LỄ CHÚA LÊN TRỜI (B)
Cv 1: 1-11; Tvịnh 46; Êphêsô 1:17-23; (Êphêsô 4: 1-13); Macco 16:15-20

Trong những năm tôi rao giảng ở Tây Virginia, tôi nhớ những thị trấn nhỏ, "trên những cái thung lũng", nơi có nhiều nhà thờ cùng các cha xứ và cộng đoàn giáo dân, để thử thách đức tin của mình, họ thử đưa tay vào một hộp chứa rắn đuôi chuông, kéo một con ra và cầm nó trước hội trường. Những người khác sẽ uống nước mã tiền. Tại sao họ làm điều đó, đó không phải là những gì Chúa Giêsu đang nói, trong phúc âm hôm nay, các tín hữu sẽ làm gì khi ra đi rao giảng tin mừng? Các cộng đoàn ở nông thôn đã thực hiện những cuộc thử thách đức tin đó để xem khả năng thực hiện những điều kỳ lạ này của họ xem như là dấu hiệu cho thấy Đức Kitô hằng sống đang ở giữa họ để thực hiện những lời hứa của Ngài đối với họ. Một số tín hữu đã có thể xử lý rắn và uống thuốc giải nọc độc và sống sót. Cộng đoàn của họ đã ủng hộ họ và tôn vinh đức tin của họ. Còn những người khác chịu rắn cắn và vì không xử dụng thuốc kháng nọc nên… phải chết. Nhưng ngay cả khi đó, cộng đoàn của họ đã tự nhận lấy thất bại với tư cách là một cộng đoàn, họ không đổ lỗi cho người thuyết giảng hay đức tin yếu của tín đồ. Họ coi sự thất bại là dấu chỉ cho thấy cả cộng đồng cần phải luôn hướng về Chúa hơn.

Tôi thuộc về một cộng đoàn ở một giáo xứ khác. Họ diễn giải những dấu chỉ đức tin theo một cách khác. Tôi nghe trong bài phúc âm hôm nay có một lời hứa rằng các dấu chỉ đó sẽ đồng hành với các tin hữu. Trong thời Chúa Giêsu, có nhiều sự chia rẽ giữa thế giới loài người. Những gì chúng ta có thể nhìn thấy, đo lường và giải thích được là do Thiên Chúa linh ứng. Những căn bệnh và tính trạng khổ cực trong tình huống kiệt quệ đã làm cho họ vượt quá khả năng giải thích hay chữa lành của họ, được cho là do các yêu hồn xấu ám và ma quỷ cám dỗ. Bởi thế, khi có một người bị bệnh tâm thần, người đó bị xem là bị "quỷ ám". Vì những người đau khổ thường không sống bình thường được, nên cộng đoàn thường giải thich là đó có thể là do một linh hồn bên ngoài đang chiếm giử người đó. Ngày nay, khoa học, y học hiện đại đã giúp hàn gắng các sự chia rẽ giữa những gì đã từng là ẩn số, bí ẩn, đáng sợ mà trước kia không thể giải thích và đo lường được. Chúng ta đã giải thích nhiều "mầu nhiệm". Bởi thế, nơi nào có Thiên Chứa trong những câu chuyện đó và về sứ vụ của Chúa Giêsu và các dấu chỉ Ngài đã hứa, chúng ta có thể làm được để chứng mình cho đức tin của chúng ta phải không?

Chúa Giêsu nói, chúng ta có thể "xua đuổi ma quỷ". Nhưng các loại thuốc mới hiện nay có thể chữa các chứng tâm thần phân liệt và rối loạn đa cực. Nhưng, dù có nhiều loại thuốc mới mạnh hơn, nhưng vẫn không chiến thắng được ma quỷ. Và điều đó khiến Chưa Giêsu lo ngại và tiếp tục đòi hỏi các tin hữu chống đối và xua đuổi. Thí dụ như, quỷ dữ của sự nghèo khổ, ngay cả trong các nước giàu có, con quỷ đó vẫn tiếp tục phát triển làm hại các người trẻ tuổi và những người già. Con quỷ của sự ngu dốt giam hãm mọi người, và giữ họ trong bóng tối về việc mê tín dị đoan và thành kiến. Con quỷ của chiến tranh: Nó dụ dỗ người mạnh mẽ nghĩ rằng các vấn để có thể giải quyết nhanh chóng bằng vũ lực. Quỷ phân biệt chủng tộc: Đây là một con quỷ rất láu cá, và rất nhẹ nhàng. Trong những ngày này, nó đã cất cao giọng gây chia rẽ bằng những biểu cảm ghê tởm. Ngay cả những người phát hiện được sự phân biệt chủng tộc trong xã hội thì nếp sống hằng ngày của họ cũng ẩn chứa con quỷ phân biệt chủng tộc mới. Những con quỷ của sự kỳ thị đồng tính, phân biệt gới tính và chủ nghĩa kích động và tất cả những “chủ nghĩa khác” đang xâm nhập vào tổ chức của giáo hội chúng ta. Đây là những những con quỷ không thể nào xua đuổi ra bằng lời cầu nguyện trừ khử được. Nhưng chúng có thể bị thúc đẩy bởi lời cầu nguyện xin ơn hoán cải, lời cầu nguyện để thay đổi tâm hồn trở lại và đối với chúng ta; hãy có một lời cầu xin cho sự khôn ngoan, để biết chúng ta phải làm gì, ở đâu và như thế nào để thay đổi những điều đó; một lời cầu nguyện cho sức mạnh, để trong cuộc chiến đấu chống quỷ dữ đó trong thời gian lâu dài, cần lời cầu xin cho được can đảm đối mặt với sự chống đối, lời cầu xin được on trông cậy trong khi chúng ta phải đối mặt với sự chán nản, và không được tiến hành mau lẹ.

Chúa Giêsu nói, chúng ta sẽ đặt tay để cứu chữa người bệnh. Chúng ta làm điều này trong lời cầu nguyện của chúng ta hướng về người đó và trong bí tích xức dầu cho bệnh nhân (Điều này có thế là một cơ hội cho người thuyết giảng làm trong lúc dạy về cách thực hiện các bí tích cho bệnh nhân) Nhưng, chúng ta cũng cho những người bệnh và các người già, Những người sống bên cộng đoàn chúng ta, mà chúng ta muốn tiếp xúc với họ trong những lúc viếng thăm, và nhẹ nhàng "đặt tay trên họ" Cách đây mấy năm, Vermon Jordan, một nhân viên trong phủ tổng thống, đã bị bắn vào sau lưng. Trong khi ông xác nhận hành vi của các bác sĩ thực hiện trong lúc chữa trị ông. Ông ta nói điều thực sự cứu sống ông; là người bác sĩ ngồi bên ông và nắm lấy tay ông – trong từng ngày một. Chúng ta đặt tay trên người bệnh bằng nhiều cách. Chúng ta ở một bên một người chống chỏi căn bệnh, họ tuyệt vọng, cảm thấy cô đơn, người bị nghiện, kẻ bị ly hôn và người sắp chết. Có người đã một lần nói với tôi "Không phải lúc nào tôi cũng biết điều cần làm, tôi chỉ có mặt ở đó thôi". Thật đó là một cách "đặt tay trên người bệnh"- chỉ cần có mặt ở đó thôi.

Đó cũng là một cách để đối mặt với những thế lực mạnh mẽ đang bủa vây chúng ta, và cần phải loại bỏ: việc "hiện diện" trong các thế lực này. Chúa Kitô phục sinh đã hành động qua các môn đệ của Ngài, những người có hiện diện, và Ngài đã ban cho họ ơn khôn ngoan. Khi có vấn đề nan giải và có sự việc nghiêm trọng xảy ra, có quyền lực trên các thế lực xấu xa của các tổ chức có chính sách không công bằng, các chính phủ bất công, một sự đặt tay để chữa lành ai đó; là cần sự hiện diện với đức tin đứng bên cạnh họ trong thung lũng bóng tối của sự chết.

Trong bí tích Thánh Thể này chúng ta đang làm gì? Có phải chúng ta đang dự lễ tưởng niệm cho một người đã chết từ xa xưa, Người đã từng truyền cảm hứng cho thế giới phải không? Chúng ta đang than vãn sự vắng mặt của người đó bằng lời nói "Giá như Chúa Giêsu có ở đây, Ngài sẽ biết phải làm gì!". Không đâu, chúng ta đang mừng kỷ niệm những dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Giêsu, mà chúng ta đã trãi nghiệm trong tâm tình và qua công đoàn với Ngài. Lời Chúa và Bánh rượu thiêng liêng mà chúng ta ăn và uống nơi bàn tiệc này.

Sách Tông Đồ Công Vụ bắt đầu bằng lệnh của Chúa Kitô Phục Sinh là chúng ta nên chờ đợi. Tôi tự hỏi, liệu những người thích hoạt động trong công đoàn tiên khởi đó có thất vọng vì lời Chúa Kitô chỉ dẫn không. Bạn có thể thấy rằng họ đã sẵn sàng làm việc - và họ có thể làm sai. Chính là câu hỏi của họ là điều cho thấy họ sẽ làm sai "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục Vương Quốc Israel không?" Thật vậy, nó mang một ý nghĩa quan trọng đối với các ông một vương quốc Israel hoàn toàn thống trị bên ngoài xã hội, về chính trị và quân sự. Không đâu, họ phải đợi phép rữa của Chùa Thánh Thần, rồi họ sẽ biết làm nhân chứng cho Chúa Giêsu như thế nào và ở đâu.

Chúa Giêsu không muốn các ông phát triển cái nhìn hạn hep của họ, những thành kiến và xu hướng nghỉ sai về đời sống của Chúa Giêsu. Điều Ngài muốn là các ông phải làm chứng cho Chừa Giêsu vượt xa biên giới của Israel. Chúa Giêsu nói "bây giờ anh em sẽ là nhân chứng của Thấy ở Giêrusalem, trong khắp các miền Giu-đê, Samari và cho đến tận cùng trái đất". Để làm được những điều này các ông cần sự giúp đỡ. Bởi thế các ông phải hiểu sự các ông dựa vào Thiên Chúa và chờ đợi Thiên chúa vui lòng ban sự giúp đỡ đó cho họ.

Chúng ta không phải là những người biết chờ đợi. Chúng ta mệt mỏi nếu chúng ta không đạt được kết quá nhanh chóng. Đứng trong hàng để chờ đợi cho đèn xanh sáng lên; chờ đợi các con cái chúng ta về nhà sau khi đi dự khiêu vũ; chờ đợi cha mẹ già trong phòng chẩn trị của bác sĩ; chờ đợi cho mau kết thúc sự xung đột ở Myanmar, và hòa bình cho nước Yemen. Chờ đợi là một điều chán nản phải không? Vì đó là việc làm cho chúng ta phải phụ thuộc người khác, hay lệ thuộc vào một quyền lực khác, chứ không do chúng ta. Và vì chúng ta không điều khiển được, và vì thế chúng ta nên nhớ là chúng ta có giới hạn và dễ bị tổn thương.

Chúa Giêsu nói với các môn để là "Anh em cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" Các ông không được tự các ông ra đi rao giảng về sự Phục Sinh. Họ là một công đoàn nhỏ bé và sợ sệt, không có đủ sức trong bản thân các ông, Như phúc ấm cho thấy, các ông thường nghĩ sai điều Chúa Giêsu nói. Con điều nữa là các ông thường trốn chạy khi gặp khó khăn. Nơi họ, sẽ có những sai lầm, và có thể làm những điều không giống phương cách của Chúa Giêsu làm. Chẳng phải chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khá lớn trong lịch sử về sống đức tin theo Chúa Giêsu và về danh thánh của Ngài phải không? Lịch sử cho chúng ta thấy những câu chuyện về việc rao giảng lời Chúa qua việc cưỡng ép người khác phải chịu phép rửa tội, bằng cách chà đạp lên văn hóa và phẩm giá tốt lành của các nền văn hóa khác. Giống như các môn đệ đầu tiên, chúng ta đã yếu hèn khi cần can đảm nơi chúng ta để chống lại vũ lực áp chế.

Bởi thế, các môn đệ phải "gìm cương ngựa lại", tịnh tâm lại và chờ đợi lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Hơn nữa, sự hoàn tất sẽ đến vào thời điểm của Thiên Chúa định, không phải do chúng ta sắp đặt. Chúng ta là những người muốn hành động phải không? Chúng ta có những chương trình và dự định riêng của chúng ta, là điều tốt, và có định hướng tốt. Ngay cả khi các kế hoạch và ý định chúng ta là cao cả và phục vụ cho một mục đích tốt đẹp, chúng ta có hỏi Ngài hay không? Chúng ta có chờ đợi được câu trả lời về các định hướng cho các chương trình và dự định đó không? Có lẽ chúng ta phải "nhanh lên và chờ đợi", “dù không làm gì cả, hãy đứng đó!" Chờ đợi Chúa Thánh Thần là Đấng làm đảo ngược phương thức làm việc thông thường của chúng ta.

Mục sư Thomas Troeger nhà giảng thuyết của giáo hội tin lành Presbyterian, trong bài giảng ông ta nói ngày Lễ Chúa Thăng Thiên, nhắc lại sự chán nản của các môn đệ trong giáo hội tiên khởi trong lúc họ chờ đợi và mong mỏi sự hoàn thành triều đại của Thiên Chúa được thực hiện hoàn toàn. Ông Troeger nói "chúng ta hiểu sự chán nản đó. Sau khi chúng ta hy sinh đời sống chúng ta cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cảm nghiệm, không phải sự chiến thắng, nhưng là một sự hoà hợp của chiến thắng và thất bại. Có điều gì chưa thực sự thay đổi không? Đức tin của chúng ta đã tạo nên sự khác biệt nào? “Khi nào thì mọi sự sẽ hòa với nhau trong một mô hình hoàn chỉnh và lâu dài?” Ông ta tự hỏi, và sau đó ông Troeger trích dẫn lời của thi hào Yeats mô tả thế giới của chúng ta:

"Các sự việc đều tan rã; trung tâm thất thủ;
Thế giới trong tình trạng vô chính phủ,
Làn sóng máu tuôn đổ ở khắp mọi nơi
Sự đền tạ trong cơn lũ khốn,
Sự mất đức tin, trong lúc khốn cùng,
Đó là sự đau khổ của đam mê”.
(Trích từ "Sự trở lại lần thứ hai")

Chúng ta mệt mỏi vì chờ đợi. Với lời nói của thi hào Yeats chúng ta nói lên niềm mong ước của mình, "chắn chẳn có sự mạc khải sẽ đến. Chắc chắn là sự trở lại lần thứ hai đã định sẳn”. Đó là lời than vãn, lời cầu xin mong được giúp đỡ và mong được dựa vào Ngài. Chúng ta cần được giúp đó vì chúng ta không tự chúng ta làm được. Ông Troeger mời gọi chúng ta nghe lần nữa lời của giáo hội tiên khởi đã nghe trong nổi lo sợ và khao khát. “Chúng ta không thể biết được thì giờ và mùa mà Chúa Cha đã dự định bởi quyền lực của riêng Ngài!” Thật khó cho chúng ta, khi nghe tin tức buổi chiều, thấy tràn đầy những hình ảnh và tiếng kêu than của sự khổ đau của loài người. Ông Troeger nhắc chúng ta là chúng ta thấy là tin tưởng rằng, hãy tin khi Chúa Kitô ngự tại trời cao, Ngài sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến để giúp chúng ta sống trong đức tin. Chúng ta không thể buộc tay của Chúa Thánh Thần. Đó là một ơn huệ luôn luôn tuôn đổ xuống trên mổi người chúng ta, và là phần phúc mà chúng ta phải chờ đợi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


ASCENSION OF THE LORD (B)
Acts 1: 1-11; Ps 47; Ephesians 1: 17-23 (Ephesians 4: 1-13); Mark 16:15-20

During the years I preached in West Virginia I remember small towns, "up the hollows", where there were churches whose ministers and members of the congregation, as a test of their faith, would plunge their hands into a box of rattlesnakes, pull one out and hold it before the congregation. Others would drink strychnine poison. Why not, isn’t that what Jesus is saying, in today’s gospel, believers will be able to do as we go about proclaiming the gospel? The rural communities that performed those tests of faith saw their ability to do these feats as a sign that the living Christ was in their midst fulfilling his promises to them. Some of the faithful were able to handle snakes and drink poison and survive. Their community supported them and celebrated their faith. Others suffered snake bites and the effects of drinking deadly poisons...some even died. But even then, their communities took the failure on themselves as a congregation, they didn’t fault the individual preacher or believer’s faith. They saw the failure as a sign that the whole community needed to turn more fully to the Lord.

I belong to a church community that interprets these signs of belief in another way. I hear in today’s gospel a promise that signs will accompany believers. In Jesus’ time there were large cracks between the human world, what we can could see, measure and explain, and God’s. Illnesses and negative human conditions that were beyond their ability to explain or heal, were credited to evil spirits and demons. So, for example, a person suffering from mental disease was said to be "possessed." Since the afflicted weren’t their usual selves, the community reasoned, it must be the fault of an outside and malevolent spirit possessing the person. Nowadays, science, modern medicine and drugs have filled in a lot of the cracks between what was once unknown, mysterious and frightening and was in the realm of the measurable and explainable. We have narrowed the void, answered a lot of "mysteries." So, then, where is God in all this and what about Jesus’ mission and the signs he promises we will perform as a testimony to our faith?

Jesus tells us we will be able to "drive out demons." New medical drugs can now alleviate schizophrenia and bi-polar disorders. But there are more powerful demons medication can’t deal with, that concerned Jesus and continue to require believers to confront and drive out. For example, the demon poverty: even in a wealthy country it grows and continues to victimize the young and elderly. The demon of ignorance: it holds people captive and locked in darkness, superstition and prejudice. The demon of war: it seduces the powerful into thinking that problems can be solved quickly by force. The demon of racism: a sometimes subtle demon, but these days it has raised its divisive head in ugly manifestations. Even the so-called enlightened discover racism is still a part of their lives. The demons of homophobia, sexism and agism and all the other "isms" that permeate our institutions and churches. These are demons that might not be driven out with a prayer of exorcism. But they may be driven out by a prayer for conversion, a prayer to have our own hearts and attitudes changed; a prayer for wisdom, to know where and how we must get involved to do something; a prayer for strength, to keep us in the struggle against these demons over the long haul; a prayer for courage, as we face opposition; a prayer for hope, as we deal with discouragement and lack of quick progress.

Jesus says we will lay on hands to cure the sick. We do this in our prayers and sacramental anointing of the sick. (This might be an opportunity for the preacher to do a brief catechesis about the sacrament of the sick.) But we also show the sick and very old, who are often on the periphery of our communities, that we want to stay in contact with them through visits and gentle touch – "laying on of hands". Some years ago Vernon Jordan, a presidential aid, was shot in the back. While acknowledging the expertise of the doctors who worked on him, he said what really saved his life, was the doctor who sat with him and held his hands – day after day. We lay hands on the sick in many ways. We stay by the side of someone struggling with illness, despair, loneliness, addiction, divorce and death. Someone said to me once, "I don’t always know what I am to do – I just show up." That’s a way of "laying hands on the sick," just show up.

That’s also one way to face the powerful forces that surround us and need to be driven out: we "show up." The risen Christ acts through his disciples who show up, giving them: wisdom when serious problems and issues arise; power over the evil forces of unjust systems, policies and governments; a healing touch, when someone just needs a faithful presence standing with them in the valley of the shadow of death.

What are we doing here at this Eucharist? Are we holding a memorial service for someone long gone, who once inspired the world? Lamenting his absence saying, "If only Jesus were here, he would know what to do." No. We are celebrating the signs of his presence we have experienced in and through his community, the Word and the sacred bread and wine we eat at this meal.

The Acts of the Apostles starts with an injunction by the risen Christ to wait. I wonder if the activists in that early community weren’t frustrated by his directive. You can see that they were ready to get on with things – and they would have gotten it all wrong. It’s their question that reveals their mis-direction, "Lord are you at this time going to restore the kingdom of Israel?" Of course, they mean a purely external, politically and militarily dominant kingdom of Israel. No, they will have to wait for the baptism with the Holy Spirit, then they will know how and where to be Jesus’ witnesses.

He wants them to break free of their limited view, their biases and tendency to misinterpret the meaning of his life. What he also wants is that they witness to him far beyond the boundaries of Israel. They will, he says, have to be, "my witnessers in Jerusalem, throughout Judea and Samaria and to the ends of the earth." For all this they will need help, so they must acknowledge their dependence on God and wait for God’s pleasure to pour that help out on them.

We are not good at waiting. We tire out if we do not get quick results. Waiting on lines, for lights, for our children to come home from the dance, with our aging parents at the doctor’s office, for the strife to end in Myanmar, and Yemen to come finally to peace. Waiting is not what we do well. Why is waiting so frustrating? Because it means someone else, or some other power is in charge, not us. And being out of control and subject to other forces reminds us of our finiteness, and vulnerability.

Jesus tells the disciples to "wait for the promise of the Father." They cannot go off spreading the news of his resurrection on their own. They are a small, fearful community that has no power on its own. As the Gospels showed, they have a tendency to get Jesus’ message all wrong. What’s more, they flee when things get tough. On their own they will be misguided, perhaps engage in ways that are not of Jesus. Haven’t we made some pretty big mistakes in our history about his message and in his name? Our history has tales of promoting our religion by forced baptisms and by trampling over the dignity and cultures of whole civilizations. And like the original disciples, we have been cowardly when courage and resistance to force was required.

So the disciples and we must "hold our horses," restrain ourselves and wait for God’ promise to be fulfilled. What’s more, the fulfillment will come at God’s timing, not our own. We are action-oriented aren’t we? We have our projects and plans, we want to get on with things. Even when our plans and intentions are noble and serve a good purpose, how does God figure into them? Do we know? Have we asked? Do we wait for an answer, some direction? Maybe we have to "hurry up and wait." "Don’t just do something, stand there!" Waiting on the Spirit is a reversal of our usual mode of operating.

Thomas Troeger, the Presbyterian preacher and homiletician, in a sermon preached on Ascension Day, recalls the frustration of the disciples and the early church in their waiting and longing for the fulfillment of the reign of God. He says we too know that frustration. After having given our lives over to Jesus Christ, we experience not triumph, but a mixture of triumph and defeat. Has anything really changed? What difference does our faith make? "When will things come together in some whole and enduring pattern?" he wonders. And then Troeger quotes Yeats’ lines to describe our world:

"Things fall apart; the center cannot hold;
Mere anarchy is loosed upon the world,
the blood dimmed tide is loosed, and everywhere
the ceremony of innocence is drowned;
the best lack all conviction, while the worst
are full of passionate intensity."
(from, "The Second Coming")

We are wearied by our waiting. With Yeats we voice our longing, "Surely some revelation is at hand; Surely the Second Coming is at hand." It’s a lament, a prayer of need and dependence. We need help that we cannot provide for ourselves. Troeger invites us to hear again what the early church heard in its anguish and yearning, "It is not for you to know the times or seasons that the Father has established by [God’s] own authority." How difficult it is for us to hear these words surrounded, as we are, by the kind of events we see and hear on the evening news – pictures and sounds of human distress. What we have, Troeger reminds us, is the belief that Christ reigns and will send the Holy Spirit to help us live as we must. We cannot force the hand of this Spirit, it is a gift constantly coming upon us. And one that still requires waiting.