VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ? (4)

D.- Ủng hộ Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam.

Cảnh sát biển là những viên chức nhận lương bổng từ ngân sách do đồng bào đóng thuế để hoàn thành nhiệm vụ cao cả : bảo vệ an ninh và sự vẹn toàn Tổ quốc. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ được trang bị những tàu thuyền được trang bị võ khí đơn sơ không như những đơn vị Hải quân với tàu ngầm (mong không bị gắn vũ khí ‘quá date’ như ụ nổi 83M trong vụ Vinalines), tàu tuần, tàu chiến…. Vâng lệnh lãnh đạo, các tàu này đang nằm bờ để bảo toàn Hải lực. Cũng vậy, những tàu của cảnh sát biển cùng lắm là chơi trò bắn súng nước với Tàu cộng. Kêát quả, do Trung quốc đã sử dụng vòi rồng, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt, làm hư hỏng 6 tàu và 8 kiểm ngư bị thương.

Ngư dân Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa là những ngư dân khổ cực có thứ hạng cao nhất thế giới. Họ bị các tàu Trung cộng tung hoành trong vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc đánh đuổi, bắt bớ và tàu bị tịch thu hay đóng phạt. Các tàu Hải quân không bảo vệ ngư dân vì ‘để tôn trọng cái gọi là : không can thiệp vào các vụ xung đột trên biển. Họ là những anh hùng trên những thuyền bé nhỏ, tàu gổ, tay không, thân cô thế, lại tiếp tục được (hay bị) kêu mời bám biển, để giữ và làm cột mốc xác nhận chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Chiều ngày 17.05.2014, một tàu cá ngư dân Lý Sơn đang đánh cá trong biển Việt Nam, cách giàn khoan Tàu cộng khoảng 20 hải lý, bị tàu của chúng rượt và cướp hết tài sản. Hôm sau, một tàu cá với 14 ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng ngư chính Tàu chặn lại và hành hung hai ngư dân. Ngoài ra, chúng còn cấm ngư dân ta đánh cá tại vùng gần nơi đặt giàn khoan và trong vùng Đường 9 đoạn. Ngày 26.05.2014, khoảng 40 tàu Trung quốc đã bao vây và 'đâm chìm' một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, cách giàn khoan 17 hải lý, nơi ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, 10 ngư dân trên tàu đã được cứu sống. Tân Hoa xã cho rằng tàu đó do quấy rối một tàu cá của họ nên mới bị đâm, đồng thời cho biết chính phủ Tàu đã gửi công hàm phản đối chính phủ Việt.

E.- Kiện hay không kiện Trung quốc?

Ngày 21.05.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Manila Phi luật tân: « Từ ngày 01.05.2014 đến nay, Trung quốc đã sử dụng hơn 130 tàu, có cả tàu quân sự và máy bay bảo vệ để hạ đặt giàn khoan dầu vào vị trí sâu hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ». Trả lời phỏng vấn của thông tấn xã AP, ông nói: « Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ».

Để đối phó với hành động Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ‘tứ nhân bang’ lãnh đạo Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối một cách rời rạc, yếu ớt… vì họ biết thế nào là vị trí chính trị của họ đối với Trung quốc. Trong diễn văn khai mạc lẫn kết thúc Hội nghị Ban chấp hành TW9 khóa XI, từ ngày 08 đến 14.05.2014, của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề hệ trọng này không được đề cập đến, chữ ‘Biển Đông’ chỉ được nói một lần. Trong lúc đó, tờ The New York Times loan tin ông Trọng muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng ông này đã từ chối không gặp mà dành giờ để tiếp Thủ tướng Hunxen (Campuchia), mặc dù ông ta luôn trung thành với Trung quốc. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thì các phát biểu một cách chung chung để không mất lòng ai, từ người dân, hay chính phủ Hoa kỳ lẫn Trung quốc. Oâng từng có các phát biểu về chủ quyền biển đảo đã thu hút sự quan tâm và tin tưởng của người dân. Nhưng gần đây, ngày 19.5.2014, khi tiếp Tân Đại sứ Tàu, ông vẫn phải chúc mừng và hy vọng Đại sứ Hồng Tiểu Dũng sẽ ‘phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước’. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ là một kẻ ba phải, nước đôi và không có một chính kiến cụ thể.

Phản ứng của họ khác nhau chỉ nhằm tranh quyền trong đảng cũng như trong tầm mắt của Bắc Kinh :

1. / Tranh chấp nội bộ Đảng.
Tại các quốc gia dân chủ đa đảng, các chính đảng trị minh bạch vận động đồng bào cử tri tín nhiệm qua những cuộc bầu cử tự do và lương thiện, để hành xử quyền Hành pháp hay Lập pháp (hoặc Tư pháp, như các thẩm phán tại Hoa kỳ) bằng những cuộc vận động tranh cử công bằng dựa trên Thành quả, nếu muốn được tái cử, hay những Đề nghị chính sách sẽ thực hiện, nếu được thắng cử.

Tại Việt Nam không như vậy vì, tại đây, đảng cộng sản dùng võ lực để chiếm chính quyền rồi dùng chế độ công an trị để đàn áp và tàn sát dân. Với thể thức ‘đảng cử, dân bầu’, các đảng viên chia nhau các chức vụ các cấp từ trung ương tới địa phương. Do đó, để được các chức vụ này, do biết tài đức của bản thân, họ cần phải kết bè phái với nhau để tranh dành quyền lợi trong đảng.

Hội nghị Trung ương Đảng được khai mạc ngày 01.10.2012, sau khi Bộ Chính trị Đảng vừa có phiên họp tuần qua để duyệt lại kết quả kiểm điểm, chỉnh đốn Đảng, nhằm trình lên Ban chấp hành Trung ương lần họp này. Biến cố này được nhiều người lưu ý vì diễn ra trong bối cảnh đạc biệt sau đợt phê và tự phê vừa được triển khai trong toàn bộ hệ thống Đảng ở trung ương và tỉnh thành, khởi từ Bộ chính trị và Ban bí thư và những vụ bắt các các nhân vật trong giới ngân hàng (Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo ACB) được cho là thân cận với Thủ tướng Dũng cùng chiến dịch chỉnh đốn Đảng do Tổng Bí thư Trọng phát động được xem như dấu chỉ cho một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao nhất của Đảng.

Nhân dịp này, 175 ủy viên Trung ương Đảng cũng bàn về cải cách doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai, tình hình kinh tế-xã hội, đổi mới giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ.

Ngày 15.10.2012, phát biểu khi bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Trọng nhận định về một số khuyết điểm tồn tại : « Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra giám sát không chặt chẽ dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn… Một số hạn chế, khuyết điểm chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm… ». Sau đó, ông thẳng thắn nói: « Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục »… Ông cũng đưa ra lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn cũng như không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên, nhưng ‘Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị’. Nhiều nguồn tin cho người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 17.10.2012, khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X'. Nhưng ‘X’ là một ẩn số thì thay tên một trong 14 ủy viên Bộ Chính trị đều có thể đúng chăng ?

Ngày 22.10.2012, ông Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước Dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế, nhất là trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế gây ra những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines (xem : http://vietcatholic.net/News/Html/121106.htm ), nhưng ông không từ chức theo yêu cầu, ngày 14.11.2012, của đại biểu Dương Trung Quốc (xem III.- C.- a phần trước).

b. Trung quốc có ý kiến.

Trong bài ‘Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô’, biên tập viên Mặc Lâm (RFA), ngày 06.08.2014, kể : ‘Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết: « Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, … Anh ấy là người rất hiểu Trung quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế… ». Do đó, năm 2011, ông Phạm Bình Minh, con ông Thạch, được đảng đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao với nhiều dè dặt, nhìn về Trung quốc .

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31.05.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã ‘chuẩn bị’ các luận cứ để kiện Trung quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 25.06.2014, Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung quốc : « Nếu Trung quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung quốc ở Biển Đông ». Ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam đã nói. Tuyên bố của Hội khẳng định tiếp : « Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm ».

Ngày 16.07.2014, phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp ông André Menras, song tịch Pháp có Việt tịch với tên Hồ Cương Quyết, người đã có thể tham dự các cuộc chống Tàu không bị công an ‘làm khó’ cách tàn bạo, và ông đã trả lời bằng tiếng Việt : « Tôi đến đây để lấy tư liệu làm một bộ phim mới về những người dân đi đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Tôi bắt đầu bộ phim của mình bằng cảnh quay giàn khoan 981, tàu chiến Trung quốc trong vùng biển Việt Nam. Tiếp đó là cảnh quay về tàu của bà Như Hoa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở đây. Tôi sẽ phỏng vấn một số thuyền viên suýt chết đuối khi tàu bị đâm để cho thấy khu vực giàn khoan 981 cực kỳ nguy hiểm vì Trung quốc và vì bão nữa. Thế nhưng ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi. Từ một chiếc tàu nhỏ, bây giờ bà Như Hoa đã có tàu 1.200 mã lực. Đó là thông điệp cho Trung quốc thấy rằng dù bị đe dọa nhưng ngư dân không bao giờ bỏ cuộc… Tôi cho rằng nếu không phản đối một cách hòa bình nhưng cứng rắn, đúng pháp luật quốc tế, không cho dư luận thế giới biết thì sẽ mất biển. Trung quốc sẽ không dám để xảy ra chiến tranh vì sợ mất uy tín với quốc tế. Nếu có chiến tranh, quan hệ kinh tế Trung Quốc với các nước sẽ giảm và họ sẽ yếu đi. Tôi nói những điều này với tư cách là công dân Việt Nam ».

Ngoài ra, những cuộc hội thảo cũng được tổ chức tại Việt Nam và hải ngoại, các luật gia người Việt lẫn ngoại quốc nêu lên những lợi điểm để khuyến khích Chánh phủ Việt Nam khởi kiện Trung quốc trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển theo đúng thủ tục và cơ chế thích hợp mà Công ước Luật Biển quy định.

Hơn thế, đầu năm 2014, Bộ Quốc phòng Phi luật tân xác nhận là những cuộc trinh sát cho thấy Trung quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển trong khu vực xung quanh đảo Johnson South mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma. Hòn đảo san hô, chúng gọi là Xích Qua và Phi luật tân gọi là Mabini, nằm cách tỉnh Palawan của nước này hơn 300 cây số về hướng tây. Bộ Ngoại giao Phi luật tân đã gởi cho Trung quốc một kháng nghị thư hồi đầu tháng 04/2014 về hoạt động lấp biển mà Trung quốc tiến hành ở đảo Johnson South. Trung quốc đã bác bỏ kháng nghị đó và Tổng thống Benigno Aquino đã nêu lên vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện sau đó.

Chúng ta cần chú ý : Chánh phủ Phi luật tân đã kiện Trung quốc trước Thẩm quyền tài phán quốc tế vì Phi luật tân là một quốc gia dân chủ với các quyền Hành pháp và Luật pháp do dân cử. Trái lại, Việt Nam, chiếu Điều 4 Hiến Pháp, các quyền này do đảng cộng sản quyết định bởi Bộ Chính trị Ðảng.

Kết luận, Việt Nam chỉ kiện Trung quốc khi Việt Nam có một Chánh phủ dân cử biết đáp ứng nguyện vọng toàn dân.

Hà Minh Thảo