Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiân Đàng với ngài trưa Chúa Nhật lòng Thương Xót Chúa hôm qua. Đã có rất nhiều đoàn tín hữu đem theo hình Chúa Thương Xót và các biểu ngữ. Đặc biệt là các tín hữu Roma đã tham dự thánh lễ do Đức Hồng Y Giám Quản cử hành tại nhà thờ kính Lòng Thương Xót Chúa ở gần quảng trường thánh Phêrô.
Nhắc lại lời chào bình Chúa Giêsu nói khi hiện ra với các môn đệ Đức Thánh Cha nói với mọi người:
Đậy không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là một ơn, là ơn qúy trọng mà Chúa Kitô cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã đi qua cái chết và thế giới bên dưới. Ngài trao ban bình an như đã hứa: ”Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Sự bình an này là hoa trái của chiến thắng tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ, nó là hoa trái của sự tha thứ. Và qủa thật là như vậy: bình an thực sự, bình an sâu thẳm đến từ kinh nghiệm lòng xót thương của Thiên Chúa.
Tín hữu đã vỗ tay khi Đức Thánh Cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập. và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Phúc Âm thánh Gioan kể rằng Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần với các Tông Đồ đóng kín trong nhà Tiệc Ly: lần đầu ngay buổi chiều ngày sống lại, lần đó không có Tôma, là người đã tuyên bố: nếu tôi không trông thấy và sờ vào Chúa, thì tôi không tin. Lần thứ hai, tám ngày sau, cũng có cả Tôma nữa. Chúa Giêsu nói với Tôma, mời ông nhìn các vết thương của Ngài và sờ vào chúng, và Tôma kêu lên: ”Lậy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28), Chúa Giêsu nói: ”Vì con đã thấy Thầy nên con đã tin; nhưng phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin” (c. 29). Những người đã không trông thấy nhưng đã tin đó là là các môn đệ, các người nam nữ khác của thành Giêsusalem, dù đã không gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, nhưng đã tin vào chứng tá của các Tông Đồ và các phụ nữ. Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng lời nói này của Chúa Giêsu như sau:
Đây là một lời nói rất quan trọng đối với đức tin, mà chúng ta có thể gọi là phúc thật của đức tin. ”Phúc cho những ai đã không thấy và đã tin”, đó là phúc thật của lòng tin. Trong mọi thời đại và tại mọi nơi phúc cho những ai, qua Lời Chúa được Giáo Hội rao giảng và các tín hữu kitô làm chứng, tin rằng Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Và điều này có giá trị đối với từng người trong chúng ta!
Cùng với sự bình an của Ngài Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông Đồ để các vị có thể phổ biến trong thế giới ơn tha thứ tội lỗi, ơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban, và nó đã được trả bằng giá Máu của Con Thiên Chúa (x. Ga 20,21-23). Giáo Hội được Chúa Kitô phục sinh sai đi thông truyền cho con người ơn tha tội, và như thế làm cho Nước tình yêu được lớn lên, gieo vãi hòa bình trong các con tim, để nó cũng được vững mạnh trong các tương quan, trong các xã hội và các cơ cấu. Và Thần Khí của Chúa Kitô phục sinh xua đuổi sự sợ hãi khỏi trái tim các Tông Đồ và thúc đẩy họ đem Tin Mừng ra khỏi Nhà Tiệc Ly. Đức Thánh Cha nói:
Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu kitô và sống như kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm này, ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, chiều hộm nay tôi sẽ dâng thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Giám Mục Roma. Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến găp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi lòng Thương xót của Ngài.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện, trong đó có các thành viên phong trào Tân Dự Tòng bắt đầu chiến dịch loan báo Chúa Kitô tại các quảng trường thành phố Roma. Ngài nói: ”Tôi mời gọi tất cả đem Tin Mừng vào mọi môi trường cuộc sống ”với sự dịu hiền và lòng kính trọng”. Anh chị em hãy đến các quảng trường và loan báo Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ của chúng ta”.
Vào lúc 5 giơ 30 chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà chính tòa của Giám Mục Roma. Cùng đồng tế thánh lễ có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma và các Giám Mục Phụ Tá, trước sự tham dự của đông đảo các linh mục nam nữ và đại diện các hội đoàn và giáo dân các họ đạo Roma. Trước đó Đức Thánh Cha đã khánh thành tấm bia quảng trường chân phước Gioan Phaolộ II trước tòa Giám Quản. Trước khi bắt thánh lễ bắt đầu một số vị đại diện các thành phần dân Chúa Roma đã lên bầy tỏ sự vâng phục đồi với Đức Thánh Cha là Giám Mục Roma.
Cơ cấu giáo phận Roma bắt đầu được củng cố từ thời Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Thay thế Đức Thánh Cha cai quản giáo phận Roma có Đức Hồng Y Giám quảm, một Tổng Giám Mục phó giám quản, và 4 Giám Mục phụ tá đặc trách bốn vùng. Số Linh Mục của giáo phận là 746 vị, cộng với 119 Phó tễ vĩnh viễn, và có 145 Linh Mục đi truyền giáo. Số Linh Mục thuộc các giáo phận khác làm việc ở Roma là 689 vị. Số tu sĩ nam nữ được 30.000, thuộc 28 dan viên kín, 1.160 dòng nữ, 395 dòng nam, 41 tu hội đời, 20 hiệp hội tông đồ, và hàng chục tu hội giáo phận Roma và các giáo phận khác. Ngoài ra còn có gần 80 các nhóm và phong trào với lời khấn. Có khoảng 730 các nhà tổng quyền các dòng tu nam nữ, các nhà quản lý, nhà tỉnh dòng, trung tâm huấn luyện các dòng nam nữ.
Giảng trong thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời Ngài, Thiên Chúa vẫn luôn gần gữi chúng ta và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Ngài. Sự nhẫn nại của Thiên Chúa phải tìm thấy nơi chúng ta lòng can đảm trở về với Chúa, cho dù chúng ta đã phạm lầm lỗi và tội nào đi nữa. Cũng như thánh Tôma chúng ta có thể vào trong các vết thương của Chúa Giêsu và thực sự sờ vào Ngài mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích với lòng tin. Chính trong các vết thương của Chúa Giêsu chúng ta được an ninh vì tình yêu thương vộ bờ của trái tim Ngài được biểu lộ nơi đó. Vì thế phải có can đảm tín thác nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy tín tưởng nơi sự nhẫn nại của Ngài, là Đấng luôn cho chúng ta thời gian để trở về nhà Cha. Hãy để cho Chúa yêu thương chúng ta và hãy gặp gỡ Ngài trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Ngài hầu có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Nhắc lại lời chào bình Chúa Giêsu nói khi hiện ra với các môn đệ Đức Thánh Cha nói với mọi người:
Đậy không phải là một lời chào, cũng không phải là một lời cầu chúc đơn sơ, nhưng là một ơn, là ơn qúy trọng mà Chúa Kitô cống hiến cho các mộn đệ sau khi đã đi qua cái chết và thế giới bên dưới. Ngài trao ban bình an như đã hứa: ”Thầy ban bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như kiểu thế gian ban” (Ga 14,27). Sự bình an này là hoa trái của chiến thắng tình yêu của Thiên Chúa trên sự dữ, nó là hoa trái của sự tha thứ. Và qủa thật là như vậy: bình an thực sự, bình an sâu thẳm đến từ kinh nghiệm lòng xót thương của Thiên Chúa.
Tín hữu đã vỗ tay khi Đức Thánh Cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập. và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Phúc Âm thánh Gioan kể rằng Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần với các Tông Đồ đóng kín trong nhà Tiệc Ly: lần đầu ngay buổi chiều ngày sống lại, lần đó không có Tôma, là người đã tuyên bố: nếu tôi không trông thấy và sờ vào Chúa, thì tôi không tin. Lần thứ hai, tám ngày sau, cũng có cả Tôma nữa. Chúa Giêsu nói với Tôma, mời ông nhìn các vết thương của Ngài và sờ vào chúng, và Tôma kêu lên: ”Lậy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28), Chúa Giêsu nói: ”Vì con đã thấy Thầy nên con đã tin; nhưng phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin” (c. 29). Những người đã không trông thấy nhưng đã tin đó là là các môn đệ, các người nam nữ khác của thành Giêsusalem, dù đã không gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, nhưng đã tin vào chứng tá của các Tông Đồ và các phụ nữ. Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng lời nói này của Chúa Giêsu như sau:
Đây là một lời nói rất quan trọng đối với đức tin, mà chúng ta có thể gọi là phúc thật của đức tin. ”Phúc cho những ai đã không thấy và đã tin”, đó là phúc thật của lòng tin. Trong mọi thời đại và tại mọi nơi phúc cho những ai, qua Lời Chúa được Giáo Hội rao giảng và các tín hữu kitô làm chứng, tin rằng Chúa Giêsu Kitô là tình yêu thương của Thiên Chúa nhập thể, là Lòng Thương Xót nhập thể. Và điều này có giá trị đối với từng người trong chúng ta!
Cùng với sự bình an của Ngài Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông Đồ để các vị có thể phổ biến trong thế giới ơn tha thứ tội lỗi, ơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban, và nó đã được trả bằng giá Máu của Con Thiên Chúa (x. Ga 20,21-23). Giáo Hội được Chúa Kitô phục sinh sai đi thông truyền cho con người ơn tha tội, và như thế làm cho Nước tình yêu được lớn lên, gieo vãi hòa bình trong các con tim, để nó cũng được vững mạnh trong các tương quan, trong các xã hội và các cơ cấu. Và Thần Khí của Chúa Kitô phục sinh xua đuổi sự sợ hãi khỏi trái tim các Tông Đồ và thúc đẩy họ đem Tin Mừng ra khỏi Nhà Tiệc Ly. Đức Thánh Cha nói:
Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu kitô và sống như kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm này, ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, chiều hộm nay tôi sẽ dâng thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Giám Mục Roma. Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến găp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi lòng Thương xót của Ngài.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện, trong đó có các thành viên phong trào Tân Dự Tòng bắt đầu chiến dịch loan báo Chúa Kitô tại các quảng trường thành phố Roma. Ngài nói: ”Tôi mời gọi tất cả đem Tin Mừng vào mọi môi trường cuộc sống ”với sự dịu hiền và lòng kính trọng”. Anh chị em hãy đến các quảng trường và loan báo Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu độ của chúng ta”.
Vào lúc 5 giơ 30 chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà chính tòa của Giám Mục Roma. Cùng đồng tế thánh lễ có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma và các Giám Mục Phụ Tá, trước sự tham dự của đông đảo các linh mục nam nữ và đại diện các hội đoàn và giáo dân các họ đạo Roma. Trước đó Đức Thánh Cha đã khánh thành tấm bia quảng trường chân phước Gioan Phaolộ II trước tòa Giám Quản. Trước khi bắt thánh lễ bắt đầu một số vị đại diện các thành phần dân Chúa Roma đã lên bầy tỏ sự vâng phục đồi với Đức Thánh Cha là Giám Mục Roma.
Cơ cấu giáo phận Roma bắt đầu được củng cố từ thời Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Thay thế Đức Thánh Cha cai quản giáo phận Roma có Đức Hồng Y Giám quảm, một Tổng Giám Mục phó giám quản, và 4 Giám Mục phụ tá đặc trách bốn vùng. Số Linh Mục của giáo phận là 746 vị, cộng với 119 Phó tễ vĩnh viễn, và có 145 Linh Mục đi truyền giáo. Số Linh Mục thuộc các giáo phận khác làm việc ở Roma là 689 vị. Số tu sĩ nam nữ được 30.000, thuộc 28 dan viên kín, 1.160 dòng nữ, 395 dòng nam, 41 tu hội đời, 20 hiệp hội tông đồ, và hàng chục tu hội giáo phận Roma và các giáo phận khác. Ngoài ra còn có gần 80 các nhóm và phong trào với lời khấn. Có khoảng 730 các nhà tổng quyền các dòng tu nam nữ, các nhà quản lý, nhà tỉnh dòng, trung tâm huấn luyện các dòng nam nữ.
Giảng trong thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời Ngài, Thiên Chúa vẫn luôn gần gữi chúng ta và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Ngài. Sự nhẫn nại của Thiên Chúa phải tìm thấy nơi chúng ta lòng can đảm trở về với Chúa, cho dù chúng ta đã phạm lầm lỗi và tội nào đi nữa. Cũng như thánh Tôma chúng ta có thể vào trong các vết thương của Chúa Giêsu và thực sự sờ vào Ngài mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích với lòng tin. Chính trong các vết thương của Chúa Giêsu chúng ta được an ninh vì tình yêu thương vộ bờ của trái tim Ngài được biểu lộ nơi đó. Vì thế phải có can đảm tín thác nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy tín tưởng nơi sự nhẫn nại của Ngài, là Đấng luôn cho chúng ta thời gian để trở về nhà Cha. Hãy để cho Chúa yêu thương chúng ta và hãy gặp gỡ Ngài trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Ngài hầu có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.