Chỉ mới 2 tuần sau khi cựu khâm sứ tại Hoa Kỳ, TGM Viganò, cáo buộc ĐGH thiếu sót không hành động về sự lạm dụng của McCarrick, thì hầu như các hãng truyền thông ‘dân sự’ đã không còn những bài tường thuật tiếp theo nữa, có thể họ đã coi sự việc như là một chiếc bong bóng xì hơi rồi chăng? Điển hình là tờ Washington Post trong bài bình luận sau cùng “As crisis envelops Catholic Church, is Pope Francis facing a ‘watershed moment’?” đã viết rằng ‘Hôm thứ Sáu, một phóng viên cuả tờ National Catholic Register, là một tờ báo đầu tiên tung ra lá thư cuả (TGM) Viganò, đã nhắc tới một nguồn tin thân cận cuả (ĐGH) Benedictô nói rằng những biện pháp trừng phạt (sanctions) đã chỉ là “một yêu cầu riêng tư” (just a private request). Một số người đồng minh với (ĐGH) Phanxicô cho rằng những điều tố cáo cuả (TGM) Viganò đã tan rã mất rồi.’

Phải chăng hai tuần vừa qua, Dân Chuá đã chứng kiến một hoạt cảnh Thương Khó cuả Chuá Kitô? Khi Người bị điệu về dinh Thượng Tế. “Nhiều người đã khai ra những điều man trá về Người, nhưng những chứng cớ cuả chúng không hợp nhau” (Mác Cô 14:53-65)…trong khi đó thì Chuá đã giữ im lặng không đưa ra một câu trả lời nào cả…

Dù sao, để rút tiả kinh nghiệm và có một cái nhìn tổng quát hơn về vụ ‘Khâm sứ Viganò’, sau đây là bài phân tích mới nhất cuả JD Flynn, tổng biên tập (editor-in-chief) cuả cơ quan truyền thông Công Giáo Catholic News Agency (CNA), bài viết có tựa đề là ‘Benedict, Viganò, Francis, and McCarrick: Where things stand on nuncio’s allegations’ (Benedictô, Viganò, Phanxicô, và McCarrick: đâu là vấn đề tồn đọng trong vụ tố cáo cuả vị khâm sứ)

Vì bài phân tích khá dài, chúng tôi sẽ cố gắng dịch làm 2 kỳ:


Analysis (Phân tích)

Benedict, Viganò, Francis, and McCarrick: Where things stand on nuncio’s allegations

Bởi JD Flynn


Denver, Colo., Ngày 3 tháng 9 năm 2018 / 07:00 sáng ( CNA ). Trên bề mặt, thì câu chuyện của Tổng Giám mục Viganò rất đơn giản.

Trong một chứng ngôn (testimony) ngày 25 tháng 8, Tổng Giám mục Carlo Viganò viết rằng vào năm 2006, ông đã gửi một văn thư nhắc nhở lên cấp trên ở Vatican, rằng Hồng Y Theodore McCarrick đã có một lịch sử với nhiều hành vi tình dục sai trái với các chủng sinh và linh mục, cho nên vì lợi ích của Giáo Hội, một hình phạt phải được thực hiện để làm gương

Viganò cho rằng văn thư nhắc nhở của ông đã bị bỏ qua, và vì vậy ông đã gửi một văn thư nhắc nhở thứ hai vào năm 2008. Văn thư đó, ông nói, đã mang lại hiệu quả mong muốn. Chứng ngôn của ông nói rằng ông được thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã áp đặt “các biện pháp trừng phạt theo giáo luật” (“canonical sanctions”) đối với McCarrick trong năm 2009 hoặc 2010, cấm ông này không được sống trong chủng viện, không được cử hành bí tích công khai, và cấm các hình thức xuất hiện công khai khác.

Cuối cùng, Viganò cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố ý phớt lờ những biện pháp trừng phạt của (ĐGH) Benedictô đối với McCarrick, và còn nâng ông ta lên hàng cố vấn thân cận nhất. Vì vậy, Viganò nói, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên từ chức.

Câu chuyện quả là đơn giản, nhưng sự sụp đổ cuả lời khai của Viganò thì khá phức tạp.

Trong tuần sau đó, những kẻ gièm pha (chống Viganò) đã chỉ ra rằng vị khâm sứ có thể đã giải tán một cuộc điều tra về cựu tổng giám mục cuả Saint Paul-Minneapolis, ông ta đã chà đạp (had axes to grind) một số người mà ông ngụ ý là họ có dính liú (implicate), và rằng ông có thể không trung thực, là xuyên tạc một số nghĩa vụ gia đình ở thời điểm ông được bổ nhiệm làm sứ thần toà thánh ở Hoa Kỳ.

Cùng lúc đó, thì dường như một số sự kiện đã được phơi bày ra và chứng thực một phần câu chuyên của Viganò, làm cho các lời tuyên bố tiếp theo cuả ông có vẻ khả tin.



Có 2 nguồn tin nói với CNA tuần trước rằng họ là những nhân chứng cho một cuộc họp năm 2008, trong đó người tiền nhiệm của Viganò, Tổng Giám mục Pietro Sambi, nói với McCarrick là ông phải rời khỏi chủng viện nơi ông đang sống. Giám Mục Phụ Tá ở Minneapolis, Andrew Cozzens, cũng ra một tuyên bố hôm thứ Sáu dường như xác nhân tuyên bố của Viganò về cuộc điều tra về (GM) Nienstedt. Những nguồn tin nói với CNA ngày hôm qua rằng họ có thể xác nhận đã có một cuộc họp giữa Vigarò với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2015, như Viganò đã tuyên bố. Và một số giám mục Mỹ cũng nói ra rằng họ tin Viganò là một người toàn vẹn, và các cáo buộc của ông cần phải được điều tra kỹ lưỡng.

Yếu tố phức tạp nghiêm trọng nhất xảy ra trong một báo cáo ngày 31 tháng 8 cuả phóng viên Edward Pentin của National Catholic Register. Đó là trong khi (TGM) Viganò tuyên bố rằng (ĐGH) Benedict đã áp đặt “biện pháp trừng phạt theo giáo luật” đối với McCarrick, thì ông Pentin cho biết một nguồn tin thân cận với (ĐGH) Benedictô nói với ông rằng, theo trí nhớ cuả vị giáo hoàng, “hướng dẫn cơ bản là McCarrick nên giữ một ‘phong cách khiêm hạ’ ( ‘low profile.’). 'không hề có nghị định chính thức nào cả, chỉ là một yêu cầu riêng tư.' "

Nhắc lại ông Pentin là người đã tung ra câu chuyện về lời chứng của Viganò, đã báo cáo trong bản tin đầu tiên của ông rằng một nguồn tin nói với ông rằng vị cựu giáo hoàng có nhớ đã ban hành các hạn chế, nhưng không thể nhớ chính xác vấn đề như thế nào. Do đó báo cáo (mới) ngày 31 tháng 8 của ông đã được xây dựng, với một nguồn tin cho rằng McCarrick có thể đã được "yêu cầu riêng tư" mà thôi.

Khoảng cách giữa 2 sự việc thì thật là lớn, giữa những gì Viganò tuyên bố - rằng (ĐGH) Benedictô đã áp đặt “các biện pháp trừng phạt theo giáo luật” - và những gì mà nguồn tin của Pentin tiết lộ - là những hạn chế đó có thể chỉ là những “yêu cầu riêng tư”.

Đối với một số nhà bình luận, báo cáo của Pentin dường như làm mất uy tín toàn bộ lời chứng của Viganò. "Yêu cầu riêng tư" không phải là "biện pháp trừng phạt theo giáo luật", họ lập luận như thế, và do đó Viganò đã không trung thực về cái lập luận chính của bản chứng ngôn của ông.

Những nhà bình luận có một điểm hữu lý, một phần: yêu cầu riêng tư không phải là biện pháp trừng phạt theo giáo luật. (TGM) Viganò, từng có bằng tiến sĩ về giáo luật và từng có một sự nghiệp ‘công bộc’ trong giáo hội, nên phải biết sự khác biệt đò. Xuyên tạc một "yêu cầu riêng tư" (cho một Hồng Y phải giữ ‘phong cách khiêm hạ’) thành một vụ "trừng phạt theo giáo luật" có vẻ rõ ràng là một lỗi nghiêm trọng trong chứng ngôn của Viganò.

Tất nhiên, tuy không chắc, nhưng cũng có thể là (TGM) Viganò đã cố ý xuyên tạc hành động của Đức Giáo Hoàng Benedictô (để làm chứng cho lập luận cuả mình). Điều này có vẻ không chắc lắm bởi vì vị tổng giám mục đã nhất quán kêu gọi giải mật các tài liệu văn khố; nếu ông ta tin rằng những tài liệu đó sẽ chứng minh ông ta sai thì ông ta sẽ không kêu gọi như thế.

Cũng có thể là vị tổng giám mục đã không chắc chắn chính xác điều gì xảy ra, và rằng ông đã hăng hái quá độ (overcommit) với những gì ông biết mà tuyên bố là “chắc chắn” (GH) Benedictô đã áp dụng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật. Điều này có vẻ là một kịch bản khả dĩ tin được, vì toàn bộ chứng ngôn của Viganò đượm vẻ bi thảm nhằm gây xúc động mạnh (dramatic).



Nhưng có một vài yếu tố khác cũng đáng nên xem xét ít nhất là để đánh giá tình hình một cách có trách nhiệm.

Đầu tiên là hiệu ứng của những trò ‘dông dài qua điện thoại’ giữa các phẩm trật giáo hội. (game of ecclesiastical telephone)

Viganò đã không tuyên bố rằng ông nhìn thấy một văn tự hoặc nghị định ban hành các hạn chế. Thay vào đó, ông nói rằng ông được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re thông báo rằng GH Benedictô đã áp đặt các biện pháp trừng phạt McCarrick. Báo cáo ban đầu của Pentin nói rằng GH Benedictô đã chỉ thị Hồng Y Tarcisio Bertone giải quyết vấn đề này. Điều này có nghĩa là cho đến khi Viganò nghe được câu chuyện, thì câu chuyện đã trải qua ít nhất 2 nhân vật là Bertone và Re, và có thể câu chuyện đã trải qua nhiều trung gian khác nưã trước khi nó được đáp xuống bàn của Viganò.

Ở Vatican vốn sẵn có xu huớng về tin đồn, và nhiều quan chức lại nhiệt thành phóng đại thêm lên. Cho nên bất cứ ai biết rõ Vatican thì có thể hiểu được làm sao mà một “yêu cầu riêng tư” của GH Benedictô lại trở thành “biện pháp trừng phạt theo giáo luật” vào thời điểm câu chuyện đến với Viganò.

Yếu tố thứ hai là nhiều giám mục, dù là theo khuynh hướng thần học nào cũng vậy, giải thích những điểm tế nhị của giáo luật một cách khác nhau.

Những thí dụ về việc một số giám mục áp dụng giáo luật sai hoặc lạm dụng luật đã bị phơi bầy trong báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania, trong đó vô số trường hợp các giám mục không tuân theo các thủ tục của luật Giáo hội. Nhiều nhà bình luận đã tranh luận, trong nhiều năm trong nhiều trường hợp, rằng nếu các giám mục ở Hoa Kỳ tuân thủ luật hội thánh một cách chính xác trong những thập kỷ gần đây, thì họ đã có thể ngăn chặn được những câu chuyện nghiêm trọng nhất trong báo cáo bồi thẩm đoàn, ngay cả trước khi chúng xảy ra.

Nhưng nếu các giám mục đã lạm dụng hoặc thất bại trong việc áp dụng quy trình được nêu trong luật, họ thường xuyên hơn đã dùng sai thuật ngữ cuả luật..

Tất cả các luật sư về giáo luật đều có thể kể ra những câu chuyện về các giám mục nói rằng họ đã “đình chỉ” một linh mục - một hành động chính thức chỉ có thể được thực hiện như là kết quả của một quá trình xét xử- nhưng thật ra họ chỉ đơn giản tạm thời cho ông linh mục này ‘ngồi chơi xơi nước,’ mà chẳng có giấy tờ gì cả.

Tương tự, thuật ngử - “trừng phạt” – mà Viganò sử dụng, được hầu hết các chuyên gia giáo luật hiểu là một hình phạt áp đặt sau một quá trình xét xử. Nhưng đó là một từ thường được sử dụng một cách lỏng lẻo bởi hàng giáo phẩm, cho cả những biện pháp kỷ luật bằng lời nói (off-book, không lên biên bản.)

Rất có thể là Viganò đã không nắm rõ được sự khác biệt trong cụm từ mà ông đã chọn, và định nghĩa thuật ngữ "trừng phạt" cho cả những hướng dẫn bằng lời nói.

Bất kể như thế nào chăng nữa, thì có vẻ như hoàn toàn rõ ràng rằng khi Viganò sử dụng thuật ngữ “trừng phạt theo giáo luật” ấy, ông không có ý đề cập đến một hình phạt kỹ thuật áp đặt sau một quá trình xử phạt. Vì chưng nếu McCarrick đã phải trải qua một quá trình xét xử chính thức - một phiên tòa – thì toàn thể Giáo Hội đã biết về nó rồi.

Đối với hầu hết các nhà bình luận thì Viganò đáng lẽ phải sử dụng một thuật ngữ ít kỹ thuật hơn. Vì ông không nêu rõ ý của ông ra, ông mở cửa cho những lời chỉ trích, và những người không đồng ý với bản chất cuả bức thư, thì họ đi qua cánh cửa đó với sự phẫn nộ.

Nhưng không một vấn đề nào vừa nói trên làm thay đổi cái hình ảnh lớn (big-picture allegations) của sự tố cáo cuả Viganò: rằng sau khi nhận được nhiều báo cáo, GH Benedictô đã thực hiện một số hành động chống lại McCarrick, và những hành động đó sau đó đã bị đảo ngược hoặc hủy bỏ.

Trong tuần qua, một số nguồn tin, qua các phương tiện truyền thông khác nhau, đã cung cấp bằng chứng rằng GH Benedictô đã có một số phản ứng với các báo cáo ông nhận được về hành vi sai trái tình dục của McCarrick. Mặc dù dường như không chắc rằng phản ứng đó về mặt kỹ thuật là "sự trừng phạt" theo nghĩa chính thức, dường như GH Benedictô đã đưa ra một số hướng dẫn hạn chế đối với McCarrick.

TGM Viganò nói rằng ông ta có thể đã nhận được một thư báo (memo) về những hạn chế của GH Benedictô trong năm 2011, và nếu có, thì thư báo (memo) phải được tìm thấy trong văn khố cuả toà khâm sứ ở Hoa Kỳ hoặc tại bộ Giám mục. Điều đó có thể làm sáng tỏ một số vấn đề. Nhưng không chắc Toà Thánh sẽ xem xét và phát hành các tài liệu thích hợp, hiện nay ít có nhà báo nào mong đợi một sự giải thích từ Vatican.



Nhưng hình như sự bất đồng về từ ngữ trong tuyên bố của Viganò sẽ không làm cho người Công Giáo bác bỏ hoàn toàn những vấn đề mà ông nêu ra, rõ ràng hay ẩn ý, là những ai và như thế nào mà tình trạng của McCarrick đã không được giải quyết đầy đủ hoặc đơn giản là giải quyết qua loa cho có lệ (simply papered over.)

Đó là những câu hỏi mà người Công Giáo đang tìm kiếm câu trả lời.

(còn tiếp)