NEW YORK -Tổng thư ký Liên hiệp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có các xúc tiến quan trọng để cứu vãn hòa bình giữa Israel và người Palestine.
Ở New York, ông Kofi Annan đã đàm phán với nhóm gọi là Bộ Tứ về vấn đề Trung Đông, gồm có Liên hiệp Quốc, Mỹ, Nga và Liên hiệp châu Âu.
Nhóm Bộ Tứ bầy tỏ sự lo ngại trước tình hình hiện nay.
Họ lên án các vụ đánh bom tự sát.
Gọi đó là hành động khủng bố xấu xa.
Bộ tứ cũng kêu gọi cả phe Israel lẫn Palestin thực hiện các bổn phận theo đúng kế hoạch hòa bình.
Tuy nhiên từ Liên hiệp quốc phóng viên ngoại giao Barnaby Mason cho biết giới bộ trưởng và các quan chức cao cấp của nhóm Bộ Tứ Trung Đông ghi nhận tính thảm khốc đang diễn ra ở Israel và đãnh địa của người Palestin, nhưng họ không đưa ra được sáng kiến mới nào để cứu vãn kế hoạch hòa bình.
Có lẽ vì vậy mà ông Kofi Anna cảm thấy bắt buộc phải lên tiếng.
Ông nói hai phía không thể tìm được đường thoát khỏi vũng lầy nếu không được giúp đỡ từ bên ngoài.
Vì vậy cần phải có các bước lớn để cứu vãn hòa bình.
"Các bước nhỏ không hiệu quả, và không có dấu hiệu gì là sẽ hiệu quả trong tương lai.
Bước lớn thì không thể thực hiện được nếu không được các bên đón nhận.
Cân bằng lại, chỉ có thể phá vỡ tình trạng nguy hiểm hiện tại bằng các vãn hồi và can thiệp tích cực từ Liên hiệp quốc." - Ông Kofi Annan giải thích.
Ông Annan không có giải thích gì về thuật ngữ ‘bước lớn’ mà ông đã dùng.
Nhưng với ông, trong tư cách là một thành viên của nhóm Bộ tứ, nói những lời như vậy có nghĩa là chỉ trích thành viên quan trọng nhất của nhóm là Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell cẩn thận tránh chỉ trích Israel trong ngôn từ của mình, đồng thời nói Hoa Kỳ là một trung gian rất thoáng và trung thành.
Ông Powell cho rằng bước tiếp theo chính là trông chờ ở người Palestine.
"Chúng ta trông chờ để xem người Palestin có thể đặt trong hệ thống của họ một thủ tướng hợp lý hay không, một người có đủ thẩm quyền chính trị và kiểm soát được lực lượng an ninh để chúng ta có thể bắt đầu đi tiếp con đường đã vạch trong Lộ trình."
Ông Powell bác bỏ sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế ở Trung Đông, một sáng kiến do tổng thống Pháp Jaques Chirac đưa ra.
Lời giải thích của ông Powell là do ông không thấy có lý do cấp thiết nào để làm như vậy cả.
Cứ thế có thể thấy khó mà đạt được gì tích cực trong phiên họp Bộ tứ lần này cả.(bbc)
Ở New York, ông Kofi Annan đã đàm phán với nhóm gọi là Bộ Tứ về vấn đề Trung Đông, gồm có Liên hiệp Quốc, Mỹ, Nga và Liên hiệp châu Âu.
Nhóm Bộ Tứ bầy tỏ sự lo ngại trước tình hình hiện nay.
Họ lên án các vụ đánh bom tự sát.
Gọi đó là hành động khủng bố xấu xa.
Bộ tứ cũng kêu gọi cả phe Israel lẫn Palestin thực hiện các bổn phận theo đúng kế hoạch hòa bình.
Tuy nhiên từ Liên hiệp quốc phóng viên ngoại giao Barnaby Mason cho biết giới bộ trưởng và các quan chức cao cấp của nhóm Bộ Tứ Trung Đông ghi nhận tính thảm khốc đang diễn ra ở Israel và đãnh địa của người Palestin, nhưng họ không đưa ra được sáng kiến mới nào để cứu vãn kế hoạch hòa bình.
Có lẽ vì vậy mà ông Kofi Anna cảm thấy bắt buộc phải lên tiếng.
Ông nói hai phía không thể tìm được đường thoát khỏi vũng lầy nếu không được giúp đỡ từ bên ngoài.
Vì vậy cần phải có các bước lớn để cứu vãn hòa bình.
"Các bước nhỏ không hiệu quả, và không có dấu hiệu gì là sẽ hiệu quả trong tương lai.
Bước lớn thì không thể thực hiện được nếu không được các bên đón nhận.
Cân bằng lại, chỉ có thể phá vỡ tình trạng nguy hiểm hiện tại bằng các vãn hồi và can thiệp tích cực từ Liên hiệp quốc." - Ông Kofi Annan giải thích.
Ông Annan không có giải thích gì về thuật ngữ ‘bước lớn’ mà ông đã dùng.
Nhưng với ông, trong tư cách là một thành viên của nhóm Bộ tứ, nói những lời như vậy có nghĩa là chỉ trích thành viên quan trọng nhất của nhóm là Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell cẩn thận tránh chỉ trích Israel trong ngôn từ của mình, đồng thời nói Hoa Kỳ là một trung gian rất thoáng và trung thành.
Ông Powell cho rằng bước tiếp theo chính là trông chờ ở người Palestine.
"Chúng ta trông chờ để xem người Palestin có thể đặt trong hệ thống của họ một thủ tướng hợp lý hay không, một người có đủ thẩm quyền chính trị và kiểm soát được lực lượng an ninh để chúng ta có thể bắt đầu đi tiếp con đường đã vạch trong Lộ trình."
Ông Powell bác bỏ sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế ở Trung Đông, một sáng kiến do tổng thống Pháp Jaques Chirac đưa ra.
Lời giải thích của ông Powell là do ông không thấy có lý do cấp thiết nào để làm như vậy cả.
Cứ thế có thể thấy khó mà đạt được gì tích cực trong phiên họp Bộ tứ lần này cả.(bbc)