WASHINGTON, D.C. (Zenit.org) - Các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do thái và Hồi giáo đã cùng chấp thuận một lá thư chung hôm 4 tháng 12 gửi tới Tổng thống tân cử Barack Obama, thúc giục ông dùng quyền lãnh đạo của Hoa kỳ để mưu cầu hòa bình giữa các quốc gia Ảrập, Do thái và Palestine.
Đức Hồng y Theodore McCarrick, tổng giám mục hồi hưu của giáo phận Washington, là một trong số các vị lãnh đạo đã ký tên vào lá thư, đại diện cho tất cả thành viên của tổ chức National Interreligious Leadership Initiative for Peace in the Middle East (viết tắt là NILI, Sáng kiến về Hòa bình ở Trung đông của Lãnh đạo Liên tôn Toàn quốc)
Lá thư gửi cho Obama có đoạn viết: “Chúng tôi hoan nghênh lời cam kết rõ rệt và nhất quán của ông muốn đặt sự lãnh đạo tích cực của Hoa kỳ cho nền hòa bình của Ảrập, Do thái, Palestine làm ưu tiên hàng đầu ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông.”
“Chúng tôi tin tưởng điều cần yếu là các nhà lãnh đạo và dân tộc Israel, lãnh địa Palestine và các quốc gia Ảrập được bảo đảm chắc chắn rằng ông có ý hướng thực thi điều ưu tiên này với một ý thức cấp bách ngay sau ngày ông nhậm chức.”
Lá thư nêu lên rằng các dấu hiệu mới đầy hy vọng đã làm cho tổ chức của họ thêm phấn khởi, như “tiến bộ trong các cuộc thương thảo trực tiếp giữa Israel và Palestine, tiến bộ trong các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Syria và Israel, và Sáng kiến Hòa bình lịch sử của Arập do Saudi Arabia chủ trì.”
Tổ chức NILI đã yêu cầu được có một phiên họp theo dõi sự việc với Obama cũng như với ngoại trưởng Hillary Clinton, nhằm tiếp tục tiến trình do Ngoại trưởng Condoleezza Rice khởi xướng; “các cuộc họp cấp cao thường xuyên tại Bộ ngoại giao để được biết những hành động liên hệ của chính quyền và đưa ra những khuyến cáo cũng như hỗ trợ.”
Cũng được công bố trong tháng này kèm theo lá thư là một bản tuyên bố đồng thuận của các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do thái, Hồi giáo và các nhà lãnh đạo của hơn 25 tổ chức toàn quốc. Cùng với đức hồng y McCarrick, đức hồng y Francis George hiện là chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa kỳ cũng ký tên trong bản tuyên bố này.
Bản tuyên bố có nhan đề “Một Cửa sổ Hy vọng cho Hòa bình ở Jerusalem” khẳng định “lời cam kết chung cùng phục vụ hòa bình và công lý cho tất cả con cái Thiên Chúa” của ba nhóm tôn giáo.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo tuyên bố rằng mục tiêu của họ là hoạt động nhằm tạo ra một “giải pháp song phương sẽ đem lại hoà bình cho Arập, Israel, Palestine […] cũng như hòa bình cho Jerusalem.” Họ công nhận những trở lực và thách đố đang phải đương đầu, trong đó có việc chuyển giao chính quyền mới tại Hoa kỳ.
Họ khẳng định: “Thời điểm nguy cơ này đòi hỏi phải có sự rõ rệt, trong sáng. […] Chúng tôi tin tưởng rằng sự lãnh đạo có phối hợp và lâu bền của Hoa kỳ để mưu cầu hòa bình là điều cốt yếu.”
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết thêm rằng “vai trò độc nhất và không thể thiếu được” của Hoa kỳ “đặt ra cho quốc gia chúng ta một trách nhiệm đặc biệt là phải theo đuổi hòa bình. Hòa bình giữa Israel và Palestine phải là một ưu tiên khẩn thiết của Tổng thống tân cử Obama ngay sau ngày ông nhậm chức.”
“Quốc gia chúng ta và thế giới sẽ được an toàn hơn khi nền hòa bình của Jerusalem thành đạt được.”
Đức Hồng y Theodore McCarrick, tổng giám mục hồi hưu của giáo phận Washington, là một trong số các vị lãnh đạo đã ký tên vào lá thư, đại diện cho tất cả thành viên của tổ chức National Interreligious Leadership Initiative for Peace in the Middle East (viết tắt là NILI, Sáng kiến về Hòa bình ở Trung đông của Lãnh đạo Liên tôn Toàn quốc)
Lá thư gửi cho Obama có đoạn viết: “Chúng tôi hoan nghênh lời cam kết rõ rệt và nhất quán của ông muốn đặt sự lãnh đạo tích cực của Hoa kỳ cho nền hòa bình của Ảrập, Do thái, Palestine làm ưu tiên hàng đầu ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông.”
“Chúng tôi tin tưởng điều cần yếu là các nhà lãnh đạo và dân tộc Israel, lãnh địa Palestine và các quốc gia Ảrập được bảo đảm chắc chắn rằng ông có ý hướng thực thi điều ưu tiên này với một ý thức cấp bách ngay sau ngày ông nhậm chức.”
Lá thư nêu lên rằng các dấu hiệu mới đầy hy vọng đã làm cho tổ chức của họ thêm phấn khởi, như “tiến bộ trong các cuộc thương thảo trực tiếp giữa Israel và Palestine, tiến bộ trong các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Syria và Israel, và Sáng kiến Hòa bình lịch sử của Arập do Saudi Arabia chủ trì.”
Tổ chức NILI đã yêu cầu được có một phiên họp theo dõi sự việc với Obama cũng như với ngoại trưởng Hillary Clinton, nhằm tiếp tục tiến trình do Ngoại trưởng Condoleezza Rice khởi xướng; “các cuộc họp cấp cao thường xuyên tại Bộ ngoại giao để được biết những hành động liên hệ của chính quyền và đưa ra những khuyến cáo cũng như hỗ trợ.”
Cũng được công bố trong tháng này kèm theo lá thư là một bản tuyên bố đồng thuận của các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do thái, Hồi giáo và các nhà lãnh đạo của hơn 25 tổ chức toàn quốc. Cùng với đức hồng y McCarrick, đức hồng y Francis George hiện là chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa kỳ cũng ký tên trong bản tuyên bố này.
Bản tuyên bố có nhan đề “Một Cửa sổ Hy vọng cho Hòa bình ở Jerusalem” khẳng định “lời cam kết chung cùng phục vụ hòa bình và công lý cho tất cả con cái Thiên Chúa” của ba nhóm tôn giáo.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo tuyên bố rằng mục tiêu của họ là hoạt động nhằm tạo ra một “giải pháp song phương sẽ đem lại hoà bình cho Arập, Israel, Palestine […] cũng như hòa bình cho Jerusalem.” Họ công nhận những trở lực và thách đố đang phải đương đầu, trong đó có việc chuyển giao chính quyền mới tại Hoa kỳ.
Họ khẳng định: “Thời điểm nguy cơ này đòi hỏi phải có sự rõ rệt, trong sáng. […] Chúng tôi tin tưởng rằng sự lãnh đạo có phối hợp và lâu bền của Hoa kỳ để mưu cầu hòa bình là điều cốt yếu.”
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết thêm rằng “vai trò độc nhất và không thể thiếu được” của Hoa kỳ “đặt ra cho quốc gia chúng ta một trách nhiệm đặc biệt là phải theo đuổi hòa bình. Hòa bình giữa Israel và Palestine phải là một ưu tiên khẩn thiết của Tổng thống tân cử Obama ngay sau ngày ông nhậm chức.”
“Quốc gia chúng ta và thế giới sẽ được an toàn hơn khi nền hòa bình của Jerusalem thành đạt được.”