Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Hoàn Thành
Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: “Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy”.
Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng.
Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính. Người ta vẫn nói vô sản chuyên chính.
Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng.
Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.
Nói cải cách ruộng đất: ruộng đất là cái mồi lôi cuốn những kẻ không có ruộng tham dự vào cuộc đấu tranh. Trong tay không một tấc đất, mai kia sẽ làm chủ, chứ không đi làm thuê, lấy thân làm trâu ngựa. Nghe thế ai mà không phấn khởi, tích cực tham gia? Như thế ruộng đất là cái mồi thúc đẩy việc cải cách.
Cuộc đấu tranh đòi ruộng đất là động lực chính, lại còn được dùng để đánh đổ các thế lực khác! Có phải địa chủ mới phải đánh gục để lấy đất ra? Còn có những kẻ khác không có ruộng hay ít không bõ, nhưng họ uy quyền, uy thế uy tín trong nông thôn. Cả những người được vị nể một cách xứng đáng: có đạo đức, có lòng quảng đại; cũng là những đối tượng phải đánh gục. Các thành phần này có thể đông hơn là địa chủ nhiều. Lấy việc đòi ruộng để chia là cách dễ đi vào lòng người, để mà đánh vào những thành phần khác. Như vậy cải cách ruộng đất trở thành phương tiện cho cách mạng. Vì thế, kết quả việc cải cách ruộng đất, không chỉ vẻn vẹn trong tình trạng mười triệu người có đất cầy.
Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.
Không có cái gì gai gai lên, xã hội trở nên mặt bằng, Đảng muốn đặt hình tượng nào thì tuỳ ý. Không sợ có hình thể nào lén cài lại. Sao lại nặn tôi lên như thế? Sao lại đặt tôi vào chỗ này? Đảng làm vậy để toàn năng như ông Trời.
Đó, kết quả của việc cải cách là thế, là quét sạch mọi thế lực bị coi là thù nghịch. Chứ có phải lấy ra mấy triệu mẫu ruộng, đem chia ra, rồi có ngày lại thu về? Là tạo nên một cái mặt bằng, không gì gợn lên. Cái gọi là vô sản chuyên chính, cũng chỉ là cái áo khoác cho dân nghèo là phần đông trong xã hội nhìn cho vừa mắt.
Còn tiếp
Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: “Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy”.
Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng.
Lấy được ruộng ở tay người địa chủ ra, không phải là việc dễ dàng. Phải có những bàn tay mạnh mẽ, đi tới tàn bạo của một chính thể độc tài chuyên chính. Người ta vẫn nói vô sản chuyên chính.
Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng.
Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.
Nói cải cách ruộng đất: ruộng đất là cái mồi lôi cuốn những kẻ không có ruộng tham dự vào cuộc đấu tranh. Trong tay không một tấc đất, mai kia sẽ làm chủ, chứ không đi làm thuê, lấy thân làm trâu ngựa. Nghe thế ai mà không phấn khởi, tích cực tham gia? Như thế ruộng đất là cái mồi thúc đẩy việc cải cách.
Cuộc đấu tranh đòi ruộng đất là động lực chính, lại còn được dùng để đánh đổ các thế lực khác! Có phải địa chủ mới phải đánh gục để lấy đất ra? Còn có những kẻ khác không có ruộng hay ít không bõ, nhưng họ uy quyền, uy thế uy tín trong nông thôn. Cả những người được vị nể một cách xứng đáng: có đạo đức, có lòng quảng đại; cũng là những đối tượng phải đánh gục. Các thành phần này có thể đông hơn là địa chủ nhiều. Lấy việc đòi ruộng để chia là cách dễ đi vào lòng người, để mà đánh vào những thành phần khác. Như vậy cải cách ruộng đất trở thành phương tiện cho cách mạng. Vì thế, kết quả việc cải cách ruộng đất, không chỉ vẻn vẹn trong tình trạng mười triệu người có đất cầy.
Cải cách ruộng đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.
Không có cái gì gai gai lên, xã hội trở nên mặt bằng, Đảng muốn đặt hình tượng nào thì tuỳ ý. Không sợ có hình thể nào lén cài lại. Sao lại nặn tôi lên như thế? Sao lại đặt tôi vào chỗ này? Đảng làm vậy để toàn năng như ông Trời.
Đó, kết quả của việc cải cách là thế, là quét sạch mọi thế lực bị coi là thù nghịch. Chứ có phải lấy ra mấy triệu mẫu ruộng, đem chia ra, rồi có ngày lại thu về? Là tạo nên một cái mặt bằng, không gì gợn lên. Cái gọi là vô sản chuyên chính, cũng chỉ là cái áo khoác cho dân nghèo là phần đông trong xã hội nhìn cho vừa mắt.
Còn tiếp