Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A (Samuel 16: 1, 10-13; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41)

Một người có giá trị là gì? Hầu hết những nền văn hóa dạy chúng ta một cách tinh tế và đôi khi một cách trơ trẽn đó là sự phô trương mọi thứ. Giá trị con người được phô bày bằng vẻ đẹp của họ, sự cân đối và vẻ bề ngoài của thân hình, trang phục họ mặc, kiểu tóc chải chuốt của họ. Phẩm chất bất định đó hầu như gắn bó với những người nổi danh, những người hùng thể thao, và những chiêu đãi viên. Chủ nghĩa hình thức thậm chí còn diễn ra trong những chiến dịch chính trị với lợi thế đi với những ai có một hình ảnh phương tiện truyền thông ăn ảnh hơn.

Nhưng tất cả những điều này đã bị đánh bật ra khỏi trong câu chuyện về sự tuyển chọn của Samuel thuộc những ứng viên của Thiên Chúa cho hoàng đế Israel. Ông có tất cả bẩy người con trai của Jesse đã diễn hành trước ông. Họ ai nấy đều cao lớn, cường tráng và được hài lòng trong sự xuất hiện, và như họ có dáng điệu của một quốc vương. Mỗi lần như vậy Samuel chắc chắn rằng điều này phải là sự lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã từ chối tất cả bẩy. Trong bực tức ông hỏi, nếu có những người con trai khác và trả lời rằng chỉ có một người trẻ nhất trong số đang chăm sóc đoàn chiên – và ông là người đó – mặc dù trẻ nhất và đáng quan tâm nhất. Thiên Chúa đã lặp lại một mô hình phổ biến trong Cựu Ước: lựa chọn những người trẻ hơn và ít quan trong nhất.

Thiên Chúa cảnh cáo Samuel rằng Người không như con người đánh giá bằng những dáng vẻ bề ngoài mà bằng những gì trong tâm hồn họ. Dĩ nhiên điều này thật chính xác với tính cách của Chúa Giê-su trong tâm hồn. Người nhìn vào sâu thẳm tâm hồn của những ai bị người khác xem thường mà nhìn lại tốt. Vì lẽ nhìn vào bên trong tâm hồn của người đạo đức và đáng kính,và bị từ chối và làm kinh hoàng bởi những gì Người đã thấy. Khi Chúa Giê-su răn dạy chúng ta đánh giá điều gì đó không phải chỉ có một vì nó chưa hẳn là phẩm chất. Hầu hết lúc ấy người ta lầm to! Những nền văn hóa nhân loại và những người đã tạo ra chúng có thể thiển cận khó tin. Giá như chúng ta biết để tránh sự hình thành những sở thích cá nhân của chúng ta và những ý kiến của người khác bằng hình thức bề ngoài. Khi chúng ta nhìn vào bên trong tâm hồn của người khác – hãy dành thời gian để thực sự biết về họ - những kết quả có thể thực sự toại nguyện. Tình yêu cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và cho phép chúng ta nhìn với ánh mắt con tim.

Tác giả Ephesians mở mắt mình và thức giấc. Cách ngủ này xảy ra khi chúng ta quên chúng ta là ai và tại sao chúng ta ở đây và chúng ta rơi vào cạm bẫy của sự lừa dối triền miên đối với bản thân về hành vi và sự lưa chọn của chúng ta. Giấc ngủ và sự chết, Tân Ước phản anh sự vô minh và ảo tưởng tinh thần, giam giữ chúng ta tù nhân tội lỗi và đưa chúng ta vào cái chết trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Duy nhất chỉ là Đức Ki-tô người mà có thể thức tỉnh chúng ta đến với cuộc sống mới và tầm nhìn thị giác.

Có một ẩn dụ khác trong Kinh Thánh về sự thiếu ý thức tinh thần và sự mù quáng thấu hiểu bên trong. Câu chuyện người đàn ông mù bẩm sinh là một bản tóm tắt ngắn gọn thuộc toàn bộ Tin Mừng của Thánh Gio-an vì nó mô tả cả hai điều kiện con người với sứ vụ của Chúa Giê-su. Sự mù quáng sâu xa nhất trên thế gian đó là sự trải nghiệm của những ai khẳng định tuyên bố một cách cứng nhắc và giáo điều sự tường thuật của riêng họ về chân lý như một điều duy nhất. Sau khi chúa Giê-su phục hồi thị lực của người đàn ông đã có một sự cuồng nộ bởi Chúa Giê-su đã phá vỡ những luật lệ do chữa bệnh vào ngày Sabbath. Khi tầm nhìn thể lý của người đàn ông trở lại nên đã tác động đến ý thức tâm linh của ông. Ông ta đã nhận ra rằng Chúa Giê-su đã thực sự được gửi đến từ Thiên Chúa mà đích thực Người là người công bố sự tồn tại. Những người thẩm quyền tôn giáo thậm chí còn cương quyết hơn nữa rằng Chúa Giê-su là một tội nhân và không thể thực hiện được nhiều phép lạ do bàn tay của Thiên Chúa – đơn giản họ không có khả năng nhận biết một bức tranh to lớn hơn. Sau một cuộc gặp gỡ muộn màng với Chúa Giê-su, người đến ông đến với một đức tin sung mãn. Chúa Giê-su đã tuyên bố rằng sứ vụ của người là đem đến thị lực cho người khiếm thị và dẫn nó khỏi những ai mà nghĩ mình có tầm nhìn thị lực. Đối với những người lãnh đạo bất bình, người nhấn mạnh rằng sự mù quáng tự nó không phải là một cái tội. Nhưng cố ý chối bỏ không mở ra những khả năng khác hoặc đào hố sâu ngăn cách của đức tin là tội lỗi hiển nhiên.

Những ai khẳng đinh một độc quyền chân lý và loại bỏ vô điều kiện những khả năng hiểu biết tiềm ẩn và những ý tưởng của người khác luôn bị ám ảnh dưới ánh mắt nghi ngờ và thận trọng. Bước đầu tiên để giác ngộ đích thực là công nhận đôi chút cách mà chúng ta biết và hiểu như thế nào. Điều đó duy nhất sau khi mà sự hiểu biết bắt đầu.

(nguồn: Regis College – The School of Theology)