Đức Bênêđíctô suy tư về Vatican II: hân hoan và phấn khởi
Vũ Văn An2/22/2013
________________________________________
Thứ năm, 14 tháng 2 vừa qua, nhân cuộc viếng thăm hàng giáo sĩ Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã ứng khẩu nhắc tới một số kỷ niệm của ngài đối với Công Đồng Vatican II.
Đối với hôm nay, vì tuổi già sức yếu, tôi đã không thể dọn được một bài nói chuyện dài như thường lệ; thay vào đó, tôi xin trình bày những gì hiện có trong đầu tức một số ý tưởng về Công Đồng Vatican II, theo cái nhìn của tôi. Tôi xin bắt đầu với câu truyện vui: năm 1959, tôi được cử nhiệm làm giáo sư tại Đại Học Bonn, nơi có các chủng sinh của Giáo Phận Cologne và nhiều giáo phận trong vùng tới học. Nhờ thế, tôi có dịp được tiếp xúc với Đức Hồng Y TGM Cologne, là Đức Hồng Y Frings. Năm 1961, nếu tôi nhớ không sai, Đức Hồng Y Siri của Genoa có tổ chức một loạt các buổi nói chuyện về Công Đồng do nhiều vị hồng y ở Âu Châu đảm trách, và ngài có mời Đức TGM Cologne trình bày đề tài Công Đồng và thế giới tư duy hiện đại.
Đức Hồng Y yêu cầu tôi, là giáo sư trẻ nhất, viết cho ngài một dự thảo. Ngài rất thích dự thảo ấy và đã đem trình bày với dân chúng tại Genoa y nguyên bản văn mà tôi đã viết cho ngài. Chẳng bao lâu sau, Đức Giáo Hoàng Gioan mời Đức Hồng Y tới gặp ngài. Đức Hồng Y lo lắng lắm sợ mình nói điều gì đó không đúng, một điều gì đó sai lạc, nên bị triệu tới để quở mắng, thậm chí dám bị tước cả chức hồng y lắm. Thực vậy, khi cha thư ký của ngài giúp ngài vận phẩm phục để vào triều yến, Đức Hồng Y bảo: “Có lẽ đây là lần chót tôi mặc phẩm phục này!”. Rồi ngài đi vào, Đức Giáo Hoàng Gioan ra gặp ngài, ôm lấy ngài rồi nói: “Cám ơn Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nói những điều mà chính tôi vốn muốn nói từ lâu, nhưng không tìm ra lời”. Nhờ thế, Đức Hồng Y biết ngài đi đúng đường và đã mời tôi tháp tùng ngài tới Công Đồng, đầu tiên làm cố vấn riêng cho ngài; sau đó, ngay trong khóa đầu tiên, tôi nghĩ vào khoảng tháng Mười Một năm 1962, tôi cũng được cử làm chuyên viên chính thức của Công Đồng.
Thế là chúng tôi lên đường tới Công Đồng không những lòng tràn đầy niềm vui mà còn phấn khởi nữa. Ai cũng hết sức nóng lòng mong đợi. Chúng tôi hy vọng mọi sự sẽ được canh tân, ta sẽ có một Lễ Hiện Xuống mới, vì lúc đó, Giáo Hội vẫn còn khá vững vàng: con số tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật vẫn còn khá đông, ơn gọi làm linh mục và tu dòng chỉ hơi bắt đầu giảm sút, nhưng vẫn còn đủ. Tuy thế, người ta có cảm tưởng Giáo Hội không chịu tiến về phía trước, đang sa sút, dường như đã trở thành điều gì đó thuộc quá khứ chứ không phải là người loan báo tương lai. Và lúc đó, chúng tôi hy vọng rằng mối liên hệ này sẽ được đổi mới, chắc chắn nó sẽ thay đổi, Giáo Hội một lần nữa sẽ trở thành sức mạnh của tương lai cũng như sức mạnh của hiện tại. Chúng tôi cũng biết rằng mối liên hệ giữa Giáo Hội và thời hiện đại, ngay từ đầu, đã hơi gặp trục trặc, bắt đầu với sai lầm của Giáo Hội trong vụ Galileo Galilei. Chúng tôi mong sửa được buổi đầu sai lầm ấy và khám phá lại sự liên kết giữa Giáo Hội và những lực lượng tốt đẹp nhất của thế giới, ngõ hầu mở ra một tương lai thực sự cho nhân loại, một tiến bộ thực sự. Tóm lại, chúng tôi tràn trề hy vọng, tràn trề phấn khởi, những mong góp phần mình vào diễn trình đó. Tôi nhớ rằng người ta vốn nghĩ Công Đồng Rôma chỉ là một mô thức tiêu cực. Tôi không biết đúng hay sai nhưng người ta bảo rằng các văn kiện đã soạn sẵn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan được đọc lớn tiếng lên, rồi các thành viên của Công Đồng chỉ biết vỗ tay hoan hô, nghĩa là chấp thuận bằng cách vỗ tay. Công Đồng đại loại được tiến hành như thế. (Nhưng ngày nay) các giám mục cho hay: không, ta không nên hành động như vậy nữa. Chúng tôi là giám mục, chúng tôi là chủ thể của Công Đồng; chúng tôi không muốn đơn giản chấp thuận những gì đã được làm sẵn, chúng tôi muốn làm chủ thể, làm chủ đạo của Công Đồng. Bởi thế, cả Đức Hồng Y Frings, người có tiếng trung thành tuyệt đối với Đức Thánh Cha, trung thành một cách gần như từng ly từng tí nữa, cũng đã phát biểu rằng: ở đây, chúng tôi đóng vai trò khác hẳn. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng tôi trở thành như các giáo phụ, trở thành Công Đồng Chung, một chủ thể canh tân Giáo Hội. Bởi thế, chúng tôi muốn đảm nhiệm vai trò mới mẻ này của chúng tôi.
Dịp đầu tiên thái độ trên được chứng tỏ là chính ngày thứ nhất. Chương trình dành cho ngày thứ nhất này là bầu các ủy ban. Các danh sách để bầu đã được soạn sẵn, và được coi là soạn một cách vô tư. Các danh sách này được đem ra bỏ phiếu. Nhưng ngay tức khắc, các nghị phụ tuyên bố: không, chúng tôi không muốn bỏ phiếu cho những danh sách đã dọn sẵn. Chúng tôi là chủ thể. Thành thử, phải hoãn việc bỏ phiếu này, vì các nghị phụ muốn trước hết được biết nhau cái đã, sau đó, mới tự mình soạn thảo các danh sách. Và đã xẩy ra đúng như thế. Đức Hồng Y Liénart của Lille và Đức Hồng Y Frings của Cologne công khai cho hay: không, không phải cách đó. Chúng tôi muốn soạn danh sách riêng của chúng tôi và bầu các ứng cử viên của chúng tôi. Đây không hẳn là hành vi cách mạng, mà chỉ là hành vi lương tâm, một hành vi chịu trách nhiệm về phía các nghị phụ của Công Đồng.
Và thế là khởi đầu giai đọan gay go, tích cực tìm hiểu các đối tác của mình, một điều không thể nào tình cờ xẩy ra được. Tại Collegio dell’Anima, nơi tôi cư ngụ, chúng tôi có nhiều khách tới thăm: Đức Hồng Y rất nổi tiếng, và chúng tôi được hân hạnh đón tiếp các vị hồng y khắp thế giới.Tôi nhớ rõ khổ người cao và gầy của Đức Cha Etchegaray, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Pháp, và nhiều vị khác. Việc này diễn ra suốt thời kỳ Công Đồng: những cuộc họp bỏ túi với các đối tác thuộc nhiều quốc gia khác. Nhờ thế, tôi được làm quen với những nhân vật vĩ đại như các cha de Lubac, Daniélou, Congar, v.v… Chúng tôi cũng biết nhiều giám mục khác nhau; nhưng nhớ nhất là Đức Cha Elchinger của Strasbourg. Có thể nói đó đã là một cảm nghiệm về tính phổ quát và thực tại cụ thể của Giáo Hội, một thực tại không đơn giản chỉ tiếp nhận chỉ thị từ trên cao, nhưng cùng nhau triển nở và tiến về phía trước, luôn dưới sự hướng dẫn, dĩ nhiên, của vị kế nhiệm Thánh Phêrô.
Như tôi đã nói, mọi người tới đây với một hoài mong lớn lao; chưa bao giờ có được một công đồng với qui mô lớn lao như thế, nhưng không phải ai cũng biết mình phải làm gì. Có thể nói thế này: những vị được chuẩn bị hơn cả, tức những vị có những ý niệm rõ ràng hơn hết, là hàng giám mục Pháp, Đức, Bỉ và Hoà Lan, những vị tự nhận là “Liên Minh Sông Rhine”. Và trong giai đoạn đầu của Công Đồng, chính các vị này xác định ra con đường phải đi; sau đó, sinh hoạt nhanh chóng được mở rộng và mọi người mỗi ngày một góp phần nhiều hơn vào tính sáng tạo của Công Đồng. Các vị người Pháp và người Đức có một số quan tâm chung với nhau, dù khác nhau về tiểu tiết. Ý định đầu tiên, đơn giản và rõ ràng đơn giản là cải tổ phụng vụ, một việc đã bắt đầu từ thời Đức Piô XII, vị giáo hoàng từng cải tổ phụng vụ Tuần Thánh; ý định thứ hai là giáo hội học; ý định thứ ba là lời Chúa, tức mạc khải; và sau cùng là đại kết. Hơn các vị người Đức, các vị người Pháp cũng rất quan tâm tới việc thăm dò vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội và thế giới.
Ta hãy bắt đầu với chủ đề thứ nhất. Sau Thế Chiến Thứ Nhất, Trung và Tây Âu đã được chứng kiến phong trào phụng vụ nhằm khám phá lại sự phong phú và sâu sắc của phụng vụ, mà tới lúc đó vẫn như thể bị khóa cứng trong cuốn sách lễ Rôma của linh mục, trong khi giáo dân cầu nguyện với sách kinh riêng của họ, được soạn thảo theo nhu cầu tình cảm của giáo dân, nhằm diễn dịch nội dung cao xa, ngôn ngữ cao vời của nền phụng vụ cổ điển thành những ngôn từ thiên nhiều về xúc cảm, gần gũi hơn với tâm hồn giáo dân. Nhưng dường như ta có đến hai nền phụng vụ song hành: linh mục với các cậu giúp lễ cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ, và giáo dân cầu nguyện trong Thánh Lễ theo sách kinh riêng của họ cùng một lúc, mà vẫn biết đại cương những gì đang diễn ra trên bàn thờ. Nhưng nay, ta khám phá lại vẻ đẹp, sự sâu sắc, sự phong phú về lịch sử, về nhân bản và tâm linh của Thánh Lễ và ai cũng hiểu rõ: không còn việc chỉ có người đại diện giáo dân, tức cậu giúp lễ, thưa “Et cum spiritu tuo" (và ở cùng tinh thần cha) v.v…, mà có cả một cuộc đối thoại giữa linh mục và giáo dân: quả thực, phụng vụ bàn thờ và phụng vụ giáo dân đã tạo thành một phụng vụ duy nhất, một tham dự tích cực, ngõ hầu mọi phong phú được đem tới cho giáo dân. Phụng vụ đã được tái khám phá và canh tân cách đó.
Nay nhìn lại, tôi thấy quả là một ý tưởng rất tốt khi ta khởi đầu với phụng vụ, bởi nhờ cách này, quyền tối thượng của Thiên Chúa đã được đặt ra, đó là tính tối thượng của thờ lạy. "Operi Dei nihil praeponatur" (không điều gì được đặt trước công việc của Chúa): câu trích từ Luật Của Thánh Bênêđíctô này (xem 43:3) như thế đã trở thành luật tối cao của Công Đồng. Nhiều người xưa nay chỉ trích rằng Công Đồng nói đến nhiều điều, nhưng không nói gì đến Thiên Chúa. (Chỉ trích thế là sai) vì quả Công Đồng có nói tới Thiên Chúa! Hơn nữa, đó là điều Công Đồng nói tới trước nhất, nói một cách đầy bản chất tới Thiên Chúa và dẫn đưa mọi người, dẫn đưa toàn thể dân thánh Chúa tới việc thờ lạy Người, trong việc cùng nhau cử hành phụng vụ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Hiểu như thế, vuợt lên trên các nhân tố thực tiễn vốn khuyên các nghị phụ tránh việc tức khắc khởi đầu với các chủ đề gây tranh cãi, ta có thể nói, thật là một ơn Chúa quan phòng khi Công Đồng khởi đầu với phụng vụ, Thiên Chúa, thờ lạy. Ở đây và vào lúc này, tôi không có ý định chi tiết hóa các cuộc thảo luận này, tuy nhiên, vượt qua các thành quả thực tiễn, thiển nghĩ cũng nên trở về với chính Công Đồng, với những tầng sâu và ý niệm cốt yếu của nó.
Theo tôi, có một số ý niệm cốt yếu sau đây: trước nhất là Mầu Nhiệm Vượt Qua, hiểu như tâm điểm của người Kitô hữu, và do đó, của đời sống Kitô hữu, của năm Kitô Giáo, của Mùa Kitô Giáo, được phát biểu trong Mùa Phục Sinh và trong các Chúa Nhật vốn kỷ niệm ngày Chúa sống lại. Năm này qua năm nọ, chúng ta luôn bắt đầu thì giờ của ta với Lễ Phục Sinh, tức cuộc gặp gỡ của ta với Chúa Sống Lại, và từ cuộc gặp gỡ với Chúa sống lại này, ta đi gặp gỡ thế giới. Hiểu như thế, quả là đáng ngại khi ở thời nay, Chúa Nhật đã bị biến thành ngày cuối tuần, dù thực sự nó là ngày thứ nhất, ngày khởi đầu. Ta phải nhớ kỹ điều này: nó là ngày khởi đầu, khởi đầu Sáng Thế và khởi đầu Tái Sáng Thế trong Giáo Hội, nó là ngày gặp gỡ Đấng Tạo Hóa và Chúa Kitô Sống Lại. Nội dung kép của Chúa Nhật là điều rất quan trọng: nó là ngày thứ nhất, nghĩa là lễ mừng Sáng Thế, ta đang đứng trên nền Sáng Thế, ta tin Thiên Chúa Tác Tạo; và nó là cuộc gặp gỡ với Đấng Sống Lại, Đấng đổi mới Sáng Thế; mục đích chân thực của Người là sáng tạo một thế giới biết đáp trả tình yêu Thiên Chúa.
Rồi tới các nguyên tắc: nguyên tắc dễ hiểu, thay vì bị khóa cứng trong thứ ngôn ngữ không ai biết, không ai còn nói nữa, và nguyên tắc tích cực tham dự. Không may, những nguyên tắc này cũng đã bị hiểu sai. Dễ hiểu không có nghĩa là tầm thường, vì các bản văn vĩ đại trong phụng vụ, dù được nói bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cám ơn Chúa về việc này, vẫn chưa chắc là dễ hiểu: chúng đòi Kitô hữu phải không ngừng được huấn luyện mới lớn lên và bước vào được sâu hơn trong mầu nhiệm và nhờ thế hiểu thấu nó. Lời Chúa cũng thế, khi tôi nghĩ tới trình tự hàng ngày các bài đọc Cựu Ước, và các thư Thánh Phaolô cũng như các Tin Mừng: ai dám nói là mình hiểu ngay tức khắc, chỉ vì nhờ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình? Chỉ có việc huấn luyện tâm và trí liên tục mới có thể thực sự tạo được sự dễ hiểu và sự tham dự không phải như những sinh hoạt bề ngoài mà đúng hơn cả con người ta, cả hữu thể ta đi vào hiệp thông của Giáo Hội và nhờ thế đi vào hiệp thông với Chúa Kitô.
Bây giờ, xin nói tới chủ đề thứ hai: Giáo Hội. Ta biết rằng Công Đồng Vatican I bị gián đoạn vì cuộc Chiến Tranh Pháp Phổ, thành thử phần nào bị phiến diện, không hoàn toàn, vì tín điều về quyền tối thượng, tuy nhờ ơn Chúa, được xác định vào thời điểm lịch sử ấy của Giáo Hội, và rất cần thiết đối với thời kỳ tiếp theo, nhưng chỉ là một yếu tố đơn lẻ trong một giáo hội học rộng lớn hơn, vốn từng được xem sét và chuẩn bị. Bởi thế, ta mới chỉ nhận được một mảnh. Và có thể nói được rằng bao lâu nó vẫn còn là một mảnh, thì ta vẫn chỉ có được một cái nhìn phiến diện qua đó, Giáo Hội chỉ là tối thượng. Bởi thế, từ lâu, ý định vẫn là hoàn tất giáo hội học của Vatican I, vào một ngày sẽ được ấn định, để có được một giáo hội học hoàn tất. Ở đây, thì giờ cũng đã chín muồi, vì sau Thế Chiến I, cảm thức về Giáo Hội đã được tái sinh mới mẻ. Như Romano Guardini từng nói: “Giáo Hội đang bắt đầu tỉnh thức trong linh hồn người ta”. Một giám mục Thệ Phản thì nói tới “thời đại của Giáo Hội”. Trên hết, người ta tái khám phá ra ý niệm từng đã được Vatican I xem sét, tức ý niệm Nhiệm Thể Chúa Kitô. Người ta bắt đầu hiểu ra rằng Giáo Hội không phải chỉ là một tổ chức, một cái gì có cơ cấu, có luật pháp, có định chế; đúng là như thế đấy, nhưng thực sự nó là một sinh vật, một thực tại sống động đi vào linh hồn tôi, một cách mà chính tôi, với một linh hồn biết tin, tôi đúng là viên gạch xây nên Giáo Hội đúng nghĩa. Hiểu như hế, Đức Piô XII đã viết thông điệp Mystici Corporis Christi (Nhiệm Thể Chúa Kitô) như một bước tiến tới việc hoàn tất nền giáo hội học của Vatican I.
Tôi muốn nói rằng cuộc tranh luận thần học trong các thập niên 1930 và 1940, thậm chí cả trong thập niên 1920 nữa, đều được tiến hành dưới tiêu đề Nhiệm Thể. Đây là một khám phá đem lại nhiều niềm vui lớn lao vào thời đó, và trong ngữ cảnh này, ta thấy xuất hiện công thức sau: ta là Giáo Hội, Giáo Hội không phải là một cơ cấu; Kitô hữu chúng ta, cùng nhau tất cả, đều là cơ thể sống động của Giáo Hội. Và dĩ nhiên, điều này có nghĩa: chúng ta, cái “chúng tôi” đích thực của tín hữu, cùng với cái “tôi” của Chúa Kitô, chính là Giáo Hội; mỗi một người trong chúng ta, chứ không phải cái “chúng tôi” đặc thù nào, tạo thành nhóm đơn nhất tự mang tên là Giáo Hội. Cái “chúng tôi là Giáo Hội” này đòi tôi phải nhận lấy chỗ của mình trong cái “chúng tôi” vĩ đại của các tín hữu mọi thời mọi chốn. Bởi thế, ý niệm trước nhất là hoàn tất nền giáo hội học không những về phương diện thần học, mà cả về phương diện cơ cấu nữa, nghĩa là cần phải nói rằng: ngoài việc thừa kế Thánh Phêrô, và chức năng độc đáo của ngài, cần phải xác định rõ hơn nữa chức năng của các giám mục, của đoàn ngũ giám mục. Và để làm việc này, từ ngữ “hiệp đoàn tính” (collegiality) đã được chấp nhận, một từ ngữ vốn đã được tranh luận rất nhiều, đôi khi rất gay gắt, có thể nói như thế, và bằng những ngôn từ đôi khi rất cường điệu. Nhưng từ ngữ này, một từ ngữ hiện được coi là có công hiệu, dù vẫn có thể tìm ra một từ ngữ khác, muốn diễn tả sự kiện này: như một tập thể, các giám mục chính là những người tiếp nối nhóm Mười Hai, tức đoàn ngũ Tông Đồ. Ta từng nói: chỉ có một giám mục, tức Giám Mục Rôma, mới là người kế nhiệm của một Tông Đồ đặc thù, tức Thánh Phêrô. Tất cả các giám mục khác trở thành các vị kế nhiệm các tông đồ nhờ tham dự vào đoàn ngũ những người tiếp diễn đoàn ngũ của nhóm Mười Hai, và nhờ thế có được sự cần thiết nội tại, chức năng, các quyền lợi và nhiệm vụ của mình. Đối với nhiều người, điều này xem ra như một cuộc tranh quyền, và rất có thể có người nghĩ đến quyền lực của mình thật, nhưng xét trong bản chất, đây không phải là chuyện quyền lực, mà là tính bổ túc của những thành phần khác nhau và là sự hoàn tất đoàn ngũ Giáo Hội với các giám mục, các vị kế nhiệm các Tông Đồ, như là thành phần cấu tạo; và mỗi người trong các vị đều là thành phần cấu tạo của Giáo Hội bên trong đoàn ngũ vĩ đại này.
Có thể nói đó là hai thành phần nền tảng. Nhưng, trong khi đi tìm một quan niệm thần học đầy đủ cho giáo hội học, nhiều phê phán đã được phát biểu sau thập niên 1940, đúng hơn trong thập niên 1950, liên quan tới ý niệm Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ ngữ “nhiệm” bị cho là quá thiêng liêng, quá chuyên nhất (exclusive); do đó, ý niệm “Dân Chúa” bắt đầu được chú ý nhiều hơn. Công Đồng rất đúng khi tiếp nhận từ ngữ này, được các Nghị Phụ cho là nói lên được liên tục tính giữa Cựu và Tân Ước. Trong bản văn Tâu Ước, thuật ngữ Laos tou Theou (Dân Chúa), một thuật ngữ tương ứng với các bản văn Cựu Ước, theo tôi, chỉ trừ có hai ngoại lệ, có nghĩa là dân xưa của Thiên Chúa, tức Dân Do Thái, vốn là Dân “riêng” của Thiên Chúa giữa mọi dân tộc trên mặt đất (goim). Những dân tộc khác, các dân ngoại chúng ta, tự mình, không phải là Dân Chúa: ta trở nên con cái Ápraham và do đó là Dân Chúa nhờ bước vào hiệp thông với Chúa Kitô, vốn là dòng dõi Ápraham. Nhờ bước vào hiệp thông với Người, nhờ là một với Người, ta cũng đã trở thành Dân Chúa. Tóm lại, ý niệm Dân Chúa bao hàm liên tục tính giữa hai Giao Ước, liên tục tính trong lịch sử của Thiên Chúa với thế giới, với loài người, nhưng cũng bao hàm yếu tố Kitô học nữa. Chỉ nhờ Kitô học, ta mới trở thành Dân Chúa, và như thế hai ý niệm này được kết hợp với nhau. Công Đồng quyết định chi tiết hóa nền giáo hội học Ba Ngôi: Dân của Chúa Cha, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, chỉ sau Công Đồng, một yếu tố khác mới xuất hiện, một yếu tố có thể tìm thấy trong chính Công Đồng, tuy có hơi bí ẩn, đó là yếu tố này: mối dây liên kết giữa Dân Chúa và Thân Thể Chúa Kitô chính là sự hiệp thông với Chúa Kitô trong Hiệp Thông Thánh Thể. Chính ở đó, ta trở thành Thân Thể Chúa Kitô: mối tương quan giữa Dân Chúa và Thân Thể Chúa Kitô tạo ra một thực tại mới: thực tại hiệp thông. Có thể nói: sau Công Đồng, người ta mới thấy rõ chính Công Đồng thực sự đã khám phá ra và chỉ cho thấy ý niệm này: hiệp thông chính là ý niệm trung tâm. Về phương diện ngữ học, có thể nói ý niệm này chưa được hoàn toàn khai triển tại Công Đồng, nhưng nhờ công trình của Công Đồng, ý niệm hiệp thông mỗi ngày mỗi trở thành biểu thức nói lên yếu tính của Giáo Hội, hiệp thông trong các chiều kích khác nhau của nó: hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng vốn là hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hiệp thông bí tích, và hiệp thông cụ thể trong hàng giám mục và trong đời sống Giáo Hội.
Nhưng cuộc tranh luận nóng bỏng hơn chính là vấn đề Mạc Khải. Vấn đề ở đây là mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền, và các nhà chú giải là những người trước nhất muốn được tự do nhiều hơn; họ cảm thấy phần nào, có thể nói như thế, ở thế sút kém so với các nhà chú giải Thệ Phản, là những người lúc đó đang thực hiện được nhiều khám phá lớn lao, trong khi các nhà chú giải Công Giáo phần nào cảm thấy “bị khuyết tật” do nhu cầu phải suy phục Huấn Quyền. Bởi thế, một cuộc đấu tranh hết sức cụ thể đã nổ ra: các nhà chú giải hiện có được thứ tự do nào? Người ta phải đọc Thánh Kinh một cách thích đáng ra sao? Đâu là ý nghĩa của Thánh Truyền? Đây là một cuộc đấu tranh nhiều mặt mà tôi không thể đi vào chi tiết lúc này được, nhưng điều quan trọng hẳn là: Thánh Kinh là lời của Chúa và Giáo Hội ở dưới Thánh Kinh, Giáo Hội vâng theo lời Chúa và không đứng trên Thánh Kinh. Ấy thế nhưng cùng một lúc, Thánh Kinh chỉ là Thánh Kinh vì có Giáo Hội sống động, vốn là chủ thể sống động của nó; không có chủ thể sống động là Giáo Hội, Thánh Kinh chỉ là một bộ sách, mở ra cho nhiều giải thích khác nhau, thiếu hẳn sự rõ ràng tối hậu.
Như tôi đã nói, cuộc đấu tranh này khá cam go, và việc can thiệp của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tỏ ra có tính quyết định. Việc can thiệp này cho thấy tất cả nét tế nhị của một người cha, tính trách nhiệm của ngài đối với tiến triển của Công Đồng, mà còn cả lòng tôn kính lớn lao của ngài đối với Công Đồng nữa. Lúc ấy đang có ý niệm cho rằng Thánh Kinh là đầy đủ; mọi sự đều chứa trong đó; thành thử không cần đến Thánh Truyền, và Huấn Quyền chẳng có quyền nói chi. Đến độ đó, tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng đã chuyển tới Công Đồng mười bốn công thức về một câu cần được lồng vào bản văn Mạc Khải. Ngài dành cho chúng tôi, các nghị phụ, quyền tự do được chọn một trong mười bốn công thức ấy, nhưng ngài nhấn mạnh cần phải chọn một trong mười bốn công thức đó để hoàn tất bản văn. Tôi nhớ ít nhiều công thức "non omnis certitudo de veritatibus fidei potest sumi ex Sacra Scriptura", nghĩa là sự chắc chắn của Giáo Hội về đức tin của mình không chỉ phát sinh từ một cuốn sách riêng rẽ, nhưng cần đến chính Giáo Hội như là chủ thể được Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn. Chỉ lúc đó, Thánh Kinh mới nói với tất cả thế giá của mình. Câu này, mà chúng tôi trong Ủy Ban Tín Lý chọn trong số mười bốn công thức, theo tôi, có tính cách quyết định đối với việc chứng tỏ sự cần thiết tuyệt đối phải có Giáo Hội, và do đó, hiểu được ý nghĩa của Thánh Truyền, cơ phận sống động trong đó lời Chúa nhận được sức sống ngay từ buổi đầu và từ đó, nó tiếp nhận được ánh sáng mà trong đó nó được sinh ra. Qui điển Thánh Kinh vốn đã là một sự kiện của Giáo Hội: việc các trước tác này là Sách Thánh vốn là kết quả công trình soi sáng của Giáo Hội, người đã khám phá ra qui điển này trong chính mình; Giáo Hội khám phá ra nó, chứ Giáo Hội không tạo ra nó; và mãi mãi cũng như chỉ trong hiệp thông với Giáo Hội sống động này, người ta mới thực sự hiểu và đọc Thánh Kinh như là lời Chúa, như là lời hướng dẫn ta lúc sống và lúc chết.
Như tôi đã nói, đấy là một cuộc tranh luận cam go, nhưng nhờ Đức Giáo Hoàng, và, có thể nói được rằng, nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần, Đấng hiện diện với Công Đồng, một văn kiện đã được hoàn thành, được coi như một trong các văn kiện tinh tế nhất và đổi mới nhất của toàn bộ Công Đồng, và đến nay vẫn cần được học hỏi thâm sâu hơn nữa. Vì cả ngày nay nữa, khoa chú giải vẫn có khuynh hướng đọc Thánh Kinh ở bên ngoài Giáo Hội, bên ngoài đức tin, chỉ trong tinh thần tự gọi là theo phương pháp phê bình sử học, một phương pháp tuy quan trọng, nhưng không bao giờ tới độ có thể đem lại các giải pháp chắc chắn tối hậu. Chỉ khi nào ta tin rằng đây không phải là lời của con người mà là lời của Thiên Chúa, và chỉ khi nào có được chủ thể sống động mà Thiên Chúa từng nói và đang nói với kia, ta mới có thể giải thích Sách Thánh một cách thích đáng. Và ở đây, như tôi từng nói trong lời nói đầu cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu (Phần Một), nhiều điều vẫn còn cần phải làm ngõ hầu đạt được một lối giải thích thực sự theo tinh thần của Công Đồng. Ở đây, việc áp dụng Công Đồng vẫn chưa hoàn tất, nhiều điều còn cần phải được làm.
Sau cùng là đại kết. Lúc này đây, tôi không muốn đi vào các vấn đề này, nhưng điều hiển nhiên là các Kitô hữu có thể tìm được sự hợp nhất, đặc biệt sau những “thống khổ” họ phải chịu trong thời Quốc Xã, hay ít nhất cũng có thể mưu tìm sự hợp nhất, ấy thế nhưng điều rõ ràng là chỉ một mình Thiên Chúa mới ban cho ta sự hợp nhất ấy mà thôi. Hiện chúng ta vẫn đi theo nẻo đường này. Có thể nói được rằng hiện nay, với những chủ đề trên, “Liên Minh Sông Rhine” đã hoàn tất được công trình của họ.
Phần thứ hai của Công Đồng có phạm vi rộng hơn. Vấn đề khẩn trương được đặt ra ở đây là thế giới ngày nay, hay thời hiện đại, và Giáo Hội. Cùng với vấn đề đó là vấn đề trách nhiệm xây dựng thế giới này, xã hội này, trách nhiệm đối với tương lai thế giới và niềm hy vọng cánh chung, trách nhiệm đạo đức của các Kitô hữu và ta phải tìm sự hướng dẫn ở đâu; rồi tới các vấn đề: tự do tôn giáo, tiến bộ, và mối liên hệ với các tôn giáo khác. Đến lúc này, mọi phía của Công Đồng đều đã thực sự bước vào cuộc thảo luận, chứ không riêng gì Mỹ, không riêng gì Hiệp Chúng Quốc, là nước hết sức quan tâm tới tự do tôn giáo. Trong khóa thứ ba, các nghị phụ Mỹ thưa với Đức Giáo Hoàng rằng: chúng con không thể về nước mà lại không mang theo tuyên ngôn về tự do tôn giáo được Công Đồng biểu quyết. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng hết sức cứng rắn và cương quyết, cả kiên nhẫn nữa, đã hoãn bản văn tới khóa thứ bốn, để các nghị phụ tìm hiểu cặn kẽ hơn và nhất trí đầy đủ hơn. Tôi muốn nói: không phải chỉ các vị người Mỹ mới mạnh dạn can thiệp vào diễn tiến của Công Đồng, mà cả các vị người Châu Mỹ La Tinh nữa là những vị thông hiểu cảnh nghèo đói cùng cực của dân chúng họ, ngay trên lục địa mang danh Công Giáo, và trách nhiệm của đức tin đối với hoàn cảnh của những người dân này. Cũng thế, Châu Phi và Châu Á thì nhận ra nhu cầu đối thoại liên tôn; đó là những nan đề mà xin thú thực, người Đức chúng tôi không nhìn thấy trước. Tôi không thể mô tả hết các nan đề này ở đây. Văn kiện vĩ đại Gaudium et Spes đã phân tích rất hay cánh chung học Kitô Giáo và tiến bộ của thế giới cũng như trách nhiệm đối với xã hội tương lai và trách nhiệm của Kitô hữu trước cõi đời đời. Bằng cách này, văn kiện cũng đã đổi mới nền đạo đức học Kitô Giáo, các nền móng của đạo đức học.
Nhưng, bất ngờ thay, song song với văn kiện vĩ đại trên, còn có một văn kiện khác đáp ứng một cách tổng hợp và cụ thể hơn đối với các thách đố của thời đại, đó là Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Từ đầu, các bằng hữu Do Thái của chúng ta đã hiện diện (tại Công Đồng), và họ nói, chủ yếu với người Đức chúng ta, nhưng cả với nhiều người khác nữa, rằng sau các biến cố bi thảm của thời Quốc Xã, của thập niên Quốc Xã, Giáo Hội Công Giáo có trách nhiệm phải nói một điều gì đó về Cựu Ước, về Dân Do Thái. Họ bảo: dù rõ ràng Giáo Hội Công Giáo không có trách nhiệm trong vụ Diệt Chủng (Shoah), nhưng phần đông Kitô hữu đã phạm các tội ác này; chúng ta cần thâm hậu hóa và làm mới lại ý thức của Kitô hữu đối với việc này, cho dù biết rõ các tín hữu chân chính luôn đối kháng những chuyện đó. Như thế, mối liên hệ của chúng ta với thế giới của Dân Chúa xưa rõ ràng cần trở thành đối tượng để ta suy nghĩ. Cũng dễ hiểu khi các nước Ả Rập, đúng hơn, các giám mục của các nước Ả Rập, không hài lòng với tình thế ấy: họ sợ ta vinh danh Nhà Nước Do Thái, một điều đương nhiên họ không muốn. Họ bảo: được, một tuyên bố thực sự có tính thần học về Dân Do Thái thì tốt, thậm chí cần thiết nữa, nhưng nếu quí vị đã nói về chuyện ấy, thì cũng phải nói về Hồi Giáo nữa chứ; như thế mới có sự quân bình; Hồi Giáo cũng là một thách thức lớn và Giáo Hội cần phải minh xác mối liên hệ của mình với nó. Vấn đề này, vào lúc ấy, quả tình không được chúng ta hiểu biết nhiều, chỉ hiểu biết chút chút, không nhiều. Ngày nay, ta biết điều ấy cần thiết biết bao.
Khi chúng ta bắt đầu bàn tới Hồi Giáo, thì người ta lại bảo với chúng ta là còn nhiều tôn giáo khác nữa: Cả một lục địa Á Châu cơ mà! Nào là Phật Giáo, nào là Ấn Giáo… Do đó, thay vì một tuyên ngôn như quan niệm lúc đầu, chỉ liên quan tới Dân Chúa trong Cựu Ước, cả một văn kiện đã được soạn thảo nói tới cuộc đối thoại liên tôn, dự ứng được điều mà chỉ 30 năm sau thôi đã được chứng minh là rất thâm hậu và quan trọng. Ở đây, tôi không thể vào sâu chủ đề này, nhưng nếu đọc lại bản văn, ta sẽ thấy nó rất cô đọng và thực sự được soạn bởi những người rất quen thuộc với các thực tại này. Nó vắn tắt nói được những điều chủ yếu chỉ trong vòng một số chữ ít oi. Đồng thời, nó cũng đặt để được nền móng cho cuộc đối thoại, đối thoại trong khác biệt, trong đa dạng, trong niềm tin, về tính duy nhất của Chúa Kitô, Đấng độc nhất, và đối với một tín hữu, ta không thể nghĩ rằng các tôn giáo chỉ là các dị bản khác nhau của cùng một chủ đề. Không, chỉ có một thực tại Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã lên tiếng, và chỉ có một Thiên Chúa, một Thiên Chúa nhập thể, tức một lời của Thiên Chúa, nghĩa là lời thực sự của Thiên Chúa. Nhưng cảm nghiệm tôn giáo (thì có nhiều), với ít nhiều ánh sáng nhân bản từ sáng thế, và do đó, ta cần và có thể bước vào đối thoại, nhờ thế trở nên cởi mở đối với nhau và mở lòng mọi người chào đón sự bằng an của Thiên Chúa, sự bằng an của mọi con cái nam nữ của Người, sự bằng an của toàn thể gia đình nhân loại.
Như thế, hai văn kiện trên, tức văn kiện về tự do tôn giáo và Nostra Aetate, cùng với hiến chế Gaudium et Spes đã tạo thành một bộ ba rất quan trọng. Tầm quan trọng này mãi mấy thập niên sau mới được chứng tỏ, và hiện nay, chúng ta vẫn còn cố gắng để hiểu tốt hơn các thực tại liên kết qua lại với nhau trong tính duy nhất của mạc khải Thiên Chúa, trong tính duy nhất của một Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Kitô và tính đa nguyên của tôn giáo, ngõ hầu tìm kiếm hòa bình và cả trái tim của những ai sẵn sàng chào đón ánh sáng Chúa Thánh Thần, Đấng hằng soi sáng và dẫn đưa con người tới Chúa Kitô.
Tôi cũng muốn nhân dịp này nói thêm điểm thứ ba: bên cạnh Công Đồng của các Nghị Phụ, Công Đồng đúng nghĩa, còn có công đồng của truyền thông nữa. Nó gần như là một công đồng riêng, và thế giới đã nhận thức Công Đồng qua thứ công đồng sau, tức qua các phương tiện truyền thông. Do đó, thứ công đồng tới với dân chúng một cách có hiệu quả tức khắc chính là thứ công đồng của truyền thông, chứ không phải là Công Đồng của các Nghị Phụ. Và trong khi Công Đồng của các Nghị Phụ được tiến hành trong đức tin, một Công Đồng của đức tin đi tìm intellectus, tìm cách hiểu chính mình và tìm cách hiểu các dấu chỉ của Thiên Chúa vào lúc ấy, tìm cách đáp trả các thách đố của Thiên Chúa vào lúc ấy và tìm trong lời Thiên Chúa một lời cho ngày nay và cho ngày mai, vâng như tôi đã nói, trong khi toàn thể Công Đồng khởi động trong đức tin, trong tư cách fides quaerens intellectum ấy, thì thứ công đồng của các nhà báo, đương nhiên, không được tiến hành trong đức tin, mà là trong các phạm trù của truyền thông ngày nay, tức các phạm trù nằm bên ngoài đức tin, với một khoa giải thích khác hẳn. Đó là khoa giải thích chính trị: đối với giới truyền thông, Công Đồng là một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc tranh quyền giữa các khuynh hướng khác nhau trong Giáo Hội. Đương nhiên truyền thông về phe với những người xem ra có nhiều liên minh gần gũi với thế giới của họ. Quả có những người mưu tìm sự phân quyền trong Giáo Hội, quyền của giám mục, và rồi, qua biểu thức “Dân Chúa”, quyền của giáo dân. Đối với họ, đây là vấn đề tối thượng quyền nhân dân (popular sovereignty) với ba khía cạnh: quyền Giáo Hoàng, sau đó chuyển giao qua quyền giám mục và quyền của mọi người. Dĩ nhiên, họ cho rằng đó là điều cần được chấp thuận, cần được công bố, cần được quí chuộng. Với phụng vụ cũng thế, người ta không hề quan tâm tới phụng vụ như hành vi đức tin, mà như một điều gì trong đó những điều dễ hiểu phải được đưa ra, một vấn đề gì đó thuộc sinh hoạt cộng đồng, một điều gì đó hoàn toàn phàm tục. Và ta biết rằng lúc đó đang có khuynh hướng, không hẳn là không có căn bản lịch sử, chủ trương rằng: thánh thiêng (sacrality) vốn là chuyện của ngoại giáo, cùng lắm chỉ là chuyện của Cựu Ước. Trong Tân Ước, điều đáng lưu ý là Chúa Kitô chết ở bên ngoài: đúng là ở bên ngoài cổng (đền thờ), trong thế giới phàm tục. Thành thử, phải hủy bỏ tính thánh thiêng đi và nhường chỗ cho tính phàm tục trong thờ phượng: một thờ phượng không còn là thờ phượng nữa, mà chỉ còn là hành vi cộng đồng, với sự tham dự của cộng đoàn: một tham dự hiểu như một sinh hoạt. Những diễn dịch này, những tầm thường hóa này đối với tư duy của Công Đồng rất hiểm độc trong diễn trình thi hành cuộc canh tân phụng vụ; chúng phát sinh từ một quan niệm nhìn Công Đồng tách rời khỏi chìa khóa riêng của nó là đức tin. Và điều đó cũng đúng đối với vấn đề Sách Thánh: Sách Thánh là một bộ sách, một bộ sách có tính lịch sử, phải được xem sét theo phương diện lịch sử và chỉ theo phương diện lịch sử mà thôi, v.v…
Ta biết rằng thứ công đồng của truyền thông này đã đến tai mọi người. Do đó, nó là một công đồng rất nổi bật, một công đồng nhiều “hiệu quả” hơn, và nó đã tạo ra không biết bao nhiêu tai họa, không biết bao nhiêu vấn đề, không biết bao nhiêu đau khổ mà kể: nhiều chủng viện bị đóng cửa, nhiều nhà tu trống vắng, một thứ phụng vụ tầm phào… trong khi Công Đồng đích thực thì lao đao trong việc tự xác định mình, tự hình thành vóc dáng mình; thứ công đồng ảo quả đã mạnh hơn Công Đồng thực. Tuy thế, sức mạnh thực sự của Công Đồng vẫn có đó và một cách từ từ nhưng chắc chắn, đang tự thiết dựng mình mỗi ngày một hơn và đã trở nên sức mạnh chân thực, cũng là cuộc canh tân chân thực, cuộc canh tân Giáo Hội đúng nghĩa. Đối với tôi, sau 50 năm, thứ công đồng ảo kia đang tan biến, mất dạng, và Công Đồng thực đang xuất hiện với tất cả sức mạnh thiêng liêng của nó. Và nhiệm vụ của chúng ta, nhất là trong Năm Đức Tin này, đặt căn bản trên Năm Đức Tin này, là cố gắng để Công Đồng thực, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, được thành toàn và Giáo Hội thực sự được canh tân. Ta hãy hy vọng rằng Chúa sẽ trợ giúp ta. Phần tôi, khi lui về cầu nguyện, tôi sẽ luôn ở với anh em và cùng nhau ta hãy tiến lên phía trước với Chúa trong niềm xác tín rằng Chúa sẽ chiến thắng. Xin cám ơn anh em.
Vũ Văn An2/22/2013
________________________________________
Thứ năm, 14 tháng 2 vừa qua, nhân cuộc viếng thăm hàng giáo sĩ Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã ứng khẩu nhắc tới một số kỷ niệm của ngài đối với Công Đồng Vatican II.
Đối với hôm nay, vì tuổi già sức yếu, tôi đã không thể dọn được một bài nói chuyện dài như thường lệ; thay vào đó, tôi xin trình bày những gì hiện có trong đầu tức một số ý tưởng về Công Đồng Vatican II, theo cái nhìn của tôi. Tôi xin bắt đầu với câu truyện vui: năm 1959, tôi được cử nhiệm làm giáo sư tại Đại Học Bonn, nơi có các chủng sinh của Giáo Phận Cologne và nhiều giáo phận trong vùng tới học. Nhờ thế, tôi có dịp được tiếp xúc với Đức Hồng Y TGM Cologne, là Đức Hồng Y Frings. Năm 1961, nếu tôi nhớ không sai, Đức Hồng Y Siri của Genoa có tổ chức một loạt các buổi nói chuyện về Công Đồng do nhiều vị hồng y ở Âu Châu đảm trách, và ngài có mời Đức TGM Cologne trình bày đề tài Công Đồng và thế giới tư duy hiện đại.
Đức Hồng Y yêu cầu tôi, là giáo sư trẻ nhất, viết cho ngài một dự thảo. Ngài rất thích dự thảo ấy và đã đem trình bày với dân chúng tại Genoa y nguyên bản văn mà tôi đã viết cho ngài. Chẳng bao lâu sau, Đức Giáo Hoàng Gioan mời Đức Hồng Y tới gặp ngài. Đức Hồng Y lo lắng lắm sợ mình nói điều gì đó không đúng, một điều gì đó sai lạc, nên bị triệu tới để quở mắng, thậm chí dám bị tước cả chức hồng y lắm. Thực vậy, khi cha thư ký của ngài giúp ngài vận phẩm phục để vào triều yến, Đức Hồng Y bảo: “Có lẽ đây là lần chót tôi mặc phẩm phục này!”. Rồi ngài đi vào, Đức Giáo Hoàng Gioan ra gặp ngài, ôm lấy ngài rồi nói: “Cám ơn Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nói những điều mà chính tôi vốn muốn nói từ lâu, nhưng không tìm ra lời”. Nhờ thế, Đức Hồng Y biết ngài đi đúng đường và đã mời tôi tháp tùng ngài tới Công Đồng, đầu tiên làm cố vấn riêng cho ngài; sau đó, ngay trong khóa đầu tiên, tôi nghĩ vào khoảng tháng Mười Một năm 1962, tôi cũng được cử làm chuyên viên chính thức của Công Đồng.
Thế là chúng tôi lên đường tới Công Đồng không những lòng tràn đầy niềm vui mà còn phấn khởi nữa. Ai cũng hết sức nóng lòng mong đợi. Chúng tôi hy vọng mọi sự sẽ được canh tân, ta sẽ có một Lễ Hiện Xuống mới, vì lúc đó, Giáo Hội vẫn còn khá vững vàng: con số tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật vẫn còn khá đông, ơn gọi làm linh mục và tu dòng chỉ hơi bắt đầu giảm sút, nhưng vẫn còn đủ. Tuy thế, người ta có cảm tưởng Giáo Hội không chịu tiến về phía trước, đang sa sút, dường như đã trở thành điều gì đó thuộc quá khứ chứ không phải là người loan báo tương lai. Và lúc đó, chúng tôi hy vọng rằng mối liên hệ này sẽ được đổi mới, chắc chắn nó sẽ thay đổi, Giáo Hội một lần nữa sẽ trở thành sức mạnh của tương lai cũng như sức mạnh của hiện tại. Chúng tôi cũng biết rằng mối liên hệ giữa Giáo Hội và thời hiện đại, ngay từ đầu, đã hơi gặp trục trặc, bắt đầu với sai lầm của Giáo Hội trong vụ Galileo Galilei. Chúng tôi mong sửa được buổi đầu sai lầm ấy và khám phá lại sự liên kết giữa Giáo Hội và những lực lượng tốt đẹp nhất của thế giới, ngõ hầu mở ra một tương lai thực sự cho nhân loại, một tiến bộ thực sự. Tóm lại, chúng tôi tràn trề hy vọng, tràn trề phấn khởi, những mong góp phần mình vào diễn trình đó. Tôi nhớ rằng người ta vốn nghĩ Công Đồng Rôma chỉ là một mô thức tiêu cực. Tôi không biết đúng hay sai nhưng người ta bảo rằng các văn kiện đã soạn sẵn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan được đọc lớn tiếng lên, rồi các thành viên của Công Đồng chỉ biết vỗ tay hoan hô, nghĩa là chấp thuận bằng cách vỗ tay. Công Đồng đại loại được tiến hành như thế. (Nhưng ngày nay) các giám mục cho hay: không, ta không nên hành động như vậy nữa. Chúng tôi là giám mục, chúng tôi là chủ thể của Công Đồng; chúng tôi không muốn đơn giản chấp thuận những gì đã được làm sẵn, chúng tôi muốn làm chủ thể, làm chủ đạo của Công Đồng. Bởi thế, cả Đức Hồng Y Frings, người có tiếng trung thành tuyệt đối với Đức Thánh Cha, trung thành một cách gần như từng ly từng tí nữa, cũng đã phát biểu rằng: ở đây, chúng tôi đóng vai trò khác hẳn. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng tôi trở thành như các giáo phụ, trở thành Công Đồng Chung, một chủ thể canh tân Giáo Hội. Bởi thế, chúng tôi muốn đảm nhiệm vai trò mới mẻ này của chúng tôi.
Dịp đầu tiên thái độ trên được chứng tỏ là chính ngày thứ nhất. Chương trình dành cho ngày thứ nhất này là bầu các ủy ban. Các danh sách để bầu đã được soạn sẵn, và được coi là soạn một cách vô tư. Các danh sách này được đem ra bỏ phiếu. Nhưng ngay tức khắc, các nghị phụ tuyên bố: không, chúng tôi không muốn bỏ phiếu cho những danh sách đã dọn sẵn. Chúng tôi là chủ thể. Thành thử, phải hoãn việc bỏ phiếu này, vì các nghị phụ muốn trước hết được biết nhau cái đã, sau đó, mới tự mình soạn thảo các danh sách. Và đã xẩy ra đúng như thế. Đức Hồng Y Liénart của Lille và Đức Hồng Y Frings của Cologne công khai cho hay: không, không phải cách đó. Chúng tôi muốn soạn danh sách riêng của chúng tôi và bầu các ứng cử viên của chúng tôi. Đây không hẳn là hành vi cách mạng, mà chỉ là hành vi lương tâm, một hành vi chịu trách nhiệm về phía các nghị phụ của Công Đồng.
Và thế là khởi đầu giai đọan gay go, tích cực tìm hiểu các đối tác của mình, một điều không thể nào tình cờ xẩy ra được. Tại Collegio dell’Anima, nơi tôi cư ngụ, chúng tôi có nhiều khách tới thăm: Đức Hồng Y rất nổi tiếng, và chúng tôi được hân hạnh đón tiếp các vị hồng y khắp thế giới.Tôi nhớ rõ khổ người cao và gầy của Đức Cha Etchegaray, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Pháp, và nhiều vị khác. Việc này diễn ra suốt thời kỳ Công Đồng: những cuộc họp bỏ túi với các đối tác thuộc nhiều quốc gia khác. Nhờ thế, tôi được làm quen với những nhân vật vĩ đại như các cha de Lubac, Daniélou, Congar, v.v… Chúng tôi cũng biết nhiều giám mục khác nhau; nhưng nhớ nhất là Đức Cha Elchinger của Strasbourg. Có thể nói đó đã là một cảm nghiệm về tính phổ quát và thực tại cụ thể của Giáo Hội, một thực tại không đơn giản chỉ tiếp nhận chỉ thị từ trên cao, nhưng cùng nhau triển nở và tiến về phía trước, luôn dưới sự hướng dẫn, dĩ nhiên, của vị kế nhiệm Thánh Phêrô.
Như tôi đã nói, mọi người tới đây với một hoài mong lớn lao; chưa bao giờ có được một công đồng với qui mô lớn lao như thế, nhưng không phải ai cũng biết mình phải làm gì. Có thể nói thế này: những vị được chuẩn bị hơn cả, tức những vị có những ý niệm rõ ràng hơn hết, là hàng giám mục Pháp, Đức, Bỉ và Hoà Lan, những vị tự nhận là “Liên Minh Sông Rhine”. Và trong giai đoạn đầu của Công Đồng, chính các vị này xác định ra con đường phải đi; sau đó, sinh hoạt nhanh chóng được mở rộng và mọi người mỗi ngày một góp phần nhiều hơn vào tính sáng tạo của Công Đồng. Các vị người Pháp và người Đức có một số quan tâm chung với nhau, dù khác nhau về tiểu tiết. Ý định đầu tiên, đơn giản và rõ ràng đơn giản là cải tổ phụng vụ, một việc đã bắt đầu từ thời Đức Piô XII, vị giáo hoàng từng cải tổ phụng vụ Tuần Thánh; ý định thứ hai là giáo hội học; ý định thứ ba là lời Chúa, tức mạc khải; và sau cùng là đại kết. Hơn các vị người Đức, các vị người Pháp cũng rất quan tâm tới việc thăm dò vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội và thế giới.
Ta hãy bắt đầu với chủ đề thứ nhất. Sau Thế Chiến Thứ Nhất, Trung và Tây Âu đã được chứng kiến phong trào phụng vụ nhằm khám phá lại sự phong phú và sâu sắc của phụng vụ, mà tới lúc đó vẫn như thể bị khóa cứng trong cuốn sách lễ Rôma của linh mục, trong khi giáo dân cầu nguyện với sách kinh riêng của họ, được soạn thảo theo nhu cầu tình cảm của giáo dân, nhằm diễn dịch nội dung cao xa, ngôn ngữ cao vời của nền phụng vụ cổ điển thành những ngôn từ thiên nhiều về xúc cảm, gần gũi hơn với tâm hồn giáo dân. Nhưng dường như ta có đến hai nền phụng vụ song hành: linh mục với các cậu giúp lễ cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ, và giáo dân cầu nguyện trong Thánh Lễ theo sách kinh riêng của họ cùng một lúc, mà vẫn biết đại cương những gì đang diễn ra trên bàn thờ. Nhưng nay, ta khám phá lại vẻ đẹp, sự sâu sắc, sự phong phú về lịch sử, về nhân bản và tâm linh của Thánh Lễ và ai cũng hiểu rõ: không còn việc chỉ có người đại diện giáo dân, tức cậu giúp lễ, thưa “Et cum spiritu tuo" (và ở cùng tinh thần cha) v.v…, mà có cả một cuộc đối thoại giữa linh mục và giáo dân: quả thực, phụng vụ bàn thờ và phụng vụ giáo dân đã tạo thành một phụng vụ duy nhất, một tham dự tích cực, ngõ hầu mọi phong phú được đem tới cho giáo dân. Phụng vụ đã được tái khám phá và canh tân cách đó.
Nay nhìn lại, tôi thấy quả là một ý tưởng rất tốt khi ta khởi đầu với phụng vụ, bởi nhờ cách này, quyền tối thượng của Thiên Chúa đã được đặt ra, đó là tính tối thượng của thờ lạy. "Operi Dei nihil praeponatur" (không điều gì được đặt trước công việc của Chúa): câu trích từ Luật Của Thánh Bênêđíctô này (xem 43:3) như thế đã trở thành luật tối cao của Công Đồng. Nhiều người xưa nay chỉ trích rằng Công Đồng nói đến nhiều điều, nhưng không nói gì đến Thiên Chúa. (Chỉ trích thế là sai) vì quả Công Đồng có nói tới Thiên Chúa! Hơn nữa, đó là điều Công Đồng nói tới trước nhất, nói một cách đầy bản chất tới Thiên Chúa và dẫn đưa mọi người, dẫn đưa toàn thể dân thánh Chúa tới việc thờ lạy Người, trong việc cùng nhau cử hành phụng vụ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Hiểu như thế, vuợt lên trên các nhân tố thực tiễn vốn khuyên các nghị phụ tránh việc tức khắc khởi đầu với các chủ đề gây tranh cãi, ta có thể nói, thật là một ơn Chúa quan phòng khi Công Đồng khởi đầu với phụng vụ, Thiên Chúa, thờ lạy. Ở đây và vào lúc này, tôi không có ý định chi tiết hóa các cuộc thảo luận này, tuy nhiên, vượt qua các thành quả thực tiễn, thiển nghĩ cũng nên trở về với chính Công Đồng, với những tầng sâu và ý niệm cốt yếu của nó.
Theo tôi, có một số ý niệm cốt yếu sau đây: trước nhất là Mầu Nhiệm Vượt Qua, hiểu như tâm điểm của người Kitô hữu, và do đó, của đời sống Kitô hữu, của năm Kitô Giáo, của Mùa Kitô Giáo, được phát biểu trong Mùa Phục Sinh và trong các Chúa Nhật vốn kỷ niệm ngày Chúa sống lại. Năm này qua năm nọ, chúng ta luôn bắt đầu thì giờ của ta với Lễ Phục Sinh, tức cuộc gặp gỡ của ta với Chúa Sống Lại, và từ cuộc gặp gỡ với Chúa sống lại này, ta đi gặp gỡ thế giới. Hiểu như thế, quả là đáng ngại khi ở thời nay, Chúa Nhật đã bị biến thành ngày cuối tuần, dù thực sự nó là ngày thứ nhất, ngày khởi đầu. Ta phải nhớ kỹ điều này: nó là ngày khởi đầu, khởi đầu Sáng Thế và khởi đầu Tái Sáng Thế trong Giáo Hội, nó là ngày gặp gỡ Đấng Tạo Hóa và Chúa Kitô Sống Lại. Nội dung kép của Chúa Nhật là điều rất quan trọng: nó là ngày thứ nhất, nghĩa là lễ mừng Sáng Thế, ta đang đứng trên nền Sáng Thế, ta tin Thiên Chúa Tác Tạo; và nó là cuộc gặp gỡ với Đấng Sống Lại, Đấng đổi mới Sáng Thế; mục đích chân thực của Người là sáng tạo một thế giới biết đáp trả tình yêu Thiên Chúa.
Rồi tới các nguyên tắc: nguyên tắc dễ hiểu, thay vì bị khóa cứng trong thứ ngôn ngữ không ai biết, không ai còn nói nữa, và nguyên tắc tích cực tham dự. Không may, những nguyên tắc này cũng đã bị hiểu sai. Dễ hiểu không có nghĩa là tầm thường, vì các bản văn vĩ đại trong phụng vụ, dù được nói bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cám ơn Chúa về việc này, vẫn chưa chắc là dễ hiểu: chúng đòi Kitô hữu phải không ngừng được huấn luyện mới lớn lên và bước vào được sâu hơn trong mầu nhiệm và nhờ thế hiểu thấu nó. Lời Chúa cũng thế, khi tôi nghĩ tới trình tự hàng ngày các bài đọc Cựu Ước, và các thư Thánh Phaolô cũng như các Tin Mừng: ai dám nói là mình hiểu ngay tức khắc, chỉ vì nhờ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình? Chỉ có việc huấn luyện tâm và trí liên tục mới có thể thực sự tạo được sự dễ hiểu và sự tham dự không phải như những sinh hoạt bề ngoài mà đúng hơn cả con người ta, cả hữu thể ta đi vào hiệp thông của Giáo Hội và nhờ thế đi vào hiệp thông với Chúa Kitô.
Bây giờ, xin nói tới chủ đề thứ hai: Giáo Hội. Ta biết rằng Công Đồng Vatican I bị gián đoạn vì cuộc Chiến Tranh Pháp Phổ, thành thử phần nào bị phiến diện, không hoàn toàn, vì tín điều về quyền tối thượng, tuy nhờ ơn Chúa, được xác định vào thời điểm lịch sử ấy của Giáo Hội, và rất cần thiết đối với thời kỳ tiếp theo, nhưng chỉ là một yếu tố đơn lẻ trong một giáo hội học rộng lớn hơn, vốn từng được xem sét và chuẩn bị. Bởi thế, ta mới chỉ nhận được một mảnh. Và có thể nói được rằng bao lâu nó vẫn còn là một mảnh, thì ta vẫn chỉ có được một cái nhìn phiến diện qua đó, Giáo Hội chỉ là tối thượng. Bởi thế, từ lâu, ý định vẫn là hoàn tất giáo hội học của Vatican I, vào một ngày sẽ được ấn định, để có được một giáo hội học hoàn tất. Ở đây, thì giờ cũng đã chín muồi, vì sau Thế Chiến I, cảm thức về Giáo Hội đã được tái sinh mới mẻ. Như Romano Guardini từng nói: “Giáo Hội đang bắt đầu tỉnh thức trong linh hồn người ta”. Một giám mục Thệ Phản thì nói tới “thời đại của Giáo Hội”. Trên hết, người ta tái khám phá ra ý niệm từng đã được Vatican I xem sét, tức ý niệm Nhiệm Thể Chúa Kitô. Người ta bắt đầu hiểu ra rằng Giáo Hội không phải chỉ là một tổ chức, một cái gì có cơ cấu, có luật pháp, có định chế; đúng là như thế đấy, nhưng thực sự nó là một sinh vật, một thực tại sống động đi vào linh hồn tôi, một cách mà chính tôi, với một linh hồn biết tin, tôi đúng là viên gạch xây nên Giáo Hội đúng nghĩa. Hiểu như hế, Đức Piô XII đã viết thông điệp Mystici Corporis Christi (Nhiệm Thể Chúa Kitô) như một bước tiến tới việc hoàn tất nền giáo hội học của Vatican I.
Tôi muốn nói rằng cuộc tranh luận thần học trong các thập niên 1930 và 1940, thậm chí cả trong thập niên 1920 nữa, đều được tiến hành dưới tiêu đề Nhiệm Thể. Đây là một khám phá đem lại nhiều niềm vui lớn lao vào thời đó, và trong ngữ cảnh này, ta thấy xuất hiện công thức sau: ta là Giáo Hội, Giáo Hội không phải là một cơ cấu; Kitô hữu chúng ta, cùng nhau tất cả, đều là cơ thể sống động của Giáo Hội. Và dĩ nhiên, điều này có nghĩa: chúng ta, cái “chúng tôi” đích thực của tín hữu, cùng với cái “tôi” của Chúa Kitô, chính là Giáo Hội; mỗi một người trong chúng ta, chứ không phải cái “chúng tôi” đặc thù nào, tạo thành nhóm đơn nhất tự mang tên là Giáo Hội. Cái “chúng tôi là Giáo Hội” này đòi tôi phải nhận lấy chỗ của mình trong cái “chúng tôi” vĩ đại của các tín hữu mọi thời mọi chốn. Bởi thế, ý niệm trước nhất là hoàn tất nền giáo hội học không những về phương diện thần học, mà cả về phương diện cơ cấu nữa, nghĩa là cần phải nói rằng: ngoài việc thừa kế Thánh Phêrô, và chức năng độc đáo của ngài, cần phải xác định rõ hơn nữa chức năng của các giám mục, của đoàn ngũ giám mục. Và để làm việc này, từ ngữ “hiệp đoàn tính” (collegiality) đã được chấp nhận, một từ ngữ vốn đã được tranh luận rất nhiều, đôi khi rất gay gắt, có thể nói như thế, và bằng những ngôn từ đôi khi rất cường điệu. Nhưng từ ngữ này, một từ ngữ hiện được coi là có công hiệu, dù vẫn có thể tìm ra một từ ngữ khác, muốn diễn tả sự kiện này: như một tập thể, các giám mục chính là những người tiếp nối nhóm Mười Hai, tức đoàn ngũ Tông Đồ. Ta từng nói: chỉ có một giám mục, tức Giám Mục Rôma, mới là người kế nhiệm của một Tông Đồ đặc thù, tức Thánh Phêrô. Tất cả các giám mục khác trở thành các vị kế nhiệm các tông đồ nhờ tham dự vào đoàn ngũ những người tiếp diễn đoàn ngũ của nhóm Mười Hai, và nhờ thế có được sự cần thiết nội tại, chức năng, các quyền lợi và nhiệm vụ của mình. Đối với nhiều người, điều này xem ra như một cuộc tranh quyền, và rất có thể có người nghĩ đến quyền lực của mình thật, nhưng xét trong bản chất, đây không phải là chuyện quyền lực, mà là tính bổ túc của những thành phần khác nhau và là sự hoàn tất đoàn ngũ Giáo Hội với các giám mục, các vị kế nhiệm các Tông Đồ, như là thành phần cấu tạo; và mỗi người trong các vị đều là thành phần cấu tạo của Giáo Hội bên trong đoàn ngũ vĩ đại này.
Có thể nói đó là hai thành phần nền tảng. Nhưng, trong khi đi tìm một quan niệm thần học đầy đủ cho giáo hội học, nhiều phê phán đã được phát biểu sau thập niên 1940, đúng hơn trong thập niên 1950, liên quan tới ý niệm Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ ngữ “nhiệm” bị cho là quá thiêng liêng, quá chuyên nhất (exclusive); do đó, ý niệm “Dân Chúa” bắt đầu được chú ý nhiều hơn. Công Đồng rất đúng khi tiếp nhận từ ngữ này, được các Nghị Phụ cho là nói lên được liên tục tính giữa Cựu và Tân Ước. Trong bản văn Tâu Ước, thuật ngữ Laos tou Theou (Dân Chúa), một thuật ngữ tương ứng với các bản văn Cựu Ước, theo tôi, chỉ trừ có hai ngoại lệ, có nghĩa là dân xưa của Thiên Chúa, tức Dân Do Thái, vốn là Dân “riêng” của Thiên Chúa giữa mọi dân tộc trên mặt đất (goim). Những dân tộc khác, các dân ngoại chúng ta, tự mình, không phải là Dân Chúa: ta trở nên con cái Ápraham và do đó là Dân Chúa nhờ bước vào hiệp thông với Chúa Kitô, vốn là dòng dõi Ápraham. Nhờ bước vào hiệp thông với Người, nhờ là một với Người, ta cũng đã trở thành Dân Chúa. Tóm lại, ý niệm Dân Chúa bao hàm liên tục tính giữa hai Giao Ước, liên tục tính trong lịch sử của Thiên Chúa với thế giới, với loài người, nhưng cũng bao hàm yếu tố Kitô học nữa. Chỉ nhờ Kitô học, ta mới trở thành Dân Chúa, và như thế hai ý niệm này được kết hợp với nhau. Công Đồng quyết định chi tiết hóa nền giáo hội học Ba Ngôi: Dân của Chúa Cha, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, chỉ sau Công Đồng, một yếu tố khác mới xuất hiện, một yếu tố có thể tìm thấy trong chính Công Đồng, tuy có hơi bí ẩn, đó là yếu tố này: mối dây liên kết giữa Dân Chúa và Thân Thể Chúa Kitô chính là sự hiệp thông với Chúa Kitô trong Hiệp Thông Thánh Thể. Chính ở đó, ta trở thành Thân Thể Chúa Kitô: mối tương quan giữa Dân Chúa và Thân Thể Chúa Kitô tạo ra một thực tại mới: thực tại hiệp thông. Có thể nói: sau Công Đồng, người ta mới thấy rõ chính Công Đồng thực sự đã khám phá ra và chỉ cho thấy ý niệm này: hiệp thông chính là ý niệm trung tâm. Về phương diện ngữ học, có thể nói ý niệm này chưa được hoàn toàn khai triển tại Công Đồng, nhưng nhờ công trình của Công Đồng, ý niệm hiệp thông mỗi ngày mỗi trở thành biểu thức nói lên yếu tính của Giáo Hội, hiệp thông trong các chiều kích khác nhau của nó: hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng vốn là hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hiệp thông bí tích, và hiệp thông cụ thể trong hàng giám mục và trong đời sống Giáo Hội.
Nhưng cuộc tranh luận nóng bỏng hơn chính là vấn đề Mạc Khải. Vấn đề ở đây là mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền, và các nhà chú giải là những người trước nhất muốn được tự do nhiều hơn; họ cảm thấy phần nào, có thể nói như thế, ở thế sút kém so với các nhà chú giải Thệ Phản, là những người lúc đó đang thực hiện được nhiều khám phá lớn lao, trong khi các nhà chú giải Công Giáo phần nào cảm thấy “bị khuyết tật” do nhu cầu phải suy phục Huấn Quyền. Bởi thế, một cuộc đấu tranh hết sức cụ thể đã nổ ra: các nhà chú giải hiện có được thứ tự do nào? Người ta phải đọc Thánh Kinh một cách thích đáng ra sao? Đâu là ý nghĩa của Thánh Truyền? Đây là một cuộc đấu tranh nhiều mặt mà tôi không thể đi vào chi tiết lúc này được, nhưng điều quan trọng hẳn là: Thánh Kinh là lời của Chúa và Giáo Hội ở dưới Thánh Kinh, Giáo Hội vâng theo lời Chúa và không đứng trên Thánh Kinh. Ấy thế nhưng cùng một lúc, Thánh Kinh chỉ là Thánh Kinh vì có Giáo Hội sống động, vốn là chủ thể sống động của nó; không có chủ thể sống động là Giáo Hội, Thánh Kinh chỉ là một bộ sách, mở ra cho nhiều giải thích khác nhau, thiếu hẳn sự rõ ràng tối hậu.
Như tôi đã nói, cuộc đấu tranh này khá cam go, và việc can thiệp của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tỏ ra có tính quyết định. Việc can thiệp này cho thấy tất cả nét tế nhị của một người cha, tính trách nhiệm của ngài đối với tiến triển của Công Đồng, mà còn cả lòng tôn kính lớn lao của ngài đối với Công Đồng nữa. Lúc ấy đang có ý niệm cho rằng Thánh Kinh là đầy đủ; mọi sự đều chứa trong đó; thành thử không cần đến Thánh Truyền, và Huấn Quyền chẳng có quyền nói chi. Đến độ đó, tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng đã chuyển tới Công Đồng mười bốn công thức về một câu cần được lồng vào bản văn Mạc Khải. Ngài dành cho chúng tôi, các nghị phụ, quyền tự do được chọn một trong mười bốn công thức ấy, nhưng ngài nhấn mạnh cần phải chọn một trong mười bốn công thức đó để hoàn tất bản văn. Tôi nhớ ít nhiều công thức "non omnis certitudo de veritatibus fidei potest sumi ex Sacra Scriptura", nghĩa là sự chắc chắn của Giáo Hội về đức tin của mình không chỉ phát sinh từ một cuốn sách riêng rẽ, nhưng cần đến chính Giáo Hội như là chủ thể được Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn. Chỉ lúc đó, Thánh Kinh mới nói với tất cả thế giá của mình. Câu này, mà chúng tôi trong Ủy Ban Tín Lý chọn trong số mười bốn công thức, theo tôi, có tính cách quyết định đối với việc chứng tỏ sự cần thiết tuyệt đối phải có Giáo Hội, và do đó, hiểu được ý nghĩa của Thánh Truyền, cơ phận sống động trong đó lời Chúa nhận được sức sống ngay từ buổi đầu và từ đó, nó tiếp nhận được ánh sáng mà trong đó nó được sinh ra. Qui điển Thánh Kinh vốn đã là một sự kiện của Giáo Hội: việc các trước tác này là Sách Thánh vốn là kết quả công trình soi sáng của Giáo Hội, người đã khám phá ra qui điển này trong chính mình; Giáo Hội khám phá ra nó, chứ Giáo Hội không tạo ra nó; và mãi mãi cũng như chỉ trong hiệp thông với Giáo Hội sống động này, người ta mới thực sự hiểu và đọc Thánh Kinh như là lời Chúa, như là lời hướng dẫn ta lúc sống và lúc chết.
Như tôi đã nói, đấy là một cuộc tranh luận cam go, nhưng nhờ Đức Giáo Hoàng, và, có thể nói được rằng, nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần, Đấng hiện diện với Công Đồng, một văn kiện đã được hoàn thành, được coi như một trong các văn kiện tinh tế nhất và đổi mới nhất của toàn bộ Công Đồng, và đến nay vẫn cần được học hỏi thâm sâu hơn nữa. Vì cả ngày nay nữa, khoa chú giải vẫn có khuynh hướng đọc Thánh Kinh ở bên ngoài Giáo Hội, bên ngoài đức tin, chỉ trong tinh thần tự gọi là theo phương pháp phê bình sử học, một phương pháp tuy quan trọng, nhưng không bao giờ tới độ có thể đem lại các giải pháp chắc chắn tối hậu. Chỉ khi nào ta tin rằng đây không phải là lời của con người mà là lời của Thiên Chúa, và chỉ khi nào có được chủ thể sống động mà Thiên Chúa từng nói và đang nói với kia, ta mới có thể giải thích Sách Thánh một cách thích đáng. Và ở đây, như tôi từng nói trong lời nói đầu cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu (Phần Một), nhiều điều vẫn còn cần phải làm ngõ hầu đạt được một lối giải thích thực sự theo tinh thần của Công Đồng. Ở đây, việc áp dụng Công Đồng vẫn chưa hoàn tất, nhiều điều còn cần phải được làm.
Sau cùng là đại kết. Lúc này đây, tôi không muốn đi vào các vấn đề này, nhưng điều hiển nhiên là các Kitô hữu có thể tìm được sự hợp nhất, đặc biệt sau những “thống khổ” họ phải chịu trong thời Quốc Xã, hay ít nhất cũng có thể mưu tìm sự hợp nhất, ấy thế nhưng điều rõ ràng là chỉ một mình Thiên Chúa mới ban cho ta sự hợp nhất ấy mà thôi. Hiện chúng ta vẫn đi theo nẻo đường này. Có thể nói được rằng hiện nay, với những chủ đề trên, “Liên Minh Sông Rhine” đã hoàn tất được công trình của họ.
Phần thứ hai của Công Đồng có phạm vi rộng hơn. Vấn đề khẩn trương được đặt ra ở đây là thế giới ngày nay, hay thời hiện đại, và Giáo Hội. Cùng với vấn đề đó là vấn đề trách nhiệm xây dựng thế giới này, xã hội này, trách nhiệm đối với tương lai thế giới và niềm hy vọng cánh chung, trách nhiệm đạo đức của các Kitô hữu và ta phải tìm sự hướng dẫn ở đâu; rồi tới các vấn đề: tự do tôn giáo, tiến bộ, và mối liên hệ với các tôn giáo khác. Đến lúc này, mọi phía của Công Đồng đều đã thực sự bước vào cuộc thảo luận, chứ không riêng gì Mỹ, không riêng gì Hiệp Chúng Quốc, là nước hết sức quan tâm tới tự do tôn giáo. Trong khóa thứ ba, các nghị phụ Mỹ thưa với Đức Giáo Hoàng rằng: chúng con không thể về nước mà lại không mang theo tuyên ngôn về tự do tôn giáo được Công Đồng biểu quyết. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng hết sức cứng rắn và cương quyết, cả kiên nhẫn nữa, đã hoãn bản văn tới khóa thứ bốn, để các nghị phụ tìm hiểu cặn kẽ hơn và nhất trí đầy đủ hơn. Tôi muốn nói: không phải chỉ các vị người Mỹ mới mạnh dạn can thiệp vào diễn tiến của Công Đồng, mà cả các vị người Châu Mỹ La Tinh nữa là những vị thông hiểu cảnh nghèo đói cùng cực của dân chúng họ, ngay trên lục địa mang danh Công Giáo, và trách nhiệm của đức tin đối với hoàn cảnh của những người dân này. Cũng thế, Châu Phi và Châu Á thì nhận ra nhu cầu đối thoại liên tôn; đó là những nan đề mà xin thú thực, người Đức chúng tôi không nhìn thấy trước. Tôi không thể mô tả hết các nan đề này ở đây. Văn kiện vĩ đại Gaudium et Spes đã phân tích rất hay cánh chung học Kitô Giáo và tiến bộ của thế giới cũng như trách nhiệm đối với xã hội tương lai và trách nhiệm của Kitô hữu trước cõi đời đời. Bằng cách này, văn kiện cũng đã đổi mới nền đạo đức học Kitô Giáo, các nền móng của đạo đức học.
Nhưng, bất ngờ thay, song song với văn kiện vĩ đại trên, còn có một văn kiện khác đáp ứng một cách tổng hợp và cụ thể hơn đối với các thách đố của thời đại, đó là Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Từ đầu, các bằng hữu Do Thái của chúng ta đã hiện diện (tại Công Đồng), và họ nói, chủ yếu với người Đức chúng ta, nhưng cả với nhiều người khác nữa, rằng sau các biến cố bi thảm của thời Quốc Xã, của thập niên Quốc Xã, Giáo Hội Công Giáo có trách nhiệm phải nói một điều gì đó về Cựu Ước, về Dân Do Thái. Họ bảo: dù rõ ràng Giáo Hội Công Giáo không có trách nhiệm trong vụ Diệt Chủng (Shoah), nhưng phần đông Kitô hữu đã phạm các tội ác này; chúng ta cần thâm hậu hóa và làm mới lại ý thức của Kitô hữu đối với việc này, cho dù biết rõ các tín hữu chân chính luôn đối kháng những chuyện đó. Như thế, mối liên hệ của chúng ta với thế giới của Dân Chúa xưa rõ ràng cần trở thành đối tượng để ta suy nghĩ. Cũng dễ hiểu khi các nước Ả Rập, đúng hơn, các giám mục của các nước Ả Rập, không hài lòng với tình thế ấy: họ sợ ta vinh danh Nhà Nước Do Thái, một điều đương nhiên họ không muốn. Họ bảo: được, một tuyên bố thực sự có tính thần học về Dân Do Thái thì tốt, thậm chí cần thiết nữa, nhưng nếu quí vị đã nói về chuyện ấy, thì cũng phải nói về Hồi Giáo nữa chứ; như thế mới có sự quân bình; Hồi Giáo cũng là một thách thức lớn và Giáo Hội cần phải minh xác mối liên hệ của mình với nó. Vấn đề này, vào lúc ấy, quả tình không được chúng ta hiểu biết nhiều, chỉ hiểu biết chút chút, không nhiều. Ngày nay, ta biết điều ấy cần thiết biết bao.
Khi chúng ta bắt đầu bàn tới Hồi Giáo, thì người ta lại bảo với chúng ta là còn nhiều tôn giáo khác nữa: Cả một lục địa Á Châu cơ mà! Nào là Phật Giáo, nào là Ấn Giáo… Do đó, thay vì một tuyên ngôn như quan niệm lúc đầu, chỉ liên quan tới Dân Chúa trong Cựu Ước, cả một văn kiện đã được soạn thảo nói tới cuộc đối thoại liên tôn, dự ứng được điều mà chỉ 30 năm sau thôi đã được chứng minh là rất thâm hậu và quan trọng. Ở đây, tôi không thể vào sâu chủ đề này, nhưng nếu đọc lại bản văn, ta sẽ thấy nó rất cô đọng và thực sự được soạn bởi những người rất quen thuộc với các thực tại này. Nó vắn tắt nói được những điều chủ yếu chỉ trong vòng một số chữ ít oi. Đồng thời, nó cũng đặt để được nền móng cho cuộc đối thoại, đối thoại trong khác biệt, trong đa dạng, trong niềm tin, về tính duy nhất của Chúa Kitô, Đấng độc nhất, và đối với một tín hữu, ta không thể nghĩ rằng các tôn giáo chỉ là các dị bản khác nhau của cùng một chủ đề. Không, chỉ có một thực tại Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã lên tiếng, và chỉ có một Thiên Chúa, một Thiên Chúa nhập thể, tức một lời của Thiên Chúa, nghĩa là lời thực sự của Thiên Chúa. Nhưng cảm nghiệm tôn giáo (thì có nhiều), với ít nhiều ánh sáng nhân bản từ sáng thế, và do đó, ta cần và có thể bước vào đối thoại, nhờ thế trở nên cởi mở đối với nhau và mở lòng mọi người chào đón sự bằng an của Thiên Chúa, sự bằng an của mọi con cái nam nữ của Người, sự bằng an của toàn thể gia đình nhân loại.
Như thế, hai văn kiện trên, tức văn kiện về tự do tôn giáo và Nostra Aetate, cùng với hiến chế Gaudium et Spes đã tạo thành một bộ ba rất quan trọng. Tầm quan trọng này mãi mấy thập niên sau mới được chứng tỏ, và hiện nay, chúng ta vẫn còn cố gắng để hiểu tốt hơn các thực tại liên kết qua lại với nhau trong tính duy nhất của mạc khải Thiên Chúa, trong tính duy nhất của một Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Kitô và tính đa nguyên của tôn giáo, ngõ hầu tìm kiếm hòa bình và cả trái tim của những ai sẵn sàng chào đón ánh sáng Chúa Thánh Thần, Đấng hằng soi sáng và dẫn đưa con người tới Chúa Kitô.
Tôi cũng muốn nhân dịp này nói thêm điểm thứ ba: bên cạnh Công Đồng của các Nghị Phụ, Công Đồng đúng nghĩa, còn có công đồng của truyền thông nữa. Nó gần như là một công đồng riêng, và thế giới đã nhận thức Công Đồng qua thứ công đồng sau, tức qua các phương tiện truyền thông. Do đó, thứ công đồng tới với dân chúng một cách có hiệu quả tức khắc chính là thứ công đồng của truyền thông, chứ không phải là Công Đồng của các Nghị Phụ. Và trong khi Công Đồng của các Nghị Phụ được tiến hành trong đức tin, một Công Đồng của đức tin đi tìm intellectus, tìm cách hiểu chính mình và tìm cách hiểu các dấu chỉ của Thiên Chúa vào lúc ấy, tìm cách đáp trả các thách đố của Thiên Chúa vào lúc ấy và tìm trong lời Thiên Chúa một lời cho ngày nay và cho ngày mai, vâng như tôi đã nói, trong khi toàn thể Công Đồng khởi động trong đức tin, trong tư cách fides quaerens intellectum ấy, thì thứ công đồng của các nhà báo, đương nhiên, không được tiến hành trong đức tin, mà là trong các phạm trù của truyền thông ngày nay, tức các phạm trù nằm bên ngoài đức tin, với một khoa giải thích khác hẳn. Đó là khoa giải thích chính trị: đối với giới truyền thông, Công Đồng là một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc tranh quyền giữa các khuynh hướng khác nhau trong Giáo Hội. Đương nhiên truyền thông về phe với những người xem ra có nhiều liên minh gần gũi với thế giới của họ. Quả có những người mưu tìm sự phân quyền trong Giáo Hội, quyền của giám mục, và rồi, qua biểu thức “Dân Chúa”, quyền của giáo dân. Đối với họ, đây là vấn đề tối thượng quyền nhân dân (popular sovereignty) với ba khía cạnh: quyền Giáo Hoàng, sau đó chuyển giao qua quyền giám mục và quyền của mọi người. Dĩ nhiên, họ cho rằng đó là điều cần được chấp thuận, cần được công bố, cần được quí chuộng. Với phụng vụ cũng thế, người ta không hề quan tâm tới phụng vụ như hành vi đức tin, mà như một điều gì trong đó những điều dễ hiểu phải được đưa ra, một vấn đề gì đó thuộc sinh hoạt cộng đồng, một điều gì đó hoàn toàn phàm tục. Và ta biết rằng lúc đó đang có khuynh hướng, không hẳn là không có căn bản lịch sử, chủ trương rằng: thánh thiêng (sacrality) vốn là chuyện của ngoại giáo, cùng lắm chỉ là chuyện của Cựu Ước. Trong Tân Ước, điều đáng lưu ý là Chúa Kitô chết ở bên ngoài: đúng là ở bên ngoài cổng (đền thờ), trong thế giới phàm tục. Thành thử, phải hủy bỏ tính thánh thiêng đi và nhường chỗ cho tính phàm tục trong thờ phượng: một thờ phượng không còn là thờ phượng nữa, mà chỉ còn là hành vi cộng đồng, với sự tham dự của cộng đoàn: một tham dự hiểu như một sinh hoạt. Những diễn dịch này, những tầm thường hóa này đối với tư duy của Công Đồng rất hiểm độc trong diễn trình thi hành cuộc canh tân phụng vụ; chúng phát sinh từ một quan niệm nhìn Công Đồng tách rời khỏi chìa khóa riêng của nó là đức tin. Và điều đó cũng đúng đối với vấn đề Sách Thánh: Sách Thánh là một bộ sách, một bộ sách có tính lịch sử, phải được xem sét theo phương diện lịch sử và chỉ theo phương diện lịch sử mà thôi, v.v…
Ta biết rằng thứ công đồng của truyền thông này đã đến tai mọi người. Do đó, nó là một công đồng rất nổi bật, một công đồng nhiều “hiệu quả” hơn, và nó đã tạo ra không biết bao nhiêu tai họa, không biết bao nhiêu vấn đề, không biết bao nhiêu đau khổ mà kể: nhiều chủng viện bị đóng cửa, nhiều nhà tu trống vắng, một thứ phụng vụ tầm phào… trong khi Công Đồng đích thực thì lao đao trong việc tự xác định mình, tự hình thành vóc dáng mình; thứ công đồng ảo quả đã mạnh hơn Công Đồng thực. Tuy thế, sức mạnh thực sự của Công Đồng vẫn có đó và một cách từ từ nhưng chắc chắn, đang tự thiết dựng mình mỗi ngày một hơn và đã trở nên sức mạnh chân thực, cũng là cuộc canh tân chân thực, cuộc canh tân Giáo Hội đúng nghĩa. Đối với tôi, sau 50 năm, thứ công đồng ảo kia đang tan biến, mất dạng, và Công Đồng thực đang xuất hiện với tất cả sức mạnh thiêng liêng của nó. Và nhiệm vụ của chúng ta, nhất là trong Năm Đức Tin này, đặt căn bản trên Năm Đức Tin này, là cố gắng để Công Đồng thực, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, được thành toàn và Giáo Hội thực sự được canh tân. Ta hãy hy vọng rằng Chúa sẽ trợ giúp ta. Phần tôi, khi lui về cầu nguyện, tôi sẽ luôn ở với anh em và cùng nhau ta hãy tiến lên phía trước với Chúa trong niềm xác tín rằng Chúa sẽ chiến thắng. Xin cám ơn anh em.