SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 2 TN C
https://www.youtube.com/watch?v=sOxcY5uOqhw&t=748s
NIỀM VUI MỚI
Chúa Nhật 2 Thường Niên năm C: Ga 2, 1-10
Suy niệm
Sau khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu lên đường rao giảng Tin Mừng. Sự kiện quan trọng đầu tiên là việc Ngài hiện diện trong tiệc cưới Cana, cùng với Mẹ Ngài và các môn đệ. Theo tập tục Do Thái, tiệc cưới kéo dài cả tuần lễ, nhưng không may tiệc cưới này đến giữa chừng thì hết rượu. Đây là điều tối kỵ, vì thật xấu hổ cho gia chủ và đôi tân hôn. Mẹ Maria đã nhận ra tình trạng này, và nói cho Đức Giêsu biết. Ngài đã biến nước thành rượu, trả lại bầu khí vui tươi cho tiệc cưới. Theo Tin Mừng Gioan, đây là dấu lạ đầu tiên mà Ðức Giêsu làm để bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài.
Rượu là hình ảnh mà các ngôn sứ thường dùng để loan báo buổi bình mình của kỷ nguyên Mêsia. Đó là ý nghĩa sâu xa của phép lạ này, vì thứ nước dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái được Đức Giêsu biến thành rượu, nghĩa là nước của Cựu Ước đã hóa thành rượu của Tân Ước. Như thế, “Cái cũ đã qua đi, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5, 17). Thời đại Mêsia đã đến, Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, Ngài đến để thiết lập một trật tự mới, chan chứa niềm vui ơn cứu độ, như rượu mới dư dật trong tiệc cưới. Ba năm sau, cùng một thời điểm này ngay trước lễ Vượt Qua (2, 13), Đức Giêsu hóa rượu thành máu của Ngài cho muôn dân được hưởng ơn tha tội (Mt 26, 28).
Dấu lạ Cana chủ yếu cho chúng ta thấy Đức Giêsu là ai, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được vai trò linh thiêng của Đức Maria. Với thái độ nhạy bén trước nhu cầu của tha nhân, Mẹ đã đưa ra lời thỉnh cầu với Con Mẹ, một cách kín đáo và tế nhị:“Họ hết rượu rồi”. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu xem ra không được thịnh tình: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến”. Thế nhưng Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng nơi con Mẹ. Mẹ không hiểu Ngài sẽ làm gì và làm như thế nào, nhưng tin Ngài sẽ có cách cứu nguy cho bữa tiệc cưới, nên Mẹ bảo các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Cuối cùng Đức Giêsu cũng đã làm theo ý muốn của Mẹ mình. Thật ra không phải vì ý muốn của Mẹ, nhưng qua đó Ngài nhận ra ý muốn của Chúa Cha. Đúng là “giờ” của Ngài chưa đến, giờ mà Ngài được tôn vinh, giờ mà tình yêu Chúa Cha được biểu lộ tận cùng qua cái chết của Chúa Con. Thế nhưng Đức Giêsu không lệ thuộc vào khung cảnh thời gian tương đối, để có thể hành động đúng lúc theo ý định của Thiên Chúa. Mọi hành động trong cuộc sống đều có giờ, có nơi và có lúc của nó, nhưng phải chăng tình yêu đòi phải thể hiện ở mọi nơi và trong mọi lúc. Tình yêu chẳng khác nào dòng nhựa sống của thân cây phải liên tục luân chuyển. Nói cách khác, tình yêu là nhịp đập của trái tim Thiên Chúa trong đời sống con người qua mọi hành động.
Qua bài Phúc Âm này, chúng ta cũng cần nhìn ngắm sự hiện diện của Đức Maria: một sự hiện hiện cho người khác, vì người khác. Nếu ta có được sự hiện diện như Đức Mẹ, ta cũng sẽ đem lại sự nồng ấm và an vui cho gia đình, cho cộng đoàn. Đó cũng là một sự hiện diện bám sát lấy Chúa trong mọi tình huống, để chính Chúa làm mới lại tình yêu và cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu chúng ta nghe Mẹ, cứ làm theo lời Chúa dạy, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi tốt đẹp biết bao.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục bước vào đời sống của từng người, từng đôi tân hôn, từng gia đình. Bất cứ ai để cho Chúa bước vào đời mình sẽ nhận được một phẩm chất mới, giống như nước lã biến thành rượu ngon. Không có Đức Giêsu, cuộc đời vẫn ứ đọng, phẳng lì và chán ngán. Khi để cho Ngài bước vào đời ta, nghĩa là ta luôn ý thức sự hiện của Ngài, thì mọi cái sẽ trở nên sinh động và đầy hy vọng. Thiếu sự kết nối với Chúa, ta sẽ cảm thấy cuộc đời cô đơn, trống vắng. Đặt mình trong Chúa, ta sẽ tìm thấy sự an vui và những điều kỳ điệu.
Ước chi mỗi khi đêm về, gia đình chúng ta lại xúm xít bên nhau và quây quần bên Chúa, vang lên lời kinh chúc tụng và tạ ơn. Cũng từ đó mà niềm vui và sức sống yêu thương lại tràn về trên tổ ấm gia đình. Đó mới thật là một gia đình có Chúa, của Chúa, một hội thánh tại gia, góp phần với Chúa đem lại sự tươi mới cho xã hội hôm nay.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tiệc cưới là biểu hiện của niềm vui,
niềm vui của sự sống và phong nhiêu,
của ân ban trong tất cả mọi điều,
vì chính là kết quả của tình yêu.
Nhưng tình yêu vẫn thường bị đe dọa,
khi cuộc sống bất trung và bất tín,
khi con người vẫn thiếu một lòng tin,
không dám sống một cuộc đời chân chính.
Chúa đã hóa nước lã thành rượu ngon,
để con thấy sự hiện diện của Ngài,
luôn làm nên sự tươi mới ở mọi nơi,
đem an vui hạnh phúc cho mọi thời.
Không có sự hiện diện của Chúa,
mọi tiệc cưới sẽ lụi tàn,
mọi niềm vui cũng sẽ tan,
gia đình lại sống kiếp hoang mang.
Có Chúa mọi sự sẽ tươi mầu,
cuộc đời bớt khốn khổ lo âu,
tình yêu lại đẹp như thuở ban đầu,
và hạnh phúc tươi thắm mãi ngàn sau.
Dấu lạ Cana ân phúc chan hòa,
cũng là nhờ có Đức Ma-ri-a,
vì Mẹ thấy tình cảnh của mỗi nhà,
luôn kịp thời để bầu cử cho ta.
Xin cho con luôn cận kề bên Mẹ,
biết quan tâm phục vụ thật hăng say,
biết để tâm làm theo điều Chúa dạy,
cho niềm vui và tình mến dâng đầy. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=sOxcY5uOqhw&t=748s
NIỀM VUI MỚI
Chúa Nhật 2 Thường Niên năm C: Ga 2, 1-10
Suy niệm
Sau khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu lên đường rao giảng Tin Mừng. Sự kiện quan trọng đầu tiên là việc Ngài hiện diện trong tiệc cưới Cana, cùng với Mẹ Ngài và các môn đệ. Theo tập tục Do Thái, tiệc cưới kéo dài cả tuần lễ, nhưng không may tiệc cưới này đến giữa chừng thì hết rượu. Đây là điều tối kỵ, vì thật xấu hổ cho gia chủ và đôi tân hôn. Mẹ Maria đã nhận ra tình trạng này, và nói cho Đức Giêsu biết. Ngài đã biến nước thành rượu, trả lại bầu khí vui tươi cho tiệc cưới. Theo Tin Mừng Gioan, đây là dấu lạ đầu tiên mà Ðức Giêsu làm để bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài.
Rượu là hình ảnh mà các ngôn sứ thường dùng để loan báo buổi bình mình của kỷ nguyên Mêsia. Đó là ý nghĩa sâu xa của phép lạ này, vì thứ nước dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái được Đức Giêsu biến thành rượu, nghĩa là nước của Cựu Ước đã hóa thành rượu của Tân Ước. Như thế, “Cái cũ đã qua đi, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5, 17). Thời đại Mêsia đã đến, Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, Ngài đến để thiết lập một trật tự mới, chan chứa niềm vui ơn cứu độ, như rượu mới dư dật trong tiệc cưới. Ba năm sau, cùng một thời điểm này ngay trước lễ Vượt Qua (2, 13), Đức Giêsu hóa rượu thành máu của Ngài cho muôn dân được hưởng ơn tha tội (Mt 26, 28).
Dấu lạ Cana chủ yếu cho chúng ta thấy Đức Giêsu là ai, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được vai trò linh thiêng của Đức Maria. Với thái độ nhạy bén trước nhu cầu của tha nhân, Mẹ đã đưa ra lời thỉnh cầu với Con Mẹ, một cách kín đáo và tế nhị:“Họ hết rượu rồi”. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu xem ra không được thịnh tình: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến”. Thế nhưng Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng nơi con Mẹ. Mẹ không hiểu Ngài sẽ làm gì và làm như thế nào, nhưng tin Ngài sẽ có cách cứu nguy cho bữa tiệc cưới, nên Mẹ bảo các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Cuối cùng Đức Giêsu cũng đã làm theo ý muốn của Mẹ mình. Thật ra không phải vì ý muốn của Mẹ, nhưng qua đó Ngài nhận ra ý muốn của Chúa Cha. Đúng là “giờ” của Ngài chưa đến, giờ mà Ngài được tôn vinh, giờ mà tình yêu Chúa Cha được biểu lộ tận cùng qua cái chết của Chúa Con. Thế nhưng Đức Giêsu không lệ thuộc vào khung cảnh thời gian tương đối, để có thể hành động đúng lúc theo ý định của Thiên Chúa. Mọi hành động trong cuộc sống đều có giờ, có nơi và có lúc của nó, nhưng phải chăng tình yêu đòi phải thể hiện ở mọi nơi và trong mọi lúc. Tình yêu chẳng khác nào dòng nhựa sống của thân cây phải liên tục luân chuyển. Nói cách khác, tình yêu là nhịp đập của trái tim Thiên Chúa trong đời sống con người qua mọi hành động.
Qua bài Phúc Âm này, chúng ta cũng cần nhìn ngắm sự hiện diện của Đức Maria: một sự hiện hiện cho người khác, vì người khác. Nếu ta có được sự hiện diện như Đức Mẹ, ta cũng sẽ đem lại sự nồng ấm và an vui cho gia đình, cho cộng đoàn. Đó cũng là một sự hiện diện bám sát lấy Chúa trong mọi tình huống, để chính Chúa làm mới lại tình yêu và cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu chúng ta nghe Mẹ, cứ làm theo lời Chúa dạy, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi tốt đẹp biết bao.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục bước vào đời sống của từng người, từng đôi tân hôn, từng gia đình. Bất cứ ai để cho Chúa bước vào đời mình sẽ nhận được một phẩm chất mới, giống như nước lã biến thành rượu ngon. Không có Đức Giêsu, cuộc đời vẫn ứ đọng, phẳng lì và chán ngán. Khi để cho Ngài bước vào đời ta, nghĩa là ta luôn ý thức sự hiện của Ngài, thì mọi cái sẽ trở nên sinh động và đầy hy vọng. Thiếu sự kết nối với Chúa, ta sẽ cảm thấy cuộc đời cô đơn, trống vắng. Đặt mình trong Chúa, ta sẽ tìm thấy sự an vui và những điều kỳ điệu.
Ước chi mỗi khi đêm về, gia đình chúng ta lại xúm xít bên nhau và quây quần bên Chúa, vang lên lời kinh chúc tụng và tạ ơn. Cũng từ đó mà niềm vui và sức sống yêu thương lại tràn về trên tổ ấm gia đình. Đó mới thật là một gia đình có Chúa, của Chúa, một hội thánh tại gia, góp phần với Chúa đem lại sự tươi mới cho xã hội hôm nay.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tiệc cưới là biểu hiện của niềm vui,
niềm vui của sự sống và phong nhiêu,
của ân ban trong tất cả mọi điều,
vì chính là kết quả của tình yêu.
Nhưng tình yêu vẫn thường bị đe dọa,
khi cuộc sống bất trung và bất tín,
khi con người vẫn thiếu một lòng tin,
không dám sống một cuộc đời chân chính.
Chúa đã hóa nước lã thành rượu ngon,
để con thấy sự hiện diện của Ngài,
luôn làm nên sự tươi mới ở mọi nơi,
đem an vui hạnh phúc cho mọi thời.
Không có sự hiện diện của Chúa,
mọi tiệc cưới sẽ lụi tàn,
mọi niềm vui cũng sẽ tan,
gia đình lại sống kiếp hoang mang.
Có Chúa mọi sự sẽ tươi mầu,
cuộc đời bớt khốn khổ lo âu,
tình yêu lại đẹp như thuở ban đầu,
và hạnh phúc tươi thắm mãi ngàn sau.
Dấu lạ Cana ân phúc chan hòa,
cũng là nhờ có Đức Ma-ri-a,
vì Mẹ thấy tình cảnh của mỗi nhà,
luôn kịp thời để bầu cử cho ta.
Xin cho con luôn cận kề bên Mẹ,
biết quan tâm phục vụ thật hăng say,
biết để tâm làm theo điều Chúa dạy,
cho niềm vui và tình mến dâng đầy. Amen.