Những Oán Giận Gây Ra Sự Tổn Hại

Nó đến trong nháy mắt thế nhưng nấn ná lại suốt cả cuộc đời. Một nổi đớn đau chính về mặt tâm linh vốn có khuynh hướng vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Con khổng vật đó chính là sự oán giận!

Sự oán giận có nghĩa là “cảm thấy chống lại” bất kỳ ai hay vật gì đó, giống thể như đang cảm nghiệm thất một cuộc chiến tranh bên trong chính chúng ta. Nó gây ra bởi vì người nào đó đã làm ra những hành động xấu xa. Một khi chúng ta cảm thấy bị thương tổn, sự thôi thúc để chống trả lại bắt đầu trong chúng ta. Những vết thương vốn làm thối rữa (fester) có thể trở nên sự hận thù (grudge) dai dẵng.

Trong lời cầu nguyện của Zachariah, chúng ta được nhắc nhớ rằng Chúa Kitô chính là ánh sắng, khắc phục đi những đám mây của sự chết. Khi sự oán giận kiềm kẹp (grip) chúng ta, những đám mây đen của nó giết chết đi niềm vui của chúng ta, mong ước hòa bình của chúng ta, và ánh sáng cùng tận nơi tâm linh chúng ta. Chúng ta bị che khuất bởi những bóng râm đen tối của chiến tranh.

Sự oán giận chính là nguyên do số 1 gây ra sự đau buồn trong Giáo Hội ngày nay.

Có sự oán giận qua những trường hợp mà các tu sĩ lạm dụng tính dục. Giáo dân oán giận vì phải cố tự chứng tỏ mình như là những người công dân hạng đầu trong Giáo Hội. Rất nhiều người phụ nữ cảm thấy họ vẫn còn bị đối xử như là những người phụ nữ như trước kia, tức như trước khi họ được quyền đi bỏ phiếu. Các di dân oán hờn vì họ đang cảm thấy bị biến thành những kẻ gian hồ hảo hớn tại một quốc gia vốn dựng xây nên bởi những người di dân. Những kẻ đồng tính luyến ái thì lại hờn oán vì cách mà họ bị nhiều người đối xử. Và rồi, sự oán giận chính là kết quả của việc bị coi thường, hay bị hiểu lầm.

Danh sách của những sự oán giận thì dài vô kể, và nếu chúng ta cứ mãi bám níu vào chúng, chúng sẽ lớn lên và trở thành bạo động.

Thế làm sao chúng ta và Giáo Hội có thể khắc phục được điều này?

Bước thứ nhất chính là nhìn nhận việc chúng ta cảm thấy thế nào và tại sao. Sự khôn ngoan mách bảo cho chúng ta hãy đối diện với sự thật của vấn đề. Cách thức để chinh phục được kẻ thù chính là đối diện với nó. Hãy thú nhận rằng bạn cảm thấy bị thương tổn và đang phải rỉ máu theo cách làm cạn kiệt đi niềm hạnh phúc nơi bạn.

Những vấn đề có liên quan đến sự tha thứ thường là một phần của bức tranh. Sự khôn ngoan vốn cầu xin cho chúng ta tự hỏi là liệu chúng ta có thể tự tha thứ cho chính bản thân của chúng ta không. Vì lẽ, để tha thứ cho một người đó, chúng ta phải tha thứ cho những cảm giác có khuynh hướng bạo động và muốn trả thù (vengeful) mà chúng ta đang có.

Liệu chúng ta có thể làm hòa với chính bản thân của chúng ta không?

Điều này là khó khăn và có thể cần đến sự trợ giúp bên ngoài. Chúng ta có sẳn sàng để dành ra thời gian hòng chấm dứt đi cuộc chiến trong chính nội tâm của chúng ta không? Một điều mà ít ai trong chúng ta nghĩ đến khi cân nhắc đến sự oán giận chính là, oán giận tạo nên một sức đẩy nào đó bên trong chúng ta. Chất adrenaline chảy mạnh như chưa từng chảy bao giờ bên trong thân thể của chúng ta.

Đức tính khổ hạnh (asceticism) cứ rỉ tai chúng ta rằng: “Hãy cố trở thành một kiểu đường đi nhằm chuyển hóa adrenaline vào một mục đích tốt. Thì đó chính là một thành tựu lớn.”

Có một mặt trái của sự oán giận đó là: nó lấy mất hết mọi năng lực của chúng ta. Hãy dùng năng lực đó để hướng cuộc sống của chúng ta theo một trật tự mới tốt đẹp hơn. Thì đây chính là hình ảnh thu nhỏ (epitome) của nhân đức khổ hạnh – tức tổ chức lại cuộc sống của bạn để bạn ngày càng trở nên thật hơn với chính bản thân mình, chứ không phải tự giằng xé (warring) chính con người bạn một cách khinh miệt (despise)!

Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề “Resentments Cause Harm” là của Linh Mục Eugene Hemrick từ CNS được người viết chuyển ngữ từ tờ báo Công Giáo của Tổng Giáo Phận Baltimore, tờ The Catholic Review, trong số ra ngày 13 tháng 7 tại trang A10.