Trong ngày thứ sáu 30 tháng 4, Đức Giáo Hoàng đón tiếp các hội viên của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa Học Xã Hội và đã phát biểu rằng gia đình là môi trường nối kết giữa những thế hệ.

Cuộc tiếp kiến này đánh dấu kỷ niệm năm thứ mười của Hàn Lâm viện này. Đức Giáo Hoàng cám ơn vị chủ tịch mãn nhiệm là ông Edmond Malinvaud và chào đón vị kế nhiệm là bà Mary Ann Glendon. “ Chủ đề nghiên cứu của quý vị về mối liên kết giữa các thế hệ rất gần gũi với những nghiên cứu về việc toàn cầu hóa. Những người làm cha mẹ một khi nuôi con khôn lớn thì đến lượt con cái phải chăm sóc cha mẹ già. Gia đình hiển nhiên là một môi trường rất rỏ ràng nói lên sư liên lạc giữa các thế hệ.”

“Hai vợ chồng chăm sóc nuôi nấng con cái, khi chúng trưởng thành là lúc đến lượt chúng chăm sóc nuôi nấng lại cha mẹ già.” Khi đề cập đến vấn đề này Ðức Thánh Cha nói đến những biến chuyển trong mối liên kết giữa các thế hệ ngày nay trở nên yếu kém vì tình liên đới giữa vợ chồng và giữa con cái không mật thiết như trong các trường hợp ly dị, như khi sống trong một xã hội tiêu thụ nên đặt quan trọng vào công ăn việc làm, vào những sinh hoạt ngoài xã hội hơn là trong gia đình. Con cái trước khi được sinh ra đã được xem như là một trở ngại trong việc thực hiện nếp sống xã hội như nghề nghiệp của cha mẹ hoặc nhiều khi chỉ là một sự lựa chọn như chọn mọi thứ tiện nghi khác.

Ðức Giáo Hoàng hy vọng chủ đề của Hàn Lâm viện sẽ được đặt trọng tâm vào một cái nhìn làm sáng tỏ điều cần thiết trong tình liên đới giữa các thế hệ, giữa cá nhân và tập thể, bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và làm cho càng ngày càng thêm phong phú. Gia đình có một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc nối lại nhịp cầu giữa các thế hệ với nhau. Dù muốn dù không con người vẫn phải tiếp tục có những vai trò làm cha làm mẹ hoặc làm con.

Trong sự tương trợ lẫn nhau giữa những thế hệ, cần nên chú trọng đến sự nghèo khó thiếu thốn của những người già cả vì tiền trợ cấp và hưu bổng ít oỉ, nhiều lúc bệnh hoạn và họ cảm thấy hổ thẹn khi nhận những sự giúp đỡ hoặc nhiều khi cảm thấy vô dụng hay cô đơn trong sự quên lãng của người chung quanh. Ðức Thánh Cha kết luận: “Ðứng trước những vấn nạn này, mỗi thế hệ đều có một sứ mệnh.”

Hàn Lâm viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội gồm có 32 hội viên thuộc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có giáo sư Joseph Stiglitz của Ðại Học Columbia đã được giải thưởng Nobel. Cuộc hội thảo sẽ tiếp tục trong năm ngày từ 28 tháng 4 đến 3 tháng 5. Hàm lâm viện cũng đã mời những chuyên viên về nhiều vấn đề khác như Ðức Hồng Y Antonio Rouco Varela, TGM Madrid, giáo sư Francis Fukuyama, chuyên về các lý thuyết chính trị của Ðại Học John Hopkins.