Người VN hải ngoại cần tiếp tục lên tiếng chống lại đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt nam

Những biến cố đã và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam cho chúng ta thấy nhà cầm quyền VN không có khả năng thay đổi bản chất độc tài, lừa đảo và cướp bóc để nâng cao dân trí và gầy dựng tình đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, công bình, và pháp lý. Những người hiểu biết chế độ và con người CSVN có lẽ đang rất đau lòng nhưng chắc chắn không ngạc nhiên khi biết nhà cầm quyền CSVN mướn bọn du thủ du thực vào đập phá nơi cầu nguyện của giáo dân Hà nội trong khi công an nhà nước trang bị vũ khí bảo vệ cho bọn côn đồ tự do đập phá và làm ô uế nơi thờ phượng với mục đích duy nhất là dành lại tài sản đã trắng trợn cướp bóc của Giáo Hội VN từ nhiều năm qua, và cũng không ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông một chiều bóp méo sự thật bằng thủ đoạn đê tiện cắt xén lời nói và mướn những người Công Giáo gỉa hình diễn tuồng khóc lóc trên TV nhắm đánh lừa cảm xúc những người dân không có cơ hội nhìn thấy phía sau của màn kịch.

Niềm hy vọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị lu mờ khi nhà cầm quyền CS đem lực lượng võ trang uy hiếp và ủi sập bức tường toà Khâm Sứ và niềm hy vọng đó hầu như bị dập tắt khi nhà nước bóp méo và kết án những phát biểu chính đáng và đúng sự thật của TGM Ngô Quang Kiệt. Có bao giờ công dân của một nước tự do bị kết án vì phát biểu những lý luận và suy nghĩ của mình? Như vậy, Việt Nam có tự do không? Và nhà cầm quyền VN có lưu tâm gì khi nước Việt Nam bị tái liệt kê vào danh sách những nước thiếu tự do tôn giáo như Iran, Saudi Arabia và Bắc Hàn? (http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=1456&Itemid=59).

Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khóa họp thường niên năm 2008 tại Xuân Lộc đã đưa ra những nhận định và phương hướng đề nghị nhà cầm quyền Hà nội cần giải quyết tận gốc rễ cho những tệ đoan xã hội và những bế tắc làm cho tình đoàn kết dân tộc và việc xậy dựng quê hương tổ quốc bị bế tắc... thế nhưng những đề nghị đó chỉ như rơi vào chỗ trống rỗng mà bằng chứng là cuộc gặp gỡ vào ngày hôm nay 1.10.2008 giữa HĐGMVN và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn không có những bước tiến hay sự hiểu biết cụ thể nhằm giải tòa những oan ức của dân chúng và đặc biệt việc đòi hỏi Công lý của Tổng giáo phận Hà nội.

Là những người Việt hải ngoại, chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho công bằng và tự do cho quê nhà trong giai đoạn khó khăn này? Người viết xin được đề nghị một vài nỗ lực sau đây để chúng ta cùng tiép tay hiệp thông và hành động.

1. Tiếp tục cầu nguyện cho GH VN bằng cách tổ chức những buổi cầu nguyện chung hoặc tổ chức tuần Cửu Nhật như lời mời gọi của Đức TGM Hà nội và của Dòng Chúa Cứu Thế Việt nam.

2. Tiếp tục gửi thư yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đến các vị lãnh đạo các quốc gia, và các vị dân cử địa phương.

3. Tiếp tục gửi thư đến các Giám mục giáo phận địa phương báo cáo vê tình trạng đàn áp tôn giáo và nhờ các Giám Mục đó lên tiếng bênh đỡ cho nền tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.

4. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, địa chỉ: Dr. Scott Flipse, US Commission on International Relegious Fredom - 800 N. Capitol St. NW Suite 790, Washington DC 200002; Phone: 202-523-3240; Fax: 202-523-5020; email: communications@uscirf.gov (cá nhân)

5. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến tổ chức Amnesty International: địa chỉ: Mr Brittis Edman, Amnesty International, 1 Easton Street, London WC1X ODW, United Kingdom.

UK

5. Tổ chức biểu tình bất bạo động với những biểu ngữ tố cáo vi phạm nhân quyền trước văn phòng lãnh sự hay thương mại Việt Nam ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, New York. v.v... hay tại các địa điểm họp có đại diện của nhà cầm quyền CSVN.

Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã làm những gì có thể làm và nói những gì có thể nói trong hoàn cảnh khó khăn của những người sống dưới chế độ độc tài. Công việc còn lại trong lúc này để đóng góp cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam là công việc của những người Việt tự do trên thế giới.