Bài 62: Tiển Con Vào Trường Mẫu Giáo… Mẹ Rơi Dòng Lệ…
Cứ mỗi mùa tựu trường đến, cũng là lúc lệ rơi đối với những bà mẹ trẻ lần đầu tiển đưa con đến trường học mẫu giáo, rời xa bàn tay chăm sóc của mẫu từ. Để chuẩn bị cho ngày đầu con mình đang dần trưởng thành lên nơi dòng đời, các bậc làm cha-mẹ nên cần phải chuẩn bị những gì?
Nữ tác giả Candice Z. Watters qua bài viết được đăng trong tạp chí Focus on the Family (Chú Trọng Vào Gia Đình) trong số ra Tháng 09/2006 ở trang 9, đã đưa ra những lời khuyên sau đây:
Hãy Thận Trọng Vì Lệ Có Thể Rơi…
Ngay cả với những người mẹ khắc kỷ (stoic) nhất cũng đều rơi lệ sau lần đầu đưa con đến trường. Đừng giả đò là bạn không có cảm tưởng chi cả. Tốt hơn hết là nắm lấy sự thay đổi và khóc dần sau này. Nên viết ra những dòng tư tưởng trên giấy để giúp bạn hồi tưởng và tri ân giây phút lưu luyến đầu đời này với đứa con thân yêu của mình.
Hãy Kiên Nhẫn Vì Mọi Chuyện Rồi Sẽ Tốt Đẹp Hơn
Nhiều điều mới mẽ sẽ đợi chờ sự thích thú và tận hưởng của bạn. Con bạn sẽ chói rọi với lần thi đánh vần đầu tiên hay giải bài toán đầu tiên, vốn có thể thật ư là khích lệ khi theo dõi bé học cách lăn qua, lăn lại, vẫy tay, và đi bộ…
Hãy Thực Tế Vì Không Phải Ai Cũng Đều Cảm Nhận Như Nhau Cả
Có một số bậc làm cha-mẹ, nuối tiếc khi phải rời xa đứa con bé bỏng của mình. Còn một số khác thì nhớ thương, trong khi đó một số khác nữa thì lại thích và vui vẽ khi con mình lần đầu tiên đến trường… cho dẫu đó là trường mẫu giáo.
Hãy Tình Nguyện Xông Xáo Tham Dự Vào Vì Bạn Có Thể Đóng Một Vai Trò Tích Cực Trong Việc Học Của Bé
Mặc dầu, phần lớn các thầy-cô giáo không muốn để cho cha-mẹ trong lớp học một khi đứa trẻ đã quen dần với trường học, thế nhưng, vẫn còn có nhiều cách mà bạn có thể tham dự vào. Hãy năng động và sẳn sàng vì có một số thầy-cô sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Hãy Biết Cảm Thông Vì Các Thầy Cô-Giáo Cũng Là Con Người
Hãy tưởng tượng bạn là người nhận được hơn 20 lời than phiền, những cái nhìn thiếu thiện cảm, hay phải lắng nghe những câu chuyện chỉ trích ngồi lê đôi mách của những người khác về mình nơi bãi đậu xe, thì bạn sẽ nghĩ ra sao? Chẳng dễ gì đối với một thầy cô giáo khi họ có cảm tưởng rằng mọi hành động và cử chỉ của họ đều bị quan sát và theo dõi.
Là những người Công Giáo, chẳng lẽ chúng ta không biết cảm kích, động viên, tin tưởng và cầu nguyện cho các thầy-cô giáo của con chúng ta sao?
Hãy Chuyện Trò Với Nhau Để Hiểu Rõ Về Cô Giáo Của Con Mình Hơn
Hãy tích cực tham gia vào chuyện học hành của con mình. Nói chuyện với thầy/cô giáo của con và hỏi những câu hỏi, nếu cần, chẳng hạn như: “Cô ạ, con của mình học hành thế nào sau khi mình đưa con đến lớp?” hay “Liệu cháu có phải là người biết chăm chú lắng nghe không?” hay “Cháu có làm bạn với ai không?” hoặc “Cô có những quan ngại gì về cháu không?”
Để tìm được thời gian trong suốt giờ học thì quả là hiếm hoi, vì thế hãy hỏi giáo viên của cháu khi nào mà cô hay thầy giáo đó cảm thấy thuận tiện mà thôi.
Hãy Tin Tưởng Vào Linh Tính Của Mình Vì Không Gì Có Thể So Sánh Được Với Linh Tính Của Một Người Mẹ Cả
Nếu bạn tin rằng giữa thầy/cô giáo và con mình có điều gì đó trục trặc, thì đừng làm ngơ, mà hãy tìm cách nói chuyện với thầy/cô giáo của con mình để tìm hiểu thêm sao.
Nếu linh tính có mách bảo mình điều chi, thì hãy từ tốn theo dõi, tìm hiểu và cùng chuyện trò với con trẻ hoặc với thầy/cô giáo của chúng.
Vì rằng những ngày này không phải là những ngày đầu mà chỉ có con cái của bạn đến trường không thôi, mà còn cả chính bạn nữa, do đó, hãy chuẩn bị tinh thần, để biến thời gian đó thành một kỷ niệm đẹp khó quên trên bước đường trưởng thành của con mình!
Vui-Học Trẻ Thơ |
Nữ tác giả Candice Z. Watters qua bài viết được đăng trong tạp chí Focus on the Family (Chú Trọng Vào Gia Đình) trong số ra Tháng 09/2006 ở trang 9, đã đưa ra những lời khuyên sau đây:
Hãy Thận Trọng Vì Lệ Có Thể Rơi…
Ngay cả với những người mẹ khắc kỷ (stoic) nhất cũng đều rơi lệ sau lần đầu đưa con đến trường. Đừng giả đò là bạn không có cảm tưởng chi cả. Tốt hơn hết là nắm lấy sự thay đổi và khóc dần sau này. Nên viết ra những dòng tư tưởng trên giấy để giúp bạn hồi tưởng và tri ân giây phút lưu luyến đầu đời này với đứa con thân yêu của mình.
Hãy Kiên Nhẫn Vì Mọi Chuyện Rồi Sẽ Tốt Đẹp Hơn
Nhiều điều mới mẽ sẽ đợi chờ sự thích thú và tận hưởng của bạn. Con bạn sẽ chói rọi với lần thi đánh vần đầu tiên hay giải bài toán đầu tiên, vốn có thể thật ư là khích lệ khi theo dõi bé học cách lăn qua, lăn lại, vẫy tay, và đi bộ…
Hãy Thực Tế Vì Không Phải Ai Cũng Đều Cảm Nhận Như Nhau Cả
Có một số bậc làm cha-mẹ, nuối tiếc khi phải rời xa đứa con bé bỏng của mình. Còn một số khác thì nhớ thương, trong khi đó một số khác nữa thì lại thích và vui vẽ khi con mình lần đầu tiên đến trường… cho dẫu đó là trường mẫu giáo.
Hãy Tình Nguyện Xông Xáo Tham Dự Vào Vì Bạn Có Thể Đóng Một Vai Trò Tích Cực Trong Việc Học Của Bé
Mặc dầu, phần lớn các thầy-cô giáo không muốn để cho cha-mẹ trong lớp học một khi đứa trẻ đã quen dần với trường học, thế nhưng, vẫn còn có nhiều cách mà bạn có thể tham dự vào. Hãy năng động và sẳn sàng vì có một số thầy-cô sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Hãy Biết Cảm Thông Vì Các Thầy Cô-Giáo Cũng Là Con Người
Hãy tưởng tượng bạn là người nhận được hơn 20 lời than phiền, những cái nhìn thiếu thiện cảm, hay phải lắng nghe những câu chuyện chỉ trích ngồi lê đôi mách của những người khác về mình nơi bãi đậu xe, thì bạn sẽ nghĩ ra sao? Chẳng dễ gì đối với một thầy cô giáo khi họ có cảm tưởng rằng mọi hành động và cử chỉ của họ đều bị quan sát và theo dõi.
Là những người Công Giáo, chẳng lẽ chúng ta không biết cảm kích, động viên, tin tưởng và cầu nguyện cho các thầy-cô giáo của con chúng ta sao?
Hãy Chuyện Trò Với Nhau Để Hiểu Rõ Về Cô Giáo Của Con Mình Hơn
Hãy tích cực tham gia vào chuyện học hành của con mình. Nói chuyện với thầy/cô giáo của con và hỏi những câu hỏi, nếu cần, chẳng hạn như: “Cô ạ, con của mình học hành thế nào sau khi mình đưa con đến lớp?” hay “Liệu cháu có phải là người biết chăm chú lắng nghe không?” hay “Cháu có làm bạn với ai không?” hoặc “Cô có những quan ngại gì về cháu không?”
Để tìm được thời gian trong suốt giờ học thì quả là hiếm hoi, vì thế hãy hỏi giáo viên của cháu khi nào mà cô hay thầy giáo đó cảm thấy thuận tiện mà thôi.
Hãy Tin Tưởng Vào Linh Tính Của Mình Vì Không Gì Có Thể So Sánh Được Với Linh Tính Của Một Người Mẹ Cả
Nếu bạn tin rằng giữa thầy/cô giáo và con mình có điều gì đó trục trặc, thì đừng làm ngơ, mà hãy tìm cách nói chuyện với thầy/cô giáo của con mình để tìm hiểu thêm sao.
Nếu linh tính có mách bảo mình điều chi, thì hãy từ tốn theo dõi, tìm hiểu và cùng chuyện trò với con trẻ hoặc với thầy/cô giáo của chúng.
Vì rằng những ngày này không phải là những ngày đầu mà chỉ có con cái của bạn đến trường không thôi, mà còn cả chính bạn nữa, do đó, hãy chuẩn bị tinh thần, để biến thời gian đó thành một kỷ niệm đẹp khó quên trên bước đường trưởng thành của con mình!