1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai
31. Kể từ khi bắt đầu Thiên niên kỷ thứ hai, thủ tục công nghị dần dần đã mang nhiều hình thức khác nhau ở phương Đông và phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ hiệp thông giữa Giáo hội Constantinople và Giáo hội Rôma (thế kỷ 11) và khi các lãnh thổ giáo hội thuộc các Tòa Thượng phụ Alexandria, Antiôkia và Giêrusalem bị đặt dưới sự kiểm soát chính trị của Hồi giáo.
Trong các Giáo hội phương Đông, thủ tục công nghị tiếp tục theo truyền thống của các Giáo Phụ, đặc biệt ở bình diện các công nghị thượng phụ và giáo đô, nhưng cũng có những công nghị đặc biệt, trong đó các Thượng phụ và tổng giám mục giáo đô tham gia. Tại Constantinople, sinh hoạt của một công nghị thường trực (Σύνοδος ένδημούσα) đã được thiết lập mạnh mẽ hơn; nó cũng đã được nổi tiếng từ thế kỷ thứ tư ở Alexandria và Antiôkia, với các công nghị thường xuyên để xem xét các vấn đề phụng vụ, giáo luật và thực tiễn dưới các hình thức khác nhau trong thời kỳ Byzantine và, sau năm 1454, trong thời kỳ Ottoman. Ngày nay, các công nghị thường trực vẫn tồn tại trong các Giáo Hội Chính Thống.
32. Trong Giáo Hội Công Giáo, cuộc cải cách của Đức Grêgôriô và cuộc đấu tranh cho quyền tự do của Giáo Hội đã góp phần vào việc khẳng định thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng như một giáo chủ (primate). Một mặt, điều này giải thoát các Giám mục khỏi lệ thuộc Hoàng đế nhưng, mặt khác, nếu không được hiểu rõ, nó có nguy cơ làm suy yếu căn tính của các Giáo hội địa phương.
Kể từ thế kỷ thứ 5, Công Nghị Rôma đã vận hành như một Hội đồng của Giám Mục Rôma, được sự tham dự không những của các Giám mục của giáo tỉnh Rôma mà còn của các Giám mục có mặt tại Rôma khi nó diễn ra, cũng như các linh mục và phó tế, và điều này đã trở thành mô hình cho các công đồng thời Trung Cổ. Đức Giáo Hoàng hoặc Vị Đại Diện của ngài chủ tọa những công nghị này, nhưng chúng không phải là những hội đồng chỉ liên quan đến các Giám Mục và các giáo sĩ; chúng cũng là một biểu thức của thế giới Kitô giáo phương Tây, một thế giới không chỉ liên quan đến các nhà chức trách giáo hội (Giám mục, đan viện trưởng và Bề trên các Dòng Tu) trong các vai trò khác nhau của họ, mà còn liên quan đến cả các nhà cầm quyền dân sự (các đại diện của Hoàng đế hoặc của các vị vua và các viên chức cao cấp), cũng như các chuyên gia thần học và giáo luật (periti).
33. Ở bình diện các Giáo hội địa phương, phần nào tiếp tục thủ tục đồng nghị bao quát được thi hành trong Đế quốc Rôma ở phương Tây do Charlemagne du nhập, các công nghị đã mất đi đặc tính thuần giáo hội của nó và tiếp nhận hình thức công nghị hoàng gia hoặc quốc gia, trong đó, các giám mục tham dự dưới sự chủ tọa của nhà vua.
Trong suốt thời Trung cổ, đã có những điển hình hồi sinh thủ tục đồng nghị theo nghĩa rộng rãi nhất của thuật ngữ. Các đan sĩ của Cluny là một điển hình. Các kinh sĩ nhà thờ chính tòa đã giúp giữ cho các thủ tục đồng nghị sống còn, cũng như các cộng đồng mới của đời sống tu trì, đặc biệt là các Dòng Khất Sĩ [34].
34. Vào cuối thời Trung Cổ, một tình huống độc đáo đã xuất hiện trong Cuộc Đại Ly Giáo ở phương Tây (1378-1417), khi, một lúc, có đến hai, và sau đó, ba người giành danh hiệu Giáo Hoàng. Công đồng Konstanz (1414-1418) giải quyết vấn đề phức tạp này bằng cách áp dụng giáo luật khẩn cấp được dự liệu trong tư duy giáo luật thời trung cổ, và tiếp tục bầu vị Giáo Hoàng hợp pháp. Tuy nhiên, trong tình huống này, ý niệm duy công đồng (conciliarist) đã được khai triển, với mục tiêu áp đặt một công đồng thường trực lên và vượt trên thẩm quyền tối cao của vị Giáo hoàng.
Các biện minh thần học và ứng dụng thực tế của thuyết duy công đồng bị đánh giá là không phù hợp với Thánh truyền. Tuy nhiên, nó để lại một bài học cho lịch sử Giáo Hội: luôn có nguy cơ ly giáo nằm chờ mà ta không nên làm ngơ, và việc cải cách Giáo Hội liên tục, cả nơi đầu lẫn các chi thể (in capite et membris), không thể diễn ra nếu không sử dụng đúng đắn thủ tục đồng nghị vốn có theo Thánh Truyền và lưu ý tới thẩm quyền tối thượng của vị Giáo hoàng, lấy nó làm bảo đảm cho mình.
35. Một thế kỷ sau, khi đáp ứng cuộc khủng hoảng gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức Công đồng Trent. Đây là Công đồng đầu tiên trong thời cận đại với những đặc điểm nhất định: nó không còn là một Công đồng của Thế Giới Kitô Giáo như trong thời Trung cổ; các tham dự viên là các Giám mục cũng như các bề trên của các Dòng Tu và Cộng Đồng Đan Sĩ, trong khi các đại diện của các Ông Hoàng tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Công đồng thiết lập qui định dạy rằng các công nghị giáo phận nên diễn ra hàng năm, các công nghị giáo tỉnh cứ ba năm một lần, như một cách để chuyển tải động lực cải cách của Công Đồng Trent đến toàn thể Giáo Hội. Điển hình và mô hình thuộc loại này phải được tìm thấy nơi điều Thánh Charles Borromeo đã làm khi làm Tổng giám mục Milan. Trong thừa tác vụ lâu dài của mình, ngài đã triệu tập năm công nghị giáo tỉnh và mười một công nghị giáo phận. Ở Mỹ, Thánh Turibius của Mogrovejo đã thực hiện một điều tương tự: ngài đã triệu tập ba công nghị giáo tỉnh và mười ba công nghị giáo phận. Cũng có ba công nghị giáo tỉnh ở Mễ Tây Cơ trong cùng thế kỷ.
Để phù hợp với văn hóa của thời đại, các công nghị giáo phận và giáo tỉnh được cử hành theo Công đồng Trent không nhằm có sự tham gia tích cực của toàn thể dân Chúa – tức congregatio fidelium (cộng đoàn các tín hữu) - nhưng để truyền lại và ban hành các qui định và định hướng của Công đồng. Phản ứng có tính cách hộ giáo đối với lời phê phán của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản về thẩm quyền giáo hội và đối với các phản ứng tương tự của một số trường phái tư tưởng cận đại đã nhấn mạnh thêm tầm nhìn theo phẩm trật học (hierarchological) về Giáo hội, coi Giáo Hội như societas perfecta et inaequalium (một xã hội hoàn hảo và của những người bất bình đẳng), đến chỗ quan niệm các Giám mục, và trên các ngài, Đức Giáo Hoàng, như Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) còn phần còn lại của dân Chúa như Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi).
36. Các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách Thệ Phản cổ vũ một cách tiếp cận có tính đồng nghị nào đó, trong bối cảnh một giáo hội học và một tín lý và thực hành có tính bí tích và thừa tác vụ đi trệch ra ngoài Truyền thống Công Giáo.
Việc cai quản cộng đồng giáo hội có tính đồng nghị, trong đó, một số tín hữu nhất định tham gia bởi chức tư tế chung nhờ phép rửa, được coi như cơ cấu phù hợp nhất với đời sống của cộng đồng Kitô hữu theo tín phái Luthêrô. Mọi tín hữu được kêu gọi dự phần vào việc bầu cử các thừa tác viên và bảo đảm sự trung thành với giáo huấn của Tin Mừng và trật tự giáo hội. Đặc quyền này thường được thực thi bởi các nhà cầm quyền dân sự, điều, trong quá khứ, đã dẫn đến một chế độ có liên hệ mật thiết với Nhà Nước.
Các cộng đồng giáo hội của truyền thống cải cách có học thuyết của Jean Calvin về bốn thừa tác vụ (mục tử, thầy dạy, các linh mục và các phó tế), theo đó linh mục đại diện cho phẩm giá và quyền hạn được ban cho mọi tín hữu nhờ phép rửa. Các linh mục, cùng với các mục tử, do đó, chịu trách nhiệm cho cộng đồng địa phương, trong khi thủ tục đồng nghị dự ứng sự hiện diện của các thầy dạy và các thừa tác viên khác trong cộng đồng, mà phần lớn là tín hữu giáo dân.
Các công nghị luôn là một phần trong đời sống của hiệp thông Anh giáo ở mọi bình diện - địa phương, quốc gia và quốc tế. Biểu thức theo đó hiệp thông được cai quản theo phương thức đồng nghị, nhưng được lãnh đạo theo phương thức giám mục không đơn giản nhằm cho thấy sự phân chia giữa quyền lập pháp (thuộc về các công nghị, trong đó mọi thành phần dân Chúa đều tham gia) và quyền hành pháp (chuyên biệt của các Giám mục), mà là sự hiệp lực giữa đặc sủng và thẩm quyền bản vị của vị Giám mục, một mặt, và mặt khác, ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên khắp cộng đồng.
37. Công đồng Vatican I (1869-1870) chấp nhận tín lý về tính ưu việt và vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Tính ưu việt của vị Giám mục Rôma, người mà đối với ngài “nơi đấng diễm phúc Phêrô, nguyên tắc và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của sự hợp nhất đức tin và hiệp thông đã được thiết lập", đã được Công đồng trình bày như một thừa tác vụ được thiết lập để bảo đảm sự thống nhất và bất khả phân chia của hàng giám mục trong việc phục vụ đức tin của dân Chúa [35]. Công thức theo đó các định tín ex cathedra (từ ngai tòa) của Đức Giáo Hoàng không thể bị thay đổi "tự chính chúng chứ không nhờ sự đồng thuận của Giáo Hội" [36] "không làm cho consensus Ecclesiae (sự đồng thuận của Giáo Hội) ra dư thừa" nhưng khẳng định việc thực thi thẩm quyền thuộc về Đức Giáo Hoàng do chính thừa tác vụ chuyên biệt của ngài [37]. Điều này được phát sinh nhờ việc tham khảo toàn thể dân Chúa qua các vị giám mục, một điều mà Đức Piô IX đã mong muốn khi định nghĩa tín điều Vô nhiễm Thai [38], cũng là phương thức của Đức Piô XII trong việc định nghĩa tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời [39].
38. Sự cần thiết phải tái khởi động một cách thích đáng và nhất quán thực hành đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo đã trở nên rõ ràng ngay từ thế kỷ XIX, nhờ các nhà văn tiên tri như Johann Adam Möhler (1796-1838), Antonio Rosmini (1797-1855) và John Henry Newman (1801-1890), những người đã trở về các nguồn quy phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền, báo trước cuộc canh tân đầy tính quan phòng cùng xuất hiện với các phong trào kinh thánh, phụng vụ và giáo phụ. Họ nhấn mạnh rằng một trong các yếu tố hàng đầu và căn bản trong đời sống Giáo Hội là chiều kích hiệp thông, một chiều kích vốn ngụ ý thực hành đồng nghị theo trật tự ở mọi bình diện, bằng cách dành tầm quan trọng phải có cho sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), vốn có liên hệ nội tại với thừa tác vụ chuyên biệt của các Giám mục và Đức Giáo Hoàng. Sự xuất hiện của bầu khí mới trong các liên hệ đại kết với các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác, và việc biện phân cẩn thận hơn các đòi hỏi cao độ của ý thức hiện đại liên quan đến sự tham gia của mọi công dân vào việc quản trị xã hội, kêu gọi phải có một trải nghiệm và trình bầy mới mẻ và sâu sắc hơn về Giáo Hội như một thực thể có tính đồng nghị từ trong bản chất.
39. Không nên quên rằng, từ nửa sau của thế kỷ XIX trở đi, một định chế mới đã thành hiện thực và có một ý nghĩa nhất định: các hội đồng giám mục rất có thể không có một khuôn mạo giáo luật chính xác, nhưng, như một cuộc tập hợp các Giám mục của một quốc gia đơn nhất, các ngài là dấu chỉ việc tái khám phá ra lối giải thích có tính hợp đoàn về việc thực hành thừa tác vụ giám mục trong một lãnh thổ chuyên biệt và tùy theo các hoàn cảnh địa chính trị đang thay đổi. Trong cùng một tinh thần đó, ngay trước thềm thế kỷ XX, Đức Lêô XIII đã triệu tập một Công đồng toàn thể Châu Mỹ Latinh, tập hợp các giám mục giáo đô của các giáo tỉnh ở lục địa (1899). Về mặt thần học và kinh nghiệm giáo hội học, đã có một ý thức ngày càng tăng là “Giáo Hội không đồng nhất với các mục tử của mình; toàn thể Giáo Hội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, là chủ thể hoặc 'cơ quan' của Thánh Truyền; và người giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền "[40].
40. Công đồng chung Vatican II nối tiếp đường hướng của Vatican I và biến nó thành một phần của chương trình aggiornamento (cập nhật hóa), bằng cách lưu ý tới các thành quả của những năm ở giữa và lồng chúng vào một tổng hợp phong phú dưới ánh sáng Thánh Truyền.
Hiến chế tín lý Lumen Gentium đặt để một viễn kiến về bản chất và sứ vụ của Giáo Hội như hiệp thông, với các giả định thần học phải tái khởi động tính đồng nghị một cách thích đáng: quan niệm có tính huyền nhiệm và bí tích về Giáo Hội; bản chất của Giáo Hội như Dân Thiên Chúa đang lữ hành qua lịch sử hướng về quê hương thiên đàng, trong đó mọi chi thể Giáo Hội đều nhờ phép rửa mà được tôn vinh với cùng một phẩm giá như nhau, như con cái của Thiên Chúa, và được đề cử vào cùng một sứ mệnh; tín lý về tính bí tích của hàng giám mục và tính hợp đoàn trong hiệp thông phẩm trật với Giám mục Rôma.
Sắc lệnh Christus Dominus nhấn mạnh rằng Giáo hội địa phương là một chủ thể, và khuyến khích các Giám mục thực thi việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội được giao phó cho các ngài trong hiệp thông với hàng linh mục của các ngài, bằng cách lợi dụng sự giúp đỡ của một viện trên (senate) hoặc một hội đồng linh mục chuyên biệt và đưa ra lời kêu gọi thiết lập ra một Hội đồng mục vụ trong mọi Giáo Phận, trong đó, nên có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Sắc lệnh cũng bày tỏ lòng mong muốn rằng, ở bình diện hiệp thông giữa các Giáo hội trong một khu vực, định chế đáng kính là các công nghị và các công đồng nên được tái lên sinh lực, và mời gọi sự cổ vũ của các hội đồng giám mục. Trong Sắc Lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các Giáo Hội Đông Phương), định chế tòa thượng phụ và hình thức công nghị của nó được đề xuất cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.
41. Về việc tái lên sinh lực cho thực hành đồng nghị ở bình diện Giáo Hội hoàn vũ, Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đây là một "Công đồng Giám mục thường trực cho Giáo hội hoàn cầu", lệ thuộc một cách trực tiếp và cận kề vào quyền bính của Giáo hoàng, "qua việc cung cấp thông tin và tư vấn", nhưng "cũng có thể hưởng được quyền đưa ra quyết định khi quyền này được Giám Mục Rôma trao ban"[41]. Định chế này nhằm tiếp tục mở rộng cho dân Chúa các phúc lợi của hiệp thông sống trong thời Công đồng.
Thánh Gioan Phaolô II, nhân dịp Năm Thánh 2000, đã đưa ra một đánh giá về con đường đã đi qua để nhập thể - luôn phù hợp với giáo huấn của Vatican II - chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội qua nhiều cơ cấu hiệp thông. Ngài nhấn mạnh rằng phần lớn đã được thực hiện "nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều việc phải làm, để nhận ra mọi tiềm năng của các công cụ hiệp thông này... (và) để đáp ứng nhanh chóng và hữu hiệu các vấn đề mà Giáo Hội phải đương đầu trong những thời đang thay đổi nhanh chóng này" [42].
Trong hơn 50 năm đã trôi qua kể từ Công đồng mới đây cho đến nay, ý thức về Giáo hội như hiệp thông đã phát triển trong các thành phần rộng lớn của Dân Thiên Chúa và đã có những kinh nghiệm tích cực về tính đồng nghị ở cấp giáo phận, khu vực và hoàn vũ. Đặc biệt, đã có mười bốn phiên toàn thể thường lệ của thượng hội đồng Giám mục; kinh nghiệm và hoạt động của các Hội đồng giám mục đã phát triển; ở khắp mọi nơi, đã có những cuộc họp có tính đồng nghị. Các công nghị cũng đã thành hiện thực nhằm cổ vũ hiệp thông và hợp tác giữa các Giáo hội và Giám mục địa phương nhằm phát triển các phương thức mục vụ trên bình điện vùng và lục địa.
Kỳ sau: Chương 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ
31. Kể từ khi bắt đầu Thiên niên kỷ thứ hai, thủ tục công nghị dần dần đã mang nhiều hình thức khác nhau ở phương Đông và phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ hiệp thông giữa Giáo hội Constantinople và Giáo hội Rôma (thế kỷ 11) và khi các lãnh thổ giáo hội thuộc các Tòa Thượng phụ Alexandria, Antiôkia và Giêrusalem bị đặt dưới sự kiểm soát chính trị của Hồi giáo.
Trong các Giáo hội phương Đông, thủ tục công nghị tiếp tục theo truyền thống của các Giáo Phụ, đặc biệt ở bình diện các công nghị thượng phụ và giáo đô, nhưng cũng có những công nghị đặc biệt, trong đó các Thượng phụ và tổng giám mục giáo đô tham gia. Tại Constantinople, sinh hoạt của một công nghị thường trực (Σύνοδος ένδημούσα) đã được thiết lập mạnh mẽ hơn; nó cũng đã được nổi tiếng từ thế kỷ thứ tư ở Alexandria và Antiôkia, với các công nghị thường xuyên để xem xét các vấn đề phụng vụ, giáo luật và thực tiễn dưới các hình thức khác nhau trong thời kỳ Byzantine và, sau năm 1454, trong thời kỳ Ottoman. Ngày nay, các công nghị thường trực vẫn tồn tại trong các Giáo Hội Chính Thống.
32. Trong Giáo Hội Công Giáo, cuộc cải cách của Đức Grêgôriô và cuộc đấu tranh cho quyền tự do của Giáo Hội đã góp phần vào việc khẳng định thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng như một giáo chủ (primate). Một mặt, điều này giải thoát các Giám mục khỏi lệ thuộc Hoàng đế nhưng, mặt khác, nếu không được hiểu rõ, nó có nguy cơ làm suy yếu căn tính của các Giáo hội địa phương.
Kể từ thế kỷ thứ 5, Công Nghị Rôma đã vận hành như một Hội đồng của Giám Mục Rôma, được sự tham dự không những của các Giám mục của giáo tỉnh Rôma mà còn của các Giám mục có mặt tại Rôma khi nó diễn ra, cũng như các linh mục và phó tế, và điều này đã trở thành mô hình cho các công đồng thời Trung Cổ. Đức Giáo Hoàng hoặc Vị Đại Diện của ngài chủ tọa những công nghị này, nhưng chúng không phải là những hội đồng chỉ liên quan đến các Giám Mục và các giáo sĩ; chúng cũng là một biểu thức của thế giới Kitô giáo phương Tây, một thế giới không chỉ liên quan đến các nhà chức trách giáo hội (Giám mục, đan viện trưởng và Bề trên các Dòng Tu) trong các vai trò khác nhau của họ, mà còn liên quan đến cả các nhà cầm quyền dân sự (các đại diện của Hoàng đế hoặc của các vị vua và các viên chức cao cấp), cũng như các chuyên gia thần học và giáo luật (periti).
33. Ở bình diện các Giáo hội địa phương, phần nào tiếp tục thủ tục đồng nghị bao quát được thi hành trong Đế quốc Rôma ở phương Tây do Charlemagne du nhập, các công nghị đã mất đi đặc tính thuần giáo hội của nó và tiếp nhận hình thức công nghị hoàng gia hoặc quốc gia, trong đó, các giám mục tham dự dưới sự chủ tọa của nhà vua.
Trong suốt thời Trung cổ, đã có những điển hình hồi sinh thủ tục đồng nghị theo nghĩa rộng rãi nhất của thuật ngữ. Các đan sĩ của Cluny là một điển hình. Các kinh sĩ nhà thờ chính tòa đã giúp giữ cho các thủ tục đồng nghị sống còn, cũng như các cộng đồng mới của đời sống tu trì, đặc biệt là các Dòng Khất Sĩ [34].
34. Vào cuối thời Trung Cổ, một tình huống độc đáo đã xuất hiện trong Cuộc Đại Ly Giáo ở phương Tây (1378-1417), khi, một lúc, có đến hai, và sau đó, ba người giành danh hiệu Giáo Hoàng. Công đồng Konstanz (1414-1418) giải quyết vấn đề phức tạp này bằng cách áp dụng giáo luật khẩn cấp được dự liệu trong tư duy giáo luật thời trung cổ, và tiếp tục bầu vị Giáo Hoàng hợp pháp. Tuy nhiên, trong tình huống này, ý niệm duy công đồng (conciliarist) đã được khai triển, với mục tiêu áp đặt một công đồng thường trực lên và vượt trên thẩm quyền tối cao của vị Giáo hoàng.
Các biện minh thần học và ứng dụng thực tế của thuyết duy công đồng bị đánh giá là không phù hợp với Thánh truyền. Tuy nhiên, nó để lại một bài học cho lịch sử Giáo Hội: luôn có nguy cơ ly giáo nằm chờ mà ta không nên làm ngơ, và việc cải cách Giáo Hội liên tục, cả nơi đầu lẫn các chi thể (in capite et membris), không thể diễn ra nếu không sử dụng đúng đắn thủ tục đồng nghị vốn có theo Thánh Truyền và lưu ý tới thẩm quyền tối thượng của vị Giáo hoàng, lấy nó làm bảo đảm cho mình.
35. Một thế kỷ sau, khi đáp ứng cuộc khủng hoảng gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức Công đồng Trent. Đây là Công đồng đầu tiên trong thời cận đại với những đặc điểm nhất định: nó không còn là một Công đồng của Thế Giới Kitô Giáo như trong thời Trung cổ; các tham dự viên là các Giám mục cũng như các bề trên của các Dòng Tu và Cộng Đồng Đan Sĩ, trong khi các đại diện của các Ông Hoàng tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Công đồng thiết lập qui định dạy rằng các công nghị giáo phận nên diễn ra hàng năm, các công nghị giáo tỉnh cứ ba năm một lần, như một cách để chuyển tải động lực cải cách của Công Đồng Trent đến toàn thể Giáo Hội. Điển hình và mô hình thuộc loại này phải được tìm thấy nơi điều Thánh Charles Borromeo đã làm khi làm Tổng giám mục Milan. Trong thừa tác vụ lâu dài của mình, ngài đã triệu tập năm công nghị giáo tỉnh và mười một công nghị giáo phận. Ở Mỹ, Thánh Turibius của Mogrovejo đã thực hiện một điều tương tự: ngài đã triệu tập ba công nghị giáo tỉnh và mười ba công nghị giáo phận. Cũng có ba công nghị giáo tỉnh ở Mễ Tây Cơ trong cùng thế kỷ.
Để phù hợp với văn hóa của thời đại, các công nghị giáo phận và giáo tỉnh được cử hành theo Công đồng Trent không nhằm có sự tham gia tích cực của toàn thể dân Chúa – tức congregatio fidelium (cộng đoàn các tín hữu) - nhưng để truyền lại và ban hành các qui định và định hướng của Công đồng. Phản ứng có tính cách hộ giáo đối với lời phê phán của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản về thẩm quyền giáo hội và đối với các phản ứng tương tự của một số trường phái tư tưởng cận đại đã nhấn mạnh thêm tầm nhìn theo phẩm trật học (hierarchological) về Giáo hội, coi Giáo Hội như societas perfecta et inaequalium (một xã hội hoàn hảo và của những người bất bình đẳng), đến chỗ quan niệm các Giám mục, và trên các ngài, Đức Giáo Hoàng, như Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) còn phần còn lại của dân Chúa như Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi).
36. Các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách Thệ Phản cổ vũ một cách tiếp cận có tính đồng nghị nào đó, trong bối cảnh một giáo hội học và một tín lý và thực hành có tính bí tích và thừa tác vụ đi trệch ra ngoài Truyền thống Công Giáo.
Việc cai quản cộng đồng giáo hội có tính đồng nghị, trong đó, một số tín hữu nhất định tham gia bởi chức tư tế chung nhờ phép rửa, được coi như cơ cấu phù hợp nhất với đời sống của cộng đồng Kitô hữu theo tín phái Luthêrô. Mọi tín hữu được kêu gọi dự phần vào việc bầu cử các thừa tác viên và bảo đảm sự trung thành với giáo huấn của Tin Mừng và trật tự giáo hội. Đặc quyền này thường được thực thi bởi các nhà cầm quyền dân sự, điều, trong quá khứ, đã dẫn đến một chế độ có liên hệ mật thiết với Nhà Nước.
Các cộng đồng giáo hội của truyền thống cải cách có học thuyết của Jean Calvin về bốn thừa tác vụ (mục tử, thầy dạy, các linh mục và các phó tế), theo đó linh mục đại diện cho phẩm giá và quyền hạn được ban cho mọi tín hữu nhờ phép rửa. Các linh mục, cùng với các mục tử, do đó, chịu trách nhiệm cho cộng đồng địa phương, trong khi thủ tục đồng nghị dự ứng sự hiện diện của các thầy dạy và các thừa tác viên khác trong cộng đồng, mà phần lớn là tín hữu giáo dân.
Các công nghị luôn là một phần trong đời sống của hiệp thông Anh giáo ở mọi bình diện - địa phương, quốc gia và quốc tế. Biểu thức theo đó hiệp thông được cai quản theo phương thức đồng nghị, nhưng được lãnh đạo theo phương thức giám mục không đơn giản nhằm cho thấy sự phân chia giữa quyền lập pháp (thuộc về các công nghị, trong đó mọi thành phần dân Chúa đều tham gia) và quyền hành pháp (chuyên biệt của các Giám mục), mà là sự hiệp lực giữa đặc sủng và thẩm quyền bản vị của vị Giám mục, một mặt, và mặt khác, ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên khắp cộng đồng.
37. Công đồng Vatican I (1869-1870) chấp nhận tín lý về tính ưu việt và vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Tính ưu việt của vị Giám mục Rôma, người mà đối với ngài “nơi đấng diễm phúc Phêrô, nguyên tắc và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của sự hợp nhất đức tin và hiệp thông đã được thiết lập", đã được Công đồng trình bày như một thừa tác vụ được thiết lập để bảo đảm sự thống nhất và bất khả phân chia của hàng giám mục trong việc phục vụ đức tin của dân Chúa [35]. Công thức theo đó các định tín ex cathedra (từ ngai tòa) của Đức Giáo Hoàng không thể bị thay đổi "tự chính chúng chứ không nhờ sự đồng thuận của Giáo Hội" [36] "không làm cho consensus Ecclesiae (sự đồng thuận của Giáo Hội) ra dư thừa" nhưng khẳng định việc thực thi thẩm quyền thuộc về Đức Giáo Hoàng do chính thừa tác vụ chuyên biệt của ngài [37]. Điều này được phát sinh nhờ việc tham khảo toàn thể dân Chúa qua các vị giám mục, một điều mà Đức Piô IX đã mong muốn khi định nghĩa tín điều Vô nhiễm Thai [38], cũng là phương thức của Đức Piô XII trong việc định nghĩa tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời [39].
38. Sự cần thiết phải tái khởi động một cách thích đáng và nhất quán thực hành đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo đã trở nên rõ ràng ngay từ thế kỷ XIX, nhờ các nhà văn tiên tri như Johann Adam Möhler (1796-1838), Antonio Rosmini (1797-1855) và John Henry Newman (1801-1890), những người đã trở về các nguồn quy phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền, báo trước cuộc canh tân đầy tính quan phòng cùng xuất hiện với các phong trào kinh thánh, phụng vụ và giáo phụ. Họ nhấn mạnh rằng một trong các yếu tố hàng đầu và căn bản trong đời sống Giáo Hội là chiều kích hiệp thông, một chiều kích vốn ngụ ý thực hành đồng nghị theo trật tự ở mọi bình diện, bằng cách dành tầm quan trọng phải có cho sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), vốn có liên hệ nội tại với thừa tác vụ chuyên biệt của các Giám mục và Đức Giáo Hoàng. Sự xuất hiện của bầu khí mới trong các liên hệ đại kết với các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác, và việc biện phân cẩn thận hơn các đòi hỏi cao độ của ý thức hiện đại liên quan đến sự tham gia của mọi công dân vào việc quản trị xã hội, kêu gọi phải có một trải nghiệm và trình bầy mới mẻ và sâu sắc hơn về Giáo Hội như một thực thể có tính đồng nghị từ trong bản chất.
39. Không nên quên rằng, từ nửa sau của thế kỷ XIX trở đi, một định chế mới đã thành hiện thực và có một ý nghĩa nhất định: các hội đồng giám mục rất có thể không có một khuôn mạo giáo luật chính xác, nhưng, như một cuộc tập hợp các Giám mục của một quốc gia đơn nhất, các ngài là dấu chỉ việc tái khám phá ra lối giải thích có tính hợp đoàn về việc thực hành thừa tác vụ giám mục trong một lãnh thổ chuyên biệt và tùy theo các hoàn cảnh địa chính trị đang thay đổi. Trong cùng một tinh thần đó, ngay trước thềm thế kỷ XX, Đức Lêô XIII đã triệu tập một Công đồng toàn thể Châu Mỹ Latinh, tập hợp các giám mục giáo đô của các giáo tỉnh ở lục địa (1899). Về mặt thần học và kinh nghiệm giáo hội học, đã có một ý thức ngày càng tăng là “Giáo Hội không đồng nhất với các mục tử của mình; toàn thể Giáo Hội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, là chủ thể hoặc 'cơ quan' của Thánh Truyền; và người giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền "[40].
40. Công đồng chung Vatican II nối tiếp đường hướng của Vatican I và biến nó thành một phần của chương trình aggiornamento (cập nhật hóa), bằng cách lưu ý tới các thành quả của những năm ở giữa và lồng chúng vào một tổng hợp phong phú dưới ánh sáng Thánh Truyền.
Hiến chế tín lý Lumen Gentium đặt để một viễn kiến về bản chất và sứ vụ của Giáo Hội như hiệp thông, với các giả định thần học phải tái khởi động tính đồng nghị một cách thích đáng: quan niệm có tính huyền nhiệm và bí tích về Giáo Hội; bản chất của Giáo Hội như Dân Thiên Chúa đang lữ hành qua lịch sử hướng về quê hương thiên đàng, trong đó mọi chi thể Giáo Hội đều nhờ phép rửa mà được tôn vinh với cùng một phẩm giá như nhau, như con cái của Thiên Chúa, và được đề cử vào cùng một sứ mệnh; tín lý về tính bí tích của hàng giám mục và tính hợp đoàn trong hiệp thông phẩm trật với Giám mục Rôma.
Sắc lệnh Christus Dominus nhấn mạnh rằng Giáo hội địa phương là một chủ thể, và khuyến khích các Giám mục thực thi việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội được giao phó cho các ngài trong hiệp thông với hàng linh mục của các ngài, bằng cách lợi dụng sự giúp đỡ của một viện trên (senate) hoặc một hội đồng linh mục chuyên biệt và đưa ra lời kêu gọi thiết lập ra một Hội đồng mục vụ trong mọi Giáo Phận, trong đó, nên có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Sắc lệnh cũng bày tỏ lòng mong muốn rằng, ở bình diện hiệp thông giữa các Giáo hội trong một khu vực, định chế đáng kính là các công nghị và các công đồng nên được tái lên sinh lực, và mời gọi sự cổ vũ của các hội đồng giám mục. Trong Sắc Lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các Giáo Hội Đông Phương), định chế tòa thượng phụ và hình thức công nghị của nó được đề xuất cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.
41. Về việc tái lên sinh lực cho thực hành đồng nghị ở bình diện Giáo Hội hoàn vũ, Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đây là một "Công đồng Giám mục thường trực cho Giáo hội hoàn cầu", lệ thuộc một cách trực tiếp và cận kề vào quyền bính của Giáo hoàng, "qua việc cung cấp thông tin và tư vấn", nhưng "cũng có thể hưởng được quyền đưa ra quyết định khi quyền này được Giám Mục Rôma trao ban"[41]. Định chế này nhằm tiếp tục mở rộng cho dân Chúa các phúc lợi của hiệp thông sống trong thời Công đồng.
Thánh Gioan Phaolô II, nhân dịp Năm Thánh 2000, đã đưa ra một đánh giá về con đường đã đi qua để nhập thể - luôn phù hợp với giáo huấn của Vatican II - chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội qua nhiều cơ cấu hiệp thông. Ngài nhấn mạnh rằng phần lớn đã được thực hiện "nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều việc phải làm, để nhận ra mọi tiềm năng của các công cụ hiệp thông này... (và) để đáp ứng nhanh chóng và hữu hiệu các vấn đề mà Giáo Hội phải đương đầu trong những thời đang thay đổi nhanh chóng này" [42].
Trong hơn 50 năm đã trôi qua kể từ Công đồng mới đây cho đến nay, ý thức về Giáo hội như hiệp thông đã phát triển trong các thành phần rộng lớn của Dân Thiên Chúa và đã có những kinh nghiệm tích cực về tính đồng nghị ở cấp giáo phận, khu vực và hoàn vũ. Đặc biệt, đã có mười bốn phiên toàn thể thường lệ của thượng hội đồng Giám mục; kinh nghiệm và hoạt động của các Hội đồng giám mục đã phát triển; ở khắp mọi nơi, đã có những cuộc họp có tính đồng nghị. Các công nghị cũng đã thành hiện thực nhằm cổ vũ hiệp thông và hợp tác giữa các Giáo hội và Giám mục địa phương nhằm phát triển các phương thức mục vụ trên bình điện vùng và lục địa.
Kỳ sau: Chương 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ