Nói thêm về lễ ngày Thứ Bảy

ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ đại học Regina Apostolorum.

Khi một linh mục đang chủ sự một việc phục vụ sám hối với Bí Tích thánh Thể được trưng bày (chầu Thánh Thể), cha có phải bỏ ghế chủ tọa của ngài để đi và giải tội cho những người đi xưng tội cả khi Bí Tích Thánh Thể còn được trung bày không? P—A.A., Enugu, Nigeriaih1

Cuối Thánh Lễ, khi mọi người qùi gối đang khi lau chùi các bình thánh, v.v. khi nào nên ngồi? Con tưởng nên ngồi khi chủ tế ngồi, nhưng con thấy chỉ một mình con ngồi xuống thôi, khi tất cả những người khác đang chờ phó tế hay ai khác dọn dẹp xong trên bàn thờ. –P.G., Baltimore, Maryland


Vì cả hai câu hỏi liên quan tới dáng điệu và có thể được giải dáp khá vắn tắt, tôi sẽ đề cập tới cả hai ở đây.

Về câu hỏi thứ nhất, không có lý do tại sao một linh mục không thể đi vào toà giải tội sau khi đặt Bí Tích Thánh Thể trong lúc phải phục vụ việc sám hối hay là bất cứ thời khắc khác của việc chầu.

Dầu sao, hầu như tất cả những kinh nguyện và những bài đọc sử dụng lúc còn chầu có thể được hướng dẫn bởi một phó tế hay là một thừa tác viên giáo dân. Tuy nhiên, chỉ một mình linh mục có khả năng nghe tội và ban phép giải tội.

Nếu một phó tế hiện diện, thông thường thầy có thể đặt Bí Tích Thánh và, nếu linh mục bận nghe tội, phó tế cũng có thể ban Phép Lành.

Tình huống do đọc giả chúng ta diễn tả gợi ý rằng linh mục đặt Bí Tích Thánh, khởi đầu việc cử hành một cách chung, đi nghe tội, và có lẽ sau đó trở lại ban Phép lành. Tôi thiết nghĩ thủ tục này là đúng.

Linh mục phải ở lại nếu ngài chủ tọa một buổi Phụng vụ Giờ Kinh trong lúc chầu. Nhưng ngài cũng có thể rút lui trước khi việc đọc kinh bắt đầu và để một thừa tác viên khác hướng dẫn cộng đồng, theo những qui tắc của Kinh Thần Vụ

Về câu hỏi thứ hai, Số 43 Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM) nói: “Tín hữu đứng …từ lời mời anh em hãy cầu nguyện, trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau. …Tùy những hoàn cảnh cho phép, họ có thể ngồi hay quì đang lúc giữ thinh lặng sau khi Rước Lễ.

Với mục tiêu giữ sự đồng điệu trong những cử chỉ và những điệu bộ của một và cùng một cử hành, tín hữu phải theo những hướng dẫn mà phó tế, thừa tác viên giáo dân, hay linh mục ra dấu theo điều được chỉ trong Sách Lễ!”

Những chỉ dẫn này xem ra cho phép một mức độ linh động trong cử điệu lúc giữ thinh lặng thánh sau Rước Lễ, và việc muốn quì hay ngồi lúc này xem ra tùy thuộc từng cá nhân.

Những qui tắc chỉ bài ca hiệp lễ có thể kéo dài đang khi giáo dân rước lễ (GIRM, S.86).- Điều này gợi ý rằng những người đã rước lễ tốt hơn là nên đứng hay ngồi hầu đồng hành cộng đoàn trong bài hát. Tuy nhiên, nếu không có bài ca hay bài ca do một mình ca đoàn hát (DIRM, S.87), lúc đó giáo dân cũng có thể ngồi hay quì khi trở về ghế của mình.

Thời điểm thinh lặng thánh ( hay là một bài hát sau Rước Lễ) bắt đầu sau khi mọi người đã rước lễ. Không cần đợi cho tới khi chùi các chén xong. Tuy nhiên, nếu những sự rửa tay của linh mục thực hiện mau lẹ, lúc đó trong nhiều nơi có thói quen hát Ca Hiệp Lễ cho tới khi linh mục trở về ghế ngồi. Khởi đầu thinh lặng khi linh mục trở về ghế có lẽ là thực hành chung khi một phó tế hay thầy giúp lễ được chỉ định lau các chén.

Dầu cả hai cử điệu có thể được tư do lựa chọn trong lúc cử hành này, lời khuyên giữ đồng điệu GIRM S.43 đáng lưu ý. Những giáo xứ thiết lập lâu đời thường phát triển một số thói quen, như thói quen được độc giả chúng ta diễn đạt, thói quen đó giải thích một qui tắc một cách đặc biệt. Nếu những thói quen này không xúc phạm luât phụng vụ, thì điều thường tốt hơn là đừng cho đó là điều quan trọng dầu sự nhạy cảm thiêng liêng của chùng ta thuyết phục chúng ta làm một cái gì khác.

Người ta cũng có thể vì bác ái chỉ những thực hành nào không đúng cho mục tử hầu ngài có thể chọn phương thuốc thích hợp nhất nếu cần.

* * *

Tiếp: Thánh Lễ Thứ Bảy thay Chúa Nhật

Chúng tôi đã nhận nhiều điện thư từ các độc giả về chủ đề những cử hành Thánh Lễ chiều thứ Bảy. Mặc dầu tôi đã giải đáp từ một quan điểm mục vụ hơn là giáo luật, nhiều độc giả đã cung cấp cho những lời gợi ỳ giáo luật giúp bổ sung và một phần sửa một số khẳng định của tôi.

Nhiều độc giả chỉ rõ rằng hầu hết các chuyên viên giáo luật, dựa trên tông hiến “Christus Dominus” của Đức Giáo Hoàng Piô XII và Giáo Luât, Số 1248.1, nói về Thánh Lễ chiều Thứ Bảy (“vespere”), (các đọc giả ấy) nói rằng 4 giờ chiều, chớ không phải 5 giờ chiều như tôi khẳng định, là thời gian sau đó được phép cử hành những thánh Lễ ngày Chúa Nhật

Giáo luật này cũng nói rằng những người Công Giáo có thể làm trọn những luật buộc bằng cách dự Thánh Lễ Công Giáo nào tại giờ này, cho dầu nghi lễ thiếu những yếu tố riêng cho một Thánh Lễ Chúa Nhật, thì anh hay chị có thể giữ trọn luật ngày Chúa Nhật

Điều này cũng có thể là trường hợp nếu một ngày lễ buộc nhằm ngày Chúa Nhật hay thứ Hai. Một người Công giáo đã dự thánh Lễ ban sáng và chiều hoặc trong ngày thứ Bảy hoặc ngày Chúa Nhật có thể làm trọn hai luật ngày lễ, dầu những công thức Thánh Lễ thuộc một ngày. Luôn luôn phải phải đi dự Thánh Lễ hai lần, như vậy không có việc “một viên gạch giết 2 con chim được,” như tục ngữ thường nói.

Muốn cho rõ, tôi chỉ khẳng định những đòi buộc tối thiểu theo luật và tôi không khuyên điều này như là một thực hành, tôi tin thực hành này thường có hại cho người tín hữu về mặt mục vụ và thiêng liêng.

Do đó một mục tử phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng đám cưới chiều thứ bảy có tất cả những yếu tố ngày Chúa Nhật cũng như khắc sâu vào tâm trí người tín hữu phải làm trọn bổn phận của mình là tôn vinh Thiên Chúa và cử hành sự đầy đủ của năm phụng vụ.

Sau cùng, do một sự quên sót của tôi, trong phần tiếp trước liên quan sự cử hành lễ Thánh Danh Chúa Giêsu ngày 3/1., tôi đã thiếu sót trong việc cống hiến giải pháp đơn giản nhất và rõ ràng nhất cho việc gặp các bản văn: nghĩa là, sự sử dụng những bản văn đã được phê chuẩn từ Thánh lễ ngoại lịch của Thánh Danh. Những bản văn này đã được in trong sách lễ và cơ bản tương ứng với những bản văn của ngày lễ.

Về vấn đề này một đọc giả cho tôi biết về sự hiện hữu của một bổ sung 2004 cho sách Các Phép có thể xem tại:

www.catholicbookpublishing.com/(A(OtXJyrr-yAEkAAAAZDljOTE0ODQtYTZmNS00MDExLThhM2UtNjRiNmFhNmZhNDllqcdn7qD8SAat4WS2xz9TZ9W-7Z81))/Images/pdfs/0899420427.pdf.