Sau một ngày giảng giải mệt mỏi, cuối ngày Đức Kitô nói với các môn đệ chèo thuyền sang bên kia bờ biển Galilê. Chờ đến sáng ngày hôm sau, đi ban ngày sẽ an toàn hơn. Đức Kitô không giải thích việc ra đi trong đêm tối. Môn đệ Đức Kitô không lạ gì biển Galilê bởi trước đây nơi này là nhà 'thứ hai' của các ông. Hàng đêm các ông vẫn chèo thuyền đánh cá. Lần đi này các ông gặp bão to, sóng lớn khác thường. Giữ cho thuyền khỏi chìm đắm do bão táp gây nên đã khó. Bão lớn nổi vào đêm tối, mù sương khiến các ông chèo chống vất vả hơn. Cái chết rất gần. Nước trào ngập khoang thuyền, con tuyền chìm sâu vào cơn sóng, các ông vừa mệt, vừa sợ không biết có qua khỏi cơn bão này chăng? Trong khi môn đệ mệt lả, chèo chống, Đức Kitô lại yên giấc trong thuyền, xem ra không có chi khác lạ. Hết cách, hết khả năng, hết hy vọng vào tay nghề, còn cách duy nhất là đánh thức Đức Kitô. Các ông than thở: 'Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?' Mc 4:39. Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô là điều không ngoan, nhưng cách dùng chữ lại không mấy đẹp. Đức Kitô không trách các ông đánh thức Ngài; cũng không trách cách diễn tả nỗi lo sợ. Đức Kitô trách các ông thiếu đức tin. Có Ngài trên thuyền còn sợ chi?

Nhận thức cũ về Đức Kitô vẫn cư ngụ trong các ông; nhận thức mới vừa thành hình, chưa bén rễ sâu trong tâm trí. Nói theo ngôn ngữ của thánh Phaolô trong thư thứ hai gởi cho tín hữu thành Corintô. Tông đồ nhận biết Đức Kitô theo con mắt người thường: 'theo quan điểm loài người' 2Cor 5:16. Ban ngày, các ông nghe Ngài giảng dậy, các ông tin Ngài là Đấng khôn ngoan tột bực, vượt lên trên mọi người. Đức Kitô ra lệnh: 'Im đi, câm đi' Mc 4:39b. Sóng biển liền êm, gió bão tắt lặng. Môn đệ đầy kinh ngạc và các ông nhìn Đức Kitô dưới con mắt mới, mắt mở rộng. Chứng kiến thế giới thiên nhiên vâng phục Đức Kitô, niềm tin các ông nâng cao. Đấng mà bão gió vâng phục, Đấng đó phải là Đấng có uy quyền trên thiên nhiên. Đấng đó là Chúa Tể thế giới thiên nhiên, và con người chúng ta là một phần tử trong thế giới đó. Các tông đồ cũng học biết tin theo, làm môn đệ Đức Kitô không phải để trốn tránh 'bão tố cuộc đời', nhưng khi chúng ập đến, môn đệ Đức Kitô có nơi nương tựa, vừa an toàn, vừa vững chắc.

Tin theo Đức Kitô, Kitô hữu vẫn phải đối diện với thực tế cuộc sống. Cuộc đời pha trộn giữa ngày vui, ngày buồn, hy vọng và thất vọng, sóng gió và yên bình. Tất cả những điều đó là thực tế trong cuộc sống. Khi sự khó xảy ra, con người có toàn quyền, tự do, chọn lựa. Một là chọn tự mình chống chọi. Hai là chọn cùng giải quyết vấn đề với người thân quen, hay chuyên gia. Ba là kêu cầu cùng Thiên Chúa soi sáng, giúp đỡ. Môn đệ Đức Kitô áp dụng kinh nghiệm chống bão, tự sức riêng chống bão. Không thành công, các ông cùng với đồng bạn chung tay, góp sức, giữ con thuyền khỏi chìm. Các ông thất bại. Nhận biết cái giới hạn của cá nhân, giới hạn của tập thể, của cả nhóm. Các ông tìm đến Đức Kitô và các ông đã được thoả lòng, toại nguyện.

Cách thức chống trả 'cơn bão cuộc đời' biểu hiện đức tin của mỗi người chúng ta. Tạm ví 'bờ biển bên này' là ban ngày nắng đẹp, vui sng, yên lành. 'Bờ biển bên kia' là đêm tối, là bão tố, là sự khó trong đời. Khi đó chúng ta nhận rõ đời sống đức tin, nhận rõ niềm tin vào Đức Kitô, tin hết mình hay tin lơ mơ. Tông đồ cho biết hết lòng trông cậy vào Đức Kitô mọi sự sẽ tốt đẹp ngoài sức tưởng.

Khi sợ hãi, con người thường có những cử chỉ, lời nói, hành động bất thường. Bình thường con người không hành xử như thế, nhưng sợ hãi làm chủ tâm hồn, nên thường hành động ngoài í muốn. Môn đệ biết rõ Đức Kitô yêu mến họ, và các ông vâng phục Ngài nhưng khi đau khổ, lo lắng các ông đặt câu hỏi về tình yêu Chúa.

Ngày nay nhiều Kitô hữu cũng hành xử tương tự, không mấy khác xưa. Khi phải đối diện với đau khổ tột cùng, lo lắng tột độ, người ta vẫn ca thán, thân kêu làm sao Thiên Chúa yêu thương để sự dữ xuất hiện, hoành hành cuộc sống môn đệ. Xưa kia môn đệ than thở không phải vì các ông không có niềm tin. Đức Kitô nói rõ các ông kém niềm tin nơi Ngài. Trên thập tự, Đức Kitô trong lúc đau khổ tột cùng cũng lên tiếng than thở, không phải chối bỏ, nhưng xác tín là Ngài có Chúa Cha, khi Ngài than thở: 'Lậy Thiên Chúa, lậy Thiên Chúa của Con. Sao Ngài bỏ rơi Con? Mc 15:34'. Tiếng than vang vọng khắp không gian thú nhận có Thiên Chúa nhưng sao Ngài vắng mặt. Rất có thể đau khổ là áng mây mờ che mắt người đau khổ nên người đó không nhìn ra diện mạo Thiên Chúa.

TiengChuong.org

The Other Side

After a long and tiring day of preaching, Jesus told His apostles to sail to the other side of the sea of Galilee. Instead of waiting for the next morning, Jesus gave no explanation, but told them to go. The sea of Galilee was a 'second home' for the apostles. Night after night they went to the sea to fish, and probably accustomed to the storms while out in their boats. Keeping the boat afloat in a stormy water was hard, and the darkness of the night made the task even more challenging. The apostles were preparing for the worse, while Jesus was sound asleep on the boat. In their fear and frustration they told Him, 'Master, do you not care? Mk 4,39'. Calling out for help was a right thing to do, but the choice of the words was unfortunate. Jesus told them about their lack of faith in Him. Put in St Paul's language, the apostles saw Jesus 'by the standards of the flesh'. 2 Cor.5,16.

Earlier in the day, the apostles listened to Jesus. They admired Him as a man of great wisdom. Jesus woke up and gave a double command: 'Quiet now! Be calm!' Mk 4,39b. One command dropped the strong wind, and the other one died out the mighty waves. The apostles now saw Jesus with their wide- opened eyes. Knowing the force of nature obeyed Jesus, their faith in Jesus was upgraded to another level. He must be the Lord of the natural world. They also learnt that following Jesus, they would not be freed from 'turbulent water', but when it happens, Jesus was available to assist them.

Following Jesus, we continue to face the reality of the world. There are good days, and not so good ones. There are hope and fear, order and chaos. These are the reality of life. When encountering adversity, there are options for us to chose from. First, we are free to chose to 'sail' alone; second, we are free to 'sail' with humanity, and third, we are free to 'sail' with the Divinity. The apostles chose the first two options, and could change nothing. In their fear, and tiredness, and frustration, they turned to Jesus for help. Jesus' power and His presence had shaped the lives of the apostles, changing them from fear to faith. On the positive aspects of adversity, the apostles learnt more about themselves. Their faith in Jesus was deepened, and they understood Jesus' power better.

The way we relate to God to the 'storm in life' reveals the truth about our faith in Jesus. It is the 'other side' of the sea. On 'this side' of the sea, following Jesus was easy, we sail well in life. On the 'other side' of life, when we go through the darkness of night, when tough time comes, we learn more about our spiritual life, about faith, and trust in Jesus. The reality of life is that one moment we are doing fine, and unexpectedly, we are confronted with news we don't want to know. The apostles told us, having faith in Christ led them through.

When we are in fear; the fear factor takes control of the situation. We often do or say something which we would not do in a normal circumstance. Jesus' apostles loved Him, and obeyed Him, but when they faced the storm they questioned about His love for them. This kind of language we continue to hear in the modern world. What count is not much about the words uttered but the hidden intension of a heart. The apostles seemed to complain with faith, not with doubt. Their cry was the cry of fear and abandonment. It was the same cry Jesus made when he was on the cross: 'My God, my God, why have you abandoned me Mk 15:34. The cry was the confession of faith with the feeling that God was absent.