Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Loaì Người
Trong thánh lễ, khi chủ tế cầm bánh thánh để truyền phép, ngài nói lại lời Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Tiếp đó khi cầm chén thánh để truyền phép, chủ tế cũng nói lại lời Chúa Giêsu: “Này là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra, cho các con và mọi người được tha tội”.
Trong hai câu truyền phép đó, có những lời chúng ta nên chú ý, đó là: “... vì các con... cho các con và mọi người được tha tội”. Qua những lời này, Chúa Giêsu nói rõ: Ngài chết vì ai. Ngài đổ máu ra cho ai, để làm gì. Rõ ràng là vì chúng ta, cho chúng ta, để chúng ta được tha tội.
Với những xác định rõ ràng đó, Chúa Giêsu cho thấy: Ngài là Đấng cứu độ của chúng ta. Chính nhờ Ngài mà chúng ta được ơn tha thứ. Chính nhờ Ngài mà chúng ta được ơn cứu độ.
Ơn cứu độ đã được thể hiện qua một hành trình đầy dấn thân của Đức Kitô. Ngài xuống thế, sống cuộc đời gian khổ, vì chúng ta. Ngài chết nhục nhã trên thánh giá, vì chúng ta, cho chúng ta được tha tội. Cuộc sống của Ngài và cái chết của Ngài là những phục vụ, là những hiến dâng. Đó là những lựa chọn của Ngài, những lựa chọn tự do, vì tình yêu thương xót của Ngài.
Ngài ban tặng ơn cứu độ. Ngài ban tặng tình yêu. Ngài ban tặng chính Ngài. Đó là về phía Ngài.
Còn về phía chúng ta thì sao? Thưa, chúng ta sẽ được cứu độ, nếu chúng ta biết đón nhận những gì Chúa ban tặng, nếu chúng ta biết cộng tác vào những gì Chúa muốn để cứu độ chúng ta. Việc cứu độ là việc gặp gỡ thân tình giữa hai tự do: Tự do của Chúa và tự do của con người. Chúa tự do ban ơn và đưa ra sáng kiến. Con người có tự do đón nhận và cộng tác vào.
Chắc chắn là chúng ta muốn đón nhận ơn Chúa và cộng tác vào ơn Chúa. Muốn, đó là một việc tốt. Nhưng chưa đủ. Cần có những việc làm. Ở đây, xin gợi ý về một số việc làm mà Chúa đã nhắc nhở trong bữa tiệc ly.
Việc thứ nhất là việc khiêm tốn. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết nêu gương khiêm tốn trong việc Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Ai khiêm tốn sẽ được Chúa thương. Ai nhận mình là kẻ tội lỗi, sẽ được Chúa cứu. Bởi vì Ngài đến không phải cho người công chính, mà đến cho người tội lỗi.
Việc thứ hai là việc bác ái. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết khuyên nhủ các môn đệ hãy yêu thương nhau. Ngài trối lại điều răn mới của Ngài, đó là điều răn bác ái. Ngài coi yêu thương là dấu chỉ chính thức của những kẻ tin theo Ngài.
Việc thứ ba là việc tạ ơn cầu nguyện. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết tạ ơn cầu nguyện với tất cả tâm tình phó thác vào Chúa Cha, với tất cả ý chí vâng phục Chúa Cha, với tất cả thiện chí hiến dâng mình trọn vẹn để phục vụ Chúa Cha và phần rỗi mọi người.
Việc thứ bốn là gặp gỡ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu tha thiết nhắn nhủ các môn đệ hãy cử hành thánh lễ để nhớ đến Ngài. Trong phép Thánh Thể, Chúa Giêsu ở lại với chúng ta, để cứu độ chúng ta, để chia sẻ với chúng ta. Đến với Ngài, chúng ta sẽ cảm nhận được chính Ngài là Đấng cứu độ của ta, một Đấng cứu độ đã hứa sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Để kết, chúng ta nên quyết tâm:
Trong mọi lời cầu nguyện, trong mọi việc làm, trong mọi hoàn cảnh, trong suốt cuộc đời, chúng ta vững tin: Đức Kitô là Đấng cứu độ của chúng ta.
Xin cảm tạ Ngài. Xin bước theo Ngài. Amen.
Trong thánh lễ, khi chủ tế cầm bánh thánh để truyền phép, ngài nói lại lời Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Tiếp đó khi cầm chén thánh để truyền phép, chủ tế cũng nói lại lời Chúa Giêsu: “Này là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra, cho các con và mọi người được tha tội”.
Trong hai câu truyền phép đó, có những lời chúng ta nên chú ý, đó là: “... vì các con... cho các con và mọi người được tha tội”. Qua những lời này, Chúa Giêsu nói rõ: Ngài chết vì ai. Ngài đổ máu ra cho ai, để làm gì. Rõ ràng là vì chúng ta, cho chúng ta, để chúng ta được tha tội.
Với những xác định rõ ràng đó, Chúa Giêsu cho thấy: Ngài là Đấng cứu độ của chúng ta. Chính nhờ Ngài mà chúng ta được ơn tha thứ. Chính nhờ Ngài mà chúng ta được ơn cứu độ.
Ơn cứu độ đã được thể hiện qua một hành trình đầy dấn thân của Đức Kitô. Ngài xuống thế, sống cuộc đời gian khổ, vì chúng ta. Ngài chết nhục nhã trên thánh giá, vì chúng ta, cho chúng ta được tha tội. Cuộc sống của Ngài và cái chết của Ngài là những phục vụ, là những hiến dâng. Đó là những lựa chọn của Ngài, những lựa chọn tự do, vì tình yêu thương xót của Ngài.
Ngài ban tặng ơn cứu độ. Ngài ban tặng tình yêu. Ngài ban tặng chính Ngài. Đó là về phía Ngài.
Còn về phía chúng ta thì sao? Thưa, chúng ta sẽ được cứu độ, nếu chúng ta biết đón nhận những gì Chúa ban tặng, nếu chúng ta biết cộng tác vào những gì Chúa muốn để cứu độ chúng ta. Việc cứu độ là việc gặp gỡ thân tình giữa hai tự do: Tự do của Chúa và tự do của con người. Chúa tự do ban ơn và đưa ra sáng kiến. Con người có tự do đón nhận và cộng tác vào.
Chắc chắn là chúng ta muốn đón nhận ơn Chúa và cộng tác vào ơn Chúa. Muốn, đó là một việc tốt. Nhưng chưa đủ. Cần có những việc làm. Ở đây, xin gợi ý về một số việc làm mà Chúa đã nhắc nhở trong bữa tiệc ly.
Việc thứ nhất là việc khiêm tốn. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết nêu gương khiêm tốn trong việc Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Ai khiêm tốn sẽ được Chúa thương. Ai nhận mình là kẻ tội lỗi, sẽ được Chúa cứu. Bởi vì Ngài đến không phải cho người công chính, mà đến cho người tội lỗi.
Việc thứ hai là việc bác ái. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết khuyên nhủ các môn đệ hãy yêu thương nhau. Ngài trối lại điều răn mới của Ngài, đó là điều răn bác ái. Ngài coi yêu thương là dấu chỉ chính thức của những kẻ tin theo Ngài.
Việc thứ ba là việc tạ ơn cầu nguyện. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tha thiết tạ ơn cầu nguyện với tất cả tâm tình phó thác vào Chúa Cha, với tất cả ý chí vâng phục Chúa Cha, với tất cả thiện chí hiến dâng mình trọn vẹn để phục vụ Chúa Cha và phần rỗi mọi người.
Việc thứ bốn là gặp gỡ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu tha thiết nhắn nhủ các môn đệ hãy cử hành thánh lễ để nhớ đến Ngài. Trong phép Thánh Thể, Chúa Giêsu ở lại với chúng ta, để cứu độ chúng ta, để chia sẻ với chúng ta. Đến với Ngài, chúng ta sẽ cảm nhận được chính Ngài là Đấng cứu độ của ta, một Đấng cứu độ đã hứa sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Để kết, chúng ta nên quyết tâm:
Trong mọi lời cầu nguyện, trong mọi việc làm, trong mọi hoàn cảnh, trong suốt cuộc đời, chúng ta vững tin: Đức Kitô là Đấng cứu độ của chúng ta.
Xin cảm tạ Ngài. Xin bước theo Ngài. Amen.