Nói đến nhân quyền là nói đến quyền căn bản của con người, như bản tuyên ngôn về quyền con người đã quy định: „ Mỗi người có quyền được luật pháp bảo vệ và có quyền tự do mà không bị phân biệt xếp loại , như theo chủng tộc, mầu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, ý hướng chính trị, nguồn gốc xã hội , của cải làm chủ, sự sinh ra đời hay những hoàn cảnh nào khác.“
Ngày nay sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới càng đóng vai trò quan trọng căn bản về nhân quyền. Mọi người đều có quyền bình đằng , không được dựa theo phái tính mà phân biệt kỳ thị.
Bản tuyên ngôn về quốc tế nhân quyền ra đời năm 1948 trong bản hiến chương được Liên Hiệp quốc quy định công bố cho toàn thế giới và dần dần được các nước công nhận, có tên International Bill of Human Rights.
Ngoài bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền International Bill of Human Rights, trong dòng thời gian còn có thêm những tuyên ngôn khác cũng về nhân quyền chuyên biệt thêm vào:
1.Thỏa ước Geneve về quyền tỵ nạn
2.Thỏa ước liên hiệp quốc về quyền của trẻ con
3.Thỏa ước về bài trừ hình thức phân biệt kỳ thị nữ giới
4.Thỏa ước liên hiệp quốc chống tra tấn hành hạ.
5.Thỏa ước quốc tế bài trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc.
6.Thỏa ước quy định bảo vệ và hình phạt nạn diệt chủng giết người.
7.Thỏa ước quốc tế bảo vệ quyền lợi tất cả mọi người lao động phải đi làm lưu động và cả gia đình của họ.
8.Thỏa ước liên hiệp quốc về người tàn tật.
Nguồn gốc về quy định nhân quyền có từ thời xa xưa từ thế kỷ thứ 3. trước công nguyên. Bản viết cổ xưa nhất còn lưu lại những thu thập có tên Codex Ur-Nammu, nói đến sự bình đẳng của mọi công dân.
Giữa thế kỷ thứ 6. trước công nguyên, bản viết trong Kinh thánh , có tên gọi do giới Thầy cả viết (Priesterschrift), hình như bản này được soạn thảo ở Babylon, bản viết này cũng là nền tảng căn bản trong Kinh thánh Ngũ thư của đạo Do Thái và Công giáo. Theo bản viết này con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa (Sách Sáng Thế 1,27).
Năm 1215 ra đời Magna Carta. Theo bản này nhà vua Anh quốc Johann Ohneland công bố quốc gia bảo vệ tài sản tư hữu, luật thuế khoá của mọi công dân.
Năm 1525 ra đời 12 khoản luật ở Memmingen. Đây là bản tuyên bố về nhân quyền ở Âu Châu.
Năm 1542 Bản luât mới ( Leyes Nuevas) theo đề nghị của Bartolomé de las Casas về tự do của người thổ dân Indo và luật ngăn cấm bắt buộc phải làm việc lao động theo thành tích.
Năm 1628 Bản tuyên ngôn Petition of Right ( bên Anh Quốc)
Năm 1679 bản Habeas Corpus Act.
Ngày 23.10.1689 ở Anh Quốc ra đời Englische Bill of Rights
Ngày 12.06.1776 thỏa ước Virginia Bill of Rights ra đời.
Ngày 04.07.1776 Tuyên ngôn độc lập của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ được ký kết quy định rõ về quyền con người, về đời sống, tự do và ước mong có đời sống hạnh phúc.
Ngày 26.08.1789 Déclaration des droits de l´homme et du citoyen được các Đại biểu quốc hội Pháp công bố.
Năm 1791 Declaration des droits de la Femme et de la citoyenne do Olympe de Gouges đề nghị được quốc hội Pháp quốc thỏa thuận công bố thành luật.
Ngày 15.12.1791 ra đời Amerikanische Bill of Rights ở Hoa Kỳ .
Năm 1948 sau những bàn cãi sôi nổi cùng thử nghiệm dò xét, Liên Hiệp quốc đã công bố tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, và chọn ngày 10.12. hằng năm là ngày quốc tế nhân quyền trên toàn thế giới.
Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và những luật pháp tuyên bố về những quyền cho con người từ xưa tới nay theo dòng thời gian luôn là những quy định nhắc nhớ con người phải giữ, và bổ túc cho thêm hoàn chỉnh theo với dòng thời gian cùng từng hoàn cảnh cụ thể trong đời sống xã hội, đời sống kinh tế cũng như chính trị và nhất là đời sống tinh thần tôn giáo.
Những nhắc nhở cùng những quy định trong các tuyên ngôn về nhân quyền không là những chữ viết, không là những khoản luật khô cứng bắt buộc ra hình phạt. Nhưng đó là những tinh hoa đúc kết tinh thần có nguồn gốc trong đời sống con người từ xưa nay. Những tuyên ngôn khoản luật đó mong giúp đời sống con người chung cũng như riêng được phát triển tích cực tốt đẹp mỗi ngày, nhất là trong đời sống chung ở xã hội.
Ngày quốc tế nhân quyền hằng năm 10.12. cũng là ngày trao giải thưởng Nobel Hòa Bình ở thủ đô Oslo, nước Na-Uy.
Giải Nobel Hòa Bình lần đầu tiên năm 1901 được trao cho hai nhân vật : Ông Henry Dunant, người sáng lập Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và Ông Frédéric Passy, vị sáng lập Cộng Đồng hòa bình Pháp quốc Société d´arbitré entre les Nations. Năm 1905 lần đầu tiên một người phụ nữ đựơc trao giải thưởng Nobel Hòa bình, Bà Bertha von Suttner, một phụ nữ người Áo.
Giải Nobel Hòa Bình năm 2011 được trao cho ba người phụ nữ cùng một lúc, vì họ có công chiến đấu cho tự do dân chủ: Bà Tawakkul Karman người Jemen, Bà Leymah Gbowee, người Liberia và Bà Ellen Johnson-Sirleaf, người nước Liberia. Họ là những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền.
Bà Ellen Johnson-Sirleaf, 72 tuổi là nữ Tổng Thống của nước Liberia và Bà Leymah Gbowee 39 tuổi là người tranh đấu nhân quyền cũng ở nước Liberia, còn Bà Tawakkul Karma 32 tuổi là người đứng lên chống lại nhà độc tài Saleh ở Jemen.
Ba người phụ nữ này được tuyên dương, vì đã tranh đấu bằng phương thế bất bạo động cho sự an toàn cùng quyền của người phụ nữ.
Bà Ellen Johnson-Sirleaf là vị nữ Tổng Thống đầu tiên ở lục địa Phi châu từ năm 2006. Trong cương vị Tổng Thống đứng đầu quốc gia, Bà đưa ra chương trình đường lối xây dựng hòa bình, kinh tế và an sinh xã hội, và nhất là bênh vực quyền cho người phụ nữ trong xã hội..
Cùng với nữ Tổng Thống Ellen Johnson-Sirleaf, Bà Leyman Roberta Gbowee điều hợp thành lập cơ quan hòa bình Women in Peacebuilding. Năm 2002 Bà thành lập phong trào Women of Leberia Mass Action for Peace. Với phong trào này bà đã cùng các chị em phụ nữ khác tổ chức các cuộc biểu tình bất bạo động chống lại Tổng thống Charles Taylor của nước Liberia. Sau khi Tổng thống Taylor bị lật đổ năm 2004 và 2005 Gbowee là thành viên của ủy ban Công lý và Hòa giải của nước Liberia.
Bà Tawakkul Karma là người phụ nữ tiên khởi trong thế giới Ả Rập được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Người phụ nữ 32 tuổi này là một trong những nhân vật có uy tín hàng đầu của những cuộc biểu tình chống Tổng Thống nước Jemen Ali Abdullah Saleh trong phong trào mùa xuân Ả Rập năm 2011. Tawakkul Karman là chủ tịch của tổ chức Women Journalists without Chains.
Ủy ban trao giải thưởng Nobel Hòa Bình ở Oslo nước Na-uy khi đưa ra quyết định trao giải cho ba người phụ nữ này đã nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong đời sống: Chúng ta không có thể đạt tới nền tự do dân chủ và nền hòa bình bền vững trên toàn cầu đựơc, khi các người phụ nữ không có cơ hội bình đẳng như các người đàn ông, khi họ không có ảnh hưởng tới sự phát triển trong đời sống xã hội.
Với sự vinh danh bằng giải thưởng Nobel Hòa Bình cho ba người phụ nữ Johnson-Sirleaf, Gbowee và Karman năm 2011, trong trang sử của giải thưởng Hòa Bình từ ngày thành lập năm 1901 tới nay có tất cả 15 người phụ nữ được trao giải thưởng rất có ý nghĩa quốc tế này.
Giải thưởng Nobel Hòa Bình trao hằng năm cho những người dấn thân xây dựng hòa bình trong xã hội. Giải này được trao cùng với 1,1 triệu Euro.
Trong các nước còn theo chế độ cộng sản như Việt Nam, Trung Hoa, Cuba , tình trạng nhân quyền trong xã hội thường xuyên bị chà đạp. Nhà cầm quyền cộng sản thường ngụy tạo lừa đảo đưa ra lý do an ninh để chà đạp nhân quyền, đối xử tàn bạo không công bằng với người dân không đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản.
Trong một chế độ chà đạp quyền con người, như chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, Trung Hoa, Cuba, không thể có hòa bình trong xã hội đựơc.