Sửa lỗi anh em: hành vi tế nhị!
(Chúa Nhật 23 thường niên: Ed 33,7-9; Rm 13, 8-10; Mt 18, 15-20)
“Nhân vô thập toàn”: một câu nói như gói ghém phận người. Là người, có ai dám tự cho mình, tự nhận mình là hoàn hảo, là.
Lỗi: sống trên cái cõi trần này ai là người không mắc lỗi !
Nhớ lại thời đệ tử. Một lần đi chợ với cha giáo. Người bán mới nói giá này, bỗng nhiên vài phút sau chị ta tăng giá. Thấy khó chịu nên tôi nói là sao hồi nảy chị nói giá khác sao giờ chị nói khác !? Lát sau về đến nhà dòng, cha phụ trách mới kéo tôi ra riêng và dặn dò cách cư xử của tôi như thế không được. Chị ta nói thế kệ chị ta, mình không nên nói thế vì nói như thế sẽ làm bẽ mặt người ta !
Ngẫm nghĩ thấy cha giáo quá tế nhị để sửa cho tôi những điều nho nhỏ trong cuộc sống mà không để cho ai biết. Sau này cũng thế, sống với ngài một thời gian khá dài của thời đệ tử và tôi đều được ngài
Kéo riêng ra để mà chỉnh sửa mỗi khi cần chứ chưa bao giờ ngài nói đi nói lại cho người khác hay là chỉnh tôi trước mặt người khác.
Trải qua thời gian Đệ Tử tử rồi đến Tập Viện rồi đến Học Viện. Thời Học Viện thì khác, có lỗi gì thì tôi thấy cha giáo không sửa trực tiếp cho mình mà thường ngài sửa theo kiểu trung gian. Nghĩa là mỗi lần phạm lỗi gì, Ngài không gọi tôi vào nhưng ngài mang tôi ra bàn cơm “mổ”. Khi Ngài đem ra bàn cơm “mổ” rồi thì hình như cả Học Viện đều biết vì thời đại này công nghệ thông tin quá ư là hiện đại.
Trên đây là 2 cách sửa lỗi của 2 cha giáo. Với tôi thì cách sửa lỗi của cha giáo thời Đệ Tử vẫn là cách sửa lỗi tế nhị nhất, nhẹ nhàng nhất và cũng đỡ làm tổn thương tôi hơn cách của cha giáo thời Học Viện.
Lỗi thì dĩ nhiên lúc nào cũng có nhưng cách sửa lỗi rất khác nhau. Với cái nhìn và cái suy nghĩ hết sức bình thường của mình, tôi thiển nghĩ rằng ai cũng muốn được hành xử với nhau, được người khác sửa lỗi như Cha giáo thời đệ tử của tôi chứ chẳng ai muốn cách hành xử như Cha giáo thời Học Viện. Vì lẽ là con người, ai cũng có danh dự, cũng có lòng tự trọng cả và vì thế, chuyện sửa lỗi là một vấn đề không phải là nhỏ trong cuộc sống nhưng là vấn đề lớn mà chúng ta thường gặp trong đời thường.
Trang tin mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta vừa nghe thuật lại cho chúng ta cách sửa lỗi hết sức tế nhị của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhạy cảm và phải nói là hết sức nhạy cảm trước những người phạm lỗi. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu là một nhà giáo dục tài ba, khéo léo, thu phục lòng người. Ngài chinh phục con người bằng cái tâm, bằng tấm lòng chứ không phải bằng luật lệ, bằng lý trí. Chúa Giêsu là thầy dạy nhân bản vì lẽ cách cư xử của Ngài với những con người tội lỗi, yếu đuối hết sức là nhân bản.
Ngày hôm nay, giữa cái xã hội phát triển hết sức chóng mặt, thành tựu khoa học đạt mức này tầm kia nhưng bên dưới đó toát lên một lối sống nhân bản, lối sống chỉ biết mình mình. Không biết nói có quá hay không nhưng hình như ngày hôm nay người ta sống thiếu nhân bản, sống thiếu tình con người với nhau.
Trở lại với sách ngôn sứ Edêkien mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Đức Chúa - Thiên Chúa của Israel - về sự quảng đại, về lòng bao dung, về lòng tha thứ của Đức Chúa: “Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết … nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại …”. Chúng ta thấy đó, từ Cựu Ước đến Tân Ước Thiên Chúa tỏ cho con người, cho chúng ta biết Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, đầy lòng mến với con người, cách riêng là những con người tội lỗi. Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi sự cải hoá của con người. Dù con người có lầm lỗi đến đâu đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa vẫn chờ và vẫn đợi.
Nhìn lại cuộc sống của mỗi người chúng ta qua trang Tin mừng theo Thánh Matthêu và sách Êdêkien xong chúng ta cảm thấy quá xấu hổ. Xấu hổ vì lẽ lúc nào chúng ta cũng hăm hăm bêu xấu người khác hơn là hơn là sửa lỗi chân tình. Điều nghịch lý vẫn diễn ra trong chính con người chúng ta. Vẫn oang oang và thật to tiếng để đọc mỗi ngày: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Mình muốn Chúa tha cho con người tội lỗi của mình còn anh chị em mình xúc phạm đến mình mình lại không chịu.
Thử đặt mình trước mặt Chúa chúng ta thấy buồn cười cái con người của mình. Mình thì phạm biết bao nhiêu tội mà toàn là những tội tầy đình. Tội mình phạm mình rất khéo bưng bít nhưng nào bưng bít trước mặt Chúa. Thế nhưng chúng ta thấy đó, Chúa vẫn lặng yên và chờ đợi sự hoán cải của chúng ta còn chúng ta thì sao trước con người yếu đuối. Cái bệnh, cái tật xấu của người Việt Nam đó là buôn dưa lê. Hễ ngồi đâu là bươi móc và nói xấu anh chị em đồng loại mình. Hễ cứ tụm năm tụm ba lại là đem anh chị em mình lên bàn mổ. Rất buồn cười, trong tập thể, trong cộng đoàn, trong sở làm hay trong các hội đoàn, các ca đoàn khi người ta tụ tập với nhau một nhóm người thì bỗng chốc những câu chuyện qua lại trao đổi của họ khó có thể tránh được cái chuyện là đem một người trong cộng đoàn, trong nhóm, trong hội đoàn lên bàn mổ. Khi ấy thì mạnh ai nấy nói và nói một cách hết sức vô tư không hề để ý đến danh dự của người mà mình đang đem lên bàn mổ. Tại sao mình không tìm dịp, tìm cách để mà sửa lỗi những người mình muốn sửa mà phải làm như thế. Thử đặt trường hợp ta là người bị đem lên bàn mổ thì ta sẽ nghĩ thế nào ? Ta thấy khó chịu, bực mình mà tại sao ta lại đối xử với người khác như vậy ? Ta sống sao thiếu bác ái, sống bất công vậy ?
Lý do tại sao ai cũng biết, đó chính là do lòng bác ái nơi con người ngày càng hẹp lại. Con người người ngày hôm nay đã đi vào lối sống mackeno, lối sống chủ nghĩa cá nhân để rồi chỉ biết mình chứ ngoài ra không biết ai khác nữa. Vì không biết ai khác ngoài ta nên ta mới hành xử với anh chị em đồng loại như thế.
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta mang luật đời, luật Giáo hội, luật hội dòng, luật tu hội ra để mà hành xử với anh chị em đồng loại. Chúng ta quên đi trên luật hay giữ luật không gì đẹp hơn là chu toàn lề luật như Thánh Phaolô tông đồ gửi cho giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật … Đã yêu thương người thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy” (Rm 13,8.10). Chúng ta cứ chăm chăm vào luật lệ và quên đi tình bác ái, lòng mến nên chúng ta cứ đi làm hại đồng loại bằng cách nói hành nói xấu ném đá anh chị em đồng loại khi anh chị em đồng loại phạm lỗi thay vì phải hết sức tế nhị đi sửa cho họ.
Hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy, đã nhắc lại cho chúng ta bài học hết sức là tuyệt vời về sửa lỗi cho nhau. Muốn hành xử như Ngài, không khác gì hơn là chúng ta phải có lòng mến. Lòng mến đấy không tự nhiên mà có nhưng lòng mến đó phát xuất từ đời sống chiêm niệm, đời sống cầu nguyện và lòng biết ơn. Nếu chúng ta chiêm niệm chúng ta sẽ thấy được Chúa yêu ta thế nào và khi nhận ra Chúa yêu thương ta thì ta sẽ sống yêu anh chị em đồng loại như vậy. Khi yêu anh chị em đồng loại thì chúng ta sẽ sửa lỗi, sẽ hành xử với những con người yêu đuối khác lối hành xử của con người ích kỷ, độc ác.
Nguyện xin Thiên Chúa là Vua của tình yêu đến, ở lại và đổ tràn đầy tình yêu của Ngài xuống trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta biết yêu thương anh chị em đồng loại và hành xử bác, ái tế nhị với anh chị em đồng loại hơn. Amen.
(Chúa Nhật 23 thường niên: Ed 33,7-9; Rm 13, 8-10; Mt 18, 15-20)
“Nhân vô thập toàn”: một câu nói như gói ghém phận người. Là người, có ai dám tự cho mình, tự nhận mình là hoàn hảo, là.
Lỗi: sống trên cái cõi trần này ai là người không mắc lỗi !
Nhớ lại thời đệ tử. Một lần đi chợ với cha giáo. Người bán mới nói giá này, bỗng nhiên vài phút sau chị ta tăng giá. Thấy khó chịu nên tôi nói là sao hồi nảy chị nói giá khác sao giờ chị nói khác !? Lát sau về đến nhà dòng, cha phụ trách mới kéo tôi ra riêng và dặn dò cách cư xử của tôi như thế không được. Chị ta nói thế kệ chị ta, mình không nên nói thế vì nói như thế sẽ làm bẽ mặt người ta !
Ngẫm nghĩ thấy cha giáo quá tế nhị để sửa cho tôi những điều nho nhỏ trong cuộc sống mà không để cho ai biết. Sau này cũng thế, sống với ngài một thời gian khá dài của thời đệ tử và tôi đều được ngài
Kéo riêng ra để mà chỉnh sửa mỗi khi cần chứ chưa bao giờ ngài nói đi nói lại cho người khác hay là chỉnh tôi trước mặt người khác.
Trải qua thời gian Đệ Tử tử rồi đến Tập Viện rồi đến Học Viện. Thời Học Viện thì khác, có lỗi gì thì tôi thấy cha giáo không sửa trực tiếp cho mình mà thường ngài sửa theo kiểu trung gian. Nghĩa là mỗi lần phạm lỗi gì, Ngài không gọi tôi vào nhưng ngài mang tôi ra bàn cơm “mổ”. Khi Ngài đem ra bàn cơm “mổ” rồi thì hình như cả Học Viện đều biết vì thời đại này công nghệ thông tin quá ư là hiện đại.
Trên đây là 2 cách sửa lỗi của 2 cha giáo. Với tôi thì cách sửa lỗi của cha giáo thời Đệ Tử vẫn là cách sửa lỗi tế nhị nhất, nhẹ nhàng nhất và cũng đỡ làm tổn thương tôi hơn cách của cha giáo thời Học Viện.
Lỗi thì dĩ nhiên lúc nào cũng có nhưng cách sửa lỗi rất khác nhau. Với cái nhìn và cái suy nghĩ hết sức bình thường của mình, tôi thiển nghĩ rằng ai cũng muốn được hành xử với nhau, được người khác sửa lỗi như Cha giáo thời đệ tử của tôi chứ chẳng ai muốn cách hành xử như Cha giáo thời Học Viện. Vì lẽ là con người, ai cũng có danh dự, cũng có lòng tự trọng cả và vì thế, chuyện sửa lỗi là một vấn đề không phải là nhỏ trong cuộc sống nhưng là vấn đề lớn mà chúng ta thường gặp trong đời thường.
Trang tin mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta vừa nghe thuật lại cho chúng ta cách sửa lỗi hết sức tế nhị của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhạy cảm và phải nói là hết sức nhạy cảm trước những người phạm lỗi. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu là một nhà giáo dục tài ba, khéo léo, thu phục lòng người. Ngài chinh phục con người bằng cái tâm, bằng tấm lòng chứ không phải bằng luật lệ, bằng lý trí. Chúa Giêsu là thầy dạy nhân bản vì lẽ cách cư xử của Ngài với những con người tội lỗi, yếu đuối hết sức là nhân bản.
Ngày hôm nay, giữa cái xã hội phát triển hết sức chóng mặt, thành tựu khoa học đạt mức này tầm kia nhưng bên dưới đó toát lên một lối sống nhân bản, lối sống chỉ biết mình mình. Không biết nói có quá hay không nhưng hình như ngày hôm nay người ta sống thiếu nhân bản, sống thiếu tình con người với nhau.
Trở lại với sách ngôn sứ Edêkien mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Đức Chúa - Thiên Chúa của Israel - về sự quảng đại, về lòng bao dung, về lòng tha thứ của Đức Chúa: “Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết … nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại …”. Chúng ta thấy đó, từ Cựu Ước đến Tân Ước Thiên Chúa tỏ cho con người, cho chúng ta biết Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, đầy lòng mến với con người, cách riêng là những con người tội lỗi. Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi sự cải hoá của con người. Dù con người có lầm lỗi đến đâu đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa vẫn chờ và vẫn đợi.
Nhìn lại cuộc sống của mỗi người chúng ta qua trang Tin mừng theo Thánh Matthêu và sách Êdêkien xong chúng ta cảm thấy quá xấu hổ. Xấu hổ vì lẽ lúc nào chúng ta cũng hăm hăm bêu xấu người khác hơn là hơn là sửa lỗi chân tình. Điều nghịch lý vẫn diễn ra trong chính con người chúng ta. Vẫn oang oang và thật to tiếng để đọc mỗi ngày: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Mình muốn Chúa tha cho con người tội lỗi của mình còn anh chị em mình xúc phạm đến mình mình lại không chịu.
Thử đặt mình trước mặt Chúa chúng ta thấy buồn cười cái con người của mình. Mình thì phạm biết bao nhiêu tội mà toàn là những tội tầy đình. Tội mình phạm mình rất khéo bưng bít nhưng nào bưng bít trước mặt Chúa. Thế nhưng chúng ta thấy đó, Chúa vẫn lặng yên và chờ đợi sự hoán cải của chúng ta còn chúng ta thì sao trước con người yếu đuối. Cái bệnh, cái tật xấu của người Việt Nam đó là buôn dưa lê. Hễ ngồi đâu là bươi móc và nói xấu anh chị em đồng loại mình. Hễ cứ tụm năm tụm ba lại là đem anh chị em mình lên bàn mổ. Rất buồn cười, trong tập thể, trong cộng đoàn, trong sở làm hay trong các hội đoàn, các ca đoàn khi người ta tụ tập với nhau một nhóm người thì bỗng chốc những câu chuyện qua lại trao đổi của họ khó có thể tránh được cái chuyện là đem một người trong cộng đoàn, trong nhóm, trong hội đoàn lên bàn mổ. Khi ấy thì mạnh ai nấy nói và nói một cách hết sức vô tư không hề để ý đến danh dự của người mà mình đang đem lên bàn mổ. Tại sao mình không tìm dịp, tìm cách để mà sửa lỗi những người mình muốn sửa mà phải làm như thế. Thử đặt trường hợp ta là người bị đem lên bàn mổ thì ta sẽ nghĩ thế nào ? Ta thấy khó chịu, bực mình mà tại sao ta lại đối xử với người khác như vậy ? Ta sống sao thiếu bác ái, sống bất công vậy ?
Lý do tại sao ai cũng biết, đó chính là do lòng bác ái nơi con người ngày càng hẹp lại. Con người người ngày hôm nay đã đi vào lối sống mackeno, lối sống chủ nghĩa cá nhân để rồi chỉ biết mình chứ ngoài ra không biết ai khác nữa. Vì không biết ai khác ngoài ta nên ta mới hành xử với anh chị em đồng loại như thế.
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta mang luật đời, luật Giáo hội, luật hội dòng, luật tu hội ra để mà hành xử với anh chị em đồng loại. Chúng ta quên đi trên luật hay giữ luật không gì đẹp hơn là chu toàn lề luật như Thánh Phaolô tông đồ gửi cho giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật … Đã yêu thương người thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy” (Rm 13,8.10). Chúng ta cứ chăm chăm vào luật lệ và quên đi tình bác ái, lòng mến nên chúng ta cứ đi làm hại đồng loại bằng cách nói hành nói xấu ném đá anh chị em đồng loại khi anh chị em đồng loại phạm lỗi thay vì phải hết sức tế nhị đi sửa cho họ.
Hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy, đã nhắc lại cho chúng ta bài học hết sức là tuyệt vời về sửa lỗi cho nhau. Muốn hành xử như Ngài, không khác gì hơn là chúng ta phải có lòng mến. Lòng mến đấy không tự nhiên mà có nhưng lòng mến đó phát xuất từ đời sống chiêm niệm, đời sống cầu nguyện và lòng biết ơn. Nếu chúng ta chiêm niệm chúng ta sẽ thấy được Chúa yêu ta thế nào và khi nhận ra Chúa yêu thương ta thì ta sẽ sống yêu anh chị em đồng loại như vậy. Khi yêu anh chị em đồng loại thì chúng ta sẽ sửa lỗi, sẽ hành xử với những con người yêu đuối khác lối hành xử của con người ích kỷ, độc ác.
Nguyện xin Thiên Chúa là Vua của tình yêu đến, ở lại và đổ tràn đầy tình yêu của Ngài xuống trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta biết yêu thương anh chị em đồng loại và hành xử bác, ái tế nhị với anh chị em đồng loại hơn. Amen.