(Chúa Nhật XXXII thường niên - Năm B - 1 V 17, 10-16; Dt9, 24-28; Mc 12, 38-44)
Người ta vẫn thường bé cái lầm với nhau là những người khá giả, giàu có thì dễ dâng hiến, dễ trao tặng hơn người nghèo nhưng không, thực tế hoàn toàn trái ngược. Những người nghèo, những người hơi kha khá một chút thì lại dễ biết chia sẻ, biết dâng hiến hơn những người giàu. Chuyện thực tế ấy ngày hôm nay được vẽ nên bởi hai bức tranh của hai bà goá: một bà thời Cựu Ước và một bà của thời Tân Ước. Hai bức tranh, hai hình ảnh, hai bà goá ấy nhưng tựu trung chỉ có một đó là tâm tình dâng hiến của một con người nghèo, một con người mà thường thì bị xã hội xếp vào hàng thứ yếu.
Bà goá ở cái thành Xarepta ngày xưa thật là hay. Có sao nói vậy, bà đã nói với “kẻ xin ăn” là Êlia rằng bà chỉ còn có một nắm bột trong hũ và một chút dầu trong vò. Dầu và bột đó có chăng chỉ đủ cho một bữa cho hai mẹ con thôi. Bi đát nhất cái câu của bà là “chúng tôi sẽ ăn rồi sẽ chết”. Quá bi đát bởi vì thời đó đang bị hạn hán, chẳng có gì mà ăn hết. Mẹ goá con côi chỉ có chút bột, chút dầu ấy vậy mà một chàng thanh niên đến để xin ăn. Sức khoẻ của chàng thanh niên ấy mà ăn mớ bột và dầu được làm thành bánh thì chắc hai mẹ con chẳng còn gì để mà ăn nữa.
Sau khi nghe lời trần tình của chàng thanh niên, bà goá đã chia sẻ bánh cho chàng thanh niên và rồi hũ bột không vơi và bình dầu không cạn như lời Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Êlia.
Với trang Tin mừng theo Thánh Maccô hôm nay thật là hay. Nơi trình thuật này, Maccô đã khéo léo vẽ lên một hình ảnh đẹp của bà goá nghèo ở đền thờ.
Trình thuật nhỏ này cũng được ghi lại nơi Luca 21,1-4, song không thấy nơi Matthêu. Điều này cũng dễ hiểu, vì đối với Thánh Matthêu, những cuộc tranh luận của Chúa Giêsu về phe ký lục giữ một tầm vóc quan trọng. Nên chi, thánh ký bỏ đi câu chuyện về bà goá nghèo này. Đang khi đó, Tin Mừng Luca lưu ý nhiều đến góc cạnh xã hội. Như vậy, câu chuyện này sẽ luôn là một thứ chủ đề hấp dẫn.
Trở lại với Maccô, câu chuyện hấp dẫn này được phác hoạ như một hình ảnh đối chọi lại với cuộc sống ích kỷ và giả tạo của ký lục mà Chúa Giêsu vừa phác họa.
Xét về nguồn tài liệu, câu chuyện đại loại như thế khá quen thuộc trong truyền thống Do Thái và cả thế giới ngoại giáo. Khiến chúng ta nhớ lại câu chăm ngôn quen thuộc mà các bậc khôn ngoan thởi đó ưa sử dụng: “Hai con chim câu được hiến dâng bởi một kẻ nghèo khó có giá trị hơn 1.000 hy lễ của vua Agrippa”
Có một câu chuyện rất phù hợp với bản văn Maccô như sau: ngày kia có một người đàn bà nghèo đến dâng một nắm bột bé nhỏ. Vị tư tế nhận lễ vật với thái độ khinh bỉ và sau đó ông ta đã ném đi. Ban đêm trong giấc ngủ, ông nghe có tiếng quở trách: “Đừng khinh bỉ bà ta. Đó dường thể bà ấy đã dâng hiến cả cuộc sống mình”.
Ngồi đối diện với hòm tiền. Người xin dân chúng bỏ tiền vào hòm tiền như thế nào. Lắm người giàu có bõ nhiều. Bà góa nghèo khó nọ cũng đến và bỏ vào hai trinh, tức một xu (c. 41-42).
Hòm tiền: Hồi đó ở khu tiền đường phụ nữ, người ta xây một “phòng Hòm tiền” gồm 13 hộc, như thể thứ hộc bỏ thư ở bưu điện. Đây là nơi dành cho việc dâng cúng của các tín hữu Do Thái.
Cũng theo thông lệ thời đó, các khách hành hương Đền thờ sẽ không tự ý bỏ vào đó tiền bạc hay lễ vật. Họ trao của dâng cúng cho vị tư tế phụ trách và vị tư tế này sẽ đặt lễ dâng vào một trong các hòm tiền, tùy theo ý lễ.
Bởi thế, Chúa Giêsu có thể ngồi đó và quan sát được số tiền hay lễ vật dâng cúng. Người thấy bà góa nghèo đến bỏ vào hai trinh, tức một xu (c. 42).
Hai trinh, tức một xu.
Thời đó 1 lepton là đồng tiền nhỏ nhất được lưu hành. Nó bằng ½ kodrantes.
Hạn từ kodrantes dịch từ La ngữ quadrans. Như vậy 2 lepta khoảng 1 quadrantes. Lương công nhật của người thợ trung bình là 64 quadrans tức là 128 lepta.
Như vậy, hai trinh của bà góa là một số tiền quá ít oi bé nhỏ.
Người gọi môn đệ lại mà nói: Quả thật, Ta bảo các ngươi, bà góa nghèo khó ấy đã bỏ vào nhiều hơn hết thảy. Vì mọi người đều lấy của dư bỏ vào, còn bà ấy lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có, tất cả của độ thân (c. 43-44)
Hơn… hết thảy Người phụ nữ góa và nghèo này được Chúa Giêsu đánh giá cao nhất: Bà đã dâng cúng hơn mọi người khác, đang khi mà nếu xét theo cái nhìn của người đời, thì 2 trinh của bà là ít nhất. Vì chưng, bà đã “lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có”; Bà dã dâng hiến tất cả của độ thân.
Lồng kết vào trong nhãn quan thần học Maccô, sự dâng hiến đó của người góa phụ là biểu tượng của một thứ lòng đạo hạnh đích thực, khác hẳn với phe ký lục và các thành phần Do Thái tự mãn khác. Vì bởi, sự đạo đức đúng nghĩa là một sự phó thác toàn vẹn cho Thiên Chúa, một thái độ mà qua đó người ta để cho Thiên Chú hoàn toàn thu xếp, không giữ lại sự tính toán nào.
Y hệt như hình ảnh người phụ nữ lấy ngay cả sự túng thiếu của mình mà hiến dâng.
Cách diễn tả đó gợi nhắc đến giới luật trọng nhất mà Chúa Giêsu nêu lên ở trước: yêu Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Và yêu đồng loại như chính mình (Mc 12,29-31).
Trong truyền thống Do Thái, thành ngữ hết sức lực ám chỉ tới mọi nguồn lợi vật chất mà kẻ ấy có.
Bà góa chỉ có 2 lepton. Nếu bà muốn giữ lại 1 lepton chẳng hạn, chẳng ai trách cứ gì bà. Song le, bà đã cho đi tất cả, cho đi chính mình. Một con người như thế ắt sẽ dễ dàng nhìn thấy khổ đau và thiều thốn của đồng loại và cũng sẽ yêu thương đồng loại như chính mình.
Đến đây, chúng ta có thể hiểu rằng: bà góa còn là một thứ biểu tượng của kẻ dám hiến dâng tất cả, dám hy sinh cả mạng sống cho Thiên Chúa cho đồng loại.
Trong bối cảnh kết thúc sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu với viễn tượng tử nạn cận kề, hình ảnh của bà góa phải chăng là sự gợi nhắc trước đến sự hiến dâng mạng sống của Người cho Thiên Chúa ngõ hầu cứu độ nhân loại.
Trong đời sống thường ngày, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi con người biết cho đi, biết trao tặng và cũng phải nói rằng có quá nhiều quá nhiều cơ hội để cho đi, để trao tặng. Khi cuộc sống đầy đủ, dư giả mà trao tặng ắt hẳn sẽ không có ý nghĩa cho bằng khi cuộc sống vẫn còn đó trong cái cảnh thiếu trước hụt sau.
Một anh chàng nghèo, vợ mới sinh con đầu lòng được vài tháng cầm 200.000 đồng vào biếu cha để phụ Cha sửa chữa trường cho các em khuyết tật trong giáo điểm của anh. Ngày hôm nay, 200.000 ấy chẳng thấm là bao so với công trình sửa chữa nhưng tấm lòng của anh chàng ấy quá lớn. Chàng thanh niên ấy sống đắp đổi qua ngày với cái nghề buôn bán quần áo sida. Vì hoàn cảnh sinh nhai, chàng thanh niên phải lội ngược lội xuôi về Sài Gòn mua quần áo rồi chạy mãi ra các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Bình Dương để bán. Do đi lại như vậy chàng ít có thời gian ở nhà nhưng ngày nào có ở nhà là ngày ấy chàng đi dự lễ.
Hôm ấy, chàng về đúng cái ngày mà cha đang sửa nhà cho các em khuyết tật, thế là chàng ghé nhỏ vào tai cha: Cha cho vợ chồng con phụ với cha một ít để cha lo cho các em !
Không nỡ cầm 200.000 của chàng thanh niên nghèo nên đã từ chối nhưng không thể nào từ chối được trước cái lòng thành của anh.
Hình ảnh của anh chàng bán quần áo si-da phải chăng là hình ảnh của bà goá nghèo hôm nay trong Tin mừng ? Anh chàng đã cho số tiền thật sự chẳng là bao so với xã hội bây giờ nhưng anh cho với hết cả tấm lòng của anh.
Trong cuộc sống đời thường, có thể nói tâm tình hiến dâng là một tâm tình hết sức là đẹp. Chưa nói đến chuyện dâng hiến cho Chúa mà chỉ cần nói đến chuyện dâng hiến cho nhau. Vợ có dám dâng hiến tất cả những gì mình có cho chồng cho con hay không ? Chồng có dám dâng hiến tất cả những gì mình có cho vợ cho con hay không ? Con cái có dám dâng hết tất cả những gì mình có cho cha mẹ không ?
Khi nói đến dâng hiến, người ta sẽ bảo là người ta đâu có gì để mà dâng hiến để biện luận, để bào chữa cho thái độ ích kỷ của người ta. Có đấy chứ nhưng không chịu dâng hiến đấy thôi. Chẳng lẽ ai trong chúng ta không có sức khoẻ, không có thời gian và không có tiền bạc. Chúng ta có cả một cái quỹ về thời gian, về sức khoẻ, về tiền bạc nhưng chúng ta cứ khư khư giữ cho mình mà chúng ta không dám mở lòng ra để mà dâng hiến, để mà chia sẻ đấy thôi.
Gọi là không có cũng được nhưng chẳng lẽ chúng ta không có tấm lòng ? Chúng ta cứ dâng hiến, chúng ta cứ cho đi tấm lòng của chúng ta cho những người sống chung quanh chúng ta. Mỗi khi chúng ta dốc hết “hầu bao” để dâng hiến cho anh chị em đồng loại chính là lúc chúng ta dâng hiến cho Chúa vậy. Chúng ta cứ quảng đại mở lòng ra dâng hiến cho Chúa như hai bà goá hôm nay trong bài đọc cũng như trong Tin mừng, chúng ta sẽ được Thiên Chúa sẽ ghi nhận cũng như sẽ ban những ơn lành cần thiết cho mỗi người chúng ta.
Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân ái đến và ở lại với mỗi người chúng ta, mở lòng chúng ta ra để chúng ta cũng biết quảng đại để dâng hiến, để trao dâng tất cả những gì mình có cho Chúa như bà goá ngày hôm nay trong Tin mừng vậy.
Người ta vẫn thường bé cái lầm với nhau là những người khá giả, giàu có thì dễ dâng hiến, dễ trao tặng hơn người nghèo nhưng không, thực tế hoàn toàn trái ngược. Những người nghèo, những người hơi kha khá một chút thì lại dễ biết chia sẻ, biết dâng hiến hơn những người giàu. Chuyện thực tế ấy ngày hôm nay được vẽ nên bởi hai bức tranh của hai bà goá: một bà thời Cựu Ước và một bà của thời Tân Ước. Hai bức tranh, hai hình ảnh, hai bà goá ấy nhưng tựu trung chỉ có một đó là tâm tình dâng hiến của một con người nghèo, một con người mà thường thì bị xã hội xếp vào hàng thứ yếu.
Bà goá ở cái thành Xarepta ngày xưa thật là hay. Có sao nói vậy, bà đã nói với “kẻ xin ăn” là Êlia rằng bà chỉ còn có một nắm bột trong hũ và một chút dầu trong vò. Dầu và bột đó có chăng chỉ đủ cho một bữa cho hai mẹ con thôi. Bi đát nhất cái câu của bà là “chúng tôi sẽ ăn rồi sẽ chết”. Quá bi đát bởi vì thời đó đang bị hạn hán, chẳng có gì mà ăn hết. Mẹ goá con côi chỉ có chút bột, chút dầu ấy vậy mà một chàng thanh niên đến để xin ăn. Sức khoẻ của chàng thanh niên ấy mà ăn mớ bột và dầu được làm thành bánh thì chắc hai mẹ con chẳng còn gì để mà ăn nữa.
Sau khi nghe lời trần tình của chàng thanh niên, bà goá đã chia sẻ bánh cho chàng thanh niên và rồi hũ bột không vơi và bình dầu không cạn như lời Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Êlia.
Với trang Tin mừng theo Thánh Maccô hôm nay thật là hay. Nơi trình thuật này, Maccô đã khéo léo vẽ lên một hình ảnh đẹp của bà goá nghèo ở đền thờ.
Trình thuật nhỏ này cũng được ghi lại nơi Luca 21,1-4, song không thấy nơi Matthêu. Điều này cũng dễ hiểu, vì đối với Thánh Matthêu, những cuộc tranh luận của Chúa Giêsu về phe ký lục giữ một tầm vóc quan trọng. Nên chi, thánh ký bỏ đi câu chuyện về bà goá nghèo này. Đang khi đó, Tin Mừng Luca lưu ý nhiều đến góc cạnh xã hội. Như vậy, câu chuyện này sẽ luôn là một thứ chủ đề hấp dẫn.
Trở lại với Maccô, câu chuyện hấp dẫn này được phác hoạ như một hình ảnh đối chọi lại với cuộc sống ích kỷ và giả tạo của ký lục mà Chúa Giêsu vừa phác họa.
Xét về nguồn tài liệu, câu chuyện đại loại như thế khá quen thuộc trong truyền thống Do Thái và cả thế giới ngoại giáo. Khiến chúng ta nhớ lại câu chăm ngôn quen thuộc mà các bậc khôn ngoan thởi đó ưa sử dụng: “Hai con chim câu được hiến dâng bởi một kẻ nghèo khó có giá trị hơn 1.000 hy lễ của vua Agrippa”
Có một câu chuyện rất phù hợp với bản văn Maccô như sau: ngày kia có một người đàn bà nghèo đến dâng một nắm bột bé nhỏ. Vị tư tế nhận lễ vật với thái độ khinh bỉ và sau đó ông ta đã ném đi. Ban đêm trong giấc ngủ, ông nghe có tiếng quở trách: “Đừng khinh bỉ bà ta. Đó dường thể bà ấy đã dâng hiến cả cuộc sống mình”.
Ngồi đối diện với hòm tiền. Người xin dân chúng bỏ tiền vào hòm tiền như thế nào. Lắm người giàu có bõ nhiều. Bà góa nghèo khó nọ cũng đến và bỏ vào hai trinh, tức một xu (c. 41-42).
Hòm tiền: Hồi đó ở khu tiền đường phụ nữ, người ta xây một “phòng Hòm tiền” gồm 13 hộc, như thể thứ hộc bỏ thư ở bưu điện. Đây là nơi dành cho việc dâng cúng của các tín hữu Do Thái.
Cũng theo thông lệ thời đó, các khách hành hương Đền thờ sẽ không tự ý bỏ vào đó tiền bạc hay lễ vật. Họ trao của dâng cúng cho vị tư tế phụ trách và vị tư tế này sẽ đặt lễ dâng vào một trong các hòm tiền, tùy theo ý lễ.
Bởi thế, Chúa Giêsu có thể ngồi đó và quan sát được số tiền hay lễ vật dâng cúng. Người thấy bà góa nghèo đến bỏ vào hai trinh, tức một xu (c. 42).
Hai trinh, tức một xu.
Thời đó 1 lepton là đồng tiền nhỏ nhất được lưu hành. Nó bằng ½ kodrantes.
Hạn từ kodrantes dịch từ La ngữ quadrans. Như vậy 2 lepta khoảng 1 quadrantes. Lương công nhật của người thợ trung bình là 64 quadrans tức là 128 lepta.
Như vậy, hai trinh của bà góa là một số tiền quá ít oi bé nhỏ.
Người gọi môn đệ lại mà nói: Quả thật, Ta bảo các ngươi, bà góa nghèo khó ấy đã bỏ vào nhiều hơn hết thảy. Vì mọi người đều lấy của dư bỏ vào, còn bà ấy lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có, tất cả của độ thân (c. 43-44)
Hơn… hết thảy Người phụ nữ góa và nghèo này được Chúa Giêsu đánh giá cao nhất: Bà đã dâng cúng hơn mọi người khác, đang khi mà nếu xét theo cái nhìn của người đời, thì 2 trinh của bà là ít nhất. Vì chưng, bà đã “lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có”; Bà dã dâng hiến tất cả của độ thân.
Lồng kết vào trong nhãn quan thần học Maccô, sự dâng hiến đó của người góa phụ là biểu tượng của một thứ lòng đạo hạnh đích thực, khác hẳn với phe ký lục và các thành phần Do Thái tự mãn khác. Vì bởi, sự đạo đức đúng nghĩa là một sự phó thác toàn vẹn cho Thiên Chúa, một thái độ mà qua đó người ta để cho Thiên Chú hoàn toàn thu xếp, không giữ lại sự tính toán nào.
Y hệt như hình ảnh người phụ nữ lấy ngay cả sự túng thiếu của mình mà hiến dâng.
Cách diễn tả đó gợi nhắc đến giới luật trọng nhất mà Chúa Giêsu nêu lên ở trước: yêu Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Và yêu đồng loại như chính mình (Mc 12,29-31).
Trong truyền thống Do Thái, thành ngữ hết sức lực ám chỉ tới mọi nguồn lợi vật chất mà kẻ ấy có.
Bà góa chỉ có 2 lepton. Nếu bà muốn giữ lại 1 lepton chẳng hạn, chẳng ai trách cứ gì bà. Song le, bà đã cho đi tất cả, cho đi chính mình. Một con người như thế ắt sẽ dễ dàng nhìn thấy khổ đau và thiều thốn của đồng loại và cũng sẽ yêu thương đồng loại như chính mình.
Đến đây, chúng ta có thể hiểu rằng: bà góa còn là một thứ biểu tượng của kẻ dám hiến dâng tất cả, dám hy sinh cả mạng sống cho Thiên Chúa cho đồng loại.
Trong bối cảnh kết thúc sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu với viễn tượng tử nạn cận kề, hình ảnh của bà góa phải chăng là sự gợi nhắc trước đến sự hiến dâng mạng sống của Người cho Thiên Chúa ngõ hầu cứu độ nhân loại.
Trong đời sống thường ngày, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi con người biết cho đi, biết trao tặng và cũng phải nói rằng có quá nhiều quá nhiều cơ hội để cho đi, để trao tặng. Khi cuộc sống đầy đủ, dư giả mà trao tặng ắt hẳn sẽ không có ý nghĩa cho bằng khi cuộc sống vẫn còn đó trong cái cảnh thiếu trước hụt sau.
Một anh chàng nghèo, vợ mới sinh con đầu lòng được vài tháng cầm 200.000 đồng vào biếu cha để phụ Cha sửa chữa trường cho các em khuyết tật trong giáo điểm của anh. Ngày hôm nay, 200.000 ấy chẳng thấm là bao so với công trình sửa chữa nhưng tấm lòng của anh chàng ấy quá lớn. Chàng thanh niên ấy sống đắp đổi qua ngày với cái nghề buôn bán quần áo sida. Vì hoàn cảnh sinh nhai, chàng thanh niên phải lội ngược lội xuôi về Sài Gòn mua quần áo rồi chạy mãi ra các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Bình Dương để bán. Do đi lại như vậy chàng ít có thời gian ở nhà nhưng ngày nào có ở nhà là ngày ấy chàng đi dự lễ.
Hôm ấy, chàng về đúng cái ngày mà cha đang sửa nhà cho các em khuyết tật, thế là chàng ghé nhỏ vào tai cha: Cha cho vợ chồng con phụ với cha một ít để cha lo cho các em !
Không nỡ cầm 200.000 của chàng thanh niên nghèo nên đã từ chối nhưng không thể nào từ chối được trước cái lòng thành của anh.
Hình ảnh của anh chàng bán quần áo si-da phải chăng là hình ảnh của bà goá nghèo hôm nay trong Tin mừng ? Anh chàng đã cho số tiền thật sự chẳng là bao so với xã hội bây giờ nhưng anh cho với hết cả tấm lòng của anh.
Trong cuộc sống đời thường, có thể nói tâm tình hiến dâng là một tâm tình hết sức là đẹp. Chưa nói đến chuyện dâng hiến cho Chúa mà chỉ cần nói đến chuyện dâng hiến cho nhau. Vợ có dám dâng hiến tất cả những gì mình có cho chồng cho con hay không ? Chồng có dám dâng hiến tất cả những gì mình có cho vợ cho con hay không ? Con cái có dám dâng hết tất cả những gì mình có cho cha mẹ không ?
Khi nói đến dâng hiến, người ta sẽ bảo là người ta đâu có gì để mà dâng hiến để biện luận, để bào chữa cho thái độ ích kỷ của người ta. Có đấy chứ nhưng không chịu dâng hiến đấy thôi. Chẳng lẽ ai trong chúng ta không có sức khoẻ, không có thời gian và không có tiền bạc. Chúng ta có cả một cái quỹ về thời gian, về sức khoẻ, về tiền bạc nhưng chúng ta cứ khư khư giữ cho mình mà chúng ta không dám mở lòng ra để mà dâng hiến, để mà chia sẻ đấy thôi.
Gọi là không có cũng được nhưng chẳng lẽ chúng ta không có tấm lòng ? Chúng ta cứ dâng hiến, chúng ta cứ cho đi tấm lòng của chúng ta cho những người sống chung quanh chúng ta. Mỗi khi chúng ta dốc hết “hầu bao” để dâng hiến cho anh chị em đồng loại chính là lúc chúng ta dâng hiến cho Chúa vậy. Chúng ta cứ quảng đại mở lòng ra dâng hiến cho Chúa như hai bà goá hôm nay trong bài đọc cũng như trong Tin mừng, chúng ta sẽ được Thiên Chúa sẽ ghi nhận cũng như sẽ ban những ơn lành cần thiết cho mỗi người chúng ta.
Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân ái đến và ở lại với mỗi người chúng ta, mở lòng chúng ta ra để chúng ta cũng biết quảng đại để dâng hiến, để trao dâng tất cả những gì mình có cho Chúa như bà goá ngày hôm nay trong Tin mừng vậy.