HÀ NỘI - Thỏa thuận liên doanh đầu tiên giữa Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông và một công ty hàng đầu về dịch vụ chuyển phát nhanh của Hoa Kỳ.
Ông Bùi Quốc Việt, phát ngôn nhân Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) cho BBC biết VNPT ký thỏa thuận liên doanh với United Parcel Service (UPS) hôm 11/08.
Ông Việt nói ‘VNPT chọn UPS vì đây là tập đoàn uy tín gần 100 năm và ngoài ra là khả năng đóng góp vốn của họ’
Tuy nhiên cả VNPT và UPS đều không bình luận về số vốn góp mỗi bên.
Theo thỏa thuận liên doanh này, UPS hỗ trợ Việt Nam đồng bộ hóa dây truyền cung ứng UPS hiện đang thực hiện chuyển phát bưu kiện và hàng hóa tới hơn 200 nước.
Sao cần liên doanh?
UPS vào Việt Nam từ năm 1994 tức là ngay sau khi Hoa kỳ bỏ Lệnh Cấm vận Mậu dịch.
Tuy nhiên giống như một số hãng chuyển phát nhanh có tiếng trên toàn cầu như Fedex hay DHL, UPS đã phải ký cái gọi là hợp đồng đại lý với Công ty Bưu điện Hà Nội và TPHCM theo khuôn khổ “ăn chia”.
Theo những hợp đồng đại lý này, phía các công ty bưu điện thành phố có thể được chia lời theo mức “hoa hồng cố định” hoặc nhận doanh thu “đầu ra” (tức bưu kiện gửi từ Việt Nam ra nước ngoài) trong khi phía nước ngoài nhận doanh thu “đầu vào”.
Giới quan sát cho rằng có một vài lý do các hãng muốn “thôi” hình thức đại lý này để chuyển sang liên doanh hay đầu tư 100% vốn.
Thứ nhất là bởi nhân viên của các hãng này trên thực tế là nhân viên của các bưu điện. Do đó khi hãng này muốn nâng cao chất lượng dịch vụ cũng khó vì người lao động Việt Nam khó thỏa mãn với “đồng lương bưu điện”.
Thứ hai, bưu điện làm đại lý với quá nhiều hãng và họ có chính sách để “cân đối” giữa các hãng khiến các công ty này thấy khó chủ động trong chiến lượng kinh doanh của mình.
Nên biết các bưu điện thành phố nay trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) và chưa rõ liệu thay đổi về cơ cấu hợp tác giữa UPS và VNPT sẽ có khuôn khổ hợp tác nhân sự thế nào.
Mặc dù đây là hình thức liên doanh đầu tiên giữa VNPT và một công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới thì hình thức “liên doanh” chuyển phát nhanh đã có từ 5-6 năm qua.
Đó là liên doanh TNT Viettrans là liên doanh giữa Công ty bưu điện Hà lan và Công ty Giao vận Ngoại Thương thuộc Bộ Thương Mại.
Giới phân tích cho rằng hiện TNT và DHL là hai công ty “ngang ngửa nhau” với mỗi công ty chiếm khoảng 30% thị phần tại Việt Nam trong khi Fedex, UPS, JNE, … giành thị phần còn lại.
Thống kê sơ bộ cho thấy khoảng 70% bưu kiện gửi ra nước ngoài là các hàng mẫu mà các công ty xuất nhập khẩu chào hàng và gia công thử cho đối tác nước ngoài.(bbc)
Ông Bùi Quốc Việt, phát ngôn nhân Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) cho BBC biết VNPT ký thỏa thuận liên doanh với United Parcel Service (UPS) hôm 11/08.
Ông Việt nói ‘VNPT chọn UPS vì đây là tập đoàn uy tín gần 100 năm và ngoài ra là khả năng đóng góp vốn của họ’
Tuy nhiên cả VNPT và UPS đều không bình luận về số vốn góp mỗi bên.
Theo thỏa thuận liên doanh này, UPS hỗ trợ Việt Nam đồng bộ hóa dây truyền cung ứng UPS hiện đang thực hiện chuyển phát bưu kiện và hàng hóa tới hơn 200 nước.
Sao cần liên doanh?
UPS vào Việt Nam từ năm 1994 tức là ngay sau khi Hoa kỳ bỏ Lệnh Cấm vận Mậu dịch.
Tuy nhiên giống như một số hãng chuyển phát nhanh có tiếng trên toàn cầu như Fedex hay DHL, UPS đã phải ký cái gọi là hợp đồng đại lý với Công ty Bưu điện Hà Nội và TPHCM theo khuôn khổ “ăn chia”.
Theo những hợp đồng đại lý này, phía các công ty bưu điện thành phố có thể được chia lời theo mức “hoa hồng cố định” hoặc nhận doanh thu “đầu ra” (tức bưu kiện gửi từ Việt Nam ra nước ngoài) trong khi phía nước ngoài nhận doanh thu “đầu vào”.
Giới quan sát cho rằng có một vài lý do các hãng muốn “thôi” hình thức đại lý này để chuyển sang liên doanh hay đầu tư 100% vốn.
Thứ nhất là bởi nhân viên của các hãng này trên thực tế là nhân viên của các bưu điện. Do đó khi hãng này muốn nâng cao chất lượng dịch vụ cũng khó vì người lao động Việt Nam khó thỏa mãn với “đồng lương bưu điện”.
Thứ hai, bưu điện làm đại lý với quá nhiều hãng và họ có chính sách để “cân đối” giữa các hãng khiến các công ty này thấy khó chủ động trong chiến lượng kinh doanh của mình.
Nên biết các bưu điện thành phố nay trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) và chưa rõ liệu thay đổi về cơ cấu hợp tác giữa UPS và VNPT sẽ có khuôn khổ hợp tác nhân sự thế nào.
Mặc dù đây là hình thức liên doanh đầu tiên giữa VNPT và một công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới thì hình thức “liên doanh” chuyển phát nhanh đã có từ 5-6 năm qua.
Đó là liên doanh TNT Viettrans là liên doanh giữa Công ty bưu điện Hà lan và Công ty Giao vận Ngoại Thương thuộc Bộ Thương Mại.
Giới phân tích cho rằng hiện TNT và DHL là hai công ty “ngang ngửa nhau” với mỗi công ty chiếm khoảng 30% thị phần tại Việt Nam trong khi Fedex, UPS, JNE, … giành thị phần còn lại.
Thống kê sơ bộ cho thấy khoảng 70% bưu kiện gửi ra nước ngoài là các hàng mẫu mà các công ty xuất nhập khẩu chào hàng và gia công thử cho đối tác nước ngoài.(bbc)