SAIGÒN - Theo thông tin của báo chí, hôm 12/1, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức xác nhận Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân sẽ được giãn nộp năm tháng (cho nợ thuế) nhưng điều này có nghĩa là Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân đã có hiệu luật thi hành từ ngày 01/01/2009 và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao mặc nhiên bị bãi bỏ. Và Luật thuế mới không chỉ áp dụng với người có thu nhập cao.
Theo Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân thì có mười loại thu nhập phải chịu thuế:
1. Thu nhập từ kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Phạm vi hạn hẹp của bài viết này chỉ xin bàn về thu nhập từ tiền lương, tiền công trong lĩnh vực lao động.
Thông tư của Bộ Tài chính số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế này quy định rằng thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sắp triển khai) và khoản giảm trừ gia cảnh của bản thân và người phụ thuộc. Mức giảm trừ gia cảnh của bản thân người nộp thuế được tính bình quân là 4 triệu đồng/tháng, trong khi đó mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng (Phần B, I. 3.1.2). Người phụ thuộc có thể là con dưới 18 tuổi, hoặc trên 18 tuổi bị tàn tật hay đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài); vợ hoặc chồng, cha, mẹ, anh chị em ruột hết tuổi lao động.
Thuế suất đánh trên thu nhập chịu thuế được tính như sau: đến 5 triệu đồng: 5%, trên 5 đến 10: 10%, trên 10 đến 18: 15%, trên 18 đến 32: 20%, trên 32 đến 52: 25%, trên 52 đến 80: 30%, trên 80: 35%. Thuế suất này cũng được áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên (183 ngày).
Vấn đền đáng đề cập ở đây không phải ở chỗ mức thuế suất cao hay thấp nhưng đáng nói là Luật thuế lại chia người lao động làm công ăn lương thành hai trường hợp để đánh thuế: có hợp đồng lao động hay không có hợp đồng lao động làm việc. Nếu người lao động làm việc trong các hãng sở có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì áp dụng cách tính thuế hàng tháng như trên, cuối năm quyết toán lại. Nhưng ngược lại nếu có hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng lao động thì cứ thu nhập từ 500.000 đồng trở lên sẽ bị nơi trả lương khấu trừ 10% trên thu nhập đối với các cá nhân đã có mã số thuế, hoặc khấu trừ 20% trên thu nhập đối với các cá nhân không có mã số thuế (Phần D, II. 1.2.7), cuối năm sẽ quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú.
Ai cũng biết rằng thường những người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động là những người có công ăn việc làm không ổn định hoặc những người phải làm thêm công việc bán thời gian để kiếm sống như giới công nhân ngành xây dựng, giới sinh viên làm thêm, những người lao động làm các công việc không cần tay nghề cao... và dĩ nhiên là lương thấp. Điều phi lý nằm ở chỗ giả sử một người lao động lương khoảng 5 triệu đồng/tháng có hợp đồng lao động với sở làm và có một con nhỏ thì khỏi phải đóng thuế (được giảm trừ bản thân 4 triệu đồng + người phụ thuộc 1,6 triệu đồng), trong khi đó người công nhân phụ hồ lương ngót nghét trên dưới 1,5 triệu đồng/tháng lại bị tạm khấu trừ 10 phần trăm (có mã số thuế), rồi cuối năm mới được hoàn thuế vì đa số các công ty xây dựng không ai ký hợp đồng với những người công nhân này. Lại còn phi lý hơn là những người phải bán sức lao động này đa số là người ít chữ nghĩa, lao động nhập cư, nay phải về nơi cư trú để mà đăng ký mã số thuế nếu không muốn bị tạm khấu trừ thuế đến 20% thu nhập và cuối năm phải tự mình kê khai quyết toán thuế để được hoàn thuế, trong khi đó những người có hợp đồng lao động lại được các công ty lo hết từ đăng ký mã số thuế đến quyết toán thuế (nếu mức lương phải đóng thuế). Mười phần trăm lương đối với người lao động hằng ngày phải trực tiếp dầm mưa dãi nắng không nhỏ chút nào!
Một người bạn từng đi phát lương cho các công nhân ở các công trường xây dựng phải kêu lên rằng: thậm chí có rất nhiều công nhân chữ ký còn không biết ký thế nào, nay phải đi đăng ký mã số thuế rồi cuối năm phải đi quyết toán thuế mong được hoàn thuế với những cán bộ thuế chuyên nghề hạch sách thì hỡi ôi, khổ cho họ quá. Phải chăng nhà nước mở đường cho một loại hình tham nhũng mới cho cán bộ thuế?!?
Hiện giờ các công ty xây dựng cũng đang rối lên vì thông tin tạm khấu trừ thuế 10% đối với các tổ đội thầu khoán cho các công trình hoặc có nên ký hợp đồng với các công nhân xây dựng hay không?
Đối với các tổ đội thầu khoán nếu công ty chịu luôn khoản 10% thuế thì sẽ bị đội chi phí công trình vì chỉ có người lao động mới được hoàn thuế, còn nếu trừ thẳng 10% (khi đăng ký mã số thuế cho tổ trưởng, đội trưởng) thì sẽ thiếu hụt nhân lực vì chắc chắn rằng, một là, các tổ đội đó trừ thẳng lại những người lao động trực tiếp, hai là, cả tổ không làm nữa. Vì với tư cách là một đội thầu khoán không có tư cách pháp nhân mà lại bị nhà nước giam 10% thuế để cuối năm phải làm hồ sơ thống kê lại phát lương cho anh A tháng này bao nhiêu, anh B tháng nọ bao nhiêu, thu nhập thực còn lại là bao nhiêu để xin hoàn thuế, thì khả năng có lẽ không mấy người làm được. Nếu có làm được chắc cũng phải đi qua con đường “bôi trơn”cho xong chuyện. Theo tôi được biết hiện nay tình trạng các công ty, xí nghiệp ăn chia với cán bộ thuế để được quyết toán thuế hằng năm không phải là chuyện hiếm hoi trong bộ máy nhà nước không biết trân trọng đồng thuế người dân mà chỉ biết tư túi này.
Đối với các công nhân lao động phổ thông, đứng trên phương diện kinh doanh, các ông chủ cũng tính toán sao cho có lợi, nếu ký hợp đồng lao động cho công nhân thì phải chịu thêm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tới đây sẽ là bảo hiểm thất nghiệp (cộng là là 18% lương). Còn không ký hợp đồng lao động thì chỉ có nước khấu trừ thuế vào lương 10% hoặc 20% vì thử hỏi sẽ có bao nhiêu người công nhân có được mã số thuế. Nhưng đối với người lao động có thu nhập thấp thì họ sẽ bị sốc vì thu nhập trước mắt bị sút giảm, nếu bị trừ nhiều quá chỉ có nước kiếm công việc khác (nhưng liệu có kiếm được không trong thời khủng hoảng này?). Nếu công ty không chịu phần thuế này hoặc không tăng lương thì sẽ mất lao động, ngược lại chịu thuế thì chi phí sẽ đội lên.
Không riêng gì công ty ngành xây dựng, các công ty của các ngành khác có thuê mướn lao động thời vụ hay khoán gọn như may mặc, giày da... cũng sẽ phải đối mặt với bài toán thuế này. Phải chăng khi ra chính sách thuế này, nhà nước muốn ép buộc các công ty, xí nghiệp phải ký hợp đồng lao động cho mọi người lao động? Nhưng liệu rằng có ép được họ chăng khi mà với một rừng luật như hiện nay, nhưng khi triển khai thì chồng chéo, không cơ quan nào chịu trách nhiệm, các công ty xí nghiệp mặc sức lách luật hoặc “bôi trơn”. Và hậu quả mà Luật thuế này gây ra có thể thấy được mà những người làm công ăn lương phải gánh chịu: thất nghiệp, mất việc làm.
Theo tờ Tuổi Trẻ thì “Với lý do chưa thể quản lý được nên Bộ Tài chính đã đưa ra những quy định không thuận lợi cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhất là những trường hợp nơi làm việc không ổn định, không có hợp đồng lao động, làm thời vụ như công nhân xây dựng, sinh viên...”. Rõ ràng là nhà nước đã không nghĩ đến người dân khi ban hành luật, nghị định, thông tư, miễn sao áp đặt được những thành tích tận thu cho ngân sách.
Với khả năng hạn hẹp của mình, người viết không có dịp tiếp cận với các chính sách về thuế thu nhập cá nhân, cũng như an sinh xã hội của các nước văn minh. Mong rằng các luật gia am hiểu chỉ giáo thêm để lên tiếng thêm cho những người lao động nhọc nhằn nơi quê hương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
Thông tư của Bộ Tài chính số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân: http://www.hcmtax.gov.vn/News1.aspx?itermid=1901
Thuế TNCN với người lao động: Không hợp đồng, thiệt đủ đường: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=297331&ChannelID=11
Sài Gòn, ngày 13 tháng 01 năm 2008,
Theo Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân thì có mười loại thu nhập phải chịu thuế:
1. Thu nhập từ kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Phạm vi hạn hẹp của bài viết này chỉ xin bàn về thu nhập từ tiền lương, tiền công trong lĩnh vực lao động.
Thông tư của Bộ Tài chính số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế này quy định rằng thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sắp triển khai) và khoản giảm trừ gia cảnh của bản thân và người phụ thuộc. Mức giảm trừ gia cảnh của bản thân người nộp thuế được tính bình quân là 4 triệu đồng/tháng, trong khi đó mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng (Phần B, I. 3.1.2). Người phụ thuộc có thể là con dưới 18 tuổi, hoặc trên 18 tuổi bị tàn tật hay đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài); vợ hoặc chồng, cha, mẹ, anh chị em ruột hết tuổi lao động.
Thuế suất đánh trên thu nhập chịu thuế được tính như sau: đến 5 triệu đồng: 5%, trên 5 đến 10: 10%, trên 10 đến 18: 15%, trên 18 đến 32: 20%, trên 32 đến 52: 25%, trên 52 đến 80: 30%, trên 80: 35%. Thuế suất này cũng được áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên (183 ngày).
Vấn đền đáng đề cập ở đây không phải ở chỗ mức thuế suất cao hay thấp nhưng đáng nói là Luật thuế lại chia người lao động làm công ăn lương thành hai trường hợp để đánh thuế: có hợp đồng lao động hay không có hợp đồng lao động làm việc. Nếu người lao động làm việc trong các hãng sở có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì áp dụng cách tính thuế hàng tháng như trên, cuối năm quyết toán lại. Nhưng ngược lại nếu có hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng lao động thì cứ thu nhập từ 500.000 đồng trở lên sẽ bị nơi trả lương khấu trừ 10% trên thu nhập đối với các cá nhân đã có mã số thuế, hoặc khấu trừ 20% trên thu nhập đối với các cá nhân không có mã số thuế (Phần D, II. 1.2.7), cuối năm sẽ quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú.
Ai cũng biết rằng thường những người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động là những người có công ăn việc làm không ổn định hoặc những người phải làm thêm công việc bán thời gian để kiếm sống như giới công nhân ngành xây dựng, giới sinh viên làm thêm, những người lao động làm các công việc không cần tay nghề cao... và dĩ nhiên là lương thấp. Điều phi lý nằm ở chỗ giả sử một người lao động lương khoảng 5 triệu đồng/tháng có hợp đồng lao động với sở làm và có một con nhỏ thì khỏi phải đóng thuế (được giảm trừ bản thân 4 triệu đồng + người phụ thuộc 1,6 triệu đồng), trong khi đó người công nhân phụ hồ lương ngót nghét trên dưới 1,5 triệu đồng/tháng lại bị tạm khấu trừ 10 phần trăm (có mã số thuế), rồi cuối năm mới được hoàn thuế vì đa số các công ty xây dựng không ai ký hợp đồng với những người công nhân này. Lại còn phi lý hơn là những người phải bán sức lao động này đa số là người ít chữ nghĩa, lao động nhập cư, nay phải về nơi cư trú để mà đăng ký mã số thuế nếu không muốn bị tạm khấu trừ thuế đến 20% thu nhập và cuối năm phải tự mình kê khai quyết toán thuế để được hoàn thuế, trong khi đó những người có hợp đồng lao động lại được các công ty lo hết từ đăng ký mã số thuế đến quyết toán thuế (nếu mức lương phải đóng thuế). Mười phần trăm lương đối với người lao động hằng ngày phải trực tiếp dầm mưa dãi nắng không nhỏ chút nào!
Một người bạn từng đi phát lương cho các công nhân ở các công trường xây dựng phải kêu lên rằng: thậm chí có rất nhiều công nhân chữ ký còn không biết ký thế nào, nay phải đi đăng ký mã số thuế rồi cuối năm phải đi quyết toán thuế mong được hoàn thuế với những cán bộ thuế chuyên nghề hạch sách thì hỡi ôi, khổ cho họ quá. Phải chăng nhà nước mở đường cho một loại hình tham nhũng mới cho cán bộ thuế?!?
Hiện giờ các công ty xây dựng cũng đang rối lên vì thông tin tạm khấu trừ thuế 10% đối với các tổ đội thầu khoán cho các công trình hoặc có nên ký hợp đồng với các công nhân xây dựng hay không?
Đối với các tổ đội thầu khoán nếu công ty chịu luôn khoản 10% thuế thì sẽ bị đội chi phí công trình vì chỉ có người lao động mới được hoàn thuế, còn nếu trừ thẳng 10% (khi đăng ký mã số thuế cho tổ trưởng, đội trưởng) thì sẽ thiếu hụt nhân lực vì chắc chắn rằng, một là, các tổ đội đó trừ thẳng lại những người lao động trực tiếp, hai là, cả tổ không làm nữa. Vì với tư cách là một đội thầu khoán không có tư cách pháp nhân mà lại bị nhà nước giam 10% thuế để cuối năm phải làm hồ sơ thống kê lại phát lương cho anh A tháng này bao nhiêu, anh B tháng nọ bao nhiêu, thu nhập thực còn lại là bao nhiêu để xin hoàn thuế, thì khả năng có lẽ không mấy người làm được. Nếu có làm được chắc cũng phải đi qua con đường “bôi trơn”cho xong chuyện. Theo tôi được biết hiện nay tình trạng các công ty, xí nghiệp ăn chia với cán bộ thuế để được quyết toán thuế hằng năm không phải là chuyện hiếm hoi trong bộ máy nhà nước không biết trân trọng đồng thuế người dân mà chỉ biết tư túi này.
Đối với các công nhân lao động phổ thông, đứng trên phương diện kinh doanh, các ông chủ cũng tính toán sao cho có lợi, nếu ký hợp đồng lao động cho công nhân thì phải chịu thêm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tới đây sẽ là bảo hiểm thất nghiệp (cộng là là 18% lương). Còn không ký hợp đồng lao động thì chỉ có nước khấu trừ thuế vào lương 10% hoặc 20% vì thử hỏi sẽ có bao nhiêu người công nhân có được mã số thuế. Nhưng đối với người lao động có thu nhập thấp thì họ sẽ bị sốc vì thu nhập trước mắt bị sút giảm, nếu bị trừ nhiều quá chỉ có nước kiếm công việc khác (nhưng liệu có kiếm được không trong thời khủng hoảng này?). Nếu công ty không chịu phần thuế này hoặc không tăng lương thì sẽ mất lao động, ngược lại chịu thuế thì chi phí sẽ đội lên.
Không riêng gì công ty ngành xây dựng, các công ty của các ngành khác có thuê mướn lao động thời vụ hay khoán gọn như may mặc, giày da... cũng sẽ phải đối mặt với bài toán thuế này. Phải chăng khi ra chính sách thuế này, nhà nước muốn ép buộc các công ty, xí nghiệp phải ký hợp đồng lao động cho mọi người lao động? Nhưng liệu rằng có ép được họ chăng khi mà với một rừng luật như hiện nay, nhưng khi triển khai thì chồng chéo, không cơ quan nào chịu trách nhiệm, các công ty xí nghiệp mặc sức lách luật hoặc “bôi trơn”. Và hậu quả mà Luật thuế này gây ra có thể thấy được mà những người làm công ăn lương phải gánh chịu: thất nghiệp, mất việc làm.
Theo tờ Tuổi Trẻ thì “Với lý do chưa thể quản lý được nên Bộ Tài chính đã đưa ra những quy định không thuận lợi cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhất là những trường hợp nơi làm việc không ổn định, không có hợp đồng lao động, làm thời vụ như công nhân xây dựng, sinh viên...”. Rõ ràng là nhà nước đã không nghĩ đến người dân khi ban hành luật, nghị định, thông tư, miễn sao áp đặt được những thành tích tận thu cho ngân sách.
Với khả năng hạn hẹp của mình, người viết không có dịp tiếp cận với các chính sách về thuế thu nhập cá nhân, cũng như an sinh xã hội của các nước văn minh. Mong rằng các luật gia am hiểu chỉ giáo thêm để lên tiếng thêm cho những người lao động nhọc nhằn nơi quê hương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
Thông tư của Bộ Tài chính số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân: http://www.hcmtax.gov.vn/News1.aspx?itermid=1901
Thuế TNCN với người lao động: Không hợp đồng, thiệt đủ đường: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=297331&ChannelID=11
Sài Gòn, ngày 13 tháng 01 năm 2008,