Thế Giới Mới sau cơn đại dịch Covid-19, Viễn kiến của ĐHY Charles Bo, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám mục Á châu.

Yangon, Myanmar, ngày 9 tháng 5 năm 2020 – Đức Hồng Y Charles Bo cho cơn đại dịch Covid-19 tung hoành trên khắp thế giới, hiện tạo thành một cơn bão khủng! Nó sẽ làm thay đổi cách sống, đường lối làm việc và cách thức mừng lễ hội...

Những tác động đang xảy ra ở đất nước Myanmar, xem ra chậm hơn so với không thời gian của nhiều nơi... Quốc gia này tới quốc gia khác, những âm hưởng tác động cũng khác nhau tùy thuộc vào địa lý, vào biên giới, vào vai trò và vị trí của các vị lãnh đạo, những quyết định của chính phủ và tùy thuộc vào các hệ thống y tế công cộng của mỗi nơi. Đây là thời gian thử nghiệm cho tất cả.

Trong mọi trường hợp, những nơi mà người dân không được thừa hưởng những đặc quyền nào về mặt xã hội, ngay cả đến nước để rửa tay cũng chưa có đủ nói chi tới việc làm và các thu nhập hàng ngày, thì họ phải đối diện với đói khát, và ưu tiên hàng đầu là làm sao cứu đói.

Tôi tha thiết kêu mời tất cả hãy đáp lại tiếng mời gọi của các vị lãnh đạo tối cao của các tôn giáo dành ngày 14/5 tới này là một ngày liên đới trong chay tịnh nguyện cầu và làm việc lành bác ái…

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngay cả châu Á, chúng ta đang sống trong những cách ly hạn chế. Trường học và các hãng xưởng tạm đóng, siêu thị và hàng quán phải xếp hàng giãn cách để được phục vụ, các dịch vụ du lịch bị đình chỉ...

Ấy vậy mà bất hạnh thay các cuộc chiến vẫn tiếp diễn… Các tướng lãnh chỉ huy quân sự và kháng chiến quân vẫn tin rằng vũ khí của họ còn tàn bạo hơn cái con vi khuẩn covid-19 này! Họ tiếp tục đánh đấm nhau, gây nên nhiều rủi ro nguy hiểm cho thường dân và làm cho cơn đại dịch càng dễ lây lan trong dân chúng tại các quốc gia ấy...

Nhiều người tự hỏi khi nào thì những đảo lộn này mới kết thúc để chúng ta có thể trở lại bình thường? Câu trả lời cho câu hỏi “khi nào điều này sẽ kết thúc?” Câu trả lời: Có lẽ không bao giờ cả! Nó sẽ không kết thúc, theo nghĩa là mọi thứ sẽ không bao giờ trở lại như cũ được nữa… Theo nhãn quan ấy thì những gì chúng ta đang có bây giờ sẽ vẫn còn được nguyên vẹn như vậy….

Vùng Á Châu của chúng ta đã trải qua nhiều đột biến, chiến tranh và khủng hoảng, tưởng như không bao giờ dứt… thêm vào đó sóng thần, các trận bão tàn khốc vẫn thường ấp tới! Chúng ta ý thức rằng mỗi một lần biến động, khủng hoảng làm chúng ta phải thay đổi, các quốc gia liên đới đều bị ảnh hưởng! Nó khiến thế giới của chúng ta sống thay đổi một cách sâu sắc về mọi mặt: chính trị lẫn những quan hệ quốc nội và quốc tế...

Hiện nay cơn đại dịch đang gây thảm họa trên 200 quốc gia, chắc chắn đang làm thay đổi thế giới. Nó giống như một cuộc chiến toàn cầu. Đại dịch Covid-19 này không thể khống chế được trong vòng vài tháng, hậu quả của nó sẽ theo chúng ta trong nhiều thập kỷ. Nó sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn và hiểu về cộng đồng, nó sẽ thay đổi cách chúng ta kết nối với nhau, cách chúng ta đi du lịch, cách chúng ta xây dựng các mối quan hệ của mình. Nếu các chính phủ không đáp ứng lại những thách thức đó, họ sẽ đánh mất lòng tin của dân chúng!

Trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào, chúng ta đều thấy vai trò của người lãnh đạo vô cùng quan yếu! Các chuyên gia cho rằng bổn phận chính yếu của một vị lãnh đạo tuyệt hảo trong cơn khủng hoảng là: đưa ra được những định hướng dẫn dắt đại chúng. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ đề ra những quyết định minh bạch, đáp ứng được những gì đang xảy ra hầu tạo cho dân chúng sự tin tưởng an tâm... Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ thuyết phục được nhân tâm dân chúng, dám nhận trách nhiệm trước quốc dân... Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ bảo toàn được sự đoàn kết, tránh được những phân hóa chủng tộc hoặc chia rẽ. Một nhà lãnh đạo giỏi biết để ý chăm sóc đặc biệt cho các nhóm thiểu số mỏng dòn... Một nhà lãnh đạo giỏi biết nối kết cộng đồng và kích hoạt mọi thành phần chống lại những hoang mang lo lắng!

Mọi người công dân đều có quyền biết được sự thật: những nguyên cơ diễn tiến của một vấn đề... Các quốc gia phải chia sẻ những thông tin một cách trung thực. Kinh nghiệm về những thông tin về cơn đại dịch này là một điển hình, nó làm mất niềm tin của thế giới... Trước cuộc khủng hoảng đại nạn như thế này, các nhà lãnh đạo thực sự phải lợi dụng mọi cơ hội của họ để xây dựng niềm tin cho đại chúng.

Xây dựng quốc gia không chỉ đơn giản là điều hành và ban hành các quyết định cho thủ đô và các thị thành của đất nước. Xây dựng quốc gia phải khởi đi từ việc lắng nghe và đồng hành với mọi người trên mọi lãnh vực của xã hội. Nó liên quan đến việc xây dựng toàn diện người về mọi mặt... Thế giới này luôn ắp đầy các vấn đề nghiêm trọng ngay cả trước khi vi khuẩn coronavirus được phát tán! Chẳng hạn như: Bất bình đẳng lan tràn trong và giữa nhiều quốc gia. Giầu nghèo chênh lệch và những người nghèo đang phải gánh chịu những bất công một cách không tương xứng, những khu ổ chuột, và những nhân công không có công ăn việc làm... Những người bị đẩy ra vòng ngoại vi xã hội! v.v…

Bây giờ chúng ta đang phải đối diện với một sự thay đổi thời đại, đó là sự sợ hãi, bài ngoại và phân biệt chủng tộc đang sống lại trong nhiều nhóm và nhiều phần đất khác nhau trên thế giới... Thuốc độc đưa tới chủ nghĩa duy dân tộc nằm ngay trong các tổ chức dân sự và thái độ hưởng thụ cá nhân.

Nhiều quyết định và thông lệ được thông qua trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch sẽ trở thành vĩnh viễn. Điều đó một số chính phủ đã lợi dụng dịch bệnh để đưa các ưu tiên của họ vào và áp dụng chúng vào cuộc sống xã hội của đất nước họ quản trị! Cách thức bạn xử sự bây giờ, những gì bạn đang phải thực hành lúc này sẽ lưu lại với bạn mãi trong cuộc sống. Chắc chắc chúng sẽ ảnh hưởng tới cách sống của bạn trong gia đình, cách bạn đối xử hoặc xa gần với hàng xóm, cách bạn vui chơi và nghỉ ngơi… Những điều ấy cũng ảnh hưởng trên cách chúng ta nhìn đời và nhìn thế giới của chúng ta. Những cuộc trao đổi kinh doanh sẽ khác đi không bình thường như quá khứ... Cuộc sống của chúng ta sẽ không tiếp tục như những điều ấy chưa từng xảy ra bao giờ! Vấn đề thiết yếu cần đặt ra bây giờ là chúng ta muốn thế giới chúng ta ra sao khi cơn bão đại dịch này qua đi?

Sự thiếu vắng các kết nối xã hội làm cho chúng ta càng lãng quên đi những gắn bó với nhau! Tại sao chúng ta lại bị phân chia ra nhiều nhóm khác biệt trên thế giới? Tại sao có những xung đột của các nhóm thiểu số khác nhau tại Myanmar trong nhiều thập niên qua? Tại sao các sắc tộc tại Phi và nhiều nơi trong Á châu tranh chấp với nhau? Tại sao những cuộc chiến ở châu Á chúng ta có kéo dài triền miên lâu nhất trên thế giới như vậy?

Nhìn vào lịch sử của chúng ta cho đến bây giờ, chúng ta tự hỏi tại sao các nhóm thiểu không thể cùng chung sống để tạo thành sức mạnh? Tại sao hàng triệu người phải di cư ra nước ngoài, chỉ để có thể tự tồn tại sống còn? Để bây giờ, ở nước ngoài đó họ lại bị mất việc! và hàng ngàn ngàn người lại bị tống khứ về lại quê hương cũ của họ, về lại những thôn làng mà họ đã tuyệt vọng bỏ ra đi...

Làm sao chúng ta có thể tiến tới? Chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế hữu ích chung cho tất cả? Một nền kinh tế đặt con người lên hàng đầu? Chúng ta có thể có xây dựng một tình đoàn kết bền bỉ lâu dài không? Một thế giới vì lợi ích chung, đặt trên sự tôn trọng tự do nhân phẩm con người?

Chúng ta hãy cùng tiến bước vào ngôi nhà chung mà vui sống. Chúng ta đi vào bên trong, nhưng chúng ta cũng nhìn ra chung quanh. Đây là thời gian cần tới sự kiên nhẫn, cần nhiều tài năng, nghị lực và cần đến tâm trí thông suốt... Kiên nhẫn học được học trong cuộc sống bền bỉ. Đây là thời gian để tổ chức nếp sống chúng ta một cách khôn ngoan và sung mãn; một thời gian vận dụng sức tưởng tượng và trí thông minh của chúng ta để khám phá ra những phương cách mới, hầu chuẩn bị cho một thế giới mới. Đã đến lúc chúng ta ý thức và nhận chân ra các giá trị chúng ta cần phải phụ thuộc vào nhau và học hỏi nhau để cùng nhau làm việc và hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và đánh giá cao tình đoàn kết. Trên hết, đây là thời gian để gạt bỏ hận thù và vũ khí sang một bên và cùng đối phương chung tay xây dựng một cộng đoàn nhân loại.

Không có gì đang triệt hại và gây ảnh hưởng đến toàn thế giới như cơn đại dịch Covid-19 hiện nay! Nhưng đừng vì thế mà buông xuôi, không làm gì hết! Đại dịch chính là thời gian giúp chúng ta nhìn vào nội tâm bên trong, nhưng nó cũng là thời gian giúp ta nhận thức về người khác, để khích lệ nhau, đoàn kết với nhau để nâng đỡ những người cô thế cô thân, dễ bị tổn thương. Đây là thời gian để cầu nguyện và suy tư về những gì đang xảy ra cho thế giới của chúng ta. Mong chờ một ngày tươi mát trở lại. Chờ đợi sự kết thúc của cơn đại dịch! Ước mong thời gian này qua đi một cách sáng tạo…

Trong các cuộc khảo sát toàn cầu, người dân Myanmar được liệt vào số những người dân quảng đại nhất của thế giới. Không phải vì họ cho đi nhiều cho bằng vì nhiều người Myanmar sẵn sàng chia sẻ cho người khác. Điều này hiển nhiên được nhận thấy trong các cuộc khủng hoảng hiện tại... Ngay cả khi chúng tôi bị vùi dập, lòng quảng đại sẻ chia của mọi người vẫn được biểu hiện. Những nhân viên y tế cứu trợ quốc tế đã bị trục xuất, nhưng các tổ chức phi chính phủ bản địa đã tình nguyện, sẵn sàng tự chia sẻ các nhu cầu cơ bản cho những người đang gặp hoạn nạn...

Trên khắp các miền Á châu, nhiều người đang bị thiệt hại về thể chất, về tình cảm, tài chính lẫn tinh thần... Với phản ánh của từng quốc gia trước cơn đại dịch, các cấp lãnh đạo Giáo hội, chẳng hạn như ở Myanmar đã đi tiên phong trong các công cuộc bác ái từ thiện… Chúng tôi tiếp tế, hỗ trợ những người không có của ăn áo mặc!... Đây là lúc thể hiện tình bác ái, lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa.

Trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào, một cám dỗ tự nhiên xảy đến cho mọi người là tự thủ, lo cho mình là đủ! Như Amartya Sen và nhiều vĩ nhân đã nói, “trong một xã hội nhiễu nhương, mới tìm ra được những người tốt lành!”

Ông Arundhati Roy cho hay: Covid-19 là một cổng thông tin trực tuyến, một cánh cửa, đây là một khoảnh khắc tan vỡ giữa thời đại cũ và mới, giữa một thế giới với một số ít được nhiều đặc quyền và nhiều người bị lãng quên, giữa một thế giới thay đổi nơi phẩm giá con người phải được công nhận. Bạn đã chuẩn bị để bước vào thế giới đó chưa!

+ Hồng Y Charles Maung Bo SDB

Chủ tịch Liên Hội đồng các Giám mục Á châu