Sri Lanka: Hôm 06-11-2003, thông qua một thông cáo gởi cho Thông tấn xã Công Giáo MISNA, Cha Oswald Firth, thuộc Tỉnh dòng Tận Hiến OMI của tỉnh Colombo, thủ đô của Sri Lanka đã bình luận: “Bầu không khí ở Sri Lanka rất căng thẳng: không ai biết được động thái kế tiếp của Tổng thống là gì để nhằm củng cố quyền lực của bà, nhưng chúng ta chắc chắn rằng những động thái này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả bất lợi cho tiến trình hoà bình giữa chính phủ và LTTE (Những con hổ Giải phóng của Tamil Eealam)”.
Cha Firth nhắc lại các giai đoạn chủ yếu cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra từ ngày 04-11 vừa qua: cách chức ba Bộ trưởng hàng đầu đại diện cho nhà nước (Quốc phòng, Nội vụ và Thông tin), thay thế bởi những người trung thành với bà Tổng Thống; giải tán Quốc hội đến ngày 19-11 tới; tuyên bố đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp. Cha Firth nói: “Lực lượng an ninh đã thay thế ở một vài khu vực chủ chốt của thủ đô. Chủ Nhà in Chính phủ bị cảnh sát giữ trong dinh thự làm việc của ông, để in tờ Công Báo đặc biệt về những động thái của Tổng Thống và chỉ được về nhà sau khi công việc này hoàn tất. Vụ việc điển hình đáng lo âu trong những ngày qua đã đẩy người dân đến sự thất vọng và đưa đất nước vào tình trạng bất ổn.
Để thấy được hậu trường chính trị trong trường hợp này, Cha Firth nhấn mạnh: “ Tình hình nóng bỏng khi Bộ trưởng Tư pháp, người trung thành với Tổng thống Chandrika Kumaratunga tuyên bố rằng các lực lượng An ninh đã trực tiếp nằm dưới sự chỉ huy của Tổng thống và bà có quyền quyết định hoặc là cho họ về hưu hoặc tiếp tục giữ họ làm nhiệm vụ. Đảng cầm quyền đối lập với Liên minh Dân tộc (Liên minh của Tổng thống) đã không đồng ý với quan điểm này của Bộ trưởng Tư pháp và đã trình bày một bản kiến nghị tố cáo Bộ trưởng tư pháp gởi cho Chủ tịch Quốc hội. Nếu sự buộc tội được thông qua, có các tin đồn rằng Đảng cầm quyền đang chuẩn bị buộc tội Tổng thống lạm dụng quyền lực”. Điều này đã làm cho Tổng thống Kumaratunga can thiệp, giải tán quốc hội và cùng lúc cũng đã thay thế một tương lai vô định về tiến trình hoà bình với LTTE, tổ chức chịu trách nhiệm về cuộc nội chiến 20 năm gây ra tổn thất cho 65 ngàn sinh mạng.
Cha Firth nói tiếp: “Điều đau buồn là tiến trình hoà bình, vì nó mà các Tổ chức phi chính phủ đã dốc sức trong một thời gian dài, có lẽ sẽ bị để sang một bên kể từ khi Tổng thống không đồng ý với nhiều khoản trong các đề nghị của LTTEs”. JVP và một ít nhà sư Phật giáo đang ủng hộ Tổng thống trong những quyết định gần đây của bà. Tuy nhiên Giáo Hội vẫn nói lên quan điểm của mình. Trong khi đó, tổ chức Liên tôn Hoà bình (IRPF) do Cha Oswald Firth làm đồng Chủ tịch họp vào ngày 07-11-2003 để xác định quan điểm của IRPF.
Cha Firth nhắc lại các giai đoạn chủ yếu cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra từ ngày 04-11 vừa qua: cách chức ba Bộ trưởng hàng đầu đại diện cho nhà nước (Quốc phòng, Nội vụ và Thông tin), thay thế bởi những người trung thành với bà Tổng Thống; giải tán Quốc hội đến ngày 19-11 tới; tuyên bố đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp. Cha Firth nói: “Lực lượng an ninh đã thay thế ở một vài khu vực chủ chốt của thủ đô. Chủ Nhà in Chính phủ bị cảnh sát giữ trong dinh thự làm việc của ông, để in tờ Công Báo đặc biệt về những động thái của Tổng Thống và chỉ được về nhà sau khi công việc này hoàn tất. Vụ việc điển hình đáng lo âu trong những ngày qua đã đẩy người dân đến sự thất vọng và đưa đất nước vào tình trạng bất ổn.
Để thấy được hậu trường chính trị trong trường hợp này, Cha Firth nhấn mạnh: “ Tình hình nóng bỏng khi Bộ trưởng Tư pháp, người trung thành với Tổng thống Chandrika Kumaratunga tuyên bố rằng các lực lượng An ninh đã trực tiếp nằm dưới sự chỉ huy của Tổng thống và bà có quyền quyết định hoặc là cho họ về hưu hoặc tiếp tục giữ họ làm nhiệm vụ. Đảng cầm quyền đối lập với Liên minh Dân tộc (Liên minh của Tổng thống) đã không đồng ý với quan điểm này của Bộ trưởng Tư pháp và đã trình bày một bản kiến nghị tố cáo Bộ trưởng tư pháp gởi cho Chủ tịch Quốc hội. Nếu sự buộc tội được thông qua, có các tin đồn rằng Đảng cầm quyền đang chuẩn bị buộc tội Tổng thống lạm dụng quyền lực”. Điều này đã làm cho Tổng thống Kumaratunga can thiệp, giải tán quốc hội và cùng lúc cũng đã thay thế một tương lai vô định về tiến trình hoà bình với LTTE, tổ chức chịu trách nhiệm về cuộc nội chiến 20 năm gây ra tổn thất cho 65 ngàn sinh mạng.
Cha Firth nói tiếp: “Điều đau buồn là tiến trình hoà bình, vì nó mà các Tổ chức phi chính phủ đã dốc sức trong một thời gian dài, có lẽ sẽ bị để sang một bên kể từ khi Tổng thống không đồng ý với nhiều khoản trong các đề nghị của LTTEs”. JVP và một ít nhà sư Phật giáo đang ủng hộ Tổng thống trong những quyết định gần đây của bà. Tuy nhiên Giáo Hội vẫn nói lên quan điểm của mình. Trong khi đó, tổ chức Liên tôn Hoà bình (IRPF) do Cha Oswald Firth làm đồng Chủ tịch họp vào ngày 07-11-2003 để xác định quan điểm của IRPF.