Đề cập đến trách nhiệm then chốt đối với giới trẻ
Vatican, ngày 17 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- Hội đồng giáo hoàng cùng với Hiệp Hội Tiếng Gọi Hồi Giáo Thế Giới đi đến kết luận: "Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Hồi Giáo có trách nhiệm đặc biệt với giới trẻ nhằm ngăn chặn họ khỏi trở thành nạn nhân của thuyết cấp tiến."
Đoàn đại biểu của hai tôn giáo đã gặp gỡ nhau tại Roma từ thứ hai cho đến hôm nay. Phía Công Giáo do ĐHY Jean-Louis Tauran dẫn đầu. Ngài là chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn. Phía Hồi Giáo do Ibrahim Rabu dẫn đầu. Ông là người đại diện của hiệp hội. Họ gặp ĐTC theo sau buổi tiếp kiến chung vào ngày hôm nay.
Một bài phát biểu cuối cùng từ cuộc họp đã phản ảnh bốn điểm.
Điểm đầu tiên liên quan đến “trách nhiệm hàng đầu và quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Đây là điều mà các tham dự viên khẳng định là "bản chất tôn giáo."
Tuy nhiên, họ nói rằng khi xét đến vai trò mà tôn giáo "có thể có và nên có trong xã hội", thì các nhà lãnh đạo tôn giáo "cũng cần có một vai trò tôn giáo và văn hóa để làm thăng tiến những giá trị luân lý cơ bản, chẳng hạn như công lý, đoàn kết, hòa bình, hòa hợp xã hội và lợi ích chung của xã hội xét như một tổng thể, đặc biệt là những người nghèo túng, những người ốm đau, những người nhập cư và những người bị áp bức."
Phái đoàn Công Giáo và Hồi Giáo đã đồng ý với nhau rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ. "Họ cần đến sự quan tâm đặc biệt để không trở thành nạn nhân của sự cuồng tín và thuyết cấp tiến, hơn nữa là để nhận được sự giáo dục lành mạnh và do đó nhằm giúp họ trở thành người xây dựng những nhịp cầu và người kiến tạo hòa bình."
Cuối cùng, khi xét thấy rằng những cuộc khủng hoảng về bản chất đa dạng – bao gồm các mối tương quan liên tôn giáo – là điều có thể xảy ra, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học biết cách ngăn chặn, đối diện và giải quyết những tình huống đặc biệt này, tránh để giới trẻ bị tha hóa và lao đầu vào những cuộc thánh chiến. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hiểu biết hỗ tương. Nó ấp ủ những mối tương quan cá nhân và xây dựng sự tin tưởng cùng với sự tín nhiệm lẫn nhau."
Vatican, ngày 17 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- Hội đồng giáo hoàng cùng với Hiệp Hội Tiếng Gọi Hồi Giáo Thế Giới đi đến kết luận: "Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Hồi Giáo có trách nhiệm đặc biệt với giới trẻ nhằm ngăn chặn họ khỏi trở thành nạn nhân của thuyết cấp tiến."
Đoàn đại biểu của hai tôn giáo đã gặp gỡ nhau tại Roma từ thứ hai cho đến hôm nay. Phía Công Giáo do ĐHY Jean-Louis Tauran dẫn đầu. Ngài là chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn. Phía Hồi Giáo do Ibrahim Rabu dẫn đầu. Ông là người đại diện của hiệp hội. Họ gặp ĐTC theo sau buổi tiếp kiến chung vào ngày hôm nay.
Một bài phát biểu cuối cùng từ cuộc họp đã phản ảnh bốn điểm.
Điểm đầu tiên liên quan đến “trách nhiệm hàng đầu và quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Đây là điều mà các tham dự viên khẳng định là "bản chất tôn giáo."
Tuy nhiên, họ nói rằng khi xét đến vai trò mà tôn giáo "có thể có và nên có trong xã hội", thì các nhà lãnh đạo tôn giáo "cũng cần có một vai trò tôn giáo và văn hóa để làm thăng tiến những giá trị luân lý cơ bản, chẳng hạn như công lý, đoàn kết, hòa bình, hòa hợp xã hội và lợi ích chung của xã hội xét như một tổng thể, đặc biệt là những người nghèo túng, những người ốm đau, những người nhập cư và những người bị áp bức."
Phái đoàn Công Giáo và Hồi Giáo đã đồng ý với nhau rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ. "Họ cần đến sự quan tâm đặc biệt để không trở thành nạn nhân của sự cuồng tín và thuyết cấp tiến, hơn nữa là để nhận được sự giáo dục lành mạnh và do đó nhằm giúp họ trở thành người xây dựng những nhịp cầu và người kiến tạo hòa bình."
Cuối cùng, khi xét thấy rằng những cuộc khủng hoảng về bản chất đa dạng – bao gồm các mối tương quan liên tôn giáo – là điều có thể xảy ra, thì các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học biết cách ngăn chặn, đối diện và giải quyết những tình huống đặc biệt này, tránh để giới trẻ bị tha hóa và lao đầu vào những cuộc thánh chiến. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau và sự hiểu biết hỗ tương. Nó ấp ủ những mối tương quan cá nhân và xây dựng sự tin tưởng cùng với sự tín nhiệm lẫn nhau."