Giáo phận Phú Cường: Thư Mục Vụ tháng 05/2004
Noi gương Mẹ Maria: chúng ta lên đương truyền giáo
Anh em linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh
và toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,
Tháng Hoa lại về! Chúng ta vui mừng vì trong tháng này chúng ta sẽ có nhiều dịp hơn để gần gũi Đức Mẹ, dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi thắm, những tiếng hát du dương cùng với những điệu múa đơn sơ nhưng hồn nhiên của người con mến Mẹ. Chớ chi mỗi nơi hãy giữ lấy thói quen dâng hoa kính Đức Mẹ vào các buổi chiều Thứ Bảy hay Chúa nhật. Chớ chi chúng ta biết hướng những buổi dâng hoa năm nay để hun nóng tinh thần truyền giáo nơi mỗi người, vì năm nay là Năm thánh truyền giáo. Chớ chi chúng ta biết nhờ Mẹ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân Đức Tin chúng ta đã lãnh nhận, đồng thời cố gắng tìm cách chia sẻ đức tin ấy cho những người chung quanh, những ai chưa nhận biết Chúa. Hy vọng rằng, Đức Mẹ, nhà truyền giáo nhiệt thành và khả ái, sẽ giúp chúng ta hăng say tham dự vào công việc truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, nói riêng và Giáo Hội toàn cầu, nói chung.
Để noi gương Đức Mẹ và cùng Mẹ hăng say làm việc truyền giáo, chúng ta hãy tìm xem Đức Mẹ đã thi hành sứ vụ rao giảng Chúa Kitô, loan báo Tin Mừng cứu độ như thế nào. Chiêm ngắm những biến cố Sách Thánh còn ghi lại về Mẹ, và đọc lại những lời giảng dạy của Huấn quyền chúng ta có thể nhận ra vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Hy vọng rằng, việc tìm hiểu này sẽ giúp chúng ta ý thức hơn về nhiệm vụ truyền giáo của mỗi người, để cùng Mẹ Maria và noi gương Mẹ, chúng ta hăng say làm việc truyền giáo.
Những biến cố Kinh Thánh
Ð?c l?i Kinh Thánh chúng ta ghi nhận những sự kiện cụ thể sau đây nói lên vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, loan báo Chúa Kitô:
Đọc lại giáo lý của Giáo Hội, được Công Đồng Vaticanô II long trọng công bố trong Hiến Chế về Giáo Hội, chương VIII, chúng ta thấy những điểm sau đây nói lên vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội:
“Vào buổi sáng ngày Hiện Xuống, trong khi cầu nguyện, Ngài (Đức Mẹ) đã chủ tọa ngày khai trương công cuộc Phúc âm hóa dưới tác tộng của Chúa Thánh Thần. Ước gì Ngài là Ngôi sao sáng của công cuộc Phúc âm hóa luôn được đổi mới, mà Giáo Hội phải vâng lệnh Chúa xúc tiến và thực hiện, nhất là giữa thời đại vừa khó khăn vừa tràn đầy hy vọng này” (EN 82).
Còn Đức Gioan Phaolô II, trong Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu chuộc” (RM 92) và nhiều văn kiện khác, như Tông huấn về “Giáo Hội tại châu Á” (EA 51) và Tông thư về “Kinh Mân Côi” (RVM 1.17), ngoài việc công nhận tước hiệu trên, ngài còn khuyên chúng ta hãy chiêm ngắm Đức Mẹ để “noi gương bắt chước”, đi theo “lộ trình” Đức Mẹ đã đi, để “dưới mái trường của Đức Mẹ” chúng ta học tập và thực hành công cuộc loan báo Tin Mừng. Ngài viết:
“Như các Tông đồ, sau khi Chúa lên trời, Giáo Hội cũng phải qui tụ tại nhà Tiệc ly “với Đức Maria”, Thân mẫu Đức Giêsu (Cv 1, 14), để van xin Chúa Thánh thần và để đón nhận sức mạnh và lòng can đảm vâng theo mệnh lệnh truyền giáo. […]
“Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, toàn thể Giáo Hội được mời gọi sống mầu nhiệm Đức Kitô cách triệt để hơn bằng cách cộng tác vào công trình cứu độ với lòng cảm tạ. Giáo Hội làm việc đó với Đức Maria và noi gương Đức Maria, là Mẹ và là mẫu mục của mình. Đức Maria là mẫu mực tình mẫu tử sống động nơi tất cả những ai tham gia vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội, đang hoạt động cho việc tái sinh những con người [ … ] Giáo Hội thẳng tiến khi bước theo lộ trình đã được Đức Trinh Nữ Maria hoàn thành”(RM 92).
Trong Tông thư Kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha coi việc đọc kinh Mân Côi là phương thế rất hữu hiệu để cùng Mẹ, và dưới sự hướng dẫn của Mẹ, suy niệm nhưng mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Giêsu, giúp chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người và tiếp tục sứ vụ của Người. Đức Thánh Cha viết:
“Kinh Mân Côi cũng là một con đường loan báo và đào sâu sự hiểu biết, vì trong kinh này mầu nhiệm Đức Kitô được liên tục trình bày ở nhiều mức độ khác nhau của kinh nghiệm Kitô giáo. […] Cũng bằng cách thức này, Đức Mẹ Mân Côi tiếp tục công trình loan báo Đức Kitô. [ … ] Kinh Mân Côi vẫn giữ nguyên được sức mạnh của nó và tiếp tục là một nguồn mục vụ có giá trị cho bất cứ nguời loan báo Tin Mừng tốt lành nào. (RVM 17).
Qua những ghi nhận trên, chúng ta thấy rõ Đức Mẹ có một liên hệ mật thiết với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Điều Đức Mẹ nêu gương cho chúng ta là lòng tin vững vàng nơi quyền năng của Thiên Chúa; là đức cậy không lay chuyển vào ý muốn cứu độ của Chúa Cha, công nghiệp của Chúa Con và sự cộng tác của Chúa Thánh Thần; là tình yêu tha thiết đối với các linh hồn. Đức Mẹ còn nêu gương cho chúng ta về việc siêng năng cầu nguyện để tìm ra ý Chúa, chiêm ngắm Chúa Con, suy đi gẫm lại những lời nói, những việc làm, những khổ đau Người đã phải chịu mà noi gương bắt chước. Chiêm ngắm Mẹ, chúng ta thấy cần phải lắng nghe Chúa Thánh Thần, cần phải xin Ngài soi sáng hướng dẫn, hầu biết những việc phải làm, những điều phải tránh trong khi thi hành sứ vụ truyền giáo.
Xin Đức Mẹ là nhà truyền giáo đầu tiên, nhà truyền giáo gương mẫu, giúp chúng ta trở thành những người hăng say rao giảng Tin Mừng và kiên trì làm việc để Nước Chúa được hiển trị và muôn người được cứu độ.
Thân ái chào anh chị em,
Noi gương Mẹ Maria: chúng ta lên đương truyền giáo
Anh em linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh
và toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,
Tháng Hoa lại về! Chúng ta vui mừng vì trong tháng này chúng ta sẽ có nhiều dịp hơn để gần gũi Đức Mẹ, dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi thắm, những tiếng hát du dương cùng với những điệu múa đơn sơ nhưng hồn nhiên của người con mến Mẹ. Chớ chi mỗi nơi hãy giữ lấy thói quen dâng hoa kính Đức Mẹ vào các buổi chiều Thứ Bảy hay Chúa nhật. Chớ chi chúng ta biết hướng những buổi dâng hoa năm nay để hun nóng tinh thần truyền giáo nơi mỗi người, vì năm nay là Năm thánh truyền giáo. Chớ chi chúng ta biết nhờ Mẹ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân Đức Tin chúng ta đã lãnh nhận, đồng thời cố gắng tìm cách chia sẻ đức tin ấy cho những người chung quanh, những ai chưa nhận biết Chúa. Hy vọng rằng, Đức Mẹ, nhà truyền giáo nhiệt thành và khả ái, sẽ giúp chúng ta hăng say tham dự vào công việc truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, nói riêng và Giáo Hội toàn cầu, nói chung.
Để noi gương Đức Mẹ và cùng Mẹ hăng say làm việc truyền giáo, chúng ta hãy tìm xem Đức Mẹ đã thi hành sứ vụ rao giảng Chúa Kitô, loan báo Tin Mừng cứu độ như thế nào. Chiêm ngắm những biến cố Sách Thánh còn ghi lại về Mẹ, và đọc lại những lời giảng dạy của Huấn quyền chúng ta có thể nhận ra vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Hy vọng rằng, việc tìm hiểu này sẽ giúp chúng ta ý thức hơn về nhiệm vụ truyền giáo của mỗi người, để cùng Mẹ Maria và noi gương Mẹ, chúng ta hăng say làm việc truyền giáo.
Những biến cố Kinh Thánh
Ð?c l?i Kinh Thánh chúng ta ghi nhận những sự kiện cụ thể sau đây nói lên vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, loan báo Chúa Kitô:
- Suy niệm biến cố truyền tin, chúng ta thấy Đức Mẹ là người đầu tiên được loan báo chương trình cứu độ của Thiên Chúa và được chọn làm Mẹ Đấng được Chúa Cha đã đổ Thần Khí xức dầu tấn phong để sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó và công bố năm hồng ân của Chúa (x. Lc 1, 26-38; 4, 18-19).
- Chiêm ngắm những sự việc xảy ra lúc Đức Mẹ đến thăm viếng bà Isave, chúng ta nhận ra rằng; Đức Mẹ là người đầu tiên đã mang Chúa Giêsu đến cho gia đình ông Giacaria, nhờ đó thánh Gioan Baotixita được khỏi tội Tổ tông, Bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần và đã nói lên những lời tiên tri quan trọng (Lc 1, 39-56).
- Dõi theo những diễn biến trong dịp Chúa Giêsu sinh ra, chúng ta thấy Đức Mẹ là người đã trực tiếp giới thiệu Chúa Giêsu cho các mục đồng, và ba nhà Đạo sĩ (Lc 2, 16-20; Mt 2, 11-12)
- Theo dõi Chúa trên bước đường ra đi rao giảng Tin Mừng, chúng ta thầy Đức Mẹ đã đứng ra môi giới xin Người làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana, bày tỏ vinh quang của Người hầu giúp các môn đệ và dân chúng tin vào Người (x. Ga 2, 1-11).
- Trong biến cố ngày lễ Ngũ tuần, ngày khai sinh Giáo Hội, ngày các Tông đồ bắt đầu lên đường thi hành sứ vụ truyền giáo, Đức Mẹ đã giữ vai trò tích cực và quan trọng. Mẹ đã chuẩn bị cho các ông đón nhận Chúa Thánh Thần, nhờ đó các ngài trở nên thông hiểu những mầu nhiệm về Nước Trời, những điều Chúa Giêsu đã dạy, đồng thời được nên can đảm thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x. Cv 1, 12-14).
- Như vậy, theo chương trình của Thiên Chúa, Đức Mẹ không chỉ là người cộng tác gần cận nhất của Chúa Giêsu trong công cuộc nhập thể và thụ nạn thôi, nhưng còn là người cộng tác đắc lực nhất trong các hoạt động tông đồ và truyền giáo của Giáo Hội để đem ơn cứu độ đến cho muôn người thuộc mọi thời đại nữa.
Đọc lại giáo lý của Giáo Hội, được Công Đồng Vaticanô II long trọng công bố trong Hiến Chế về Giáo Hội, chương VIII, chúng ta thấy những điểm sau đây nói lên vai trò của Đức Mẹ trong công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội:
- “Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ sự tuân phục, nhờ đức tin, đức cậy, đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Đức Mẹ là mẹ thật chúng ta” (LG 61).
- Thiên chức làm mẹ thiêng liêng luôn tiếp diễn từ lúc Đức Mẹ thưa lời xin vâng trong buổi truyền tin, cho tới khi hoàn tất công việc cứu độ của những người được tuyển chọn cuối cùng. Cả sau khi về trời, Đức Mẹ vẫn tiếp tục bầu cử cho những ai còn lữ hành trần thế để họ nhận được những ơn cần thiết cho phần rỗi (LG 62). · Mẫu tính thiêng liêng nơi Đức Mẹ là khuôn mẫu cho mẫu tính thiêng liêng của Giáo Hội. Thật vậy, Như nhờ lòng tin và sự vâng phục, Đức Mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế, Con của Chúa Cha, được thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, thì Giáo Hội, nhờ việc rao giảng và ban phép rửa, cũng sinh ra những người con cho cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh hằng. Những người con này cũng được tái sinh làm con Thiên Chúa do quyền năng Chúa Thánh Thần như vậy (x. LG 64).
- Vì thế, trong sinh hoạt tông đồ, Giáo Hội có lý khi nhìn lên Đức Mẹ, Người đã sinh ra Chúa Kitô, Đấng được thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần và được Đức Mẹ sinh ra, để nhờ Giáo Hội, Ngài cũng được sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu. Đời sống của Đức Trinh Nữ là một gương sáng của tình mẫu tử thắm thiết mà tất cả những ai cộng tác vào việc tông đồ của Giáo Hội để tái sinh các linh hồn cần phải nhuần thấm (x. LG 65).
“Vào buổi sáng ngày Hiện Xuống, trong khi cầu nguyện, Ngài (Đức Mẹ) đã chủ tọa ngày khai trương công cuộc Phúc âm hóa dưới tác tộng của Chúa Thánh Thần. Ước gì Ngài là Ngôi sao sáng của công cuộc Phúc âm hóa luôn được đổi mới, mà Giáo Hội phải vâng lệnh Chúa xúc tiến và thực hiện, nhất là giữa thời đại vừa khó khăn vừa tràn đầy hy vọng này” (EN 82).
Còn Đức Gioan Phaolô II, trong Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu chuộc” (RM 92) và nhiều văn kiện khác, như Tông huấn về “Giáo Hội tại châu Á” (EA 51) và Tông thư về “Kinh Mân Côi” (RVM 1.17), ngoài việc công nhận tước hiệu trên, ngài còn khuyên chúng ta hãy chiêm ngắm Đức Mẹ để “noi gương bắt chước”, đi theo “lộ trình” Đức Mẹ đã đi, để “dưới mái trường của Đức Mẹ” chúng ta học tập và thực hành công cuộc loan báo Tin Mừng. Ngài viết:
“Như các Tông đồ, sau khi Chúa lên trời, Giáo Hội cũng phải qui tụ tại nhà Tiệc ly “với Đức Maria”, Thân mẫu Đức Giêsu (Cv 1, 14), để van xin Chúa Thánh thần và để đón nhận sức mạnh và lòng can đảm vâng theo mệnh lệnh truyền giáo. […]
“Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, toàn thể Giáo Hội được mời gọi sống mầu nhiệm Đức Kitô cách triệt để hơn bằng cách cộng tác vào công trình cứu độ với lòng cảm tạ. Giáo Hội làm việc đó với Đức Maria và noi gương Đức Maria, là Mẹ và là mẫu mục của mình. Đức Maria là mẫu mực tình mẫu tử sống động nơi tất cả những ai tham gia vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội, đang hoạt động cho việc tái sinh những con người [ … ] Giáo Hội thẳng tiến khi bước theo lộ trình đã được Đức Trinh Nữ Maria hoàn thành”(RM 92).
Trong Tông thư Kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha coi việc đọc kinh Mân Côi là phương thế rất hữu hiệu để cùng Mẹ, và dưới sự hướng dẫn của Mẹ, suy niệm nhưng mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Giêsu, giúp chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người và tiếp tục sứ vụ của Người. Đức Thánh Cha viết:
“Kinh Mân Côi cũng là một con đường loan báo và đào sâu sự hiểu biết, vì trong kinh này mầu nhiệm Đức Kitô được liên tục trình bày ở nhiều mức độ khác nhau của kinh nghiệm Kitô giáo. […] Cũng bằng cách thức này, Đức Mẹ Mân Côi tiếp tục công trình loan báo Đức Kitô. [ … ] Kinh Mân Côi vẫn giữ nguyên được sức mạnh của nó và tiếp tục là một nguồn mục vụ có giá trị cho bất cứ nguời loan báo Tin Mừng tốt lành nào. (RVM 17).
Qua những ghi nhận trên, chúng ta thấy rõ Đức Mẹ có một liên hệ mật thiết với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Điều Đức Mẹ nêu gương cho chúng ta là lòng tin vững vàng nơi quyền năng của Thiên Chúa; là đức cậy không lay chuyển vào ý muốn cứu độ của Chúa Cha, công nghiệp của Chúa Con và sự cộng tác của Chúa Thánh Thần; là tình yêu tha thiết đối với các linh hồn. Đức Mẹ còn nêu gương cho chúng ta về việc siêng năng cầu nguyện để tìm ra ý Chúa, chiêm ngắm Chúa Con, suy đi gẫm lại những lời nói, những việc làm, những khổ đau Người đã phải chịu mà noi gương bắt chước. Chiêm ngắm Mẹ, chúng ta thấy cần phải lắng nghe Chúa Thánh Thần, cần phải xin Ngài soi sáng hướng dẫn, hầu biết những việc phải làm, những điều phải tránh trong khi thi hành sứ vụ truyền giáo.
Xin Đức Mẹ là nhà truyền giáo đầu tiên, nhà truyền giáo gương mẫu, giúp chúng ta trở thành những người hăng say rao giảng Tin Mừng và kiên trì làm việc để Nước Chúa được hiển trị và muôn người được cứu độ.
Thân ái chào anh chị em,