Trong khi hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya lũ lượt chạy trốn khỏi Miến Điện và giữa những chỉ trích toàn cầu về sự im lặng của chính phủ dân sự nước này đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra, Đức Hồng Y Charles Bo nói rằng nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi “lẽ ra đã phải lên tiếng.”
Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, nhận định rằng người dân ở bang Rakhine đã và đang phải đối diện với những thống khổ kinh hoàng, sau nhiều thập niên bị bỏ rơi và ngược đãi, mà không có sự khắc phục nhanh chóng.
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 370,000 người Hồi giáo Rohingya đã trốn khỏi bang Rakhine của Miến Điện để chạy sang Bangladesh trong ba tuần vừa qua. Cuộc xung đột gần đây bắt đầu vào ngày 25 tháng 8, khi quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc đàn áp ở bang Rakhine. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã nhận được các báo cáo theo đó các lực lượng an ninh và dân quân đang đốt cháy nhiều thị trấn của người Rohingya và bắn vào những thường dân bỏ trốn. Cao Ủy Trưởng về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nói trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 11 tháng 9 rằng tình hình dường như là “ví dụ trong sách giáo khoa về cách thế người ta thanh lọc chủng tộc”.
Cho đến nay bà Aung San Suu Kyi, vẫn chưa lên án bạo lực chống lại thiểu số Hồi giáo ở nước có đa số dân theo Phật giáo này. Hôm thứ Tư, 13 tháng 9, bà Suu Kyi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, bắt đầu vào tuần tới, và bà đổ lỗi cho một chiến dịch thông tin sai lệch và “những tin giả mạo” liên quan đến cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại bang Rakhine.
Những người từng đoạt giải Nobel hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Đức Giám Mục Desmond Tutu đã kêu gọi bà Aung San Suu Kyi can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon, nhận định rằng người dân ở bang Rakhine đã và đang phải đối diện với những thống khổ kinh hoàng, sau nhiều thập niên bị bỏ rơi và ngược đãi, mà không có sự khắc phục nhanh chóng.
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 370,000 người Hồi giáo Rohingya đã trốn khỏi bang Rakhine của Miến Điện để chạy sang Bangladesh trong ba tuần vừa qua. Cuộc xung đột gần đây bắt đầu vào ngày 25 tháng 8, khi quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc đàn áp ở bang Rakhine. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã nhận được các báo cáo theo đó các lực lượng an ninh và dân quân đang đốt cháy nhiều thị trấn của người Rohingya và bắn vào những thường dân bỏ trốn. Cao Ủy Trưởng về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nói trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 11 tháng 9 rằng tình hình dường như là “ví dụ trong sách giáo khoa về cách thế người ta thanh lọc chủng tộc”.
Cho đến nay bà Aung San Suu Kyi, vẫn chưa lên án bạo lực chống lại thiểu số Hồi giáo ở nước có đa số dân theo Phật giáo này. Hôm thứ Tư, 13 tháng 9, bà Suu Kyi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, bắt đầu vào tuần tới, và bà đổ lỗi cho một chiến dịch thông tin sai lệch và “những tin giả mạo” liên quan đến cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại bang Rakhine.
Những người từng đoạt giải Nobel hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Đức Giám Mục Desmond Tutu đã kêu gọi bà Aung San Suu Kyi can thiệp vào cuộc khủng hoảng.