VOA 24/09/2009 - Nhân dịp có tin một hiệu trưởng của một trường Trung Học Phổ Thông trong tỉnh Hà Giang cùng 2 cựu học sinh đã nhìn nhận hành vi mua dâm và môi giới mại dâm ban Việt ngữ VOA xin trình bày cùng quý vị một tài liệu của 2 chuyên viên Mỹ nói về hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, và nhận xét của một chuyên viên giáo dục ở California.

Gs Nguyễn Lâm Kim Oanh
Tài liệu mà chúng tôi định trình bày có tựa là “Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam: khủng hoảng và đối phó” do hai chuyên viên ban châu Á của Ash Institute, thuộc trường đại học Harvard soạn thảo sau khi đến Việt Nam làm việc, nghiên cứu và giảng dạy một thời gian.

Trong tài liệu này, trước nhất, 2 ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson chỉ ra mức độ của cuộc khủng hoảng giáo dục đại học và đi tìm các nguyên nhân cội nguồn của chúng. Sau đó 2 ông xem giới hữu trách đã đối phó với cuộc khủng hoảng này như thế nào. Cuối cùng họ kết luận rằng cần phải có những cải cách có tính cách định chế nếu muốn đối phó với cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả. Phần cuối của tài liệu có kèm một bài viết của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam.

Một trong những người có theo dõi tài liệu này là giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, Ủy viên Giáo dục Học khu Garden Grove, thành viên Ủy ban Cố vấn Giáo dục tiểu bang California.

Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Các tác giả đưa ra một vài dữ kiện để cho chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trên đà suy thoái, suy thoái đây có nghĩa là trong số các quốc gia châu Á lân cận đang cố gắng có những thay đổi giúp cho sinh viên có bằng cấp, có kiến thức, thì hệ thống đại học Việt Nam gần như là dậm chân tại chỗ."

Một ví dụ điển hình là trong một cuộc tổng kết các bài nghiên cứu đại học, các bài tham luận cùng cấp đại học được công bố vào năm 2007, người ta thấy Nam Triều Tiên có 5.060 bài, Singapore có 3.590 bài, Thái Lan có 1.750 bài, trong khi Việt Nam chỉ có 96 bài.

Một ví dụ khác là trong một cuộc tổng kết các bằng phát minh trong năm 2006, Nam Triều Tiên có 102.633 bằng phát minh, Singapore có 995 bằng, Thái Lan có 158 bằng, nhưng Việt Nam không có bằng nào.

Hai chuyên viên Vallely và Wilkinson của trường đại học Harvard cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này.

Thứ nhất là do lịch sử, trong đó có những cuộc chiến tranh kéo dài. Thứ hai là do cách quản lý của chính quyền, trong đó đại học chưa có quyền tự trị, bằng cấp có thể mua bán, xa lạ với những tiêu chuẩn đại học quốc tế, các công trình nghiên cứu được tài trợ cho những người quen biết hơn là những người có khả năng thực sự, số người có điều kiện du học rất ít, những người thành tài không chịu trở về, và nhất là Internet bị hạn chế trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin.

Giáo sư Kim Oanh nói rằng trong tài liệu phân tích này, các tác giả thừa nhận là chính quyền Việt Nam cũng có đưa ra một số biện pháp, ví dụ Nghị quyết 14 và kế hoạch tạo điều kiện để có nhiều sinh viên du học.

Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Nghị quyết 14 Cải cách Toàn diện Giáo dục Đại học, đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải có một số giáo sư được đào tạo cấp cao học hay tiến sĩ. Nhưng khi đưa ra dự án đó, họ không nói làm thế nào để thay đổi cách quản lý điều hành trường đại học. Nếu vẫn tiếp tục hệ thống trung ương tập quyền thì không thay đổi được.

Thứ hai là họ có chương trình đẩy mạnh số sinh viên du học ngoại quốc, số đó bắt đầu tăng từ 1986, qua các chương trình học bổng của Fulbright và World Bank. Một số gia đình khá giả có phương tiện gửi con đi du học. Mặc dù bây giờ Việt Nam được liệt kê trong số 20 quốc gia hàng đầu có sinh viên du học tại Hoa Kỳ, nhưng so với số sinh viên toàn quốc, số này rất là nhỏ.

Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam càng ngày càng lớn, do đó số người có cơ hội du học rất nhỏ, không giải quyết được vấn đề đào tạo sinh viên. Tóm lại, hai chính sách được đưa ra có ảnh hưởng rất ít."

Qua kinh nghiệm huấn luyện giáo chức từ hơn 20 năm qua và bây giờ còn phụ trách điều hành Chương trình Ngôn ngữ Chiến lược cho Hệ thống Đại học California, giáo sư Kim Oanh đưa ra nhận xét cá nhân về hệ thống đại học Việt Nam hiện nay.

Giáo sư Kim Oanh nói: “Tôi chưa thấy một viễn tượng gì sáng sủa hết, tại vì chính ngay những người trong nước, ngoài giáo sư Hoàng Tụy còn có những người trong hệ thống giáo dục đại học ở Hà Nội và Sài Gòn đã bắt đầu lên tiếng, viết những bài nhận định rất rõ ràng. Họ biết những gì cần làm, những gì cần thay đổi, các đề nghị rất cụ thể, chúng tôi đọc vào chúng tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng cho tới bây giờ chính quyền Hà Nội, những người có thực sự có thẩm quyền để thay đổi vẫn chưa áp dụng những cái đó.

Do đó, theo nhận định giới hạn của tôi, tôi thấy viễn tượng tương lai của thế hệ trẻ, của sinh viên Việt Nam chưa sáng sủa; mặc dù tôi biết có rất nhiều sinh viên có khả năng, có tiềm năng rất cao, có những suy nghĩ, có những nghiên cứu muốn đeo đuổi về toán học, khoa học; nhưng họ chưa có môi trường và chính phủ hiện nay chưa tạo môi trường cho họ. Do đó, khi nhìn vấn đề này thì tôi thấy rất bi quan."

Mời quý vị theo dõi các phát biểu đầy đủ của giáo sư Kim Oanh nơi đường dẫn bên mặt.

(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-24-voa34.cfm)

Ý kiến bạn đọc:
1. Nản - Người gởi: bobo (HCMC) 09-25-2009 - 15:14:12
Em hiện là sinh viên năm 4 rồi, mà học xong em vẫn chưa định hình được là mình đã chắt lọc được cái gì sau 4 năm ngồi ghế đại học quốc gia... Em học về ngoại giao, mà người ta nói vô được bộ ngoại giao làm mà ko có nâng đỡ thì đợi cỡ vài chục năm mới được phát triển, nói vậy chứ em cũng ko thèm làm chính trị ở VN đâu.

2. Người gởi: English Nguyen (USA) 09-25-2009 - 14:18:38
Kế hoạch của các nước theo chân Mỹ: Muốn phát triễn KINH TẾ phải đầu tư vào nền Giáo Duc như sau: Mở đầu chiến dich là ồ ạt gửi du hoc sinh qua các ĐH MỸ và Anh. Để đao tạo nền móng cho nhân sư. Không tiếc tiền họ thuê mướn giáo sư giỏi từ ngoại quốc. Họ cho Đại Học Tự trị, Xây dựng hạ tầng cơ sở. Đưa English lên thành Sinh ngữ chính sau tiếng mẹ đẻ. Tất cả SV ĐH phải qua kỳ thi English. Tăng lương và phụ cấp cho các Giáo Viên, Giáo Sư. Khuyện khích và nâng đỡ tối đa các SV thiểu số, các vùng hẻo lánh. Dành những món nợ ưu đãi cho các SV nghèo. Lưa nhân tài không qua chịnh trị để họ điều hành các Trưởng ĐH và trung học. Mỗi trường từ Tiểu học đến ĐH đều có hệ thống Thư viện. Tất cả mọi sách tham khảo về giảng dạy phải dùng hệ thống English. Khuyến khích ĐH tư và đăt tiêu chuẩn từng ĐH. Chú trọng ngành Cao Đẳng để đào tạo nghề ngắn hạn.

3. Người gởi: Nguyen English (USA) 09-25-2009 - 14:14:01Các nhà lãnh đao Viet Nam nên đầu tư vào nền giáo dục VN
Trong thập niên 40' và 50' Chính phũ Mỹ đã đầu tư rất mạnh vào hệ thống Giáo Duc vì nhận được một report của một nhả kinh tế lỗi lạc viết là: muốn phát triễn nền kinh tế Mỹ thì phải đầu tư vào nền giáo dục. Và theo gương của Mỹ các quốc gia Tây Âu, Nhật, Đài Loan, Hongkong, Singapore, Nam Hàn, TQ đã đầu tư vào nền giáo dục cũa họ. Chỉ sau 20 năm các quốc gia nầy trỡ thành cường quốc KT.

4. Người gởi: Trần Hồng Anh (Bộ đội sông Lô) 09-25-2009 - 13:22:47
Nền giáo dục của một đất nước mà với học sinh cấp tiểu học thì "ngồi nhầm lớp"! Cấp trung học thì dùng tiền mua điểm, học bạ để được lên lớp, cấp đại học thì thầy dụ dỗ sinh viên cho điểm cao sau mỗi lần làm tình trong khách sạn và học vị tiến sĩ là nhờ học tại chức thì có lấy lá cây rừng làm giấy cũng không đủ để cho những người có tâm huyết viết lên cách sữa đổi. Cái gốc chính là do xã hội đã quá nhầy nhụa từ châm ngôn "hồng hơn chuyên" mà ra! Loại bỏ sách lược này là điều kiện tiên quyết để cải cách giáo dục!

5. Người gởi: Steve Nguyen (USA) 09-25-2009 - 12:23:58 Giao duc
Neu muon Viet Nam tien nhanh thi phai co dan chu cho VN thi moi giai quyet duc moi be tac cua xa hoi.

6. Người gởi: Đỗ Tuấn Anh (USA) 09-25-2009 - 12:19:31
Thú thật, khi là du sinh tại Mỹ, tôi mới biết là tôi học rất kém (chỉ riêng Anh ngữ thôi đó) so với tất cả các du sinh từ các nước khác. Ấy vậy mà trong lần đầu về VN "để nổ" với bạn bè sau 6 tháng là du sinh, ai ai cũng tôn vinh tôi như là thần tượng! Vào phòng Test center thi cử ở Mỹ mà tôi cũng "quay phim" dễ dàng như ở VN thôi! Trong khi đó có rất nhiều du sinh thuộc dân tộc nước khác họ bằng lòng nộp giấy trắng chứ không chịu "quay phim" thậm chí không thèm hỏi bạn thân đang làm bài chăm chỉ bên cạnh! Nghĩ thật xấu hổ cho du sinh VN như tôi!

7. Người gởi: Một Phụ huynh (Việt Nam) 09-25-2009 - 12:07:43Học! Học mãi! Học đến hôc xì dầu!
Ở VN hiện nay học sinh từ lớp 2 đến sinh viên đại học thường đùa với khấu hiệu "Học! Học mãi! Học đến hộc xì dầu!" nhưng thu hoạch thực tế lại là "ngồi nhầm lớp"! Con tôi học lớp 6 mà chưa biết cách làm một bài tóan chia dù rằng nó học ở trường ngày 2 buổi từ mờ sáng đến xẩm tối. Ban đêm thì đi học "phụ đạo" đến 9g tối cũng do chính cô giáo chủ nhiệm dạy và tôi phải trả tiền gân 1 triệu đồng/tháng! Gia đình nào có con đi học cũng vậy không riêng gì tôi! Ấy vậy mà ngày nhà giáo (20/11/2008) mang quà cáp đến nhà cô còn bị "chê ít" nữa mới chết chứ! Tóm lại ở VN chúng tôi ai cũng đều thuộc nằm lòng câu "Học! Học mãi! Học đến hộc xì dầu!"

8. Người gởi: Nguyễn Dương (VN) 09-25-2009 - 10:30:51 IDS
IDS mà còn phải tự tử thì lấy đâu ra chuyện phát triển giáo dục, ngu dân để trị là chính.

9. Người gởi: Trinh Xuân (Thua Thien Hue- Viet Nam) 09-25-2009 - 08:41:03VN cần cải cách giáo dục ở bậc đại học
Tại VN người ta sử dụng bằng đại học giả tràn lan, nhưng các cơ quan vẫn cứ tuyển dụng (có lẽ do có ăn tiền đút lót). Tại sao Bộ GD&DT không công khai đăng lên mạng danh sách tốt nghiệp đại học các ngành các trường trên toàn quốc để người ta biết? Suy thoái là phải. Tôi nghe ở Đà Nẵng đang triển khai xây dựng trường đại học Quốc tế với quy mô đào tạo 1500 SV và 1500 SV sau đại học. Không biết có mời các GS nước ngoài về dạy không nữa. Chứ GS VN thật không đáng tin cậy.

10. Người gởi: huungo (Viet Nam) 09-25-2009 - 08:31:50Xót xa cho nền giáo dục Việt Nam
Như các nhà nghiên cứu đã tổng kết: Một năm mà VN chỉ có 96 bài nghiên cứu đại học(!). Như vậy ThaiLan có số bài nghiên cứu gấp 18 lần; Singapore gấp 40 lần; Hàn Quốc gấp 50 lần(!). Còn về bằng phát minh là "Zero". Như thế đúng là hệ thống GD VN đang trên đà suy thoái. Nước ta nghe nói có hơn 1000 tiến sĩ và 2000 thạc sĩ. Mấy vị này đang ăn lương của dân sao mãi ngồi chơi xơi nước thế? Có lẽ bằng cấp do mua bán, chứ thực tài không có. Nhục quá.

11. Người gởi: vinh 09-25-2009 - 00:51:21Buồn cho các thế hệ học sinh VN
Thật là buồn cho các thế hệ học sinh VN hiện nay, với nền giáo dục như thế này thì bao giờ mới tiến nỗi. Mang tiếng là một KS được đào tạo chính quy nhưng lại ko được sử dụng bởi vì gia đình tôi không có tiền và cũng không có quyền. Nên chúng tôi đành phải thất nghiệp... Đó là thực tế với bản thân của tôi và bây giờ tôi đang lo cho các thế hệ con, cháu của tôi... Bỏi vì nó cũng đang được đào tạo bởi nền giáo dục phiến diện, lỗi thời, và đang dậm chân tại chỗ...

12. Người gởi: bb (cnd) 09-24-2009 - 23:01:27
Đọc mà buồn cho sinh viên Việt, nhân tài có đó mà không biết đào tạo thật tiếc, nhưng cứ theo đường lối cũ, có công cách mạng, gia đình cách mạng, con ông cháu cha...mới được ưu tiên thì làm sao có nhân tài thật sự. Cứ suy ra, những người như vậy tốt nghiệp với sự nâng đỡ thì sau nầy chính họ lèo lái quốc gia hay chính họ dạy lại lớp trẻ thì làm sao tiến nổi. Mấy mươi triệu người thì có biết bao học sinh ưu tú, để họ học hỏi cái hay của xứ người thì đất nước mới có cơ hồi sinh, nhưng như vậy nguy cho chế độ thôi đành chịu. Tiếc cho tuổi trẻ VN.

13. Người gởi: Tran nguyen Han (Banktown) 09-24-2009 - 22:12:21Một cách duy nhất
Là một người từng ở trong ngành giáo dục của VN, từ lâu tôi đã nghiệm ra rằng:" Cách duy nhất để thóat khỏi tình trạng trì trệ trong ngành Giáo dục cũng như các ngành khác là phải xóa bỏ chế độ độc Đảng, nếu không thì sẽ chẳng thay đổi được bao nhiêu, vẫn là trì trệ."