THƯ GỬI TÍN HỮU Ê-PHÊ-XÔ
1. Thư gửi cho ai và muốn nói gì ?
Đề tài chính của thư Ê-phê-xô là kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa được ấn định từ trước muôn đời, nhưng trong bao thế kỷ vẫn còn bị che giấu, nay mới được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, và được mặc khải cho thánh Phao-lô để loan truyền trong Hội thánh. Hội thánh là một tổ chức vừa mang tính trần gian lại vừa mang tính thiên quốc. Nói đúng hơn, Hội thánh là công trình Chúa Giê-su đang thực hiện, là công trình tạo thành mới thay cho công trình tạo thành cũ. Thánh Phao-lô hướng chúng ta nhìn về một viễn tượng lớn: đó là cảnh tượng một Hội thánh phát triển, khởi sự từ đầu với Đức Ki-tô cho tới khí đạt tới tầm vóc viên mãn như Thiên Chúa trù liệu. Tác giả bức thư dùng hai hình ảnh để diễn tả sức sống đó: Hội thánh là một thân thể đang lớn lên và là ngôi nhà của Thiên Chúa đang được xây cất. Nhờ phép Rửa, các tín hữu đã được đưa vào thân thể này, trong đó Ít-ra-en và dân ngoại được kết đoàn, trở thành một thọ tạo mới, nhờ việc ca tụng. hiểu biết và vâng phục Thiên Chúa. Họ trở thành trung tâm điểm hợp nhất mọi người.
Thư chia làm hai phần: phần thứ nhất từ chương 1-3. Trong phần này, thánh Phao-lô dùng một lối văn đặc sắc, cảm hứng từ giáo lý và phụng vụ để diễn tả Hội thánh như là thành quả của tất cả công trình do Thiên Chúa tạo thành. Tác giả mở đầu bằng một lời chúc tụng theo kiểu phụng vụ Do thái. Trước hết là lời ca tụng ân sủng vô biên của Thiên Chúa (1,3-24). Tiếp đến là lời cầu xin ơn soi sáng, được kết thúc bằng lời tán dương Đức Ki-tô là thủ lãnh vũ trụ và là đầu Hội thánh (1,15-23).
Chương 2 nói đến những thay đổi lớn đã được thực hiện nơi Đức Ki-tô: những gì đã chết nay được sống lại (2,1-10); những gì đã bị chia rẽ, nay được tái hợp (2,11-22). Nhờ ân sủng, ơn cứu độ đến với từng người và đồng thời kết hợp mọi người trong Đức Ki-tô. Từ nay không còn ngăn cách giữa Ít-ra-en và dân ngoại nữa; việc hòa giải giữa họ, loan báo việc hòa giải của toàn thể vũ trụ. Người cổ động cuộc hòa giải này là thánh Phao-lô. Để kết thúc phần 1, tác giả dùng lời kinh ca ngợi tình yêu vô biên của Đức Ki-tô (3,14-19) và chấm dứt bằng một lời tán tụng (3,20-21)
Phần 2 (từ chưỡng 4-6) có thể gọi là phần huấn dụ tín hữu, đi từ việc tán tụng trên. Thánh Phao-lô khuyên cộng đoàn sống hợp nhất với nhau. Ngài gợi lên hình ảnh ngôi nhà và thân thể con người để nói về Hội thánh. Ngôi nhà và thân thể ấy được phát triển nhờ các thừa tác viên của Đức Ki-tô (4,1-16). Các huấn dụ sau đó lặp lại các đề tài giáo lý quan trọng, như bỏ nếp sống cũ để đón nhận nếp sống mới bằng cách mặc lấy Đức Ki-tô (4,17-31), noi gương Chúa (4,32-5,2), đi từ tối tăm sang ánh sáng (5,3-20). Để mô tả những tương quan mới được thiết lập trong Đức Ki-tô (5,21-6,9), thánh Phao-lô viết một đoạn rất thời danh, so sánh mối liên hệ giữa Đức Ki-tô với Hội thánh như một cuộc hôn nhân (5,25-32). Sau cùng, tác giả kêu gọi ai nấy hãy mang vũ khí thiêng liêng của người tín hữu, để chiến đấu chống lại các sức mạnh của ma quỉ, xác thịt (6,10-17). Đó là những hình ảnh và đề tài mượn của Cựu Ước, đôi khi phỏng theo giáo phái Qumrân, nhưng tất cả đã được đổi mới theo ánh sáng của Đức Ki-tô. Thư kết thúc bằng một lời khuyên cầu nguyện, đưa một vài tin tức rồi sau cùng chào tạm biệt.
2. Hoàn cảnh và đặc tính của thư
Bối cảnh lịch sử của thư Ê-phê-xô cũng giống như bối cảnh chung của các thư Cô-lô-xê và Phi-lê-môn. Bấy giờ thánh Phao-lô đang ngồi tù (Ep 3,1; 4,1; 6,20). Chỉ có mấy người ở gần ngài, và ngài cũng sai anh Ty-khi-cô đi làm cùng một công tác như trong các thư kia. Nhưng vì các thư đó quá giống nhau nên có vấn đề. Người ta thấy mọi chi tiết lịch sử trong thư Ê-phê-xô lặp lại hầu như từng chữ những gì viết trong thư Cô-lô-xê (Ep 6,21-22 = Cl 4,2-8). Hơn nữa, chính thánh Phao-lô lại không quen biết những người nhận thư (1,15) nên chắc thư này không gửi cho giáo đoàn Ê-phê-xô, nơi ngài đã ở khá lâu. Đàng khác, các thủ bản làm cho người ta lưu ý ngay từ đầu là nhiều bản không có tên Ê-phê-xô ở trong đó. Ngay từ thời Thượng cổ, nhiều người nghĩ rằng thư này viết cho giáo đoàn Lao-đi-kê-a, gần Cô-lô-xê, vì theo Cl 4,16, giáo đoàn này đã nhận được một thư của thánh Phao-lô, thế mà người ta không thấy thư này đâu cả.
Đến như văn trong hai thư Ê-phê-xô và Cô-lô-xê cũng lại giống nhau nữa: cũng dùng những bản văn phụng vụ, câu cú nhiều khi nặng nề, thích dùng các từ đồng nghĩa, các chuỗi túc từ, các kiểu nói với phân từ. Hai thư có ngữ vựng giống nhau và chịu ảnh hưởng của loại văn chương khôn ngoan. Trong thư Ê-phê-xô, các đặc tính của thư Cô-lô-xê được nhấn mạnh hơn và các kiểu nói sê-mít cũng nhiều hơn. Sau cùng, tưởng cũng phải nêu lên những đoạn song song giữa hai thư:
Liên hệ giữa hai thư Ê-phê-xô và Cô-lô-xê là một điều bí hiểm. Chưa ai đưa ra được một giải pháp nào thỏa đáng. Đại khái có những giả thuyết sau đây:
Rất ít người coi thư Ê-phê-xô là bản văn của thánh Phao-lô mà chỉ nghĩ rằng đó là bản văn của một người khác được thánh Phao-lô sửa chữa lại. Phần đông nghĩ rằng cả hai thư đều do thánh Phao-lô viết để gửi cho các giáo đoàn gần nhau cùng một lúc, và tác giả đã dùng thư Cô-lô-xê để viết thư Ê-phê-xô. Như vậy, thư Ê-phê-xô là thư cuối cùng của ngài. Bấy giờ ngài đang bị giam giữ tại Rô-ma. Người muốn dùng gịong văn viết thư để trối lại cho mấy cộng đoàn những suy nghĩ thâm thúy của mình về mầu nhiệm cứu độ và Hội thánh. Một số người khác lại nghĩ rằng sau khi soạn thư Cô-lô-xê, thánh Phao-lô đã bảo thư ký hay một môn đệ thân cận soạn một bức thư khác. Vì thế, hai thư vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Sau cùng có nhiều lý do quan trọng khiến nhiều học giả nghĩ rằng bức thư này đã được viết muộn hơn vào sau thời các Tông đồ, và phát xuất từ một môi trường chịu ảnh hưởng sâu xa của thánh Phao-lô.
Theo các đặc tính trong thư, người ta có thể liên tưởng tới một bài tán tụng ca hay huấn dụ được đọc lên trong một buổi cử hành phụng vụ, rồi sau được mặc hình thức một bức thư để được liệt kê vào sồ các thư của thánh Phao-lô. Ngoài ra, người ta cũng thấy thư Ê-phê-xô lấy lại đề tài của những thư khác, nhưng liên hệ giữa thư Ê-phê-xô với thư Rô-ma, thư 1 Co-rin-tô, thư Ga-lát và ngay cả với thư Cô-lô-xê cũng không phải là một sự lệ thuộc trực tiếp cho bằng một sự liên tưởng đến các thư kia, và lấy lại các đề tài thời các Tông đồ. Thư Cô-lô-xê rất giống các thư khác về giọng văn, còn thư Ê-phê-xô có nhiều tư tưởng của thánh Phao-lô hơn, trong khi thư Cô-lô-xê không nói tới sự cứu độ nhờ ân sủng, cũng như Dân Thiên Chúa và Thánh Thần. Thư Ê-phê-xô lại có nhiều điểm giống với cộng đoàn Qumrân. Thế mà ảnh hưởng của nhóm này chỉ ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng Ki-tô giáo vào sau thời các Tông đồ thôi. Sau cùng, người ta để ý đến vai trò của loại văn chương khôn ngoan trong thư này, mặc dù đã thấy có trong thư Cô-lô-xê. Tác giả hay dùng các danh từ như khôn ngoan, mầu nhiệm, sung mãn với ý nghĩa khá tinh vi. Cuối cùng, nếu đặt thư này vào thời gian muộn hơn, người ta sẽ hiểu mối liên hệ giữa nó với các thư mục vụ và truyền thống Gio-an. Trong trường hợp đó, có thể coi thư Ê-phê-xô như là môi trường chung của các bản văn nói trên. Tuy nhiên, nếu muốn biết rõ đặc tính của thư Ê-phê-xô, phải nghiên cứu các tư tưởng thần học trong đó.
3. Thần học trong thư Ê-phê-xô
Dù sao, thư Ê-phê-xô cũng chứa đầy tư tưởng của thánh Phao-lô và gỉả như không có những mối liên hệ quá rõ như trên, thì chẳng ai có thể đặt nghi vấn về xuất xứ của thư.
Thư Ê-phê-xô nói về công trình lớn lao Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô. Phép Rửa làm cho tín hữu tham dự vào sứ mệnh của Đưc Ki-tô. Việc công bố và tán tụng ơn thánh làm cho thư mang một sắc thái đặc biệt, từ đoạn chúc tụng mở đầu (1,3-4) đến các huấn dụ cuối cùng (2,1-10; 4,7). Sự ngăn cách giữa Ít-ra-en với dân ngoại đã bị hủy bỏ, vì thế từ nay dân ngoại cũng được quyền tham dự hoàn toàn vào Nước Thiên Chúa (2,11-22). Thánh Phao-lô thực hiện sứ mạng Thiên Chúa giao phó (3,2-13). Hội thánh vừa được coi là Dân Thiên Chúa vừa được gọi là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Tư tưởng chờ đợi ngày cánh chung chưa biến mất, nhưng thay vì sự giằng co giữa hiện tại vá tương lai, người ta thấy có tư tưởng khác, đó là ơn cứu độ được thực hiện nơi Đức Ki-tô, và đang được mặc khải trong Hội thánh, phải đạt tới chiều kích viên mãn, nhờ sự tăng trưởng của thân thể mầu nhiệm. Sự tăng trưởng này có ảnh hưởng đến cả vũ trụ (1,22; 4,8-10). Ơn cứu độ là điều đang được hoàn thành. Ki-tô hữu là người được cứu độ (2,8). Người chịu phép Rửa là người đã được phục sinh và chia sẻ vinh quang của Đức Ki-tô (2,6).
Khi nói về ân sủng, thánh Phao-lô không dừng lại trong khung cảnh cánh chung nữa. Các phạm trù luật pháp đã nhường chỗ cho thần bí; người ta có cảm giác Ki-tô giáo bây giờ xích lại gần các tôn giáo rao giảng sự cứu độ. Tương quan giữa Ít-ra-en và các dân ngoại cũng thế. Trong thư Rô-ma, Ít-ra-en và dân ngoại tuy họp nhất nhưng vẫn khác biệt, còn trong thư Ê-phê-xô, sự khác biệt chỉ có trong quá khứ mà thôi. Trong thư Rô-ma, thánh Phao-lô còn hồi hộp lo lắng cho thân phận Ít-ra-en, chờ đợi họ trở lại trong ngày cuối cùng. còn trong thư Ê-phê-xô, ngài chắc chắc gặp lại họ trong Hội thánh. Trong thư Rô-ma, biện chứng pháp thuộc loại pháp luật, còn trong Ê-phê-xô, cuộc hòa giải vừa mang tính đạo đức vừa có tính toàn cầu (x. Rm 9,11; Ep 2,11-21)
Trong các thư trước, danh từ Hội thánh thường chỉ các giáo đoàn địa phương, còn trong thư Ê-phê-xô, Hội thánh là thực tại phổ quát, gần như được nhân vị hóa. Thư Ê-phê-xô chuyển thành phổ quát tất cả những gì mang tính hạn hẹp và cá thể ở trong thư 1 Co-rin-tô. Trước kia, Hội thánh được coi như còn đang ở trong thời gian và hội nhập vào lịch sử, nhưng bây giờ đã trở thành vĩnh cửu. Trong thư Cô-lô-xê, sự viên mãn ở trong Đức Ki-tô (Cl 1,19; 2,9), bây giờ Hội thánh được gọi là sự viên mãn của Người (Ep 1,23). Những gì nói về Đức Ki-tô trước kia thì bây giờ được dùng để nói về Hội thánh. Đề tài thân thế Đức Ki-tô được liên kết chặt chẽ với đề tài nhà Thiên Chúa. Thánh Phao-lô khai triển đề tài mới về mầu nhiệm kết hợp giữa Đức Ki-tô và Hội thánh, gương mẫu của sự kết hợp trong hôn nhân. Mầu nhiệm này nói lên quyền tối thượng của Đức Ki-tô và trách nhiệm của Hội thánh.
Kết luận
Dù tác giả thư Ê-phê-xô là thánh Phao-lô vào lúc cuối đời hay một thư ký viết theo ý ngài hoặc một ai khác, thì tất cả đều đã cố gắng phác họa những giải đáp cho các vấn đề tín hữu thời bấy giờ đưa ra. Tác giả muốn cho họ ý thức thật rõ là thế giới đã thay đổi, từ sau khi Đức Ki-tô chịu chết và sống lại.
Nói tóm lại, thư Ê-phê-xô là một bản trình bày đức tin sống động, chứa chan những tâm tình cảm mến và lời ngợi ca nồng nhiệt về ơn huệ và tình thương của Thiên Chúa.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994 Cerf-Paris trang 2815-2818)
1. Thư gửi cho ai và muốn nói gì ?
Đề tài chính của thư Ê-phê-xô là kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa được ấn định từ trước muôn đời, nhưng trong bao thế kỷ vẫn còn bị che giấu, nay mới được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, và được mặc khải cho thánh Phao-lô để loan truyền trong Hội thánh. Hội thánh là một tổ chức vừa mang tính trần gian lại vừa mang tính thiên quốc. Nói đúng hơn, Hội thánh là công trình Chúa Giê-su đang thực hiện, là công trình tạo thành mới thay cho công trình tạo thành cũ. Thánh Phao-lô hướng chúng ta nhìn về một viễn tượng lớn: đó là cảnh tượng một Hội thánh phát triển, khởi sự từ đầu với Đức Ki-tô cho tới khí đạt tới tầm vóc viên mãn như Thiên Chúa trù liệu. Tác giả bức thư dùng hai hình ảnh để diễn tả sức sống đó: Hội thánh là một thân thể đang lớn lên và là ngôi nhà của Thiên Chúa đang được xây cất. Nhờ phép Rửa, các tín hữu đã được đưa vào thân thể này, trong đó Ít-ra-en và dân ngoại được kết đoàn, trở thành một thọ tạo mới, nhờ việc ca tụng. hiểu biết và vâng phục Thiên Chúa. Họ trở thành trung tâm điểm hợp nhất mọi người.
Thư chia làm hai phần: phần thứ nhất từ chương 1-3. Trong phần này, thánh Phao-lô dùng một lối văn đặc sắc, cảm hứng từ giáo lý và phụng vụ để diễn tả Hội thánh như là thành quả của tất cả công trình do Thiên Chúa tạo thành. Tác giả mở đầu bằng một lời chúc tụng theo kiểu phụng vụ Do thái. Trước hết là lời ca tụng ân sủng vô biên của Thiên Chúa (1,3-24). Tiếp đến là lời cầu xin ơn soi sáng, được kết thúc bằng lời tán dương Đức Ki-tô là thủ lãnh vũ trụ và là đầu Hội thánh (1,15-23).
Chương 2 nói đến những thay đổi lớn đã được thực hiện nơi Đức Ki-tô: những gì đã chết nay được sống lại (2,1-10); những gì đã bị chia rẽ, nay được tái hợp (2,11-22). Nhờ ân sủng, ơn cứu độ đến với từng người và đồng thời kết hợp mọi người trong Đức Ki-tô. Từ nay không còn ngăn cách giữa Ít-ra-en và dân ngoại nữa; việc hòa giải giữa họ, loan báo việc hòa giải của toàn thể vũ trụ. Người cổ động cuộc hòa giải này là thánh Phao-lô. Để kết thúc phần 1, tác giả dùng lời kinh ca ngợi tình yêu vô biên của Đức Ki-tô (3,14-19) và chấm dứt bằng một lời tán tụng (3,20-21)
Phần 2 (từ chưỡng 4-6) có thể gọi là phần huấn dụ tín hữu, đi từ việc tán tụng trên. Thánh Phao-lô khuyên cộng đoàn sống hợp nhất với nhau. Ngài gợi lên hình ảnh ngôi nhà và thân thể con người để nói về Hội thánh. Ngôi nhà và thân thể ấy được phát triển nhờ các thừa tác viên của Đức Ki-tô (4,1-16). Các huấn dụ sau đó lặp lại các đề tài giáo lý quan trọng, như bỏ nếp sống cũ để đón nhận nếp sống mới bằng cách mặc lấy Đức Ki-tô (4,17-31), noi gương Chúa (4,32-5,2), đi từ tối tăm sang ánh sáng (5,3-20). Để mô tả những tương quan mới được thiết lập trong Đức Ki-tô (5,21-6,9), thánh Phao-lô viết một đoạn rất thời danh, so sánh mối liên hệ giữa Đức Ki-tô với Hội thánh như một cuộc hôn nhân (5,25-32). Sau cùng, tác giả kêu gọi ai nấy hãy mang vũ khí thiêng liêng của người tín hữu, để chiến đấu chống lại các sức mạnh của ma quỉ, xác thịt (6,10-17). Đó là những hình ảnh và đề tài mượn của Cựu Ước, đôi khi phỏng theo giáo phái Qumrân, nhưng tất cả đã được đổi mới theo ánh sáng của Đức Ki-tô. Thư kết thúc bằng một lời khuyên cầu nguyện, đưa một vài tin tức rồi sau cùng chào tạm biệt.
2. Hoàn cảnh và đặc tính của thư
Bối cảnh lịch sử của thư Ê-phê-xô cũng giống như bối cảnh chung của các thư Cô-lô-xê và Phi-lê-môn. Bấy giờ thánh Phao-lô đang ngồi tù (Ep 3,1; 4,1; 6,20). Chỉ có mấy người ở gần ngài, và ngài cũng sai anh Ty-khi-cô đi làm cùng một công tác như trong các thư kia. Nhưng vì các thư đó quá giống nhau nên có vấn đề. Người ta thấy mọi chi tiết lịch sử trong thư Ê-phê-xô lặp lại hầu như từng chữ những gì viết trong thư Cô-lô-xê (Ep 6,21-22 = Cl 4,2-8). Hơn nữa, chính thánh Phao-lô lại không quen biết những người nhận thư (1,15) nên chắc thư này không gửi cho giáo đoàn Ê-phê-xô, nơi ngài đã ở khá lâu. Đàng khác, các thủ bản làm cho người ta lưu ý ngay từ đầu là nhiều bản không có tên Ê-phê-xô ở trong đó. Ngay từ thời Thượng cổ, nhiều người nghĩ rằng thư này viết cho giáo đoàn Lao-đi-kê-a, gần Cô-lô-xê, vì theo Cl 4,16, giáo đoàn này đã nhận được một thư của thánh Phao-lô, thế mà người ta không thấy thư này đâu cả.
Đến như văn trong hai thư Ê-phê-xô và Cô-lô-xê cũng lại giống nhau nữa: cũng dùng những bản văn phụng vụ, câu cú nhiều khi nặng nề, thích dùng các từ đồng nghĩa, các chuỗi túc từ, các kiểu nói với phân từ. Hai thư có ngữ vựng giống nhau và chịu ảnh hưởng của loại văn chương khôn ngoan. Trong thư Ê-phê-xô, các đặc tính của thư Cô-lô-xê được nhấn mạnh hơn và các kiểu nói sê-mít cũng nhiều hơn. Sau cùng, tưởng cũng phải nêu lên những đoạn song song giữa hai thư:
Liên hệ giữa hai thư Ê-phê-xô và Cô-lô-xê là một điều bí hiểm. Chưa ai đưa ra được một giải pháp nào thỏa đáng. Đại khái có những giả thuyết sau đây:
Rất ít người coi thư Ê-phê-xô là bản văn của thánh Phao-lô mà chỉ nghĩ rằng đó là bản văn của một người khác được thánh Phao-lô sửa chữa lại. Phần đông nghĩ rằng cả hai thư đều do thánh Phao-lô viết để gửi cho các giáo đoàn gần nhau cùng một lúc, và tác giả đã dùng thư Cô-lô-xê để viết thư Ê-phê-xô. Như vậy, thư Ê-phê-xô là thư cuối cùng của ngài. Bấy giờ ngài đang bị giam giữ tại Rô-ma. Người muốn dùng gịong văn viết thư để trối lại cho mấy cộng đoàn những suy nghĩ thâm thúy của mình về mầu nhiệm cứu độ và Hội thánh. Một số người khác lại nghĩ rằng sau khi soạn thư Cô-lô-xê, thánh Phao-lô đã bảo thư ký hay một môn đệ thân cận soạn một bức thư khác. Vì thế, hai thư vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Sau cùng có nhiều lý do quan trọng khiến nhiều học giả nghĩ rằng bức thư này đã được viết muộn hơn vào sau thời các Tông đồ, và phát xuất từ một môi trường chịu ảnh hưởng sâu xa của thánh Phao-lô.
Theo các đặc tính trong thư, người ta có thể liên tưởng tới một bài tán tụng ca hay huấn dụ được đọc lên trong một buổi cử hành phụng vụ, rồi sau được mặc hình thức một bức thư để được liệt kê vào sồ các thư của thánh Phao-lô. Ngoài ra, người ta cũng thấy thư Ê-phê-xô lấy lại đề tài của những thư khác, nhưng liên hệ giữa thư Ê-phê-xô với thư Rô-ma, thư 1 Co-rin-tô, thư Ga-lát và ngay cả với thư Cô-lô-xê cũng không phải là một sự lệ thuộc trực tiếp cho bằng một sự liên tưởng đến các thư kia, và lấy lại các đề tài thời các Tông đồ. Thư Cô-lô-xê rất giống các thư khác về giọng văn, còn thư Ê-phê-xô có nhiều tư tưởng của thánh Phao-lô hơn, trong khi thư Cô-lô-xê không nói tới sự cứu độ nhờ ân sủng, cũng như Dân Thiên Chúa và Thánh Thần. Thư Ê-phê-xô lại có nhiều điểm giống với cộng đoàn Qumrân. Thế mà ảnh hưởng của nhóm này chỉ ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng Ki-tô giáo vào sau thời các Tông đồ thôi. Sau cùng, người ta để ý đến vai trò của loại văn chương khôn ngoan trong thư này, mặc dù đã thấy có trong thư Cô-lô-xê. Tác giả hay dùng các danh từ như khôn ngoan, mầu nhiệm, sung mãn với ý nghĩa khá tinh vi. Cuối cùng, nếu đặt thư này vào thời gian muộn hơn, người ta sẽ hiểu mối liên hệ giữa nó với các thư mục vụ và truyền thống Gio-an. Trong trường hợp đó, có thể coi thư Ê-phê-xô như là môi trường chung của các bản văn nói trên. Tuy nhiên, nếu muốn biết rõ đặc tính của thư Ê-phê-xô, phải nghiên cứu các tư tưởng thần học trong đó.
3. Thần học trong thư Ê-phê-xô
Dù sao, thư Ê-phê-xô cũng chứa đầy tư tưởng của thánh Phao-lô và gỉả như không có những mối liên hệ quá rõ như trên, thì chẳng ai có thể đặt nghi vấn về xuất xứ của thư.
Thư Ê-phê-xô nói về công trình lớn lao Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô. Phép Rửa làm cho tín hữu tham dự vào sứ mệnh của Đưc Ki-tô. Việc công bố và tán tụng ơn thánh làm cho thư mang một sắc thái đặc biệt, từ đoạn chúc tụng mở đầu (1,3-4) đến các huấn dụ cuối cùng (2,1-10; 4,7). Sự ngăn cách giữa Ít-ra-en với dân ngoại đã bị hủy bỏ, vì thế từ nay dân ngoại cũng được quyền tham dự hoàn toàn vào Nước Thiên Chúa (2,11-22). Thánh Phao-lô thực hiện sứ mạng Thiên Chúa giao phó (3,2-13). Hội thánh vừa được coi là Dân Thiên Chúa vừa được gọi là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Tư tưởng chờ đợi ngày cánh chung chưa biến mất, nhưng thay vì sự giằng co giữa hiện tại vá tương lai, người ta thấy có tư tưởng khác, đó là ơn cứu độ được thực hiện nơi Đức Ki-tô, và đang được mặc khải trong Hội thánh, phải đạt tới chiều kích viên mãn, nhờ sự tăng trưởng của thân thể mầu nhiệm. Sự tăng trưởng này có ảnh hưởng đến cả vũ trụ (1,22; 4,8-10). Ơn cứu độ là điều đang được hoàn thành. Ki-tô hữu là người được cứu độ (2,8). Người chịu phép Rửa là người đã được phục sinh và chia sẻ vinh quang của Đức Ki-tô (2,6).
Khi nói về ân sủng, thánh Phao-lô không dừng lại trong khung cảnh cánh chung nữa. Các phạm trù luật pháp đã nhường chỗ cho thần bí; người ta có cảm giác Ki-tô giáo bây giờ xích lại gần các tôn giáo rao giảng sự cứu độ. Tương quan giữa Ít-ra-en và các dân ngoại cũng thế. Trong thư Rô-ma, Ít-ra-en và dân ngoại tuy họp nhất nhưng vẫn khác biệt, còn trong thư Ê-phê-xô, sự khác biệt chỉ có trong quá khứ mà thôi. Trong thư Rô-ma, thánh Phao-lô còn hồi hộp lo lắng cho thân phận Ít-ra-en, chờ đợi họ trở lại trong ngày cuối cùng. còn trong thư Ê-phê-xô, ngài chắc chắc gặp lại họ trong Hội thánh. Trong thư Rô-ma, biện chứng pháp thuộc loại pháp luật, còn trong Ê-phê-xô, cuộc hòa giải vừa mang tính đạo đức vừa có tính toàn cầu (x. Rm 9,11; Ep 2,11-21)
Trong các thư trước, danh từ Hội thánh thường chỉ các giáo đoàn địa phương, còn trong thư Ê-phê-xô, Hội thánh là thực tại phổ quát, gần như được nhân vị hóa. Thư Ê-phê-xô chuyển thành phổ quát tất cả những gì mang tính hạn hẹp và cá thể ở trong thư 1 Co-rin-tô. Trước kia, Hội thánh được coi như còn đang ở trong thời gian và hội nhập vào lịch sử, nhưng bây giờ đã trở thành vĩnh cửu. Trong thư Cô-lô-xê, sự viên mãn ở trong Đức Ki-tô (Cl 1,19; 2,9), bây giờ Hội thánh được gọi là sự viên mãn của Người (Ep 1,23). Những gì nói về Đức Ki-tô trước kia thì bây giờ được dùng để nói về Hội thánh. Đề tài thân thế Đức Ki-tô được liên kết chặt chẽ với đề tài nhà Thiên Chúa. Thánh Phao-lô khai triển đề tài mới về mầu nhiệm kết hợp giữa Đức Ki-tô và Hội thánh, gương mẫu của sự kết hợp trong hôn nhân. Mầu nhiệm này nói lên quyền tối thượng của Đức Ki-tô và trách nhiệm của Hội thánh.
Kết luận
Dù tác giả thư Ê-phê-xô là thánh Phao-lô vào lúc cuối đời hay một thư ký viết theo ý ngài hoặc một ai khác, thì tất cả đều đã cố gắng phác họa những giải đáp cho các vấn đề tín hữu thời bấy giờ đưa ra. Tác giả muốn cho họ ý thức thật rõ là thế giới đã thay đổi, từ sau khi Đức Ki-tô chịu chết và sống lại.
Nói tóm lại, thư Ê-phê-xô là một bản trình bày đức tin sống động, chứa chan những tâm tình cảm mến và lời ngợi ca nồng nhiệt về ơn huệ và tình thương của Thiên Chúa.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994 Cerf-Paris trang 2815-2818)