31. CÔNG THÀNH DANH TOẠI
Khi chúng ta trãi qua đường thành công, thì tinh thần thường chìm trong đắc chí mãn nguyện, đến nỗi dần dần mất đi bản tính chất phác vốn có của mình.
Cuối cùng, dù cho chúng ta công thành danh toại, thì cũng không trở lại cái ban đầu của chính mình.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 31:
Có người khi công thành danh toại thì trong lòng thỏa mãn và đi đâu cái mặt cũng hách hách lên trời, đó là trạng thái đắc chí mãn nguyện; có người khi thành công thì cứ tưởng mọi người ai cũng biết mình là người tài giỏi, nên ăn nói như mình là người quan trọng. Cả hai thái độ trên đây của công thành danh toại đều làm cho họ đánh mất cái bản chất khiêm tốn vốn có trước đây của mình.
Có người khi chưa làm linh mục, tức là công chưa thành danh chưa toại, thì cung cung kính kính với các linh mục, bẩm bẩm dạ dạ với các ông trùm bà họ, nhưng khi đã “đỗ” linh mục rồi, tức là công đã thành danh đã toại, thì coi các linh mục đáng bậc cha anh của mình là những người ngang hàng với mình, và coi giáo dân (lớn hoặc nhỏ tuổi) là hạng thứ bậc dưới không cần lễ phép; có người khi công chưa thành danh chưa toại, thì đi đâu cũng khúm núm anh anh em em với mọi người, nhưng khi làm được cái chức to trong cộng đoàn, thì mày mày mày tớ tớ, ăn nói kẻ cả với các anh chị em trong cộng đoàn.v.v...
Công thành danh toại là do mình nổ lực tu luyện học hành với thành tâm thiện chí mà có, và được Thiên Chúa chúc phúc, thì đó là một hồng ân, phải cảm tạ hằng ngày. Bằng không thì cái công thành danh toại ấy sẽ dìm mình xuống hố sâu kiêu ngạo, và cuối cùng thì không biết mình là ai...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khi chúng ta trãi qua đường thành công, thì tinh thần thường chìm trong đắc chí mãn nguyện, đến nỗi dần dần mất đi bản tính chất phác vốn có của mình.
Cuối cùng, dù cho chúng ta công thành danh toại, thì cũng không trở lại cái ban đầu của chính mình.
(Bài học cuộc sống)
Suy tư 31:
Có người khi công thành danh toại thì trong lòng thỏa mãn và đi đâu cái mặt cũng hách hách lên trời, đó là trạng thái đắc chí mãn nguyện; có người khi thành công thì cứ tưởng mọi người ai cũng biết mình là người tài giỏi, nên ăn nói như mình là người quan trọng. Cả hai thái độ trên đây của công thành danh toại đều làm cho họ đánh mất cái bản chất khiêm tốn vốn có trước đây của mình.
Có người khi chưa làm linh mục, tức là công chưa thành danh chưa toại, thì cung cung kính kính với các linh mục, bẩm bẩm dạ dạ với các ông trùm bà họ, nhưng khi đã “đỗ” linh mục rồi, tức là công đã thành danh đã toại, thì coi các linh mục đáng bậc cha anh của mình là những người ngang hàng với mình, và coi giáo dân (lớn hoặc nhỏ tuổi) là hạng thứ bậc dưới không cần lễ phép; có người khi công chưa thành danh chưa toại, thì đi đâu cũng khúm núm anh anh em em với mọi người, nhưng khi làm được cái chức to trong cộng đoàn, thì mày mày mày tớ tớ, ăn nói kẻ cả với các anh chị em trong cộng đoàn.v.v...
Công thành danh toại là do mình nổ lực tu luyện học hành với thành tâm thiện chí mà có, và được Thiên Chúa chúc phúc, thì đó là một hồng ân, phải cảm tạ hằng ngày. Bằng không thì cái công thành danh toại ấy sẽ dìm mình xuống hố sâu kiêu ngạo, và cuối cùng thì không biết mình là ai...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info