Vatican -
Lúc 17:30 chiều thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô là Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Rôma. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha còn có các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và một số đông đảo các linh mục trong giáo phận Rôma.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã suy tư về cách thức và thời điểm bữa Tiệc Ly xảy ra để so sánh ý nghĩa lễ Vượt Qua mới với lễ Vượt Qua của dân Do Thái. Chiên con trong Lễ mới này chính là Chúa Giêsu, như đã được thánh Gioan Tẩy Giả báo trước vào đầu sứ vụ công khai của Chúa: ”Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng gánh tội trần gian!” (Gv 1,29).
Chúa Giêsu “có lẽ đã cử hành lễ Vượt Qua không có chiên con” vì bữa Tiệc Ly đã diễn ra trước thời điểm mà theo truyền thống Hêbrơ các chiên con sẽ bị sát tế, và trên hết vì chính Ngài là chiên con tự nguyện bị sát tế làm giá cứu chuộc nhân loại.
Suy tư của Đức Thánh Cha về bữa Tiệc Ly của Chúa đã gợi lại lễ Vượt Qua truyền thống của dân Do Thái, “một lễ tạ ơn và đồng thời một lễ của hy vọng. Ở trung tâm của ngày lễ kỷ niệm tuân theo các chỉ dẫn phụng vụ nghiêm nhặt này, là chiên con, biểu tượng của sự giải phóng khỏi tình trạng nô lệ cho người Ai Cập”.
“Dân tộc này đã phải đau khổ như một sắc dân nhỏ bé bị kẹt trong các căng thẳng giữa các cường quốc. Lòng biết ơn về sự can thiệp của Thiên Chúa nhân danh họ trong quá khứ đã chuyển hóa ngày lễ thành một kinh nguyện nhiệt thành và một diễn đạt hy vọng”.
“Trong đêm trước cuộc khổ nạn của Ngài, Chúa Kitô đã chia sẻ ngày lễ đầy ý nghĩa này với các môn đệ của Ngài. Trong bối cảnh đó chúng ta cần phải hiểu lễ Vượt Qua mới mà Ngài đã ban cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Trong các trình thuật Phúc Âm về biến cố này, có một sự khác biệt giữa trình thuật của Thánh Gioan so với các Thánh Matthêu, Máccô và Luca. Theo Thánh Gioan, Chúa Kitô đã chết trên thánh giá tại chính thời điểm khi bên trong các đền thờ gần đó, chiên con đang bị sát tế để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua. Cái chết của ngài trùng hợp với việc sát tế các chiên con. Nghĩa là Ngài chết trong buổi chiều trước lễ Vượt Qua – và do đó không thể chính mình ăn lễ Vượt Qua – điều này xem ra chí ít là như vậy. Theo ba vị Thánh Sử khác bữa Tiệc Ly của Chúa chúng ta là ngày lễ Vượt Qua truyền thống trong đó ngài đưa thêm vào sự mới mẻ của hồng ân là Mình và Máu Ngài. Cho đến gần đây sự khác biệt này dường như đã được đả thông. Trước đây, hầu hết các nhà chú giải nghiêng về ý kiến cho rằng Thánh Gioan không cho chúng ta chính xác thời điểm lịch sử xảy ra cái chết của Chúa Kitô nhưng thay vào đó đã chọn một thời điểm biểu tượng để làm rõ chân lý sâu xa này: Chúa Giêsu là chiên thật của Thiên Chúa, Đấng đã đổ máu mình vì chúng ta”.
“Trong khi đó việc khám phá những bản văn trong miền Qumran lại dẫn chúng ta đến một giải thích dù không được tất cả chấp nhận nhưng đầy thuyết phục và rất có thể đã xảy ra. Giờ đây chúng ta có thể nói được rằng trình thuật của Thánh Gioan là chính xác về mặt lịch sử, Chúa Kitô thực sự đã đổ máu Ngài trong buổi chiều lễ Vượt Qua, đúng vào giờ chiên con bị đưa đi giết. Tuy nhiên, Chúa Kitô đã cử hành lễ Vượt Qua với các môn đệ Ngài theo lịch Qumran, do đó ít nhất là một ngày trước đó – Ngài đã cử hành lễ không có chiên con, như theo truyền thống của cộng đoàn Qumran, những người không nhìn nhận đền thờ của Hêrôđê và đang trông đợi một đền thờ mới. Chúa Kitô, do đó, đã cử hành lễ Vượt Qua mà không có chiên con – thực ra không phải là không có chiên con – nhưng thay vì chiên con Ngài trao ra Mình và Máu Ngài. Ngài đã thấy trước cái chết của Ngài trong những lời sau: ‘Không ai lấy đi mạng sống Thầy nhưng Thầy tự thí mạng sống mình’. Ngay chính lúc Chúa trao Mình và Máu Ngài cho các môn đệ, Ngài thực sự đã thực thi những lời này. Chính Ngài trao ra chính mình. Chỉ qua cách đó lễ Vượt Qua xa xưa mới nhận được ý nghĩa đích thật”.
Đức Thánh Cha kết luận – “Trung tâm của lễ Vượt Qua mới của Chúa Kitô là thánh giá. Từ thánh giá hồng ân Ngài tuôn đổ trên chúng ta là Mình và Máu Ngài. Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cùng cử hành với các Thánh Tông Đồ, qua dòng thời gian, lễ Vượt Qua mới của chúng ta. Hồng ân này đến từ thập giá Chúa Kitô”.
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 thanh niên giáo dân. Trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho tổ chức bác ái Caritas Somali nhằm cứu trợ dân chúng nước này đang chịu đau khổ vì nội chiến từ nhiều năm nay, cụ thể là giúp xây dựng bệnh xá Baidoa ở nước này.
Đức Cha Giorgio Bertin, Giám quản Tông tòa giáo phận Mogadisu, thủ đô Somali, và cũng là chủ tịch Caritas nước này, cho biết tin về cuộc lạc quyên này thực là một điều an ủi cho nhân dân Somali từ lâu ở trong tình trạng rất bất an về chính trị. Tại nước này có 400 ngàn người tị nạn, ngoài ra có hàng chục ngàn người tị nạn khác chạy ra nước ngoài.
Đức Cha Bertin không thường trú tại Mogadisu. Ngài nhắc đến các cuộc giao tranh hôm 29-3-2007 giữa các nhóm phiến quân Hồi giáo và lực lượng chính phủ do Ethiôpi ủng hộ, làm cho hàng trăm người chết, bị thương và người tị nạn, đồng thời gây nguy hiểm cho tiến trình hòa bình tại nước này. Đức Cha cũng nhắc đến sự hy sinh của nữ tu Leonella, 66 tuổi, thừa sai người Italia bị sát hại tại Mogadisu ngày 17-9 năm 2006 tại nhà thương nhi đồng nơi chị phục vụ.
Thánh lễ Tiệc Ly |
Đức Thánh Cha rửa chân cho một thanh niên |
Đức Thánh Cha lau chân cho một thanh niên |
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã suy tư về cách thức và thời điểm bữa Tiệc Ly xảy ra để so sánh ý nghĩa lễ Vượt Qua mới với lễ Vượt Qua của dân Do Thái. Chiên con trong Lễ mới này chính là Chúa Giêsu, như đã được thánh Gioan Tẩy Giả báo trước vào đầu sứ vụ công khai của Chúa: ”Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng gánh tội trần gian!” (Gv 1,29).
Chúa Giêsu “có lẽ đã cử hành lễ Vượt Qua không có chiên con” vì bữa Tiệc Ly đã diễn ra trước thời điểm mà theo truyền thống Hêbrơ các chiên con sẽ bị sát tế, và trên hết vì chính Ngài là chiên con tự nguyện bị sát tế làm giá cứu chuộc nhân loại.
Suy tư của Đức Thánh Cha về bữa Tiệc Ly của Chúa đã gợi lại lễ Vượt Qua truyền thống của dân Do Thái, “một lễ tạ ơn và đồng thời một lễ của hy vọng. Ở trung tâm của ngày lễ kỷ niệm tuân theo các chỉ dẫn phụng vụ nghiêm nhặt này, là chiên con, biểu tượng của sự giải phóng khỏi tình trạng nô lệ cho người Ai Cập”.
“Dân tộc này đã phải đau khổ như một sắc dân nhỏ bé bị kẹt trong các căng thẳng giữa các cường quốc. Lòng biết ơn về sự can thiệp của Thiên Chúa nhân danh họ trong quá khứ đã chuyển hóa ngày lễ thành một kinh nguyện nhiệt thành và một diễn đạt hy vọng”.
“Trong đêm trước cuộc khổ nạn của Ngài, Chúa Kitô đã chia sẻ ngày lễ đầy ý nghĩa này với các môn đệ của Ngài. Trong bối cảnh đó chúng ta cần phải hiểu lễ Vượt Qua mới mà Ngài đã ban cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Trong các trình thuật Phúc Âm về biến cố này, có một sự khác biệt giữa trình thuật của Thánh Gioan so với các Thánh Matthêu, Máccô và Luca. Theo Thánh Gioan, Chúa Kitô đã chết trên thánh giá tại chính thời điểm khi bên trong các đền thờ gần đó, chiên con đang bị sát tế để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua. Cái chết của ngài trùng hợp với việc sát tế các chiên con. Nghĩa là Ngài chết trong buổi chiều trước lễ Vượt Qua – và do đó không thể chính mình ăn lễ Vượt Qua – điều này xem ra chí ít là như vậy. Theo ba vị Thánh Sử khác bữa Tiệc Ly của Chúa chúng ta là ngày lễ Vượt Qua truyền thống trong đó ngài đưa thêm vào sự mới mẻ của hồng ân là Mình và Máu Ngài. Cho đến gần đây sự khác biệt này dường như đã được đả thông. Trước đây, hầu hết các nhà chú giải nghiêng về ý kiến cho rằng Thánh Gioan không cho chúng ta chính xác thời điểm lịch sử xảy ra cái chết của Chúa Kitô nhưng thay vào đó đã chọn một thời điểm biểu tượng để làm rõ chân lý sâu xa này: Chúa Giêsu là chiên thật của Thiên Chúa, Đấng đã đổ máu mình vì chúng ta”.
“Trong khi đó việc khám phá những bản văn trong miền Qumran lại dẫn chúng ta đến một giải thích dù không được tất cả chấp nhận nhưng đầy thuyết phục và rất có thể đã xảy ra. Giờ đây chúng ta có thể nói được rằng trình thuật của Thánh Gioan là chính xác về mặt lịch sử, Chúa Kitô thực sự đã đổ máu Ngài trong buổi chiều lễ Vượt Qua, đúng vào giờ chiên con bị đưa đi giết. Tuy nhiên, Chúa Kitô đã cử hành lễ Vượt Qua với các môn đệ Ngài theo lịch Qumran, do đó ít nhất là một ngày trước đó – Ngài đã cử hành lễ không có chiên con, như theo truyền thống của cộng đoàn Qumran, những người không nhìn nhận đền thờ của Hêrôđê và đang trông đợi một đền thờ mới. Chúa Kitô, do đó, đã cử hành lễ Vượt Qua mà không có chiên con – thực ra không phải là không có chiên con – nhưng thay vì chiên con Ngài trao ra Mình và Máu Ngài. Ngài đã thấy trước cái chết của Ngài trong những lời sau: ‘Không ai lấy đi mạng sống Thầy nhưng Thầy tự thí mạng sống mình’. Ngay chính lúc Chúa trao Mình và Máu Ngài cho các môn đệ, Ngài thực sự đã thực thi những lời này. Chính Ngài trao ra chính mình. Chỉ qua cách đó lễ Vượt Qua xa xưa mới nhận được ý nghĩa đích thật”.
Đức Thánh Cha kết luận – “Trung tâm của lễ Vượt Qua mới của Chúa Kitô là thánh giá. Từ thánh giá hồng ân Ngài tuôn đổ trên chúng ta là Mình và Máu Ngài. Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cùng cử hành với các Thánh Tông Đồ, qua dòng thời gian, lễ Vượt Qua mới của chúng ta. Hồng ân này đến từ thập giá Chúa Kitô”.
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 thanh niên giáo dân. Trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho tổ chức bác ái Caritas Somali nhằm cứu trợ dân chúng nước này đang chịu đau khổ vì nội chiến từ nhiều năm nay, cụ thể là giúp xây dựng bệnh xá Baidoa ở nước này.
Đức Cha Giorgio Bertin, Giám quản Tông tòa giáo phận Mogadisu, thủ đô Somali, và cũng là chủ tịch Caritas nước này, cho biết tin về cuộc lạc quyên này thực là một điều an ủi cho nhân dân Somali từ lâu ở trong tình trạng rất bất an về chính trị. Tại nước này có 400 ngàn người tị nạn, ngoài ra có hàng chục ngàn người tị nạn khác chạy ra nước ngoài.
Đức Cha Bertin không thường trú tại Mogadisu. Ngài nhắc đến các cuộc giao tranh hôm 29-3-2007 giữa các nhóm phiến quân Hồi giáo và lực lượng chính phủ do Ethiôpi ủng hộ, làm cho hàng trăm người chết, bị thương và người tị nạn, đồng thời gây nguy hiểm cho tiến trình hòa bình tại nước này. Đức Cha cũng nhắc đến sự hy sinh của nữ tu Leonella, 66 tuổi, thừa sai người Italia bị sát hại tại Mogadisu ngày 17-9 năm 2006 tại nhà thương nhi đồng nơi chị phục vụ.