Sự Nguy Hại của Harry Potter Nơi Các Con Trẻ Kitô Giáo
Bài 60: Sự Nguy Hại của Harry Potter Nơi Các Con Trẻ Kitô Giáo
Lời Mở Đầu
Rạng sáng ngày thứ Bảy vừa qua - 21 tháng 7 năm 2007, giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, hàng triệu trẻ em trên khắp Hoa Kỳ lẫn thế giới đã thức đêm và chầu chực điên cuồng trước các tiệm sách, để có dịp vào mua cho được cuốn tiểu thuyết về Harry Potter. Trộn lẫn trong số đó, là chính các phụ huynh lẫn các em ở tuổi ấu nhi, tuổi trưởng thành, và tuổi đang mới lớn, với đủ mọi sắc tộc, trong đó gốc Việt chúng ta cũng chiếm không kém.
Chẳng cần phải nói thêm nhiều nữa về sự lan rộng của loạt tiểu thuyết phù phiếm Harry Potter nơi giới trẻ lẫn giới ấu nhi, và lợi tức thương mại khổng lồ mà loạt tiểu thuyết này mang lại, không những cho chính tác giả của nó - một người phụ nữ gốc Anh có tên là J.K. Rowling, vốn trước kia sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ, và nay theo tạp chí Forbes, đã trở thành một trong 20 người phụ nữ giàu nhất trong ngành truyền thông giải trí, với hơn 1 tỉ Mỹ Kim chỉ đứng sau Cô Oprah Winfrey (người chủ chương trình Oprah Show) mà thôi; mà còn cho cả những nhà xuất bản, cùng với những tay bán lẻ sách đây đó trên khắp thế giới.
Bằng việc áp đặt những thứ ảo thuật đầu độc, những thứ lạc giáo xa lạ, và tai hại, những con người này chẳng cần gì phải màng đến việc hủy hoại lương tri non trẻ và trong trắng của hàng triệu triệu các trẻ em trên khắp thế giới, để điều mà họ chú ý tới chỉ là lợi nhuận và lợi nhuận không thôi.
Khi dõi theo tình hình, không ai trong chúng ta là không nắm bắt được một sự trùng hợp lạ kỳ rằng: nếu trước kia James Brown lên tiếng chống phá Giáo Hội Công Giáo và đặc biệt là Kitô Giáo nói chung với sách và phim mang tên The Da Vinci Code đến từ Anh Quốc; thì người phụ nữ có tên J.K.Rowling với loạt tiểu thuyết hư cấu và ma thuật với nhan đề là Harry Potter, nhằm bí mật đưa những người Kitô Giáo rời xa khỏi chính đức tin của họ và đầu độc các trẻ em, cũng lại xuất thân từ Anh Quốc. Cả hai trước kia đều thuộc vào tầng lớp nghèo nàn, với tuổi thơ và sự trưởng thành bị mai một và gặm nhấm dần theo thời gian.
Trong tư cách là người Kitô Giáo, và đặc biệt là người Công Giáo, phụ huynh người Việt chúng ta cần phải phản ứng như thế nào trước sức hút mảnh liệt của thứ văn hóa độc hại này nơi các con trẻ của chúng ta, và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này ra sao? Với tâm tình bé nhỏ như vậy, người viết tôi, xin tóm lược trong khuôn khổ và giới hạn cho phép những gì chúng ta cần biết, để kịp thời giáo dục, chấn chỉnh và răn dạy con em chúng ta - để sự trong trắng và khôi ngô của các em không bị băng hoại bởi những thứ độc chất của nền văn hóa Phương Tây này.
Bài Viết
A. Phản Ứng Sơ Khởi của Vị Giáo Hoàng Đương Nhiệm
Vào tháng 3 năm 2003, trước khi được bầu chọn làm Giáo Hoàng của cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, Đức Cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã có dịp viết thư trao đổi với một người phụ nữ Công Giáo, vốn cũng là một tác giả, tại Đức Quốc về những mối nguy hại của Harry Potter.
Cô Gabriele Kuby, một nhà xã hội học, vào lúc đó đã dám công khai xuất bản ra cuốn sách có nhan đề "Harry Potter: Thiện hay Ác?" (Harry Potter: Good or Evil?), qua đó Cô chỉ trích chống lại các cuốn sách của J.K. Rowling và những ảnh hưởng tai hại của nó lên trên đầu óc trẻ thơ và non nớt của các trẻ em.
Vị Cựu-Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng đã viết thư cho Cô Kuby để bày tỏ sự đồng tình của Ngài rằng những câu chuyện về Harry Potter là hoàn toàn chống lại Kitô Giáo, và rất nguy hiểm cho đầu óc của những người trẻ.
Lá Thư đó đã trở thành một bản tin lớn trên khắp cả thế giới. Vào khoảng thời gian đó thì cuốn sách Harry Potter thứ sáu đã cho xuất bản rồi, và doanh số đang bán chạy không kém, và dĩ nhiên những người Công Giáo đang hết sức hoang mang là liệu họ có nên ngừng đọc nó hay không.
Chính vào ngày 7 tháng 3 năm 2003, sau khi nhận được bản sao của cuốn sách mà Cô Kuby tặng cho Đức Cựu Hồng Y, khi đọc qua cuốn sách đó, Đức Cựu Hồng Y viết thư trả lời lại bằng tiếng Đức rằng:
"Rất đáng ngợi khen Cô vì đã làm cho tất cả chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện của Harry Potter. Có những sự thu hút huyền ảo mà khó có ai có thể nhận biết ra được, chính xác là bởi vì chúng có một sự ảnh hưởng và một sự tàn phá rất sâu sắc về đức tin Kitô Giáo nơi các tâm hồn non dại, trước khi các tâm hồn non dại ấy có được cơ may để phát triển lên một cách đúng đắn."
Sau khi nhận được Lá Thư trả lời đó, Cô Kuby vẫn không ngừng cho cổ võ cho những cuốn sách của Cô, nhằm cố chống lại thứ văn hóa độc hại của J.K.Rowling, và với sự cho phép của Đức Cựu Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Cô đã không ngần ngại cho xuất bản luôn lời nhận xét của Ngài trên trang Web của Cô.
John L. Allen, Jr., tác giả của mục Thế Giới Nhìn Từ Rôma (The Word from Rome), một mục xuất hiện hằng tuần trên tờ báo Thông Tín Viên Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Reporter), vào ngày 22 tháng 7 năm 2005 đã viết rằng:
"Đối với bất kỳ ai quen thuộc đến các quan điểm của vị giáo hoàng về các khía cạnh khác nhau của nền văn hóa quần chúng (pop culture) - một lần nữa vị Giáo Hoàng này đã cực lực lên tiếng chỉ trích loại nhạc rock, và thứ văn hóa độc hại, nhất là loại văn hóa theo kiểu ma thuật, vì đó chính là những 'khí cụ để chống lại tôn giáo' - thì suy cho cùng sự kết án đó chẳng có gì là ngạc nhiên cho lắm."
Lời nhận xét đó đã được rất nhiều người Công Giáo đón nhận một cách rất nghiêm túc, và họ nghĩ suy thật cặn kẽ về những ngôn từ nhận xét của vị cựu Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người mà giờ đây là vị Giáo Hoàng của chúng ta.
Tuy vậy, vẫn có một số phản ứng được đưa ra hết sức cẩn thận và dè dặt, như một lời nhận xét được bí mật đăng trên một trang Web của Công Giáo như sau:
"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chính là vị Cha Chung của chúng ta ở trần gian, và thậm chí nếu một số quan điểm hay những lời giảng dạy của Ngài có điều gì đó sai lầm đi chăng nữa, thì chúng ta cũng phải nên lắng nghe theo với sự thành kín đúng đắng. Có thể là sau cùng, chúng ta không có cùng quan điểm với Ngài, thế nhưng điều đó chỉ có được, sau khi chúng ta đã cân nhắc, đã nghĩ suy một cách thấu đáo, và cầu nguyện một cách chân tình và sâu sắc nhất với Thiên Chúa mà thôi."
Khi Đức Giáo Hoàng cảnh báo cho chúng ta về những mối hiểm nguy của việc đọc Harry Potter, thì chúng ta nên lắng nghe vì những hệ quả đó rất có thể khó mà lường trước được.
Thậm chí ngay cả với vị Mục Sư Tin Lành theo giáo phái Episcopal đã phải vô cùng ngạc nhiên và sửng sốt đến bất ngờ và cực độ khi Ông ta nghe từ miệng của đứa con trai 10 tuổi của Ông là nó "muốn theo phe của ma quỷ" khi đang cầm trong tay trò chơi điện tử Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao (Star Wars) và cuốn sách Harry Potter, bởi vì "sẽ vui thú hơn khi chúng chiến thắng."
B. Harry Potter và việc Ngoại Giáo Hóa nền Văn Hóa Trẻ Em:
Trong một bài luận rất dài, rất súc tích và rất chi tiết của Michael D. O'Brien được đăng trên trang Web của Hãng Tin Công Giáo Thế Giới (CWN) vào ngày 10 tháng 10 năm 2001, tác giả O'Brien đã nêu ra những điểm cần phải lưu ý sau:
Loạt tiểu thuyết của Joanne K. Rowling về Harry Potter trình bày ra thế giới của ma thuật và phù thủy theo một chiều hướng tích cực bí hiểm, và cũng đồng thời nó giúp làm thoái hóa và suy đồi đi nền văn hóa, vì sự ảnh hưởng quan trọng của nó lên trên trí suy nghĩ và sự nhận thức của nhiều thế hệ tương lai. Đặc tính của một thế giới pháp thuật huyền bí chính là việc đeo đuổi quyền lực và thứ kiến thức bí truyền, và trong nghĩa này, nó chính là một sự biểu hiện tân thời của một nhánh xưa cổ của thuyết ngộ đạo (ancient Gnosticism), tức kiểu sùng bái vốn coi thường đi nguồn gốc căn nguyên đích thực của Kitô Giáo.
Thứ thuyết được gọi là "Thuyết Ngộ Đạo Kitô Giáo" (Christian Gnostics) của thế kỷ thứ 2, vốn cố tình tầm thường hóa đi ý nghĩa của việc Nhập Thể và bóp méo đi khái niệm chân truyền của việc cứu rỗi cùng với ý niệm ngộ đạo truyền thống, vốn cho rằng: con người tự mình cứu rỗi lấy chính bản thân mình, bằng việc chiếm đoạt được một thứ kiến thức và quyền lực huyền bí nào đó. Theo thứ thuyết ngộ đạo này, thì hình ảnh về Chúa Kitô chỉ là một trong nhiều thứ "thần thoại" mà những người theo thuyết ngộ đạo cố tình cấy ghép vào trong quan điểm và cái nhìn về thế giới của họ.
Cũng tương tự như vậy, tại Hogwarts, những ngày lễ như: Giáng Sinh và Phục Sinh đều bỏ ra ngoài đi hình ảnh của Chúa Kitô, để chỉ còn là những tập tục về xã hội thuần túy, vốn được hòa lẫn trong một bối cảnh rộng lớn của của vũ trụ học huyền bí (occult cosmology). Còn Halloween mới chính là ngày lễ lớn nhất trong năm mà thôi.
Rõ ràng là thế giới phù phép của Rowling, vốn đích thực chính là một thế giới của thuyết ngộ đạo không hơn không kém, đã cố tình làm vô hiệu hóa đi khía cạnh thiêng liêng và cố tầm thường hóa đi những khía cạnh thiêng liêng đó bằng chính những gì được cho là dị thường và có tính hủy diệt nhất trong một thế giới đời thường thật sự.
Thực chất mà nói, sự ma thuật, theo Rowling, chính là một cố gắng nhằm bỏ qua những giới hạn về bản tính tự nhiên của con người và quyền năng của Thiên Chúa, để cố mà đạt được thứ quyền lực về việc tạo dựng ra của cải cũng như khống chế tất cả mọi ý chí của những người khác chung quanh mình thông qua sự vận dụng một cách mánh khóe về quyền lực siêu nhiên đã chiếm đoạt được. Ma thuật trong Harry Potter chính là việc dành lấy quyền kiểm soát, và đó suy cho cùng, chính là sự chối từ cơ bản về quyền năng và trật tự của Thiên Chúa trong việc tạo dựng.
Trong Sách I Samuel (ở Chương 15 Câu 23), Thiên Chúa dạy cho chúng ta biết được rằng: sự phản nghịch cũng có tội như bói toán.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả những hình hình thức bói toán hay ma thuật đều là cách thờ ngẫu tượng. Tất cả những việc thực hành về ma thuật hay phù thủy, mà ai đó cố dùng để chế ngự ngẫu quyền, hòng để hủy hoại hay có quyền lực siêu nhân lên trên những người khác.... đều là những thứ tội rất trọng, vốn trái ngược với ý nghĩa đích thực của tôn giáo (CCCs 2117, 2110-2116 và 2138).
Trong chính thế giới ma thuật đó của Rowling, các trẻ em được dạy để biết cách mánh khóe, để giải trừ quyền lực, và tự quy phục các em lại cho các giới chức thông thái - những người sẽ giúp các em biết sử dụng các quyền lực kiếm được một cách mánh khóe đó "một cách khôn ngoan hơn." Thế nhưng, trong chính các giới chức thông thái đó, lại luôn có sự mâu thuẩn và bất đồng với nhau, từ đó khiến cho người đọc hiểu ra rằng: người tốt và duy nhất có thể quyết định được cách "sử dụng đúng đắn thứ quyền lực đó" không ai khác hơn chính là một cậu bé ma thuật trẻ tuổi, mà cậu ta tự xem mình như là một nhà ảo thuật gia đại tài, vốn ít bao giờ bị ai can thiệp vào, ngoại trừ sự can thiệp một số lần của Dumbledore hay của một số nhân vật quyền lực gạo cội nào đó mà thôi. Còn Bộ Ma Thuật (The Ministry of Magic) thì có quyền quy định đến việc sử dụng ma thuật, thế nhưng Bộ này lại hết sức vụng về và bí ẩn cũng chẳng khác gì các chính phủ dân sự ở đời thường.
Suy cho cùng liệu Harry Potter có thật sự là một người tốt không?
Thưa, không phải như vậy. Cậu bé đã hăm dọa để tống tiền Ông Chú của mình, rồi dùng đến những thủ đoạn lừa đảo và lật lọng, cũng như "phá vở hàng trăm các quy luật". Cậu thường tìm cách nói dối để chạy tội, và thường mang trong mình mọi ý tưởng muốn trả thù lại tất cả những bạn học địch thủ của cậu. Cậu "rất căm ghét" những kẻ thù của mình. Người đọc chẳng bao lâu nhận thấy rằng mình có thể tha thứ cho Harry chỉ vì những người hành hạ cậu ta là những kẻ không thể khoan dung và không thể nào mà không chế nhạo cho được.
Rõ ràng là trong tâm tưởng của Rowling, Bà đã cố tìm cách giết hại đi những kẻ thù của Bà qua những nhận vật ghê rợn mà Bà dùng trong câu chuyện về Harry Potter. Bà khinh bỉ những người thuộc dòng họ Dursley vì quá mập, và lên án các thân thể vụng về của những đứa học sinh nào chống lại Harry. Thì chính qua những chi tiết này và hàng loạt các trạng thái thái quá của các nhân vật khác được trình bày trong một loạt các tiểu thuyết về Harry Potter này, các độc giả trẻ thơ được khuyến khích để hành động theo bản năng, thay vì phải theo lý trí và con tim: có nghĩ suy và biết phán đoán thiệt-hơn của các em.
Thành thật mà nói, khía cạnh đạo đức và luân lý trong cách hành xử của trẻ em, đã không hề được đề cập gì cả qua hàng loạt các hành động của Harry trong những cuốn tiểu thuyết độc hại và huyền bí này. Nói tóm lại, trong chính thế giới đầy áp sự ma thuật về mặt vật chất này, thì ma thuật lại chính là thứ quyền duy nhất được dùng để khống chế con người.
Một khi ý nghĩa về con người bị coi thường hay bị xem nhẹ đến mức chỉ còn là một thực thể tự nhiên không hơn không kém, thì ma quỷ có thể được xem chẳng thua gì với một sự trừu tượng hay những vấn nạn lầm lẫn trong một thế giới năng động của một thứ bệnh tâm thần mà thôi.
Trong cuốn sách của mình có nhan đề "Một Người Bị Quỷ Ám Kể Về Câu Chuyện Của Mình" (Exorcist Tells His Story), Linh Mục Gabriele Amorth, chuyên gia trừ quỷ của Giáo Phận Rôma, có cảnh báo rằng:
"Con người thời hiện đại đang mất dần đi ý thức của họ về sự hiện thực của các thế lực ma quỷ siêu nhiên. Và kết quả là, càng ngày càng có thêm nhiều người đã trở nên quá suy yếu trước sự ảnh hưởng của các thế lực ma quỷ, vốn tìm cách làm tan nát và hủy hoại đi các tâm hồn."
Cha Amorth đã không ngần ngại khi nói rằng những ảnh hưởng của nền văn hóa như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc, và các sách báo đóng vai trò không nhỏ trong việc làm giảm đi sự cảnh thức về mặt thiêng liêng này.
Cha viết: "Cá nhân tôi đã có thể chứng kiến được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại dụng cụ mà Satan đã dùng để khống chế lên những người trẻ. Thật khó mà có thể tin rằng sự lan truyền rất lớn mạnh của giáo phái ma thuật và yêu pháp lên trên mọi tầng lớp, mọi thế hệ, từ sơ, đến trung lẫn cao cấp; nơi các học và giảng đường. Ma quỷ đã hiện diện ở khắp mọi nơi, chổ nào cũng có ma quỷ cả, thậm chí ngay cả trong những thị trấn nhỏ nhất cũng vậy."
Nói về sự lan tràn lớn mạnh của hiện tượng bị ma quỷ chiếm hữu hay các dạng khác nhau có dính liếu mật thiết đến ma quỷ, Cha Amorth chỉ ra rằng chính việc thực hành ma thuật (sorcery) là nguyên do gây ra thường xuyên nhất. Cha cảnh báo rằng, suy cho cùng, chẳng có sự khác biệt thật sự nào cả giữa kiểu ma thuật của "trắng" và "đen" vỉ rằng, tất cả mọi dạng ma thuật này đều được thực hiện và quy hướng về Satan mà thôi.
Do đó, cho dẫu có biết hay không, thì việc thực hiện ma thuật chính là cách để tự quy phục chính mình vào sự ảnh hưởng của ma quỷ. Và dĩ nhiên, việc đọc các sách truyện, tiểu thuyết, báo chí hay phim ảnh về ma thuật, vân vân.... , cũng chính là cách để tự nạp mình chúng ta và con trẻ của chúng ta vào sự bao vây và vòng lao lý của ma quỷ và tội lỗi.
Khỏi cần phải nói gì nhiều nữa, Thánh Kinh đã liên tục cảnh báo chúng ta rằng: ma thuật hay phù phép chính là một trong những phương cách hữu hiệu nhất mà ma quỷ dùng đến, để trói chặt con người người chúng ta với chúng, hòng qua đó chúng làm cho chúng ta mất đi tính người.
"Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi" - Sách Lêvi 19:31
"Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng" - Sách Lêvi 20:6
"Khi người đàn ông hay người đàn bà nào có ma nhập thần ốp, thì phải bị xử tử; người ta sẽ ném đá chúng, máu chúng đổ xuống đầu chúng" - Sách Lêvi 20:27
"Và nếu người ta nói với anh em: 'Hãy thỉnh ý các đồng bóng và thầy bói là những kẻ thì thào và lẩm nhẩm; dân lại chẳng phải thỉnh ý thần của mình, thỉnh ý kẻ chết cho người sống sao?" - Sách Isaia 8:19
"Aicập sẽ mất hết nhuệ khí trong lòng. Ta sẽ làm rối loạn mưu đồ của nó. Chúng sẽ thỉnh ý các tà thần, những tay phù thuỷ, những kẻ lên đồng và những tên bói toán" - Sách Isaia 19:3
"Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa" - Sách Galát 5:19-21
"Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm, sát nhân, gian dâm, làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần dành cho chúng là hồ lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt: đó là cái chết thứ hai " - Sách Khải Huyền 21:8
"Vua làm lễ thiêu con trai mình, làm nghề chiêm tinh và phù thuỷ, lập ra cô đồng và thầy bói; vua làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa để trêu giận Người" - Sách Các Vua II 21:6
"Ngoài ra, vua Giô-si-gia còn khử trừ các cô đồng và thầy bói, các tượng thần, các ngẫu tượng và mọi đồ gớm ghiếc trông thấy ở xứ Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, để thực hiện những lời của Lề Luật chép trong sách mà tư tế Khin-ki-gia-hu đã tìm thấy trong Nhà Đức Chúa" - Sách Các Vua II 23:24
"Vua làm lễ thiêu các con trai mình trong thung lũng Ben Hin-nôm, làm nghề chiêm tinh và phù thuỷ, lập ra các cô đồng và thầy bói; vua làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa để trêu giận người" - Sách Sử Biên Niên II 33:6
"Các ông đi xuyên qua đảo đến Pa-phô; ở đây các ông gặp một người phù thuỷ, mạo xưng là ngôn sứ; ông này là người Do-thái, tên là Ba-giê-su. Ông ta ở với thống đốc Xéc-ghi-ô Phao-lô, một người thông minh. Thống đốc cho mời ông Ba-na-ba và ông Sao-lô đến và ước ao được nghe lời Thiên Chúa. Nhưng người phù thủy ấy, tên Hy-lạp là Ê-ly-ma, chống lại hai ông và tìm cách ngăn cản thống đốc tin Chúa. Bấy giờ ông Sao-lô, cũng gọi là Phao-lô, được đầy Thánh Thần, nhìn thẳng vào người phù thuỷ, và nói: 'Hỡi kẻ đầy mọi thứ mưu mô và mọi trò xảo trá, hỡi con cái ma quỷ và kẻ thù của tất cả những gì là công chính, ngươi không bỏ thói bẻ cong những đường lối ngay thẳng của Chúa sao? Giờ đây, này bàn tay Chúa giáng xuống trên ngươi: ngươi sẽ bị mù, không thấy ánh sáng mặt trời trong một thời gian.' Lập tức, mù loà và tối tăm ập xuống trên người phù thuỷ, và ông ta phải lần mò tìm người dắt.Bấy giờ, thấy việc xảy ra, thống đốc liền tin theo, vì ông rất đỗi ngạc nhiên về giáo huấn của Chúa" - Sách Tông Đồ Công Vụ 13:6-12
Những đoạn Kinh Thánh trên, vốn được trích từ hai sách Cựu và Tân Ước, phải chăng không phải là những lời nhắc nhở và đích đáng cho chúng ta - những bậc phụ huynh - trong việc giáo dục con cái của chúng ta????
C. Với Hành Trang từ Chính Đức Tin Công Giáo và Kinh Thánh, Các Phụ Huynh Có Thể Hướng Dẫn Con Trẻ Cách Đọc Harry Potter Một Cách Đúng Đắn:
Với những con trẻ, vốn chẳng may bị cuốn hút vào loạt sách và phim ảnh về Harry Potter rồi, thì các bậc phụ huynh Công Giáo, bằng chính kiến thức đức tin kiên vững của mình với sự hổ trợ của Thánh Kinh, có thể giúp cho các em rút ra được một số bài học bổ ích sau:
Bài Học 1: “Ma Thuật và Thánh Kinh" (Magic and the Bible)
Khám phá xem tại làm sao và làm thế nào mà Harry lại trở thành một người có đầy ma thuật và so sánh ma thuật của cậu bé này với những phép lạ của Chúa Giêsu trong Sách Tân Ước. Chúng ta hãy hỏi các con trẻ của chúng ta câu hỏi sau:
Đâu chính là sự khác biệt giữa ma thuật (magic) và phép lạ (miracles), sau khi đọc xong Chương 1, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer?
Sách Thánh có các đoạn mà chúng ta cần đọc qua cho con trẻ biết đó là: Tiệc Cưới Cana (Gioan, Chương 2, từ Câu 2-11); Chúa Giêsu Hóa Bánh Ra Nhiều (Gioan, Chương 6, từ Câu 8-14); và Việc Lazarô Sống Lại (Gioan, Chương 11, từ Câu 1-44)
Bài Học 2: “Ma Thuật hay Biệt Tài" (Magic or Muggle)
Hãy giúp cho con trẻ hiểu biết một cách sâu sa hơn về ý nghĩa làm thế nào để có được những khả năng đặc biệt hay biệt tài, hay khả năng đặc biệt để tự nhận biết rõ hơn về nguồn gốc của chính mình.
Cũng đồng thời hãy giúp cho các em khám phá ra những khía cạnh có liên quan đến tính đạo đức và luân lý, là làm thế nào mà Harry và cả chính bản thân chúng ta biết học cách sử dụng đến những khả năng đặc biệt của chúng ta cho điều tốt, chứ không phải cho điều ác và tội lỗi.
Đọc qua Chương 4 Thư Philíphê, từ Câu 2-20. Song song với việc đọc Chương 4, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 3: “Gậy Thần Tuyệt Hảo" (The Perfect Wand)
Cũng giống như Harry, cậu bé có một cây đủa thần để thực hiện các việc trong thế giới của cậu, thì chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng có đến những thứ dụng cụ quan trọng. Hãy hỏi các con trẻ câu này:
Đâu là những thứ dụng cụ mà các con dùng để giúp đào sâu và cũng cố thêm cho đức tin Công Giáo của các con được vững mạnh hơn? Sách Thánh, Thánh Lễ, việc giữ gìn các Phép Bí Tích, việc Chầu Thánh Thể, việc Đọc Kinh Tối hằng ngày, vân vân.... .
Đọc qua Chương 6 Thư Êphêsô, từ Câu 10-20 nói về Cuộc Chiến Đấu Thiêng Liêng. Song song với việc đọc Chương 5, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 4: “Việc Xếp Nón" (The Sorting Hat)
Mỗi một em học sinh tại trường dạy về yêu thuật (witchcraft) và ma thuật (wizardry) Hogwarts của cậu bé Harry đều được kiểm nghiệm qua việc xếp nón. Mục đích của việc kiểm tra này là để xem xét về khả năng tiên tri, để hiểu biết được cá tính và vận số của từng trẻ một.
Điều quan trọng là chúng ta cần giúp cho các em biết cách khám phá ra đâu chính là những biệt tài hay năng lực đặc biệt mà Chúa Thánh Thần ban xuống cho các em? Các em tự cảm thấy mình được chọn ra để làm nên điều thiện gì cho nhân loại và chúng bạn?
Hãy đọc qua cho các em biết về Ân Huệ của Thần Khí hay Đặc Sủng trong Chương 12 của Thư Côrintô 1. Song song với việc đọc Chương 7, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 5: “Sức Mạnh của Tình Yêu" (The Power of Love)
Harry cuối cùng đã đánh bại được ngài Voldemort, vị nữ thần báo ứng ma quỷ (evil nemesis) của cậu ta, bằng chính thứ tình yêu biết hy sinh mà cha-mẹ cậu đã dành cho cậu, dẫu rằng cậu cố tình chối bỏ sự hy sinh đó.
Cũng tương tự như vậy, ma quỷ có lẽ đã chiến thắng trong Vườn Địa Đàng, và ngay cả trên Cây Thánh Giá, thế nhưng, bằng chính thứ tình yêu vô vị lợi và sự chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô trên bóng đêm của ma quỷ, của sự ác và tội lỗi, chúng ta mới có được ngày hôm nay. Hãy giúp cho các em hiểu rõ được ý nghĩa của việc được chính Chúa Kitô chuộc tội để cứu rỗi nhân loại.
Hãy đọc qua, Sách Gioan (Chương 3, từ Câu 16-21); cũng Sách Gioan (Chương 15, từ Câu 1-16) về Chuyện Cây Nho Thật; Sách Máccô (Chương 15). Song song với việc đọc Chương 17, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
D. Kết Luận:
Với các chủ đề huyền bí giờ đây đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa đương đại, thì loạt tiểu thuyết về Harry Potter rõ ràng là thứ vật chất về ma quỷ có sức cuốn hút người trẻ rất cao; mặc khác nó cũng còn là thứ văn hóa nhằm tái định nghĩa lại đâu là điều thiện và đâu là sự ác theo một cách huyền ảo và tinh vi hơn.
Do đó, khi xuất hiện ra, nó trông có vẽ như là loại văn hóa lành mạnh, để có thể thâm nhập vào trong từng ngỏ ngách của mọi gia đình Công Giáo chúng ta. Xã hội của chúng ta ngày này đã và đang bị chiếm ngập bởi những ý niệm giả tạo, và chúng xuất hiện như là một chiến thuật thù nghịch cổ điển trong cuộc chiến vĩ đại giữa điều thiện và điều ác, một cuộc chiến thật sự mà mỗi người trong chúng ta luôn lúc nào cũng phải diện đối hằng ngày.
Ma quỷ thường có khuynh hướng lôi cuốn chúng ta vào những khuynh hướng hiểm ác đó bằng cách dối lừa và áp đặt vào trong não trạng của chúng ta rằng những suy nghĩ xấu xa của chúng ta là đều là tốt đẹp cả. Từ đó, khi phải vướng vào sự ác, dẫu mức độ thâm hiểm của nó chưa bằng mấy sự ác của Satan, thì chúng ta cứ lầm tưởng là chúng ta đang làm nên điều thiện. Hay nói khác đi, vì sự ác được tinh vi ngụy tạo và trình bày ra cho chúng ta, dưới hình thức này hay hình thức khác liên lũy, từ đó sự nhận thức rõ ràng và sáng suốt của chúng ta dần dần bị mất và khống chế đi.
Các trẻ em, vì sự non dại, nên các em hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta - những người cha, người mẹ Công Giáo gương mẫu - để chúng ta giúp các em biết cẩn thận nhận thức rõ ra được đâu là điều thiện thật sự trong lãnh vực văn hóa, vì lẽ, các em chưa từng trải qua trường đời. Các em vẫn còn đang trang giai đoạn tìm hiểu và học hỏi, cố gắng hấp thụ những gì có liên quan đến hiện thực ở trạng thái sơ đẳng, mà chưa đủ sức phán đoán đâu là điều thiện và đâu là sự ác.
Đối với Harry Potter, thì sự nhận biết rõ ràng và sâu sắc về ý nghĩa cùng đích của loạt tiểu thuyết này là gì, trông có vẽ là quá khó với các em ở lứa tuổi ấu nhi và ngay cả với người lớn chúng ta, vì rằng nếu thoáng đọc sơ qua, chúng ta thấy được rằng chúng bác bỏ sự ác bằng cách bỏ sự phù phép ra khỏi ma thuật. Thế nhưng, trong thực tế, thì lại khác, phù phép và ma thuật luôn gắn kết rất chặt chẽ với nhau. Nếu một phép thuật được trình bày và giới thiệu ra cho độc giả như là một điều thiện, hay hoàn toàn trung lập về mặt đạo đức và luân lý, thì chắc hẳn rằng người trẻ sẽ bị cuốn hút vào ngay. Và dĩ nhiên, trẻ em thời nay chưa phải quá ngây ngô để tin rằng các em có thể có được những thứ quyền lực và những cuộc mạo hiểm như của Harry, thế nhưng xét về mặt tiềm thức, thì các em xem và hấp thụ điều này như là một sự cảm nghiệm, và sự cảm nghiệm này nói cho các em biết được rằng những bí mật bị cấm đoán có thể là rất đáng được tôn trọng hay rất đáng để mà ghi nhớ.
Thế đâu chính là những ảnh hưởng lâu dài mà các anh hùng và các anh thư huyền thoại này có trong đầu óc của các trẻ thơ, để các em có thể phân biệt được đâu chính là sự thật từ sự anh dũng giả tạo và vẽ vời của câu chuyện hay phim ảnh?
Một tiểu thuyết về một cậu bé thường nhảy trên dây kéo căng để vượt qua Thác Niagara mà không hề bị té ngã, thì không tạo ra một sự đe dọa đáng ngại nào trong tâm trí của một trẻ thơ, bởi vì đứa trẻ đó nhanh chóng nhận ra được sự ngu xuẩn của ý niệm này; sự nguy hiểm tức thời được đón nhận ngay và việc thực hiện hành động nhảy qua dây kéo căng này sẽ được từ chối.
Thế nhưng nếu một tiểu thuyết viết về một cậu bé vốn nhảy trên dây kéo căng để vượt qua vô số các vực thẳm thì đây lại chính là một sự đe dọa thật sự, vì lẽ cái nguy hiểm của nó rất khó mà nhận ra được trừ phi người đó có một kiến thức nhất định nào đó về sự quả quyết có liên quan đến mặt đạo đức luân lý, và có khả năng để phát triển ra ý thức tức thời về một cuộc chiến đấu tâm linh liên lũy. Do đó, những cảnh báo của các bậc làm cha-mẹ về những mối nguy hiểm mang tính trừu tượng này có thể làm lu mờ đi trong tâm trí của trẻ em, khi các em bị chiếm ngập bởi vô số các hình ảnh giàu sức tưởng tượng trong tâm trí của các em.
Không kể là có nhiều hay ít các trẻ em bị kích thích để lao vào ngay các hoạt động phù phép huyền bí sau khi đọc xong loạt tiểu thuyết về Harry Potter, thì những cuốn tiểu thuyết này suy cho cùng có một ảnh hưởng hết sức lớn mạnh lên hầu hết tất cả các trẻ em trên khắp thế giới, theo nghĩa mà các nhà giáo dục học gọi là tính dự bị (propaeduetic), tức việc chuẩn bị nền móng cho những sự phát triển về lâu về dài, sau này trong tương lai.
Nếu sự hướng dẫn của các bậc làm cha-mẹ về mặt tâm linh lẫn tự nhiên bị lơ là đi trong tâm trí của trẻ em, và nếu khái niệm của trẻ về mặt đạo đức luân lý học đã bị nghiêng lệch và được các bậc phu huynh xem nhẹ, thì đâu sẽ là những kiểu ham thích và hoạt động dị thường sẽ theo các em khi các em tự quyết định ra những sự chọn lựa cho riêng bản thân các em sau này? Đây hẳn nhiên không còn là vấn đề mang tính kinh viện nữa.
Một cuộc tìm kiếm vừa mới được gõ trên mạng Internet về Harry Potter, thì đã có hơn 1,000,000 các trang Web đề cập tới nó rồi. Nếu gõ thêm vào các tiêu chuẩn để tìm kiếm cao hơn, thì đã có hơn 500,000 trang Web chuyên chú về Harry Potter, và mặt trái của những trang Web thuộc dạng chuyên nghiệp và cao cấp này là chúng đã cung cấp ra thêm những đường dẫn để kết nối (link) với các trang Web khác về phù phép hay ma thuật dưới những tiêu đề rất hấp dẫn như "Hiểu Biết Thêm về Những Bí Mật của Huyền Bí" (Learn More about the Secrets of the Occult) và "Cách Làm Thế Nào để Trở Thành một Tên Phù Thủy" (How to Become a Witch).
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Tuần Tin Tức (hay Newsweek), phát ngôn viên của Liên Đoàn Ngoại Giáo (Pagan Federation) ở Anh Quốc báo cáo cho biết rằng: Ông ta nhận được trung bình trong một tháng là 1,000 câu hỏi thắc mắc của những trẻ em và người trẻ - những người muốn trở thành những tên phù thủy - một hiện tượng hết sức bất ngờ mà Ông cho là có được từ các cuốn tiểu thuyết của J.K.Rowling về Harry Potter.
Trong một bài báo đề ngày 17 tháng 12 năm 2000, trong tạp chí Times, cũng cho biết rằng: một tổ chức tương tự ở Đức Quốc, cũng giống như Liên Đoàn Ngoại Giáo ở Anh Quốc, cũng đã bất ngờ nhận được vô số các câu hỏi từ các trẻ em và người trẻ cách để trở thành những tên phù thủy, vốn gia tăng lên cũng là nhờ từ sách của Rowling viết về Harry Potter.
Chính bản thân Bà Rowling cũng bày tỏ sự ngạc nhiên quá bất ngờ của Bà về số lượng thư tín mà Bà nhận được từ các độc giả trẻ trên khắp thế giới viết cho Bà giống thể như là trường dạy về pháp thuật tà ma Hogwarts là có thật vậy, và các độc giả trẻ đó muốn biết cách làm thế nào để có thể được tiếp nhận vào trường học đó, hòng muốn trở thành những nhà pháp thuật và những tay thông thái huyền ảo lạ thường.
Các vị quản thủ thư viện trong mọi lãnh vực xã hội đa dạng cũng đã báo cáo cho biết rằng: càng ngày càng có thêm rất nhiều yêu cầu có liên quan đến các loại tài liệu nói về phù phép và ma thuật mà thư viện có sưu tầm, từ các độc giả trẻ tuổi hãy còn cắp sách đến trường.
Như một vị quản thủ thư viện có nhận xét: "Nền văn hóa hiện đại thời nay đã biết cách gây tê và đầu đọc con người với những kiểu phù phép, ma thuật giả tạo thông qua các sách báo, phim ảnh, trò chơi điện tử, truyền hình, vân vân, và trẻ em chính là những nạn nhân khó có thể tránh khỏi của thứ văn hóa độc hại này."
Triết gia Thomas Molnar trong công trình nghiên cứu còn phôi thai có liên quan đến sự gia tăng về Sự Cuốn Hút Ngoại Giáo của Thuyết Ngộ Đạo tân thời (modern Gnosticism The Pagan Temptation), có viết như thế này:
Ngày nay sự huyền bí lấn chiếm và len lõi vào khía cạnh suy yếu ít được bảo vệ đến của truyền thống Kitô Giáo, và những đối tượng mà chúng đã thuyết phục được chính là vô số người nam và người nữ - những người đã quên mất đi những biểu tượng thiêng liêng vốn đã từng được sử dụng đến và có mặt ở khắp mọi nơi như là những dấu chỉ cho nền văn minh nhân loại.... toàn bộ nghệ thuật diễn đạt bằng tượng trưng (symbology) của Kitô Giáo đã nhường chổ cho những thứ ngẫu tượng khác, và đôi lúc là những thứ ngẫu tượng xưa cổ hơn, những kiểu nghệ thuật diễn đạt vốn xem thường đi những tín điều và những học thuyết của Kitô Giáo.
Thế nhưng, tại làm sao mà chúng ta lại quá khó khăn để nhận biết ra sự lấn chiếm và len lõi này vậy?
Chuyên gia về tâm thần học Paul C. Vitz, trong khóa giảng dạy Tâm Lý như là Tôn Giáo: Việc Tự Thờ Cúng (Psychology as Religion: the Cult of Self-Worship) đã bàn về tính hiệu ứng của tâm lý trong việc thiếu mất đi sự kháng cự của chúng ta như sau:
... tính hỗn tạp của nền văn hóa Hoa Kỳ, với sự gia tăng ngày càng phức tạp hơn của mọi thứ lạc giáo và nền văn hóa, chính là một cấu trúc về mặt xã hội tương tự như thế giới tri thức của Giáo Phái Thời Đại Mới (intellectual world of New Age). Cũng giống như hành động chối bỏ đi một người nào đó vì những tín ngưỡng của người đó thì được xem như là phản xã hội (antisocial) hay là thiếu dân chủ (undemocratic); thì việc chối bỏ tôn giáo hay những hiểu biết về mặt tâm linh, thì cũng được diễn dịch theo cùng nghĩa như vậy.... Khi lòng khoang dung là đức tín cơ bản được xã hội chấp nhận, thì việc cam kết vào một thứ đức tin cụ thể nào đó, về mặt nền tảng, cũng được xem như là một sự chống đối về mặt xã hội, và thậm chí là có tính đe dọa nữa là đằng khác.
Những nhà tư tưởng nổi tiếng về các tín ngưỡng cùng đồng ý chung với nhau về một điểm đó là: sự thỏa hiệp của tôn giáo với nền văn hóa trần tục đã làm sản sinh ra một nền văn hóa vô thần hay một nền văn hóa bất khả tri (agnostic) vì lẽ nó có một nền văn hóa không có tín ngưỡng.
Với sự tiếp tục gia tăng không ngừng của điều mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là "nền văn hóa sự chết" đã khiến cho những người Kitô Giáo chúng ta nhận thấy rằng, chúng ta đã không sống đúng như là những dấu chỉ đối chọi lại với sự gia tăng của thứ khuynh hướng ngoại giáo (neopagnasim). Mà đúng ra là chúng ta đã cộng tác với thứ khuynh hướng ngoại giáo này một cách rất sâu sắc mà chúng ta không hề hay biết, bằng cách tiêu thụ một cách rất rộng rãi những loại sản phẩm độc hại của nó, hay bằng cách bỏ ra hàng giờ để đọc qua nó, trong khi đó thì nền văn hóa Kitô Giáo đích thực, lại bị chúng ta bỏ qua và xem nhẹ. Chúng ta có thể bỏ ra trên $300 để có về ngay được những loạt sách về Harry Potter cho các con trẻ của chúng ta, thế nhưng, các sách báo về đạo - nhằm giúp trau giồi đức tin của con cái chúng ta - thì chúng ta chẳng hề bao giờ mua, vì sợ tốn tiền, vân vân....
Các sách báo và phim ảnh vốn vào 3 thập kỷ trước đây được nhìn nhận là thiếu lành mạnh cho đầu óc non dại của các trẻ thơ, thì nay chúng lại được chấp nhận như là những thứ ắt có và cần, và những ai dám lên tiếng chống đối chúng, thì lại bị chụp mũ cho là kẻ hay hoang mang (alarmist) hay là kẻ kích động (hysterical).
Tại sao vậy?
Thưa là bởi vì có sự bóp méo trong sự nhận thức xét về mặt tâm lý, trong số những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin. Hay nói cách khác, những đe dọa thật sự đối với sự phát triển lành mạnh của các trẻ em giờ đây lại được sai lầm coi là không có gì nguy hại cả.
Nói tóm lại, chỉ có bằng chính tình yêu thật sự vào Thiên Chúa, vốn được đóng ấn sâu sắc trong trái tim và tiềm thức của chính chúng ta lẫn nơi các con trẻ, cộng với sự hiểu biết về Thánh Kinh, thì chúng ta mới có thể giúp ích được cho các con em của chúng ta trước những cuộc tấn công vô tội vạ của các loại văn hóa độc hại Tây lẫn Đông Phương. Có được như thế thì chúng ta mới có đủ khả năng để biết nhạy bén khám phá ra những giảng dạy về đức tin trong tất cả những gì chúng ta đọc, lắng nghe, quan sát và cảm nghiệm được trong cuộc sống trần ai này. Chỉ trong chiều kích đó, các bậc làm cha-mẹ mới có thể giúp cho các thế hệ non trẻ biết khám phá và đào sâu hơn nữa về các giá trị của đức tin qua việc đọc Harry Potter cùng với các em.
Bài 60: Sự Nguy Hại của Harry Potter Nơi Các Con Trẻ Kitô Giáo
Lời Mở Đầu
Rạng sáng ngày thứ Bảy vừa qua - 21 tháng 7 năm 2007, giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, hàng triệu trẻ em trên khắp Hoa Kỳ lẫn thế giới đã thức đêm và chầu chực điên cuồng trước các tiệm sách, để có dịp vào mua cho được cuốn tiểu thuyết về Harry Potter. Trộn lẫn trong số đó, là chính các phụ huynh lẫn các em ở tuổi ấu nhi, tuổi trưởng thành, và tuổi đang mới lớn, với đủ mọi sắc tộc, trong đó gốc Việt chúng ta cũng chiếm không kém.
Harry Potter |
Bằng việc áp đặt những thứ ảo thuật đầu độc, những thứ lạc giáo xa lạ, và tai hại, những con người này chẳng cần gì phải màng đến việc hủy hoại lương tri non trẻ và trong trắng của hàng triệu triệu các trẻ em trên khắp thế giới, để điều mà họ chú ý tới chỉ là lợi nhuận và lợi nhuận không thôi.
Các Fans mua sách mới Harry Potter |
Trong tư cách là người Kitô Giáo, và đặc biệt là người Công Giáo, phụ huynh người Việt chúng ta cần phải phản ứng như thế nào trước sức hút mảnh liệt của thứ văn hóa độc hại này nơi các con trẻ của chúng ta, và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này ra sao? Với tâm tình bé nhỏ như vậy, người viết tôi, xin tóm lược trong khuôn khổ và giới hạn cho phép những gì chúng ta cần biết, để kịp thời giáo dục, chấn chỉnh và răn dạy con em chúng ta - để sự trong trắng và khôi ngô của các em không bị băng hoại bởi những thứ độc chất của nền văn hóa Phương Tây này.
Bài Viết
A. Phản Ứng Sơ Khởi của Vị Giáo Hoàng Đương Nhiệm
Vào tháng 3 năm 2003, trước khi được bầu chọn làm Giáo Hoàng của cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, Đức Cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã có dịp viết thư trao đổi với một người phụ nữ Công Giáo, vốn cũng là một tác giả, tại Đức Quốc về những mối nguy hại của Harry Potter.
J.K. Rowling - Tác Giả của Harry Potter |
Vị Cựu-Hồng Y Ratzinger lúc đó cũng đã viết thư cho Cô Kuby để bày tỏ sự đồng tình của Ngài rằng những câu chuyện về Harry Potter là hoàn toàn chống lại Kitô Giáo, và rất nguy hiểm cho đầu óc của những người trẻ.
Lá Thư đó đã trở thành một bản tin lớn trên khắp cả thế giới. Vào khoảng thời gian đó thì cuốn sách Harry Potter thứ sáu đã cho xuất bản rồi, và doanh số đang bán chạy không kém, và dĩ nhiên những người Công Giáo đang hết sức hoang mang là liệu họ có nên ngừng đọc nó hay không.
Chính vào ngày 7 tháng 3 năm 2003, sau khi nhận được bản sao của cuốn sách mà Cô Kuby tặng cho Đức Cựu Hồng Y, khi đọc qua cuốn sách đó, Đức Cựu Hồng Y viết thư trả lời lại bằng tiếng Đức rằng:
"Rất đáng ngợi khen Cô vì đã làm cho tất cả chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện của Harry Potter. Có những sự thu hút huyền ảo mà khó có ai có thể nhận biết ra được, chính xác là bởi vì chúng có một sự ảnh hưởng và một sự tàn phá rất sâu sắc về đức tin Kitô Giáo nơi các tâm hồn non dại, trước khi các tâm hồn non dại ấy có được cơ may để phát triển lên một cách đúng đắn."
Sau khi nhận được Lá Thư trả lời đó, Cô Kuby vẫn không ngừng cho cổ võ cho những cuốn sách của Cô, nhằm cố chống lại thứ văn hóa độc hại của J.K.Rowling, và với sự cho phép của Đức Cựu Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Cô đã không ngần ngại cho xuất bản luôn lời nhận xét của Ngài trên trang Web của Cô.
John L. Allen, Jr., tác giả của mục Thế Giới Nhìn Từ Rôma (The Word from Rome), một mục xuất hiện hằng tuần trên tờ báo Thông Tín Viên Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Reporter), vào ngày 22 tháng 7 năm 2005 đã viết rằng:
"Đối với bất kỳ ai quen thuộc đến các quan điểm của vị giáo hoàng về các khía cạnh khác nhau của nền văn hóa quần chúng (pop culture) - một lần nữa vị Giáo Hoàng này đã cực lực lên tiếng chỉ trích loại nhạc rock, và thứ văn hóa độc hại, nhất là loại văn hóa theo kiểu ma thuật, vì đó chính là những 'khí cụ để chống lại tôn giáo' - thì suy cho cùng sự kết án đó chẳng có gì là ngạc nhiên cho lắm."
Lời nhận xét đó đã được rất nhiều người Công Giáo đón nhận một cách rất nghiêm túc, và họ nghĩ suy thật cặn kẽ về những ngôn từ nhận xét của vị cựu Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người mà giờ đây là vị Giáo Hoàng của chúng ta.
Tuy vậy, vẫn có một số phản ứng được đưa ra hết sức cẩn thận và dè dặt, như một lời nhận xét được bí mật đăng trên một trang Web của Công Giáo như sau:
"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chính là vị Cha Chung của chúng ta ở trần gian, và thậm chí nếu một số quan điểm hay những lời giảng dạy của Ngài có điều gì đó sai lầm đi chăng nữa, thì chúng ta cũng phải nên lắng nghe theo với sự thành kín đúng đắng. Có thể là sau cùng, chúng ta không có cùng quan điểm với Ngài, thế nhưng điều đó chỉ có được, sau khi chúng ta đã cân nhắc, đã nghĩ suy một cách thấu đáo, và cầu nguyện một cách chân tình và sâu sắc nhất với Thiên Chúa mà thôi."
Khi Đức Giáo Hoàng cảnh báo cho chúng ta về những mối hiểm nguy của việc đọc Harry Potter, thì chúng ta nên lắng nghe vì những hệ quả đó rất có thể khó mà lường trước được.
Thậm chí ngay cả với vị Mục Sư Tin Lành theo giáo phái Episcopal đã phải vô cùng ngạc nhiên và sửng sốt đến bất ngờ và cực độ khi Ông ta nghe từ miệng của đứa con trai 10 tuổi của Ông là nó "muốn theo phe của ma quỷ" khi đang cầm trong tay trò chơi điện tử Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao (Star Wars) và cuốn sách Harry Potter, bởi vì "sẽ vui thú hơn khi chúng chiến thắng."
B. Harry Potter và việc Ngoại Giáo Hóa nền Văn Hóa Trẻ Em:
Trong một bài luận rất dài, rất súc tích và rất chi tiết của Michael D. O'Brien được đăng trên trang Web của Hãng Tin Công Giáo Thế Giới (CWN) vào ngày 10 tháng 10 năm 2001, tác giả O'Brien đã nêu ra những điểm cần phải lưu ý sau:
Loạt tiểu thuyết của Joanne K. Rowling về Harry Potter trình bày ra thế giới của ma thuật và phù thủy theo một chiều hướng tích cực bí hiểm, và cũng đồng thời nó giúp làm thoái hóa và suy đồi đi nền văn hóa, vì sự ảnh hưởng quan trọng của nó lên trên trí suy nghĩ và sự nhận thức của nhiều thế hệ tương lai. Đặc tính của một thế giới pháp thuật huyền bí chính là việc đeo đuổi quyền lực và thứ kiến thức bí truyền, và trong nghĩa này, nó chính là một sự biểu hiện tân thời của một nhánh xưa cổ của thuyết ngộ đạo (ancient Gnosticism), tức kiểu sùng bái vốn coi thường đi nguồn gốc căn nguyên đích thực của Kitô Giáo.
Thứ thuyết được gọi là "Thuyết Ngộ Đạo Kitô Giáo" (Christian Gnostics) của thế kỷ thứ 2, vốn cố tình tầm thường hóa đi ý nghĩa của việc Nhập Thể và bóp méo đi khái niệm chân truyền của việc cứu rỗi cùng với ý niệm ngộ đạo truyền thống, vốn cho rằng: con người tự mình cứu rỗi lấy chính bản thân mình, bằng việc chiếm đoạt được một thứ kiến thức và quyền lực huyền bí nào đó. Theo thứ thuyết ngộ đạo này, thì hình ảnh về Chúa Kitô chỉ là một trong nhiều thứ "thần thoại" mà những người theo thuyết ngộ đạo cố tình cấy ghép vào trong quan điểm và cái nhìn về thế giới của họ.
Cũng tương tự như vậy, tại Hogwarts, những ngày lễ như: Giáng Sinh và Phục Sinh đều bỏ ra ngoài đi hình ảnh của Chúa Kitô, để chỉ còn là những tập tục về xã hội thuần túy, vốn được hòa lẫn trong một bối cảnh rộng lớn của của vũ trụ học huyền bí (occult cosmology). Còn Halloween mới chính là ngày lễ lớn nhất trong năm mà thôi.
Rõ ràng là thế giới phù phép của Rowling, vốn đích thực chính là một thế giới của thuyết ngộ đạo không hơn không kém, đã cố tình làm vô hiệu hóa đi khía cạnh thiêng liêng và cố tầm thường hóa đi những khía cạnh thiêng liêng đó bằng chính những gì được cho là dị thường và có tính hủy diệt nhất trong một thế giới đời thường thật sự.
Thực chất mà nói, sự ma thuật, theo Rowling, chính là một cố gắng nhằm bỏ qua những giới hạn về bản tính tự nhiên của con người và quyền năng của Thiên Chúa, để cố mà đạt được thứ quyền lực về việc tạo dựng ra của cải cũng như khống chế tất cả mọi ý chí của những người khác chung quanh mình thông qua sự vận dụng một cách mánh khóe về quyền lực siêu nhiên đã chiếm đoạt được. Ma thuật trong Harry Potter chính là việc dành lấy quyền kiểm soát, và đó suy cho cùng, chính là sự chối từ cơ bản về quyền năng và trật tự của Thiên Chúa trong việc tạo dựng.
Trong Sách I Samuel (ở Chương 15 Câu 23), Thiên Chúa dạy cho chúng ta biết được rằng: sự phản nghịch cũng có tội như bói toán.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả những hình hình thức bói toán hay ma thuật đều là cách thờ ngẫu tượng. Tất cả những việc thực hành về ma thuật hay phù thủy, mà ai đó cố dùng để chế ngự ngẫu quyền, hòng để hủy hoại hay có quyền lực siêu nhân lên trên những người khác.... đều là những thứ tội rất trọng, vốn trái ngược với ý nghĩa đích thực của tôn giáo (CCCs 2117, 2110-2116 và 2138).
Trong chính thế giới ma thuật đó của Rowling, các trẻ em được dạy để biết cách mánh khóe, để giải trừ quyền lực, và tự quy phục các em lại cho các giới chức thông thái - những người sẽ giúp các em biết sử dụng các quyền lực kiếm được một cách mánh khóe đó "một cách khôn ngoan hơn." Thế nhưng, trong chính các giới chức thông thái đó, lại luôn có sự mâu thuẩn và bất đồng với nhau, từ đó khiến cho người đọc hiểu ra rằng: người tốt và duy nhất có thể quyết định được cách "sử dụng đúng đắn thứ quyền lực đó" không ai khác hơn chính là một cậu bé ma thuật trẻ tuổi, mà cậu ta tự xem mình như là một nhà ảo thuật gia đại tài, vốn ít bao giờ bị ai can thiệp vào, ngoại trừ sự can thiệp một số lần của Dumbledore hay của một số nhân vật quyền lực gạo cội nào đó mà thôi. Còn Bộ Ma Thuật (The Ministry of Magic) thì có quyền quy định đến việc sử dụng ma thuật, thế nhưng Bộ này lại hết sức vụng về và bí ẩn cũng chẳng khác gì các chính phủ dân sự ở đời thường.
Suy cho cùng liệu Harry Potter có thật sự là một người tốt không?
Thưa, không phải như vậy. Cậu bé đã hăm dọa để tống tiền Ông Chú của mình, rồi dùng đến những thủ đoạn lừa đảo và lật lọng, cũng như "phá vở hàng trăm các quy luật". Cậu thường tìm cách nói dối để chạy tội, và thường mang trong mình mọi ý tưởng muốn trả thù lại tất cả những bạn học địch thủ của cậu. Cậu "rất căm ghét" những kẻ thù của mình. Người đọc chẳng bao lâu nhận thấy rằng mình có thể tha thứ cho Harry chỉ vì những người hành hạ cậu ta là những kẻ không thể khoan dung và không thể nào mà không chế nhạo cho được.
Harry và Các Bạn Học |
Thành thật mà nói, khía cạnh đạo đức và luân lý trong cách hành xử của trẻ em, đã không hề được đề cập gì cả qua hàng loạt các hành động của Harry trong những cuốn tiểu thuyết độc hại và huyền bí này. Nói tóm lại, trong chính thế giới đầy áp sự ma thuật về mặt vật chất này, thì ma thuật lại chính là thứ quyền duy nhất được dùng để khống chế con người.
Một khi ý nghĩa về con người bị coi thường hay bị xem nhẹ đến mức chỉ còn là một thực thể tự nhiên không hơn không kém, thì ma quỷ có thể được xem chẳng thua gì với một sự trừu tượng hay những vấn nạn lầm lẫn trong một thế giới năng động của một thứ bệnh tâm thần mà thôi.
Trong cuốn sách của mình có nhan đề "Một Người Bị Quỷ Ám Kể Về Câu Chuyện Của Mình" (Exorcist Tells His Story), Linh Mục Gabriele Amorth, chuyên gia trừ quỷ của Giáo Phận Rôma, có cảnh báo rằng:
"Con người thời hiện đại đang mất dần đi ý thức của họ về sự hiện thực của các thế lực ma quỷ siêu nhiên. Và kết quả là, càng ngày càng có thêm nhiều người đã trở nên quá suy yếu trước sự ảnh hưởng của các thế lực ma quỷ, vốn tìm cách làm tan nát và hủy hoại đi các tâm hồn."
Cha Amorth đã không ngần ngại khi nói rằng những ảnh hưởng của nền văn hóa như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc, và các sách báo đóng vai trò không nhỏ trong việc làm giảm đi sự cảnh thức về mặt thiêng liêng này.
Cha viết: "Cá nhân tôi đã có thể chứng kiến được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại dụng cụ mà Satan đã dùng để khống chế lên những người trẻ. Thật khó mà có thể tin rằng sự lan truyền rất lớn mạnh của giáo phái ma thuật và yêu pháp lên trên mọi tầng lớp, mọi thế hệ, từ sơ, đến trung lẫn cao cấp; nơi các học và giảng đường. Ma quỷ đã hiện diện ở khắp mọi nơi, chổ nào cũng có ma quỷ cả, thậm chí ngay cả trong những thị trấn nhỏ nhất cũng vậy."
Nói về sự lan tràn lớn mạnh của hiện tượng bị ma quỷ chiếm hữu hay các dạng khác nhau có dính liếu mật thiết đến ma quỷ, Cha Amorth chỉ ra rằng chính việc thực hành ma thuật (sorcery) là nguyên do gây ra thường xuyên nhất. Cha cảnh báo rằng, suy cho cùng, chẳng có sự khác biệt thật sự nào cả giữa kiểu ma thuật của "trắng" và "đen" vỉ rằng, tất cả mọi dạng ma thuật này đều được thực hiện và quy hướng về Satan mà thôi.
Do đó, cho dẫu có biết hay không, thì việc thực hiện ma thuật chính là cách để tự quy phục chính mình vào sự ảnh hưởng của ma quỷ. Và dĩ nhiên, việc đọc các sách truyện, tiểu thuyết, báo chí hay phim ảnh về ma thuật, vân vân.... , cũng chính là cách để tự nạp mình chúng ta và con trẻ của chúng ta vào sự bao vây và vòng lao lý của ma quỷ và tội lỗi.
Khỏi cần phải nói gì nhiều nữa, Thánh Kinh đã liên tục cảnh báo chúng ta rằng: ma thuật hay phù phép chính là một trong những phương cách hữu hiệu nhất mà ma quỷ dùng đến, để trói chặt con người người chúng ta với chúng, hòng qua đó chúng làm cho chúng ta mất đi tính người.
"Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi" - Sách Lêvi 19:31
"Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng" - Sách Lêvi 20:6
"Khi người đàn ông hay người đàn bà nào có ma nhập thần ốp, thì phải bị xử tử; người ta sẽ ném đá chúng, máu chúng đổ xuống đầu chúng" - Sách Lêvi 20:27
"Và nếu người ta nói với anh em: 'Hãy thỉnh ý các đồng bóng và thầy bói là những kẻ thì thào và lẩm nhẩm; dân lại chẳng phải thỉnh ý thần của mình, thỉnh ý kẻ chết cho người sống sao?" - Sách Isaia 8:19
"Aicập sẽ mất hết nhuệ khí trong lòng. Ta sẽ làm rối loạn mưu đồ của nó. Chúng sẽ thỉnh ý các tà thần, những tay phù thuỷ, những kẻ lên đồng và những tên bói toán" - Sách Isaia 19:3
"Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa" - Sách Galát 5:19-21
"Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm, sát nhân, gian dâm, làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần dành cho chúng là hồ lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt: đó là cái chết thứ hai " - Sách Khải Huyền 21:8
"Vua làm lễ thiêu con trai mình, làm nghề chiêm tinh và phù thuỷ, lập ra cô đồng và thầy bói; vua làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa để trêu giận Người" - Sách Các Vua II 21:6
"Ngoài ra, vua Giô-si-gia còn khử trừ các cô đồng và thầy bói, các tượng thần, các ngẫu tượng và mọi đồ gớm ghiếc trông thấy ở xứ Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, để thực hiện những lời của Lề Luật chép trong sách mà tư tế Khin-ki-gia-hu đã tìm thấy trong Nhà Đức Chúa" - Sách Các Vua II 23:24
"Vua làm lễ thiêu các con trai mình trong thung lũng Ben Hin-nôm, làm nghề chiêm tinh và phù thuỷ, lập ra các cô đồng và thầy bói; vua làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa để trêu giận người" - Sách Sử Biên Niên II 33:6
"Các ông đi xuyên qua đảo đến Pa-phô; ở đây các ông gặp một người phù thuỷ, mạo xưng là ngôn sứ; ông này là người Do-thái, tên là Ba-giê-su. Ông ta ở với thống đốc Xéc-ghi-ô Phao-lô, một người thông minh. Thống đốc cho mời ông Ba-na-ba và ông Sao-lô đến và ước ao được nghe lời Thiên Chúa. Nhưng người phù thủy ấy, tên Hy-lạp là Ê-ly-ma, chống lại hai ông và tìm cách ngăn cản thống đốc tin Chúa. Bấy giờ ông Sao-lô, cũng gọi là Phao-lô, được đầy Thánh Thần, nhìn thẳng vào người phù thuỷ, và nói: 'Hỡi kẻ đầy mọi thứ mưu mô và mọi trò xảo trá, hỡi con cái ma quỷ và kẻ thù của tất cả những gì là công chính, ngươi không bỏ thói bẻ cong những đường lối ngay thẳng của Chúa sao? Giờ đây, này bàn tay Chúa giáng xuống trên ngươi: ngươi sẽ bị mù, không thấy ánh sáng mặt trời trong một thời gian.' Lập tức, mù loà và tối tăm ập xuống trên người phù thuỷ, và ông ta phải lần mò tìm người dắt.Bấy giờ, thấy việc xảy ra, thống đốc liền tin theo, vì ông rất đỗi ngạc nhiên về giáo huấn của Chúa" - Sách Tông Đồ Công Vụ 13:6-12
Những đoạn Kinh Thánh trên, vốn được trích từ hai sách Cựu và Tân Ước, phải chăng không phải là những lời nhắc nhở và đích đáng cho chúng ta - những bậc phụ huynh - trong việc giáo dục con cái của chúng ta????
C. Với Hành Trang từ Chính Đức Tin Công Giáo và Kinh Thánh, Các Phụ Huynh Có Thể Hướng Dẫn Con Trẻ Cách Đọc Harry Potter Một Cách Đúng Đắn:
Với những con trẻ, vốn chẳng may bị cuốn hút vào loạt sách và phim ảnh về Harry Potter rồi, thì các bậc phụ huynh Công Giáo, bằng chính kiến thức đức tin kiên vững của mình với sự hổ trợ của Thánh Kinh, có thể giúp cho các em rút ra được một số bài học bổ ích sau:
Bài Học 1: “Ma Thuật và Thánh Kinh" (Magic and the Bible)
Khám phá xem tại làm sao và làm thế nào mà Harry lại trở thành một người có đầy ma thuật và so sánh ma thuật của cậu bé này với những phép lạ của Chúa Giêsu trong Sách Tân Ước. Chúng ta hãy hỏi các con trẻ của chúng ta câu hỏi sau:
Đâu chính là sự khác biệt giữa ma thuật (magic) và phép lạ (miracles), sau khi đọc xong Chương 1, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer?
Sách Thánh có các đoạn mà chúng ta cần đọc qua cho con trẻ biết đó là: Tiệc Cưới Cana (Gioan, Chương 2, từ Câu 2-11); Chúa Giêsu Hóa Bánh Ra Nhiều (Gioan, Chương 6, từ Câu 8-14); và Việc Lazarô Sống Lại (Gioan, Chương 11, từ Câu 1-44)
Bài Học 2: “Ma Thuật hay Biệt Tài" (Magic or Muggle)
Hãy giúp cho con trẻ hiểu biết một cách sâu sa hơn về ý nghĩa làm thế nào để có được những khả năng đặc biệt hay biệt tài, hay khả năng đặc biệt để tự nhận biết rõ hơn về nguồn gốc của chính mình.
Cũng đồng thời hãy giúp cho các em khám phá ra những khía cạnh có liên quan đến tính đạo đức và luân lý, là làm thế nào mà Harry và cả chính bản thân chúng ta biết học cách sử dụng đến những khả năng đặc biệt của chúng ta cho điều tốt, chứ không phải cho điều ác và tội lỗi.
Đọc qua Chương 4 Thư Philíphê, từ Câu 2-20. Song song với việc đọc Chương 4, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 3: “Gậy Thần Tuyệt Hảo" (The Perfect Wand)
Cũng giống như Harry, cậu bé có một cây đủa thần để thực hiện các việc trong thế giới của cậu, thì chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng có đến những thứ dụng cụ quan trọng. Hãy hỏi các con trẻ câu này:
Đâu là những thứ dụng cụ mà các con dùng để giúp đào sâu và cũng cố thêm cho đức tin Công Giáo của các con được vững mạnh hơn? Sách Thánh, Thánh Lễ, việc giữ gìn các Phép Bí Tích, việc Chầu Thánh Thể, việc Đọc Kinh Tối hằng ngày, vân vân.... .
Đọc qua Chương 6 Thư Êphêsô, từ Câu 10-20 nói về Cuộc Chiến Đấu Thiêng Liêng. Song song với việc đọc Chương 5, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 4: “Việc Xếp Nón" (The Sorting Hat)
Mỗi một em học sinh tại trường dạy về yêu thuật (witchcraft) và ma thuật (wizardry) Hogwarts của cậu bé Harry đều được kiểm nghiệm qua việc xếp nón. Mục đích của việc kiểm tra này là để xem xét về khả năng tiên tri, để hiểu biết được cá tính và vận số của từng trẻ một.
Điều quan trọng là chúng ta cần giúp cho các em biết cách khám phá ra đâu chính là những biệt tài hay năng lực đặc biệt mà Chúa Thánh Thần ban xuống cho các em? Các em tự cảm thấy mình được chọn ra để làm nên điều thiện gì cho nhân loại và chúng bạn?
Hãy đọc qua cho các em biết về Ân Huệ của Thần Khí hay Đặc Sủng trong Chương 12 của Thư Côrintô 1. Song song với việc đọc Chương 7, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
Bài Học 5: “Sức Mạnh của Tình Yêu" (The Power of Love)
Harry cuối cùng đã đánh bại được ngài Voldemort, vị nữ thần báo ứng ma quỷ (evil nemesis) của cậu ta, bằng chính thứ tình yêu biết hy sinh mà cha-mẹ cậu đã dành cho cậu, dẫu rằng cậu cố tình chối bỏ sự hy sinh đó.
Cũng tương tự như vậy, ma quỷ có lẽ đã chiến thắng trong Vườn Địa Đàng, và ngay cả trên Cây Thánh Giá, thế nhưng, bằng chính thứ tình yêu vô vị lợi và sự chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô trên bóng đêm của ma quỷ, của sự ác và tội lỗi, chúng ta mới có được ngày hôm nay. Hãy giúp cho các em hiểu rõ được ý nghĩa của việc được chính Chúa Kitô chuộc tội để cứu rỗi nhân loại.
Hãy đọc qua, Sách Gioan (Chương 3, từ Câu 16-21); cũng Sách Gioan (Chương 15, từ Câu 1-16) về Chuyện Cây Nho Thật; Sách Máccô (Chương 15). Song song với việc đọc Chương 17, Harry Potter và Tảng Đá của the Sorcerer.
D. Kết Luận:
Với các chủ đề huyền bí giờ đây đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa đương đại, thì loạt tiểu thuyết về Harry Potter rõ ràng là thứ vật chất về ma quỷ có sức cuốn hút người trẻ rất cao; mặc khác nó cũng còn là thứ văn hóa nhằm tái định nghĩa lại đâu là điều thiện và đâu là sự ác theo một cách huyền ảo và tinh vi hơn.
Do đó, khi xuất hiện ra, nó trông có vẽ như là loại văn hóa lành mạnh, để có thể thâm nhập vào trong từng ngỏ ngách của mọi gia đình Công Giáo chúng ta. Xã hội của chúng ta ngày này đã và đang bị chiếm ngập bởi những ý niệm giả tạo, và chúng xuất hiện như là một chiến thuật thù nghịch cổ điển trong cuộc chiến vĩ đại giữa điều thiện và điều ác, một cuộc chiến thật sự mà mỗi người trong chúng ta luôn lúc nào cũng phải diện đối hằng ngày.
Ma quỷ thường có khuynh hướng lôi cuốn chúng ta vào những khuynh hướng hiểm ác đó bằng cách dối lừa và áp đặt vào trong não trạng của chúng ta rằng những suy nghĩ xấu xa của chúng ta là đều là tốt đẹp cả. Từ đó, khi phải vướng vào sự ác, dẫu mức độ thâm hiểm của nó chưa bằng mấy sự ác của Satan, thì chúng ta cứ lầm tưởng là chúng ta đang làm nên điều thiện. Hay nói khác đi, vì sự ác được tinh vi ngụy tạo và trình bày ra cho chúng ta, dưới hình thức này hay hình thức khác liên lũy, từ đó sự nhận thức rõ ràng và sáng suốt của chúng ta dần dần bị mất và khống chế đi.
Các trẻ em, vì sự non dại, nên các em hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta - những người cha, người mẹ Công Giáo gương mẫu - để chúng ta giúp các em biết cẩn thận nhận thức rõ ra được đâu là điều thiện thật sự trong lãnh vực văn hóa, vì lẽ, các em chưa từng trải qua trường đời. Các em vẫn còn đang trang giai đoạn tìm hiểu và học hỏi, cố gắng hấp thụ những gì có liên quan đến hiện thực ở trạng thái sơ đẳng, mà chưa đủ sức phán đoán đâu là điều thiện và đâu là sự ác.
Đối với Harry Potter, thì sự nhận biết rõ ràng và sâu sắc về ý nghĩa cùng đích của loạt tiểu thuyết này là gì, trông có vẽ là quá khó với các em ở lứa tuổi ấu nhi và ngay cả với người lớn chúng ta, vì rằng nếu thoáng đọc sơ qua, chúng ta thấy được rằng chúng bác bỏ sự ác bằng cách bỏ sự phù phép ra khỏi ma thuật. Thế nhưng, trong thực tế, thì lại khác, phù phép và ma thuật luôn gắn kết rất chặt chẽ với nhau. Nếu một phép thuật được trình bày và giới thiệu ra cho độc giả như là một điều thiện, hay hoàn toàn trung lập về mặt đạo đức và luân lý, thì chắc hẳn rằng người trẻ sẽ bị cuốn hút vào ngay. Và dĩ nhiên, trẻ em thời nay chưa phải quá ngây ngô để tin rằng các em có thể có được những thứ quyền lực và những cuộc mạo hiểm như của Harry, thế nhưng xét về mặt tiềm thức, thì các em xem và hấp thụ điều này như là một sự cảm nghiệm, và sự cảm nghiệm này nói cho các em biết được rằng những bí mật bị cấm đoán có thể là rất đáng được tôn trọng hay rất đáng để mà ghi nhớ.
Thế đâu chính là những ảnh hưởng lâu dài mà các anh hùng và các anh thư huyền thoại này có trong đầu óc của các trẻ thơ, để các em có thể phân biệt được đâu chính là sự thật từ sự anh dũng giả tạo và vẽ vời của câu chuyện hay phim ảnh?
Tính Ma Thuật của Harry Potter |
Thế nhưng nếu một tiểu thuyết viết về một cậu bé vốn nhảy trên dây kéo căng để vượt qua vô số các vực thẳm thì đây lại chính là một sự đe dọa thật sự, vì lẽ cái nguy hiểm của nó rất khó mà nhận ra được trừ phi người đó có một kiến thức nhất định nào đó về sự quả quyết có liên quan đến mặt đạo đức luân lý, và có khả năng để phát triển ra ý thức tức thời về một cuộc chiến đấu tâm linh liên lũy. Do đó, những cảnh báo của các bậc làm cha-mẹ về những mối nguy hiểm mang tính trừu tượng này có thể làm lu mờ đi trong tâm trí của trẻ em, khi các em bị chiếm ngập bởi vô số các hình ảnh giàu sức tưởng tượng trong tâm trí của các em.
Không kể là có nhiều hay ít các trẻ em bị kích thích để lao vào ngay các hoạt động phù phép huyền bí sau khi đọc xong loạt tiểu thuyết về Harry Potter, thì những cuốn tiểu thuyết này suy cho cùng có một ảnh hưởng hết sức lớn mạnh lên hầu hết tất cả các trẻ em trên khắp thế giới, theo nghĩa mà các nhà giáo dục học gọi là tính dự bị (propaeduetic), tức việc chuẩn bị nền móng cho những sự phát triển về lâu về dài, sau này trong tương lai.
Nếu sự hướng dẫn của các bậc làm cha-mẹ về mặt tâm linh lẫn tự nhiên bị lơ là đi trong tâm trí của trẻ em, và nếu khái niệm của trẻ về mặt đạo đức luân lý học đã bị nghiêng lệch và được các bậc phu huynh xem nhẹ, thì đâu sẽ là những kiểu ham thích và hoạt động dị thường sẽ theo các em khi các em tự quyết định ra những sự chọn lựa cho riêng bản thân các em sau này? Đây hẳn nhiên không còn là vấn đề mang tính kinh viện nữa.
Một cuộc tìm kiếm vừa mới được gõ trên mạng Internet về Harry Potter, thì đã có hơn 1,000,000 các trang Web đề cập tới nó rồi. Nếu gõ thêm vào các tiêu chuẩn để tìm kiếm cao hơn, thì đã có hơn 500,000 trang Web chuyên chú về Harry Potter, và mặt trái của những trang Web thuộc dạng chuyên nghiệp và cao cấp này là chúng đã cung cấp ra thêm những đường dẫn để kết nối (link) với các trang Web khác về phù phép hay ma thuật dưới những tiêu đề rất hấp dẫn như "Hiểu Biết Thêm về Những Bí Mật của Huyền Bí" (Learn More about the Secrets of the Occult) và "Cách Làm Thế Nào để Trở Thành một Tên Phù Thủy" (How to Become a Witch).
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Tuần Tin Tức (hay Newsweek), phát ngôn viên của Liên Đoàn Ngoại Giáo (Pagan Federation) ở Anh Quốc báo cáo cho biết rằng: Ông ta nhận được trung bình trong một tháng là 1,000 câu hỏi thắc mắc của những trẻ em và người trẻ - những người muốn trở thành những tên phù thủy - một hiện tượng hết sức bất ngờ mà Ông cho là có được từ các cuốn tiểu thuyết của J.K.Rowling về Harry Potter.
Trong một bài báo đề ngày 17 tháng 12 năm 2000, trong tạp chí Times, cũng cho biết rằng: một tổ chức tương tự ở Đức Quốc, cũng giống như Liên Đoàn Ngoại Giáo ở Anh Quốc, cũng đã bất ngờ nhận được vô số các câu hỏi từ các trẻ em và người trẻ cách để trở thành những tên phù thủy, vốn gia tăng lên cũng là nhờ từ sách của Rowling viết về Harry Potter.
Chính bản thân Bà Rowling cũng bày tỏ sự ngạc nhiên quá bất ngờ của Bà về số lượng thư tín mà Bà nhận được từ các độc giả trẻ trên khắp thế giới viết cho Bà giống thể như là trường dạy về pháp thuật tà ma Hogwarts là có thật vậy, và các độc giả trẻ đó muốn biết cách làm thế nào để có thể được tiếp nhận vào trường học đó, hòng muốn trở thành những nhà pháp thuật và những tay thông thái huyền ảo lạ thường.
Các vị quản thủ thư viện trong mọi lãnh vực xã hội đa dạng cũng đã báo cáo cho biết rằng: càng ngày càng có thêm rất nhiều yêu cầu có liên quan đến các loại tài liệu nói về phù phép và ma thuật mà thư viện có sưu tầm, từ các độc giả trẻ tuổi hãy còn cắp sách đến trường.
Như một vị quản thủ thư viện có nhận xét: "Nền văn hóa hiện đại thời nay đã biết cách gây tê và đầu đọc con người với những kiểu phù phép, ma thuật giả tạo thông qua các sách báo, phim ảnh, trò chơi điện tử, truyền hình, vân vân, và trẻ em chính là những nạn nhân khó có thể tránh khỏi của thứ văn hóa độc hại này."
Triết gia Thomas Molnar trong công trình nghiên cứu còn phôi thai có liên quan đến sự gia tăng về Sự Cuốn Hút Ngoại Giáo của Thuyết Ngộ Đạo tân thời (modern Gnosticism The Pagan Temptation), có viết như thế này:
Ngày nay sự huyền bí lấn chiếm và len lõi vào khía cạnh suy yếu ít được bảo vệ đến của truyền thống Kitô Giáo, và những đối tượng mà chúng đã thuyết phục được chính là vô số người nam và người nữ - những người đã quên mất đi những biểu tượng thiêng liêng vốn đã từng được sử dụng đến và có mặt ở khắp mọi nơi như là những dấu chỉ cho nền văn minh nhân loại.... toàn bộ nghệ thuật diễn đạt bằng tượng trưng (symbology) của Kitô Giáo đã nhường chổ cho những thứ ngẫu tượng khác, và đôi lúc là những thứ ngẫu tượng xưa cổ hơn, những kiểu nghệ thuật diễn đạt vốn xem thường đi những tín điều và những học thuyết của Kitô Giáo.
Thế nhưng, tại làm sao mà chúng ta lại quá khó khăn để nhận biết ra sự lấn chiếm và len lõi này vậy?
Chuyên gia về tâm thần học Paul C. Vitz, trong khóa giảng dạy Tâm Lý như là Tôn Giáo: Việc Tự Thờ Cúng (Psychology as Religion: the Cult of Self-Worship) đã bàn về tính hiệu ứng của tâm lý trong việc thiếu mất đi sự kháng cự của chúng ta như sau:
... tính hỗn tạp của nền văn hóa Hoa Kỳ, với sự gia tăng ngày càng phức tạp hơn của mọi thứ lạc giáo và nền văn hóa, chính là một cấu trúc về mặt xã hội tương tự như thế giới tri thức của Giáo Phái Thời Đại Mới (intellectual world of New Age). Cũng giống như hành động chối bỏ đi một người nào đó vì những tín ngưỡng của người đó thì được xem như là phản xã hội (antisocial) hay là thiếu dân chủ (undemocratic); thì việc chối bỏ tôn giáo hay những hiểu biết về mặt tâm linh, thì cũng được diễn dịch theo cùng nghĩa như vậy.... Khi lòng khoang dung là đức tín cơ bản được xã hội chấp nhận, thì việc cam kết vào một thứ đức tin cụ thể nào đó, về mặt nền tảng, cũng được xem như là một sự chống đối về mặt xã hội, và thậm chí là có tính đe dọa nữa là đằng khác.
Những nhà tư tưởng nổi tiếng về các tín ngưỡng cùng đồng ý chung với nhau về một điểm đó là: sự thỏa hiệp của tôn giáo với nền văn hóa trần tục đã làm sản sinh ra một nền văn hóa vô thần hay một nền văn hóa bất khả tri (agnostic) vì lẽ nó có một nền văn hóa không có tín ngưỡng.
Với sự tiếp tục gia tăng không ngừng của điều mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là "nền văn hóa sự chết" đã khiến cho những người Kitô Giáo chúng ta nhận thấy rằng, chúng ta đã không sống đúng như là những dấu chỉ đối chọi lại với sự gia tăng của thứ khuynh hướng ngoại giáo (neopagnasim). Mà đúng ra là chúng ta đã cộng tác với thứ khuynh hướng ngoại giáo này một cách rất sâu sắc mà chúng ta không hề hay biết, bằng cách tiêu thụ một cách rất rộng rãi những loại sản phẩm độc hại của nó, hay bằng cách bỏ ra hàng giờ để đọc qua nó, trong khi đó thì nền văn hóa Kitô Giáo đích thực, lại bị chúng ta bỏ qua và xem nhẹ. Chúng ta có thể bỏ ra trên $300 để có về ngay được những loạt sách về Harry Potter cho các con trẻ của chúng ta, thế nhưng, các sách báo về đạo - nhằm giúp trau giồi đức tin của con cái chúng ta - thì chúng ta chẳng hề bao giờ mua, vì sợ tốn tiền, vân vân....
Các sách báo và phim ảnh vốn vào 3 thập kỷ trước đây được nhìn nhận là thiếu lành mạnh cho đầu óc non dại của các trẻ thơ, thì nay chúng lại được chấp nhận như là những thứ ắt có và cần, và những ai dám lên tiếng chống đối chúng, thì lại bị chụp mũ cho là kẻ hay hoang mang (alarmist) hay là kẻ kích động (hysterical).
Tại sao vậy?
Thưa là bởi vì có sự bóp méo trong sự nhận thức xét về mặt tâm lý, trong số những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin. Hay nói cách khác, những đe dọa thật sự đối với sự phát triển lành mạnh của các trẻ em giờ đây lại được sai lầm coi là không có gì nguy hại cả.
Nói tóm lại, chỉ có bằng chính tình yêu thật sự vào Thiên Chúa, vốn được đóng ấn sâu sắc trong trái tim và tiềm thức của chính chúng ta lẫn nơi các con trẻ, cộng với sự hiểu biết về Thánh Kinh, thì chúng ta mới có thể giúp ích được cho các con em của chúng ta trước những cuộc tấn công vô tội vạ của các loại văn hóa độc hại Tây lẫn Đông Phương. Có được như thế thì chúng ta mới có đủ khả năng để biết nhạy bén khám phá ra những giảng dạy về đức tin trong tất cả những gì chúng ta đọc, lắng nghe, quan sát và cảm nghiệm được trong cuộc sống trần ai này. Chỉ trong chiều kích đó, các bậc làm cha-mẹ mới có thể giúp cho các thế hệ non trẻ biết khám phá và đào sâu hơn nữa về các giá trị của đức tin qua việc đọc Harry Potter cùng với các em.