việc lặp lại cùng những sai lầm. Chúng ta phải tìm kiếm những con đường hòa giải và học cách sống với niềm tôn trọng căn tính của nhau”.
3. Về ý kiến của đại đế Byzantine Manuel II Paleologus mà ngài trích thuật trong bài nói chuyện tại Regensburg, Đức Thánh Cha đã không có ý muốn nói, và ngài không hề có ý coi đó là ý kiến cá nhân của ngài trong bất cứ cách nào. Ngài chỉ dùng ý kiến này – trong một bối cảnh học thuật, và như một bằng chứng nói có sách mách có chứng – cho những suy tư nhất định về chủ đề quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, để rồi ngài kết luận với một sự bác bỏ thẳng thừng và mạnh mẽ động cơ bạo lực mang mầu sắc tôn giáo, từ bất cứ phía nào. Về điểm này, đáng nhắc lại những gì chính Đức Bênêđíctô XVI đã khẳng định gần đây trong sứ điệp kỷ niệm 20 năm Buổi Cầu Nguyện Liên Tôn tại Assisi, do vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II khởi xướng hồi tháng 10 năm 1986: “ …những biểu hiện bạo động không thể gán cho tôn giáo như thế, nhưng phải gán cho những hạn chế văn hóa trong thời điểm tôn giáo ấy đang tồn tại và phát triển. Thật vậy, những bằng chứng về mối quan hệ gắn bó giữa quan hệ với Thiên Chúa và đạo lý yêu thương luôn được ghi chép trong tất cả các truyền thống tôn giáo lớn”
4. Đức Thánh Cha, vì thế, thành thực lấy làm tiếc là một vài đoạn trong diễn văn của ngài có vẻ như đã xúc phạm đến tình cảm của các tín hữu Hồi Giáo, và có lẽ đã bị diễn dịch trong cách thế hoàn toàn không thích đáng với những ý hướng của ngài. Thật ra, chính ngài trước lòng mộ đạo của các tín hữu Hồi Giáo đã cảnh cáo nền văn hóa thế tục phương Tây phải chống lại “thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự thánh thiêng chỉ là việc hành sử quyền tự do”
5. Khi lặp lại sự tôn trọng và lòng quý mến đối với những ai theo Hồi Giáo, ngài hy vọng có thể giúp họ hiểu đúng ý những lời ngài nói hầu có thể nhanh chóng vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay, sao cho chứng tá cho “Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã nói với con người” có thể được củng cố, và sự hợp tác có thể được tăng cường “ngõ hầu cùng nhau đề cao phúc lợi cho công lý xã hội và luân thường đạo lý của toàn thể nhân loại, cũng như cho hòa bình và tự do” (Nostra Aetate số. 3).
+ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.