TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN

Từ những câu ca dao truyền miệng cho dn khi người Viết viết thành thơ, văn... chúng ta thấy đường lối giáo dục của cha ông chúng ta đều chủ trọng tới : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Nhân : cư sử cho có lòng nhân đạo, tình người. Nghĩa : sống sao cho hiếu thảo với người trên kẻ dưới. Lễ : cần biết ễ phép, lịch sự với những người quen gặp. Trí : học hành để trở thành người có học, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng. Tín : giữ lời hứa, tín nhiệm người đáng tin, thành thật trung thành trong lời nói việc làm, là đề tài rộng lớn trong văn chương VN.
Bài này chỉ dựa theo ba loại : những truyện ngụ ngôn, báo chí và tiểu thuyết, đưa ra cái nhìn tổng quát về cách dạy con trong gia đình.

Văn chương truyện ngụ ngôn

Ngay sau thời văn chương bình dân, các tác giả VN ghi tên hay dấu tên viết những truyện kể sinh hoạt súc vật, khuyên răn người đời, như Lục Súc Tranh Công, Trê Cóc, Trinh Thử...
Truyện ngụ ngôn Trinh Thử của Hồ Huyền Qui kể: Một con chuột bạch quá chồng, nuôi đàn con thơ. Một hôm đi tìm mồi, bị gặp con chó rượt đuổi, chạy vào hang chuột. Trong hang vốn có đôi chuột sinh sống, hôm ấy chuột cái vắng nhà. Chuột đực cố quyến rũ chuột bạch kỳ được. Nhưng chuôt bạch đem ra lý lẽ biện bạch để giử tiết trinh. Thì, chuột cái về, ghi ‘‘hai người có tình ý gì’’. Chuột bạch thong thả ra về. Chuột cái không tin, đuổi theo tận nhà gây truyện. Dọc đường chuột cái bị con mèo rượt bắt, nhảy xuống ao. Chủ nhà thương hại vớt lên, giải thích đạo cư xử trong nhà :
Muốn cho yên cửa yên nhà.
Chẳng gì hơn ăn ở thuận hòa cùng nhau (câu 763-764)
Người phụ nữ góa bụa VN luôn ‘‘chính chuyên và đoan trang’’, thờ chồng nuôi con.
Những lo trọn đạo thờ chồng
Chồng sao thiếp vậy, kẻo càng xấu nhau
Hầu mong nát ngọc trầm châu
Lầu cao chẳng quản, giòng sâu chẳng từ
Bận vì một lũ con thơ
Mong khi cá lớn bấy giờ sẽ hay
Ví deo tính nước lòng mây
Thì chi chim Việt đỗ rày cành nam
Mấy thu nước mắt chan cơm
Lưng canh, đĩa muối, quai cơm thường lề (343- 352)

Văn Chương Báo chí và Dịch thuật

Hai tờ báo nổi tiếng trong văn học VN là Đông Dương và Nam Phong tạp chí. Tuần báo ‘‘Đông Dương’’ ra hàng tuần, xuất bản, 1913-1945, do Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) chủ trương. Nguyệt san ‘‘Nam Phong’’ xuất bản, 1817-1834, được 210 số, do Phạm Quỳnh (1892-1945) chủ trương. Phạm Quỳnh căn dặn về cách cư xử :
Người ta ở trong xã hội, trong giai đọan giao tế với nhau, cần phải có lễ phép, dầu đối với người cao hơn mình, người ngang hàng mình hay thấp kém mình cũng vậy. Kẻ khôn khéo thời tùy nghi mà gia giảm, nhung bao giờ cũng phải có lễ, mới là người có giáo dục. Nhưng giữ lễ phép không phải tự làm để hạ mình xuống đất hay uốn gẫy mình làm đôi, mới rõ là mình kính trọng người ta. Cách lễ phép như vậy một là giả dối, hai là đê hèn, đều đáng khinh bỉ cả...(Phạm Quỳnh. Cách lễ phép của người mình. (VN Thi Văn Hợp Tuyển. tr. 211)

Sống trong xã hội mọi người có trách nhiệm xây dựng chung, tùy theo khả năng và kiến thức học hành của mình.
Ở đời, mỗi người phải gánh một việc. Việc lớn hay nhỏ là theo học thuật và tài năng từng người : sự nghiệp tuy có khác nhau, nhưng cũng có ích chung cho xã hội. Nếu ai cứ riêng mình, không biết đến kẻ khác, như thế gọi là ký sinh (sống nhờ). (Lời Khuyên Học Trò. Nam Phong tạp chí, 26, Aout 1919)

Văn chương Tiểu Thuyết

Văn chương Tiểu Thuyết do Tự Lực Văn Đoàn khởi xướng. Loại văn chuyển tiếp từ văn viết báo hay văn dịch. Tự Lực Văn Đoàn gồm một số nhà văn tân học, đứng đầu là Nhất Linh, và Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ. Các nhà văn trẻ muốn ‘‘đổi mới’’ đường lối giáo dục từ ‘‘phải học hành’’ đến ‘‘giao tế trong xã hội’’. Thanh niên ngày nay bất cứ giá nào cũng phải đạt được, biến xã hội hoàn toàn mới. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã viết một loạt tiểu thuyết, với lối văn nhẹ nhàng, nội dung lãng mạng, như : Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, Anh Phải Sống, Gánh Hàng Hoa (Nhất Linh). Hồn Bướm Mơ Tiên, Nửa Chừng Xuân, Giọc Đường Gió Bụi (Khái Hưng).
Bên Đường Thiên Lôi, Vàng và Máu (Thế Lữ). Gió Lạnh Đầu Mùa (Thạch Lam). Giòng Nước Ngược (Tú Mỡ) …

Nội dung Nửa Chừng Xuân : Hạnh phúc là muốn được thật sung sướng, phải hy sinh cá nhân để mưu hånh phúc cho người khác.

Trước hết trong gia đình ‘‘Con ơi, muốn nên thân người, hãy lắng nghe lời mẹ cha’’. Lời nhắc nhớ này coi như thời gian chuyển tiếp từ văn chương bình dân qua văn chương thơ, truyện và tiểu thuyết cûa VN
- Lẽ dĩ nhiên, ai cũng phải chết, các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gương cha. Cha vui đến giờ cuối cùng. Cha hy vọng các con cũng làm vẻ vang cha, cho linh hồn cha ở nơi chín suối. Cha hy vọng thế nào em Huy cũng học thành tài, và trở nên người h»u døng chio xã hội. Cha mất đi chẳng có gì để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho các con : cha truyền lại cho hai con mà thôi. Là giữ lòng vui, giử linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra làm việc...
- Em còn nhớ không? (Mai hỏi em)
Huy (em Mai) se sẽ trả lời :
- Em nhớ... em nhớ lắm, em nhớ nên em quả quyết đem hết ra mà làm việc. Nghĩa là bây giờ em phải học đã. (Khái Hưng. Nửa Chừng Xuân. tr. 13)

Thời đại nào, người VN vẫn có lòng nhân đạo, thương người, làm ăn không ra bao nhiêu, nhưng thấy ai túng thiếu cần giúp đỡ, thì sẵn sàng làm, không cầu lợi ích.

Trong Nửa Chừng Xuân, Lạc hai lần giúp chị em Mai-Huy, trả tiền học cho Huy và tiền nhà.
- Vậy cô cứ cầm lấy số tiền này cho tôi bằng lòng. Anh em chị nhờ nhau, chỉ cứu nhau trong khi hoạn nạn thôi, chứ lúc bình thường thì hồ dĩ ai đã phải cần đến ai, hồ dĩ tôi được cái hân hạnh giúp đỡ cô chút đỉnh. Vậy xin cô cứ cầm lấy, đừng nghĩ ngợi gì nữa (Khái Hưng. Nừa Chừng Xuân. tr. 42)

Lương chả nhiều mà lại một lúc dám cho chừng kia tiền. Mai vẫn cò cầm bốn cái giấy bạc và cái danh thiếp ở tay, đương nhìn ra xa, ngẫm nghĩ. Nghe cô kia nói thế thì chợt nhớ ra. Mai quay lại lẩm bẩm môt mình :
Không được ! Phải, người ta cho. Người ta thương hại người ta cho. Người ta cho như người ta bố thí cho kẻ nghèo khó. (Khái Hưng. Nửa Chừng Xuân. tr. 46)

Lạc xứng đáng đại diện cho thanh niên, nhửng người trẻ, dù có học, thành tài không bao giờ quên ơn sinh thành của cha mẹ. ‘‘Xưa nay Lạc vẫn là con người có hiếu’’ (Khái Hưng. Nửa Chừng Xuân. tr. 106)
Cô Mai, vai chính trong truyện Nửa Chừng Xuân, đại diện cho thế hệ trẻ luôn trung thành với các bậc sinh thành giáo dục
Thưa bà lớn, một lời đã hứa thì bao giờ cũng phải giữ. Tôi nói tới ngày hôm nay, thì chắc chắn không phải ngày mai. Bà lớn cứ yên tâm. Trong năm điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bà lớn viện ra ban nãy, có hai điều tôi trọng nhất là : nhân tín. Bà lớn không lo tôi thất tín...
Thôi chào cô. Tôi tin cậy ở cô. (Khái Hưng. Nửa Chừng Xuân. tr. 192)

‘Anh Phải Sống’ đề cao tinh yêu vợ chồng cần cù làm ăn, dù phải hy sinh mạng sống vì con.
Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.
Hai người (hai vợ chồng Thức và Lạc) cố bơi, nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
Bỗng hai tiếng kêu lên một lúc : Trời ơi.
Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả thuyền nan lật sấp...
Chồng hỏi vợ:
- Mình liệu bơi được đến bờ không?
Vợ quả quyết : Được !
-Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng !
- Được ! Mặc em !
Mưa vẫn to, sấm chớp dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi :
-Thế nào?
-Được ! Mặc em !...
- Em buông ra cho mình vào nhé?
Chồng cười : Không ! cùng chết cả
-Lạc ơi ! Liệu có bơi được không
- Không !..Sao?
- Không. Thôi đành chết cả đôi
Bỗng Lạc run run khẽ nói :
- Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé ! Không ! Anh phải sống !
Thức bỗng nhẹ hơn đi. Cái vật nặng không còn thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lặng lẽ buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ. (Anh Phải Sống. Nhất Linh-Khái Hưng. ttr.11-13)

Người VN khắp nơi kêu, kính, cầu, tin, nhờ, thờ Trời. Nhưng phần lớn chưa hiểu đầy đủ “Ông Trời” là ai. May thay, chính Chúa Giêsu hiện thân “Ông Trời” xuống thế cứu nhân 1oại (x.Gan 20,30-31) VN thực tế :
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Cho đầy bát cơm
Có rơm đút bếp…
(viết theo Ms Nguyễn Văn Tuệ “Người Việt với khái niệm ‘Ông Trời’. Dallas, Tx. USA, VIETMANA, 20003)

Trong tiểu thuỵết “Vỡ Đê” của Vũ Trọng Phụng, viết (lo việc chung của dân làng):
- …Ở làng nước ơi ! Lụt rồi, lại vỡ đường vỡ xá cả rồi!
- Ai có của thì mau giữ lấy của ! Ai có tính mệnh thì giữ lấy tính mệnh!
- … Giời ơi! Chết rồi, đẻ ơi! Lại lụt mất rồi. Làm thế nào bây giờ! Hở đẻ?
(“Vỡ Đê”, nxb Văn Học, tp HCM 1962, tr, 72)

Nhà văn Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết:
Anh xuôi em tựa đầu cầu
Con sông vẫn đó, con tàu đã qua
Lạy Trời gió bão phong ba
Cho tàu đổ ngược, cho ta thấy mình
(Tản Đàn, nxb Khánh Hòa, 1992. Tr. 17)

Kết luận

Nếu có đem so sánh không xa với ‘Tám Mối Phúc’ của Chúa : Phúc cho ai sống nghèo, ăn ở hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, trong sạch, hòa bình, bị bách hại…Vì phần thưởng dành cho anh em ở Trên Trời thật lớn lao (x. Mt 5, 1-12). Vì trong “Anh Phải Sống” của Khái Hưng, 1úc nguy biến sóng gió dồn dập vẫn biết kêu lên ‘Trời ơi’ (tr. 11). Và trong “Vỡ Đê” của Vũ Trọng Phụng dân làng khi “kinh hãi” biết kêu “Giời ơi’ (tr. 7). Nhà văn Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết “Lạy Trời”. Cha Ông chúng ta khi cần lương thực xin Trời giúp.