LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Trước hết tôi xin có đôi lời cảm ơn em Nguyễn Ngọc Thơ sau khi đọc bài viết của em: Thư gửi quý Độc Giả Thủ Đô Hà Nội cùng Quý Độc Giả trong Nước (Việt Catholic News ngày 14-10-08)

Tôi phải cám ơn em, vì cho tôi đáp án chính xác nhất về hiện trạng giáo dục ở Việt Nam, mà ông Nguyễn Thiện Nhân bộ trưởng giáo dục đã nói là bịnh. ”Nói không với bịnh thành tích, không đề ra chỉ tiêu thi đua thiếu hợp lý»

Tôi phải cám ơn em thay cho những người đang trên bục giãng, mà mất đi chức nãng suy nghĩ. Chỉ là một du học sinh mà em biết dùng cái đầu của chính mình để mà suy nghĩ và cuối cùng có được một bài viết để đánh đọng lương tâm của những thầy giáo còn được mệnh danh với những từ cao đẹp: kỹ sư tâm hồn. Và sau đây là những gì mà tôi nhận thấy và cảm nghĩ của tôi:

Trước khi là người Phật Giáo, là Công Giáo, hoặc bất một tín ngưỡng nào, thì chúng là người Việt Nam. Dù chúng ta có sinh bên Tây hay bên Tàu, thậm chí chúng ta sinh ra ở Châu Phi hay Arab, nếu như cha mẹ chúng ta là người Việt Nam.

Là người Việt Nam, tôi xin chia sẽ nỗi nhục với nhà văn Nhã Nam sau khi đọc bài SUY TƯ TÙ VỤ THÁI HÀ TÒA KHÂM SỨ của tác giã (VietCatholic News ngày 29-9-08). Là người Công giáo con xin chia nỗi nhục với đức tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt, đã không bỏ lỡ cơ hội khi có buổi tiếp xúc trực tiếp với ông Nguyễn Thể Thảo, Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội vào ngày 20-9-08. (Xin mời quý vị đọc và nghe nguyên văn của Đức Gám mục Ngô Quang Kiệt với ông Nguyễn Thể Thao trên VietCatholic hiện còn lưu trữ)

Nếu những người Việt Nam có dịp ra nước ngoài, nhất là các cấp lãnh đạo và các nhà khoa học, không cảm nhận được nỗi nhục của một nước nhược tiểu đó là điều bất hạnh cho dân tộc Việt nam. Dân tộc Việt Nam vốn cần cù nhẫn nại và thông minh. Nếu những nhà lãnh đạo và các nhà khoa học không thấy được những thành quả thật mà người Việt Nam đạt được ở xứ người, khi bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng, thì nước Việt sẽ không bao giờ thoát cảnh nghèo nàn. Tôi xin lấy chỉ cần lấy một ví dụ để so sánh: một nước nhỏ bé bên cạnh chúng ta – SINGAPORE, mới lập nước hơn 40 năm. Diện tích chỉ bằng một tỉnh của Việt Nam. Việt Nam muốn bằng Singapore, phải mất đến 197 năm, với trường hợp là Singapore dậm chân tại chỗ (Theo sự đánh giá của ngân hàng thế năm 2006).

Tôi xin nói lên con số hơn 300 ngàn người có bậc cấp từ cao đẳng trở lên trong số hơn 3 triệu người Việt ỏ nước ngoài. Đây là một ước mơ cho tất cả nước đang phát triển. Vì họ được đào tạo ở các nước văn minh tiên tiến nhất. Và tôi xin đặc câu hỏi tại sao họ thành đạt ở xứ người? Và xin dành câu trả lời cho những ai chịu khó suy nghĩ.

Đây là một trong những lý do mà đến giờ này Việt Nam vẫn còn là một trong nước nghèo nàn nhất thế giới. Trách nhiệm chính, chắc chắn nhà cầm quyền lãnh phần, nhưng đồng thời cũng có một phần của toàn thể dân chúng Việt Nam. Bởi vì họ sống bên lề xã hội, mặc cho nạn tham nhủng lang tràn khắp nơi từ địa phương đến trung ương, tệ hại nhất là nạn nói dối lan tràn vào học đường. Nhưng họ thiếu cái dũng khí, để nói lên sự thật, để nói lên cái sai của chính quyền. Thêm vào đó các tôn giáo cũng phải đóng vai trò then chốt dám can đảm và công khai tố cáo những hành vi sai trái và các tệ nạn xã hội, bởi vì tiếng nói của các tôn giáo rất có ảnh hưởng tới đồng đạo của mình. Nếu như ai cũng sợ gán cho danh từ làm chính trị. Và vì sợ hãi nên đưa đẩy đất nước rơi vào thảm trạng như hiện nay. Ước gì mỗi người Việt Nam chúng ta hãy cảm nhận được nỗi nhục trước mắt và quên đi những niềm tự hào, mà không phải chúng ta là người tạo ra, nhất là các tôn giáo cùng đồng hành để cùng nhau xây dựng lại một nước Việt mà ai cũng phải tự hào là người Việt Nam.

Là người Việt Nam, ai cũng mong muốn nước mình giàu và mạnh, để khỏi phải uất hận khi Trung Quốc bắn chết người dân lành trong lúc họ đang đánh trong hải phận của đất Việt. Và còn hàng trăm ngàn câu hỏi về cái hiện trạng đất Việt Nam. Xin mời chính quý vị chịu khó bỏ một ít thời gian mà tìm ra nguyên nhân. Tìm ở đâu, thưa có rất nhiều tài liệu khác nhau và ngay trên mạng internet có rất nhiều vài viết giá trị… Ngày nay, nhờ có internet mà chúng ta có thể biết tất cả chuyện gì xảy ra trên trái đất này, từ lúc khai nguyên cho đến bây giờ. Khi đọc tin tức nước ngoài, thấy toàn là những điều tồi tệ nhất. Thử hỏi những người không mang hộ chiếu của nước Cộng Hòa xã Hội Việt Nam có cảm thấy nhục nhã hay không ?Vậy mà có người lên tiếng nói về hiện trạng của đất nước, nói lên cái nhục nhã của đất nước, thì báo chí và truyền hình nói về cái tự hào của dân tộc.

- Thử hỏi chúng ta có tự hào là nước sản xuất gạo thứ hai, mà người nông dân chỉ được ăn gạo vào những ngày lễ lạc.

- Thử hỏi chúng ta có tự hào, khi dòng sông Thị Vải đang chết dần. Không phải hôm nay, mà 14 năm về trước. Cũng may nhờ có tàu nước ngoài từ chối, không chịu vào dòng sông này. Nên nhà nước mới chịu khó ra lệnh truy tố. Hãy đọc những gì mà báo tuổi trẻ: “Trước tình cảnh như vậy, báo VietnamNet số ra hôm thứ Hai vừa rồi có nêu lên thắc mắc là. Vì sao mà các cấp quản lý, chính quyền sở tại lại vô cảm với nỗi khốn khổ của dân đến vậy ? Vì quá bận, vì nhận thức cũng hời hợt và ngây thơ, hay vì những gì khác ? Vì sao con sông Thị Vải chết suốt 14 năm qua, nước trắng xóa, ai đi qua cũng có thể nhận ra, dù chỉ bằng mắt thường, mà cơ quan quản lý tài nguyên-môi trường như không hề hay biết?.. . hay chính sự vô cảm, quan liêu, yếu kém và xa rời dân ấy, vô tình tiếp tay cho những gian lận của Vedan khiến Vedan nhởn nhơ kiếm lời một cách nhẫn tâm, bỏ mặc ngoài tai những lời kêu không thấu?

- Thử hói chúng ta có tự hào khi báo chí Nhật nói về vụ tham nhũng của ông Huỳnh Ngọc Sỹ.

Tấm hộ chiếu chỉ là hình thức bên ngoài để chứng minh là một công dân của nước hình đang trú ngụ. Vì thế người Việt nam dù có mang hộ chiếu trong nước hay không, cũng cảm thấy nhục và vinh của đất nước Việt Nam, cảm thấy hổ thẹn khi dân tộc bị xem là một trong những nước còn nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Là một nước nghèo nàn lạc hậu thường đi kèm với nhiều tệ nạn. Điều này chúng ta không rơi vào trường hợp ngoại lệ.

Tôi xin nói về cái hộ chiếu của nhật, mà Đức tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với ông Nguyễn Thế Thảo chủ tich ỦBND Hà Nội. Chính phủ nước Nhật đã xác định, đất nước họ không có tài nguyên thiên nhiên, tài sản duy nhất của họ là hơn 80 triệu dân. Vì thế những người làm việc ở phi trường về khâu thủ tục nhập cảnh, họ biết không những rõ ràng từng dân tộc trên thế, đồng thời họ được thông báo hàng ngày hàng giờ những gì xảy ra trên thế giới. Ngõ hầu ngăn chận những người bất hảo đến với đất nước họ. Hơn nữa trong lịch sử nhân loại, có nước nào rời bỏ quê hương tổ quốc ra đi như nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay không ? Vì thế mới có từ Boat People.

Tôi xin kể về cái tấm hộ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính tôi là người mang nó. Lần đầu tiên qua Mỹ thăm gia đình. Khi đến phi trường Chicago, sau khi lấy hành lý và làm thủ tục nhập cảnh vào nước Mỹ, chồng tôi thì họ chỉ nhìn qua tấm hộ chiếu, rồi đóng dấu không hỏi một câu, và còn nhận được lời chào Good-luck. Còn tôi hết lật trang này đến trang khác. Nhìn từ con số, đếm từ trang giấy, tôi có cảm giác, hình như là hộ chiếu của tôi giã mạo, và những người xếp hàng sau tôi họ cũng chăm chú nhìn vào tôi, làm tôi càng thêm ngượng ngùng.

Sau màn kiểm tra hộ chiếu, đến màn phỏng vấn. Họ hỏi tôi những câu hỏi mà không liên quan gì đến hộ chiếu. Ban đầu tôi cảm thấy xấu hổ. Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi cảm thấy nhục nhã hơn là xấu hổ, và cảm thương cho dân tộc của tôi, vì dân tộc tôi nghèo nàn quá, vì dân tộc được mang tiếng còn tồn lại những gì xấu xa nhất, nên mới có những cái cảnh như tôi đã gặp. Sau đó tôi không còn trách những người xét hỏi hộ chiếu, vì đó là nhiệm vụ của họ phải kiểm tra kỷ càng những người mang hộ chiếu của những nước đang bị xem là nước cần quan tâm đặc biệt. Việt Nam là một trong những nước mà đã từng bị đạt vào loại này (Countries of Particular Concern).

Tôi tưởng chỉ có phi trường Chicago soi xét hộ chiếu của tôi khi nhập cảnh. Không đâu các bạn. Khi trở về lại Pháp, tôi lại bị xét hỏi một lần nữa, tại phi trường San José để đi Washington trở trở vế Pháp. Lần này phải nói là tôi bị sốc nặng. Thấy người ta hỏi những câu ngớ ngẫn như hỏi giấy hôn thú của tôi. Chồng tôi rất giận và nói với tôi không cần giải thích và yêu cầu người biết nói tiếng Pháp ra nói chuyện. Bởi vì chúng tôi từ Pháp qua Mỹ chứ không phải từ Việt Nam. Nghe như vậy họ mới thôi và không thắc mắc về cái hộ chiếu của nước cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam của tôi. Đó là vào cái thời kỳ trước 11-9-2001. Không chỉ riêng nước Mỹ soi xét cái hộ chiếu của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà ngay cả nước Đức họ cũng soi xét rất kỹ càng về cái hộ chiếu của nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã có một thời kỳ là anh em, đồng chí với nhau.

Khi về Việt Nam dự đám tang của mẹ tôi, qua khâu thủ tục xuất cảnh không ai hỏi han về cái hộ chiếu của nước Cộng Hòa Xã hội Việt Nam, họ chỉ đóng dấu và cho qua một cách nhanh chống như mọi người, nhưng khi trở qua Pháp, tôi chỉ quá cảnh ở Frankfurt vài tiếng đồng hồ. Vậy mà cái hộ chiếu của tôi họ cũng làm tình làm tội. Không một chúc nương tay, làm tôi phải trễ chuyến bay trở về Lyon. Nói chung những người làm việc ở phi trường họ biết rất rõ ràng và chính xác những hộ chiếu nào cần phải kiểm ra kỹ càng, đó là nhiệm vụ của họ, còn giúp đỡ tất cả mọi người, khi họ yêu cầu đó là bổn phận của họ. Mà luật pháp các nước không phải như luật pháp ở Việt Nam vừa bị đánh giá gần áp chót ở các nước Châu Á.

Thử hỏi chúng ta có tự hào khi đọc tin tức thế giới: Dù có hoặc không mang hộ chiếu Việt Nam. Chúng ta hãy đọc qua vài thí dụ sau đây:

• 96% doanh nghiệp trong chế độ Việt Nam Cộng sản (VNCS) bị cho là có hối lộ hay tham nhũng. Đó là kết quả khảo sát của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst&Young công bố ngày 22/9/08 trong chương trình Khảo sát Gian lận trên toàn cầu năm 2008.

Thử hỏi chúng ta có tự hào khi đọc báo thấy Ông Phó Đại sứ Mỹ bên cạnh CS Hà Nội trước đây, Ông Jon Aloisi, đã nói:

"Toàn bộ lãnh đạo CSVN đều dính vào các dây tham nhũng có hệ thống. Cũng có vài người muốn giải quyết, nhưng họ không biết làm sao bởi vì tất cả họ đều là đồng lõa" (bản tin của Beth Hearn đăng trên trang nhà của hội đoàn dân chủ The Unrepresented Nations and Peoples Organization (UNPO), địa chỉ http://www. unpo. org/article. php?id=7600).

Thử hỏi chúng ta có tự hào và hãnh diện dù có mang hộ chiếu Việt nam hoặc không mang hộ Việt nam, về:

• Công hàm của Phạm văn Đồng bán đất hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho CS Trung Hoa, ký ngày 14-9-1958.

Nói tóm lại đất nước chúng ta rơi vào tình trạng hiện nay. Trách nhiệm không phải riêng về chính quyền, mà trách nhiệm chung của mọi người Việt Nam. Phải nói thật may mắn cho đất Việt lúc này, bởi vì còn có người biết cảm thấy nhục nhã. Vì có cảm nhận được nhục nhã, chúng ta mới đầy đủ can đảm vươn lên và đứng thẳng trên đôi chân của mình, có cảm được nhục nhã chúng ta mới vận dụng được trí óc của mình để mà xây dựng một nước Việt thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu trước mắt, khi qua được cảnh nghèo nàn. Lúc đó chúng ta mới đủ mạnh và sẽ nói chuyện với người bạn Trung Quốc. Bới vì không ai tạo cho đất nước chúng hùng cường, mà chính chúng ta là những người Việt Nam phải xây dựng lại ngôi nhà cho chúng ta, bạn bè chỉ có thể giúp chúng ta viên gạch. Nhưng chính chúng ta là người Việt Nam phải cần có đầy đủ nguyên vật liệu là chính để xây dựng cho ngôi nhà của mình.