1. Tổng thống Zelenskiy nói Ukraine đã chiếm lại hơn 1.000 khu định cư từ lực lượng Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine trong ngày thứ Sáu 13 tháng 5, Ukraine đã chiếm lại sáu khu định cư từ lực lượng Nga,, và tổng cộng 1.015 khu kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng Hai.
' Chúng tôi tiếp tục khôi phục các vùng lãnh thổ đã bị chiếm đóng của Ukraine. Tính đến hôm nay, 1.015 khu định cư đã được giải tỏa, cộng thêm sáu khu trong 24 giờ qua '', ông nói trong bài phát biểu hàng đêm của mình.
Ông cho biết: “Chúng tôi trả lại điện, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông, và các dịch vụ xã hội ở đó.
Ông cũng tuyên bố rằng quân Nga xuống tinh thần đã bỏ chạy khỏi khu vực Kharkiv. Tuy nhiên, Ông Zelenskiy cho biết thêm quân Nga đã phá hủy hai cây cầu chiến lược để tránh bị quân Ukraine truy đuổi.
Trong một bản cập nhật ngắn vào cuối ngày thứ Sáu, các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đang tập trung vào việc bảo đảm việc rút quân khỏi khu vực Kharkiv.
Những đội quân này đã phải chịu áp lực ngày càng lớn từ các cuộc phản công của Ukraine dọc theo một mặt trận rộng ở phía tây sát các tuyến tiếp tế của họ.
Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết đã có thêm nhiều đợt pháo kích vào lãnh thổ Ukraine do người Nga cố gắng đạt được tiến bộ về hướng Sloviansk, một mục tiêu quan trọng. Ngôi làng Nova Dmytrivka đã bị cháy như đã từng xảy ra từ cuối tháng Tư.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng nói rằng đã có các cuộc không kích xung quanh Dolyna, về phía bắc cách Sloviansk 20 km, và tại Adamivka gần đó. Các cuộc không kích vào khu vực này hồi đầu tuần đã làm hư hại hai nhà thờ.
Tại khu vực Luhansk, một cuộc tấn công của Nga vào thị trấn Zolote đã bị đẩy lùi. Nhiều cuộc pháo kích xuyên biên giới đã được báo cáo xa khu vực xảy ra xung đột hiện tại ở khu vực đông bắc Sumy cũng như một cuộc không kích nhắm vào một ngôi làng trong vùng.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gọi cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu đình chiến ngay tức khắc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào hôm thứ Sáu, trong đó ông kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, đã cho biết như trên,
Trong cuộc gọi, Austin cũng “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc”. Đây là lần đầu tiên Austin nói chuyện với Shoigu kể từ ngày 18 tháng 2, sáu ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine.
Thời báo New York đưa tin rằng cuộc gọi đến “theo sáng kiến của phía Mỹ”.
Tướng Kirby cho biết đây là lần đầu tiên phía Nga chấp thuận đối thoại với Hoa Kỳ qua đường dây nói. Ông nói: “Điều gì đã thúc đẩy họ thay đổi suy nghĩ, và cởi mở với đối thoại, tôi không nghĩ rằng chúng tôi biết chắc chắn. Cuộc trò chuyện kéo dài một giờ là rất chuyên nghiệp”
Tướng Kirby nói thêm rằng không có vấn đề nào được vượt qua.
“Bản thân cuộc gọi không giải quyết cụ thể bất kỳ vấn đề cấp bách nào hoặc dẫn đến sự thay đổi trực tiếp trong những gì người Nga đang làm hoặc đang nói”. Tuy nhiên, Tướng Kirby cho biết Austin hy vọng cuộc gọi sẽ “đóng vai trò là bàn đạp cho các cuộc trò chuyện trong tương lai”.
Trong cuộc họp báo, Tướng Kirby cũng thúc giục Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua gói tài trợ lên đến 40 tỷ USD. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul nêu lên những quan ngại của ông, và có ý ngăn chặn việc thông qua dự luật viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine vào hôm thứ Năm. Dự luật sẽ được bàn bạc thêm vào thứ Hai tuần sau.
Tướng Kirby cho biết nếu Quốc hội không thông qua khoản viện trợ trị giá 40 tỷ USD vào ngày 19/5, thì điều đó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến “khả năng Hoa Kỳ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine”
“Ngày 19 tháng 5 là ngày mà chúng tôi thực sự bắt đầu không có khả năng gửi những thứ mới vào Ukraine nếu không có tài trợ. Đến ngày 19 tháng 5, điều đó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cung cấp viện trợ không bị gián đoạn của chúng tôi.”
Thượng nghị sĩ Rand Paul muốn giám sát nhiều hơn về cách các khoản tiền sẽ được chi tiêu trước khi đồng ý dự luật có thể lên sàn Thượng viện để bỏ phiếu. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã bắt đầu các bước thủ tục để vượt qua sự phản đối của Paul, nhưng dự luật chỉ có thể được thông qua sớm nhất là vào tuần tới.
3. Sự hỗ trợ của Phần Lan đối với NATO là kết quả của “sự thay đổi rất mạnh mẽ” trong môi trường an ninh
Klaus Korhonen, Đại sứ Phần Lan tại NATO nói với CNN hôm thứ Năm rằng sự ủng hộ của Phần Lan đối với việc gia nhập NATO là kết quả của “sự thay đổi rất mạnh mẽ trong môi trường an ninh của chúng ta” sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Hiện tại, không có “các mối đe dọa quân sự trực tiếp chống lại Phần Lan” từ phía Nga, Korhonen nói, đồng thời cho biết thêm rằng họ không thấy bất kỳ “hoạt động bất thường nào”.
Nhưng quốc gia này thực sự đã nhận ra những “chiến dịch quấy rối mạng” hoặc các chiến dịch “thông tin sai lệch” của Nga, điều này “không có gì mới” đối với họ, ông nói thêm.
Phần Lan có chung đường biên giới dài 800 dặm với Nga và việc gia nhập liên minh có nghĩa là Nga sẽ có chung đường biên giới với một quốc gia chính thức liên kết với Hoa Kỳ.
Khi được hỏi quốc gia Bắc Âu này có gì để cung cấp cho NATO nếu họ gia nhập, Korhonen nói rằng họ có một “nền quốc phòng mạnh mẽ” và rằng nếu là thành viên của liên minh, sự bảo vệ “sẽ thậm chí còn hiệu quả hơn.”
Ông nói: “Chúng tôi có một nền quốc phòng vững chắc, chúng tôi có một đội quân bảo vệ biên phòng rất có năng lực, và tôi nghĩ rằng hiện tại chúng tôi đang tỉnh táo, vì vậy tôi nghĩ rằng biên giới rất an toàn”.
Korhonen nhấn mạnh thêm rằng rằng mặc dù răn đe hạt nhân “luôn là một phần trong các câu chuyện liên quan đến chính sách an ninh của Nga vào thời điểm này”, chúng tôi hiện không thấy có “bất kỳ tình huống hạt nhân nào”.
Ông nói: “Việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ mở ra một chương hoàn toàn mới trong bối cảnh an ninh toàn cầu”.
4. Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan cho biết chính phủ dự kiến đề nghị gia nhập NATO vào Chúa Nhật
Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Helsinki rằng chính phủ Phần Lan đang có kế hoạch ban hành sách trắng thứ hai về đề xuất nước này gia nhập NATO.
Đề xuất sau đó sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội với một cuộc họp toàn thể dự kiến vào sáng thứ Hai.
Haavisto lưu ý rằng điều quan trọng là “phải trải qua một cuộc tranh luận thích hợp ở quốc hội”
Ngoại trưởng Phần Lan nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã “thay đổi rất nhiều cục diện an ninh ở Âu Châu,” nói thêm rằng nó cũng thay đổi quan điểm của công chúng về tư cách thành viên NATO.
Ông nói: “Lần đầu tiên đa số người Phần Lan ủng hộ việc trở thành thành viên NATO”.
Haavisto nói với các phóng viên rằng nước này đang liên hệ chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Thụy Điển vì Thụy Điển cũng đang cân nhắc việc gia nhập NATO. Ông nói thêm rằng ông đang đàm phán với các đối tác Âu Châu và Vương quốc Anh để bảo đảm an ninh cho các quốc gia nộp đơn.
5. Pháp cho biết họ hoàn toàn ủng hộ “sự lựa chọn có chủ quyền” của Phần Lan trong việc gia nhập NATO
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö hôm thứ Năm rằng Pháp “hoàn toàn ủng hộ” nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan.
“Tổng thống Cộng hòa Pháp đã nói với Tổng thống Phần Lan rằng Pháp hoàn toàn ủng hộ lựa chọn có chủ quyền của Phần Lan để nhanh chóng gia nhập NATO,” Điện Elysee cho biết trong một tuyên bố.
Trước đó, hôm thứ Năm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng hoan nghênh việc Phần Lan tham gia liên minh và nói rằng Berlin “ủng hộ hoàn toàn”, sau khi tổng thống và thủ tướng Phần Lan tuyên bố ủng hộ việc gia nhập NATO, di chuyển quốc gia Bắc Âu - có chung đường biên giới 800 dặm với Nga - tiến thêm một bước tới vị trí thành viên của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Hôm thứ Tư, Niinistö nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nên “nhìn vào gương” nếu Phần Lan quyết định gia nhập NATO để tăng cường an ninh cho chính mình.
Khi phát biểu cùng với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại Helsinki, nhà lãnh đạo Phần Lan nói rằng nếu Phần Lan gia nhập NATO, đó sẽ là kết quả của hành động của chính Putin.
6. Nga cắt nguồn cung cấp điện cho Phần Lan từ thứ Bảy
Nga sẽ tạm ngừng cung cấp điện cho Phần Lan từ 1 giờ sáng ngày thứ Bảy, nhà cung cấp RAO Nordic cho biết, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về nỗ lực gia nhập Nato của Helsinki. RAO Nordic, một công ty con của công ty năng lượng Inter RAO, là công ty năng lượng độc quyền của Nga được chính quyền Nga tài trợ, cho biết trong một tuyên bố rằng họ “buộc phải tạm ngừng xuất khẩu điện” sang Phần lan, bắt đầu từ ngày 14/5.
Công ty này cho biết: “Tình huống này là đặc biệt, và xảy ra lần đầu tiên trong hơn 20 năm lịch sử giao dịch của chúng tôi.”
Công ty lưới điện của Phần Lan, Fingrid, cho biết hoạt động buôn bán điện nhập khẩu từ Nga sẽ bị đình chỉ “trong thời điểm hiện tại” do khó khăn trong việc nhập khẩu điện.
Tuy nhiên, công ty Fingrid nói thêm: “Không có mối đe dọa nào đối với sự đầy đủ điện ở Phần Lan.” Công ty nói rằng điện từ Nga chỉ chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ điện của Phần Lan, nói thêm:
Việc nhập khẩu bị thiếu có thể được thay thế trên thị trường điện bằng cách nhập khẩu nhiều điện hơn từ Thụy Điển, và một phần cũng do lượng sản xuất gia tăng trong nước.
Các nhà lãnh đạo Phần Lan hôm thứ Sáu tuyên bố nước này phải nộp đơn gia nhập liên minh Nato “ngay lập tức”. Đáp lại, Điện Cẩm Linh cho biết Nga “chắc chắn” coi tư cách thành viên Phần Lan là một mối đe dọa,, và Bộ Ngoại giao Nga cho biết Mạc Tư Khoa sẽ “buộc phải thực hiện các bước có đi có lại, quân sự-kỹ thuật, và các biện pháp khác”.