An Tử có nhiều điểm giống với vấn đề phá thai. Chẳng hạn, cả hai đều liên quan đến vần đề lấy đi mạng sống của người vô tội – phá thai ngay lúc mới khởi đầu sự sống, và an tử, vào lúc cuối đời. Nhưng có một vài điểm dị biệt. Đối với việc phá thai, chúng ta thường không trông thấy hài nhi bị giết chết, trong khi an tử, nạn nhân là một người đang hiện diện, một người mà công chúng đều biết đến. Sự khác biệt này khiến cho an tử dễ hiểu hơn. Ngoài ra, về an tử, phần lớn không có những tranh luận về bản thể con người bị giết chết. Điều này khiến cho vấn đề giản dị hơn so với phá thai.
Tuy nhiên, trong vài khía cạnh quan trọng khác, an tử lại khó khăn hơn phá thai. Thường khó nhận định là một hành động nào là an tử. Phá thai rõ ràng hơn. Phá thai có nghĩa là giết người, rất là giản dị. An tử là giết để giảm bớt sự đau đớn. Đây không chỉ giản dị là giết chết mà thôi, mà là giết người dựa trên mục đích cảm thương. Nhưng cảm thương lại là một hiện tượng hơi chủ quan; không hiển nhiên tức khắc là một người đã bị giết vì cảm thương hay không.
Hành động và không hành động
Đây không phải là sắc thái mơ hồ độc nhất của an tử. Như được hiểu theo truyền thống, an tử không thể chỉ là một hành động, nhưng còn là một bất hành động, một việc gây nên cái chết để giảm bớt sự đau đớn. Có nghĩa là ngưng các chữa trị y khoa để gây nên cái chết (với mục đích giảm bớt đau đớn) là một trường hợp an tử. Điều này có vẻ phức tạp, và thật vậy, rất phức tạp. Tuy nhiên, cả đức tin lẫn lý luận giúp cho chúng ta hiểu được tại sao phải làm như vậy. Ngoài ra còn có thể có một phương sách chính phủ phù hợp với sự thật về an tử, như trường hợp của Gia Nã Đại, ngày nay. Dĩ nhiên, ưu tư là một số người muốn lạm dụng chính sách này. Do đó chúng ta cần tìm hiểu an tử là gì và luật lệ cần có để đối phó với sự việc này.
Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo
Giáo Hội có một định nghĩa rõ rệt về an tử. Chân Phước Gioan Phaolô II mô tả là “một hành động hay bất hành động có ý định gây nên cái chết, với mục đích giải trừ mọi đau đớn" (Evangelium vitae, 1995, số 65). Có lẽ bây giờ, câu hỏi đầu tiên là, cái chết của ai, sự đau đớn của ai? Đây là cái chết của những người vô tội đang đau đớn, hay được cho là đang đau đớn, vì tật nguyền, mang bệnh hay hấp hối. Ở đây có một rắc rối. Không chỉ là những người đang hấp hối; mà là gây nên cái chết của những người có thể là tàng tật, hay chỉ vì đang mang một căn bệnh khó chữa. Trong trường hợp của Tracy Latimer ở Ontario, Canada, là một em bé 12 tuổi bị bệnh đau màng óc, ba em là Robert Latimer đã quyết định để cho em chết vào ngày 24 tháng 10, năm 1993, em có đang hấp hối không? Không, em chỉ là một kẻ tật nguyền. Cái chết của em có phải là an tử không? Đúng như vậy.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét câu "gây nên cái chết." Ở đây chúng ta đang đề cập đến một quyết định luân lý để bức tử, hay lựa chọn cái chết cho một người vô tội. Nói cách khác, chúng ta đang nói về điều Giáo Hội muốn hiểu là "sát nhân"– đó cũng là từ ngữ được hiểu theo truyền thống ngôn ngữ là: gây nên cái chết cho một người vô tội. Như vậy, an tử là một hình thức sát nhân.
Giáo huấn của Giáo Hội về sát nhân luôn luôn giản dị và rõ ràng. Sát nhân là giết người. Sát nhân luôn luôn sái trái – dù mục đích là làm giảm đau đớn hay vì bất cứ mục đích nào khác, bất kể trường hợp. Tại sao? vì sát nhân, và an tử, vi phạm tình yêu và công lý là bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa và con người. Đời sống con người là một quà tặng của Thiên Chúa, Đấng vẫn là chủ thể; con người không có quyền tự ý hủy diệt những gì thuộc về Thiên Chúa (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 2277, 2260, 2258, 2280). Ngoài ra cố tình giết một người vô tội hủy hoại phẩm giá và quyền sống của tất cả mọi người mang hình ảnh của Thiên Chúa, như một tạo vật thiêng liêng được Đấng Tạo Hóa tách biệt ra khỏi các loài thọ tạo khác trên trái đất. (Sáng Thế 1:26-28, 2:19-20).
Theo Chân Phước Gioan Phaolô II, các chân lý về sự sai lầm của hành động sát nhân được mạc khải bởi đức tin của chúng ta, nhưng cũng có thể được nhận biết bằng lý lẽ con người. Sát nhân bị cấm đoán bởi luật lệ được mạc khải (nhờ đức tin mà có) và bởi luật tự nhiên (nhờ lý lẽ mà có) (Evangelium vitae, số 57). Không những tất cả mọi hành động sát nhân, và an tử đều sai trái; chúng hoàn toàn sai trái. Tại sao? Vì “đời sống con người – bị huỷ diệt – là căn bản của tất cả những gì là bản thiện của con người, và là suối nguồn cần thiết và là điều kiện của mọi sinh hoạt con người và mọi sinh hoạt của xã hội.” (Tuyên Cáo của Vatican về Euthanasia, 1980, I).
Vào thế kỷ 20, các giáo hoàng đã giảng dậy rõ ràng về sự dữ của an tử ngay từ Đức Piô XII. Tuy nhiên, chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã ban hành tuyên cáo chính thức nhất về luân lý của an tử. Trong Thông điệp Evangelium vitae ngài nói: "Hòa nhịp với các giáo hoàng tiền nhiệm và hiệp thông với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo, tôi khẳng định rằng an tử là một vi phạm trầm trọng luật lệ của Thiên Chúa, vì đây là một hành vi cố tình giết hại một con người. Học thuyết này dựa trên luật thiên nhiên và luật lệ đã được viết xuống của Thiên Chúa, được truyền lại bởi Thánh Truyền của Giáo Hội và được dạy dỗ bởi các giáo phụ điạ phương và hoàn vũ." (số 65). Chúng ta hãy thử xem xét đến việc lẩn tránh vần đề!
An tử cố ý và an tử vì bỏ quên
Như thế, chúng ta biết rằng Giáo Hội coi an tử như là sát nhân và là một cái gì hết sức vô nhân đạo. Nhưng chúng ta vẫn chưa phân biệt được khi nào là an tử, khi nào không. Chúng ta thử coi định nghĩa – chỗ an tử được giải thích là “một hành động bỏ quên không làm." Định nghĩa này có ý chỉ là có hai hình thức an tử căn bản. Một là “an tử tác động” và “an tử vì bỏ quên” (hay an tử thụ động). Đây là các từ ngữ đã được nhiều giám mục, thần học gia, và tâm lý gia Công Giáo xử dụng. Tuy nhiên, Giáo Hội không có một danh từ có tính cách hoàn vũ ở điểm này. Tuy nhiên, quan niệm mà các từ ngữ này muốn diễn tả đã được trình bầy trong giáo huấn của Giáo Hội.
An tử tác động, tác nhân luân lý gây nên cái chết bằng một hành động tích cực bao gồm việc xử dụng một dược phẩm hay vũ khí để gây nên cái chết. Như trường hợp của Robert Latimer trên đây, ông đã nối ống thoát hơi của xe vận tải để làm cho con gái ông phải chết. Đó là an tử tác động. Điều quan trọng là phải phân biệt an tử tác động với một vài hình thức làm giảm cơn đau đớn có thể hơi tương tự. Chúng ta có thể dùng dược phẩm với mục đích để kiềm chế cái đau; như trong trường hợp của bệng ung thư. Tuy nhiên, hậu quả có thể tiên đoán nhưng không cố tình của y dược có thể là làm cho cái chết mau chóng hơn. Như vậy có nghĩa là người bác sĩ cho thuốc ngừa đau có đang giết chết bệnh nhân không? Rõ ràng là không. Mục đích của hành động như vậy là làm giảm cơn đau; không cố tình hay lựa chọn cái chết. Hơn nữa, làm giảm cơn đau chắc chắn là một hành động hợp luân lý. Dĩ nhiên, nếu một bác sĩ cho một liều thuốc nhiều hơn mức độ cần thiết để giảm cơn đau, và vì thế gây nên cái chết, thì người bác sĩ ấy đã sát nhân.
Sự phân biệt này – giữa việc giết một người, và làm một hành động có thể chỉ là một chăm sóc y tế tốt lành, mặc dù phụ hệ có thể làm cho cái chết đến mau hơn – được dựa trên các giáo huấn Công Giáo từ thời Đức Piô XII về sau. Đây là nguyên tắc được mệnh danh là có hai hậu quả. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là cùng một sự phân biệt này cũng được dựa trên truyền thống luân lý và luật lệ của xã hội chúng ta. Tuy nhiên một số các nhà đạo đức ngày nay lại cố gắng xóa bỏ sự phân biệt này. Họ cho rằng thuốc giảm đau cho bệnh nhân cũng không khác gì an tử tác động, vì cả hai đều đưa đến cái chết. Dĩ nhiên, đây là một lý luận tốt nếu chúng ta muốn công nhận an tử. Nhưng lại không hợp đạo lý, vì bỏ qua sự khác biệt về mục đích trong hai lựa chọn luân lý này. Trong một trường hợp mục đích là để giảm đau đớn; mục đích kia là để gây ra cái chết.
Thế còn an tử vì bỏ quên thì sao? Trước hết, tất cả mọi người đều biết là có thể giết chết một người bằng cách cất đi những nguồn dinh dưỡng cũng như áp dụng một biện pháp nào khác gây nên cái chết. Một thí dụ điển hình là bỏ cho chết đói. An tử vì bỏ quên có thể bao gồm việc bỏ cho chết đói, nhưng có thể bao gồm cả những phương cách ngăn chặn sự sống khác. Nói chung, trong trường hợp an tử vì bỏ quên, cái chết bị gây nên bởi việc cố tình không xử dụng các biện pháp cần thiết để gìn giữ mạng sống.
Có hai loại bỏ quên: quyết định không dùng các biện pháp chưa xử dụng, và ngưng các biện pháp đang xử dụng. Các phương tiện sống còn có thể bị ngăn cản hay bị ngưng là thành phần của an tử bao gồm các phẩm dược, các máy móc kỹ thuật, và các cuộc giải phẫu, cũng như các biện pháp nuôi dưỡng bình thường – như giữ cho căn phòng có nhiệt độ an toàn. Nếu bạn đem dấu các viên thuốc của người bà để cho bà cụ bị tai biến mạch máu não và qua đời, vì bạn cho rằng bà cụ chết đi cho đỡ khổ, thì đó là an tử. Nếu bà cụ nằm liệt giường, và bạn tắt máy sưởi giữa mùa đông giá lạnh, và bà cụ chết cóng, thì đó cũng là an tử, mặc dù bạn đang muốn cho bà cụ khỏi phải tiếp tục đau đớn.
Phương Tiện Bình Thường và Khác Thường
Sự phân biệt giữa hai phương tiện – bình thường khi không dùng thì đưa đến cái chết, và khác thường, khi không dùng cũng không mang lại cái chết – là một vần đề cổ xưa hàng thế kỷ trong Giáo Hội, và vẫn còn hiệu lực ngày nay. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa trả lời hai câu hỏi, khi nào thì các phương tiện có tính cách bình thường và khi nào thì khác thường? Nói cách giản dị, các phương tiện bình thường khi chúng hữu dụng và không quá mất công. Chúng có tính cách khác thường khi chúng không hữu dụng và không quá mất công.
Làm sao để chúng ta biết khi một phương tiện hữu dụng hay vô dụng, mất công hay không? Câu trả lời nằm trong một bản năng lạ lùng Thiên Chúa đã ban cho tất cả mọi người biết suy luận: đó là khả năng phán đoán. Rất tiếc là không có một danh sách ngắn gọn để đưa ra ở đây, một mặt để kê khai tất cả các phẩm dược, các phương pháp giải phẫu, và kỹ thuật y khoa, và mặt kia là tất cả những phương tiện khác thường. Tuy nhiên bản tính của người tiêu thụ hiện thời là luôn luôn đòi hỏi để biết xem việc cho lọc thận, dùng máy thở, hô hấp nhân tạo CPR có cứu thể sống người bệnh không? Câu trả lời Công Giáo là: cần biết thêm chi tiết về tình trạng của bệnh nhân. Chỉ khi đó mới có thể có câu trả lời. Nếu một người sống tại vùng quê cần được lọc thận nhưng phải đi rất xa mỗi tuần một lần đến một thị trấn, đó là một vấn đề khó khăn, như vậy là khác thường. Nếu có người đang dưỡng thương sau khi giải phẫu phổi, cần máy thở vài ngày, thì đây có lẽ là một trường hợp bình thường vì có ích và không khó khăn. Nếu tim của một người trẻ và khoẻ mạnh ngưng đập vì bị nghẹt thở và có thể được chữa trị nhanh chóng bằng hô hấp nhân tạo CPR – thì đây là một sự chữa trị bình thường. Nếu một người yếu đuối mắc chứng nan y và sắp chết, CPR sẽ là khác thường vì không hữu hiệu mấy.
Xin ghi nhận là bạn không thể nói rằng bất cứ cái gì nhân tạo: máy móc, thuốc men và giải phẫu đều tự động được coi là khác thường, và tùy ý lựa chọn trên phương diện luân lý. Con người chúng ta xử dụng nhiều phương tiện nhân tạo khác nhau để duy trì sự sống. Khi chúng ta có thể làm như vậy mà không khó khăn quá mức, chúng ta có một bổn phận luân lý phải dùng các phương tiện này; nếu không chúng ta đã sao lãng không săn sóc đời sống con người Chúa đã ban cho chúng ta. Một điểm khác của giáo huấn Công Giáo là, khi quyết định bỏ qua không dùng một phương tiện y tế, mục đích phải nhắm vào vấn đề là việc chữa trị ấy có vô ích hay quá khó khăn không? Không bao giờ được lấy quyết định là một đời sống có vô ích hay khó khăn phiền toái.
Đây là việc nhận định về phẩm giá của đời sống của những người tật nguyền hay mắc chứng nan y có thể đưa đến các quyết định ủng hộ an tử. Nói cách khác, nếu một người không nhận được trị liệu y tế để duy trì đời sống không phải vì trị liệu này vô ích hay khó khăn, nhưng vì sẽ duy trì sự sống cho một người đã được coi là nếu chết đi thì tốt hơn, chúng ta ở đây lại có một trường hợp không những là có sự kỳ thị mà còn có an tử nữa. Một thí dụ điển hình là khi trẻ em sanh ra có triệu chứng Down phải chết vì không được giải phẫu để thông ruột già. Theo quan điểm của một số nhà tư tưởng Công Giáo được tôn kính, trọng tâm của não trạng về an tử – dù là chúng ta nói đến an tự tác động hay an tử bỏ quên – là quan niệm rằng một số người chết đi thì tốt hơn và việc để cho họ chết có thể được chấp nhận.
Quyền Được Chết
Trước khi đề cập đến vấn đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước, chúng ta cần biết ba điều về an tử: Trước hết, một số nhà luân lý Công Giáo đã phân loại an tử thành tự nguyện, không tự nguyện, hay bất khả kháng. Tự nguyện khi một người bằng lòng nhận cái chết bởi tay một người khác; không tự nguyện khi người bị giết không thể cho biết họ thoả thuận (thí dụ: một đứa trẻ hay một bệnh nhân bất tỉnh); bất khả kháng khi người bị giết chống lại việc này.
Điều thứ hai là sự tương đồng giữa trợ giúp tự tử và an tử. Sự khác biệt là trong việc trợ giúp tự tử, người yểm trợ, giúp một người tự tử bằng cách cung cấp một phương pháp làm chết người như độc dược, mà không thực sự tự mình áp dụng phương pháp này; trong an tử bất khả kháng, một người thứ hai áp dụng phương pháp làm chết người cho người bị giết. Trên phương diện luân lý, trợ giúp tự tử hoàn toàn nghịch lại với luật của Chúa vì người đưa cho nạn nhân một độc dược hay một dụng cụ làm chết người vô hình chung chấp nhận quyết định trái luân lý là tự tử (Xem Evangelicum, số 66). Theo giáo huấn Công Giáo, tự tử hoàn toàn trái luân lý vì cùng một lý lẽ là sát nhân là sai trái (như trên).
Điểm thứ ba là lý luận chính chống lại giáo huấn Công Giáo về an tử. Theo quan niệm này, các cá nhân có quyền căn bản của con người là được tự lựa chọn về những vấn đề liên quan đến cái chết hay sự sống. Tự tử, trợ giúp tự tử và an tử bất khả kháng được coi là thành phần của một sự tiếp nối, tất cả đều là các cách thức hành xử “quyền tự do lựa chọn” và “quyền được chết”. Quan niệm này có khuynh hướng hoàn toàn cố định và tiêm nhiễm về sự kiện lựa chọn, đến độ coi thường không cần xem xét coi sự lựa chọn đó tốt hay xấu cho một người. Luân lý Công Giáo ủng hộ ước muốn tự do của con người, nhưng coi đó là một điều tốt, và phải theo những tiêu chuẩn liên quan đến sự tốt lành của con người. Đạo Công Giáo hiểu về phẩm giá con người rất phong phú so sánh với tư tưởng tự do là điều cốt yếu.
Vấn Đề Thỏa Thuận
Trở lại vần đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước. Giáo huấn Công Giáo dạy rằng một người bệnh có khả năng thì có trách nhiệm về cái chết hay sự sống của mình và được lấy quyết định cuối cùng về cách chữa trị của mình (Đức Giáo Hoàng Piô XII, thuyết trình tại Hội Nghị Quốc tế về Y Tế ngày 13 tháng 9, 1952). Điều này có nghĩa là bệnh nhân có quyền căn bản thoả thuận và quyền từ chối việc chữa trị. Như vậy đã có một lãnh vực về sự tự chủ của người bệnh. Tuy nhiên, về phương diện luân lý, quyền thoả thuận và từ chối đã được minh định. Con người không có quyền thỏa thuận về một điều sai trái như an tử. Con người cũng không có quyền từ chối những sự chữa trị bình thường để gìn giữ mạng sống, vì sự kiện này tương đương với tự tử.
Những người chăm sóc bệnh nhân có trách nhiệm luân lý phải tôn trọng sự tự chủ của bệnh nhân, và thường không ép bệnh nhân phải nhận sự chữa trị ngược lại ước muốn của họ. Tuy nhiên, họ phải tránh không được làm những gì trái luân lý, có nghĩa là họ không được nghe theo ý muốn của bệnh nhân để làm những điều trái luân lý. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc áp dụng thể thức an tử hay trợ giúp tự tử, người đó phải từ chối. Nhu cầu luân lý này có thể đặc biệt khó khăn cho người chăm sóc khi bệnh nhân từ chối sự chữa trị bình thường đã đang được áp dụng. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc ngưng việc chữa trị gìn giữ mạng sống bình thường để chấm dứt sự đau đớn, người chăm sóc đang được đòi hỏi để tham gia vào an tử vì bỏ quên – một điều người chăm sóc không được chấp nhận. Trong trường hợp của bệnh nhân đang phục hồi sau khi giải phẫu phổi và cần có máy hô hấp trong vài ngày, đây là sự chữa trị bình thường trong trường hợp này. Giả tỉ bệnh nhân có vấn đề tâm thần và coi đây là một cách để chấm dứt đời sống mau lẹ và xin bác sĩ rút ống và giây. Nếu bác sĩ thương cảm và rút ống, thì bệnh nhân chết. Đây là an lạc vì bỏ quên. Điều bác sĩ phải làm trong trường hợp này là cần tìm kiếm cho bệnh nhân được giúp đỡ về những khó khăn tâm lý để hủy bỏ ước muốn tự tử.
Chỉ Định Trước (Di chúc)
Chỉ định trước có thể là phương cách để cho bệnh nhân khi còn có khả năng để bầy tỏ ước muốn hợp lý về việc chữa trị. Học thuyết Công Giáo không xác định về vấn đề chỉ định trước. Nhưng các Đức Giám Mục đã tuyến bố lại có khuynh hướng nói rằng các người chăm sóc phải tôn trọng các chỉ định trước khi được thi hành một cách hợp lý và không nghịch với luân lý Công Giáo. Tuy nhiên, cần ghi nhận là có hai hình thức căn bản về chỉ định trước: quyền hành lâu dài của luật sư, hay người thừa hành chăm sóc sức khoẻ, khi bệnh nhân chỉ định một người khác lấy quyết định về việc chữa trị trong trường hợp không còn khả năng; và di chúc về sự sống, khi bệnh nhân quyết định trước về những sự chữa trị đặc biệt họ muốn hay không muốn. Các giám mục Công Giáo đã hầu như chấp nhận hình thức thứ nhất, nhưng lại không ưa hình thức sau là chỉ định trước. Có nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến di chúc về sự sống. Nhưng vấn đề của di chúc về sự sống là có thể trở nên phương tiện để đưa đến an tử vì bỏ quên.
Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu những gì giáo huấn Công Giáo dạy về an tử và luật pháp. Đối với Giáo Hội, một đạo luật cấm sát nhân rất cần thiết cho lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của các cá nhân; và phải được ban hành. Hơn nữa, sự bình đẳng đòi hỏi tất cả mọi người phải được bảo vệ chống mọi hình thức sát nhân. Do đó, việc cho phép giết người bệnh, hấp hối hay tật nguyền, ngay cả trong trường hợp an tử bất khả kháng là nghịch lại quyền sống và sự bình đẳng. (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2273, 2237; Evangelicum số 71-72). Đối với Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, an tử hết sức bất nhân và bất công, và gây thiệt hại to lớn cho ích lợi chung. Không bao giờ có thể chấp nhận an tử bằng một đạo luật trên phương diện luân lý, dù là đạt được đa số ủng hộ bên trong một hệ thống chính quyền dân chủ (Evangelicum số 68-71). Và một đạo luật cho phép an tử hay phá thai, theo ngài, hoàn toàn thiếu sót sức mạnh luân lý ràng buộc và cần phải được chống lại (Evangelicum, số 72, 73).
Tuy nhiên, trong vài khía cạnh quan trọng khác, an tử lại khó khăn hơn phá thai. Thường khó nhận định là một hành động nào là an tử. Phá thai rõ ràng hơn. Phá thai có nghĩa là giết người, rất là giản dị. An tử là giết để giảm bớt sự đau đớn. Đây không chỉ giản dị là giết chết mà thôi, mà là giết người dựa trên mục đích cảm thương. Nhưng cảm thương lại là một hiện tượng hơi chủ quan; không hiển nhiên tức khắc là một người đã bị giết vì cảm thương hay không.
Hành động và không hành động
Đây không phải là sắc thái mơ hồ độc nhất của an tử. Như được hiểu theo truyền thống, an tử không thể chỉ là một hành động, nhưng còn là một bất hành động, một việc gây nên cái chết để giảm bớt sự đau đớn. Có nghĩa là ngưng các chữa trị y khoa để gây nên cái chết (với mục đích giảm bớt đau đớn) là một trường hợp an tử. Điều này có vẻ phức tạp, và thật vậy, rất phức tạp. Tuy nhiên, cả đức tin lẫn lý luận giúp cho chúng ta hiểu được tại sao phải làm như vậy. Ngoài ra còn có thể có một phương sách chính phủ phù hợp với sự thật về an tử, như trường hợp của Gia Nã Đại, ngày nay. Dĩ nhiên, ưu tư là một số người muốn lạm dụng chính sách này. Do đó chúng ta cần tìm hiểu an tử là gì và luật lệ cần có để đối phó với sự việc này.
Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo
Giáo Hội có một định nghĩa rõ rệt về an tử. Chân Phước Gioan Phaolô II mô tả là “một hành động hay bất hành động có ý định gây nên cái chết, với mục đích giải trừ mọi đau đớn" (Evangelium vitae, 1995, số 65). Có lẽ bây giờ, câu hỏi đầu tiên là, cái chết của ai, sự đau đớn của ai? Đây là cái chết của những người vô tội đang đau đớn, hay được cho là đang đau đớn, vì tật nguyền, mang bệnh hay hấp hối. Ở đây có một rắc rối. Không chỉ là những người đang hấp hối; mà là gây nên cái chết của những người có thể là tàng tật, hay chỉ vì đang mang một căn bệnh khó chữa. Trong trường hợp của Tracy Latimer ở Ontario, Canada, là một em bé 12 tuổi bị bệnh đau màng óc, ba em là Robert Latimer đã quyết định để cho em chết vào ngày 24 tháng 10, năm 1993, em có đang hấp hối không? Không, em chỉ là một kẻ tật nguyền. Cái chết của em có phải là an tử không? Đúng như vậy.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét câu "gây nên cái chết." Ở đây chúng ta đang đề cập đến một quyết định luân lý để bức tử, hay lựa chọn cái chết cho một người vô tội. Nói cách khác, chúng ta đang nói về điều Giáo Hội muốn hiểu là "sát nhân"– đó cũng là từ ngữ được hiểu theo truyền thống ngôn ngữ là: gây nên cái chết cho một người vô tội. Như vậy, an tử là một hình thức sát nhân.
Giáo huấn của Giáo Hội về sát nhân luôn luôn giản dị và rõ ràng. Sát nhân là giết người. Sát nhân luôn luôn sái trái – dù mục đích là làm giảm đau đớn hay vì bất cứ mục đích nào khác, bất kể trường hợp. Tại sao? vì sát nhân, và an tử, vi phạm tình yêu và công lý là bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa và con người. Đời sống con người là một quà tặng của Thiên Chúa, Đấng vẫn là chủ thể; con người không có quyền tự ý hủy diệt những gì thuộc về Thiên Chúa (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 2277, 2260, 2258, 2280). Ngoài ra cố tình giết một người vô tội hủy hoại phẩm giá và quyền sống của tất cả mọi người mang hình ảnh của Thiên Chúa, như một tạo vật thiêng liêng được Đấng Tạo Hóa tách biệt ra khỏi các loài thọ tạo khác trên trái đất. (Sáng Thế 1:26-28, 2:19-20).
Theo Chân Phước Gioan Phaolô II, các chân lý về sự sai lầm của hành động sát nhân được mạc khải bởi đức tin của chúng ta, nhưng cũng có thể được nhận biết bằng lý lẽ con người. Sát nhân bị cấm đoán bởi luật lệ được mạc khải (nhờ đức tin mà có) và bởi luật tự nhiên (nhờ lý lẽ mà có) (Evangelium vitae, số 57). Không những tất cả mọi hành động sát nhân, và an tử đều sai trái; chúng hoàn toàn sai trái. Tại sao? Vì “đời sống con người – bị huỷ diệt – là căn bản của tất cả những gì là bản thiện của con người, và là suối nguồn cần thiết và là điều kiện của mọi sinh hoạt con người và mọi sinh hoạt của xã hội.” (Tuyên Cáo của Vatican về Euthanasia, 1980, I).
Vào thế kỷ 20, các giáo hoàng đã giảng dậy rõ ràng về sự dữ của an tử ngay từ Đức Piô XII. Tuy nhiên, chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã ban hành tuyên cáo chính thức nhất về luân lý của an tử. Trong Thông điệp Evangelium vitae ngài nói: "Hòa nhịp với các giáo hoàng tiền nhiệm và hiệp thông với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo, tôi khẳng định rằng an tử là một vi phạm trầm trọng luật lệ của Thiên Chúa, vì đây là một hành vi cố tình giết hại một con người. Học thuyết này dựa trên luật thiên nhiên và luật lệ đã được viết xuống của Thiên Chúa, được truyền lại bởi Thánh Truyền của Giáo Hội và được dạy dỗ bởi các giáo phụ điạ phương và hoàn vũ." (số 65). Chúng ta hãy thử xem xét đến việc lẩn tránh vần đề!
An tử cố ý và an tử vì bỏ quên
Như thế, chúng ta biết rằng Giáo Hội coi an tử như là sát nhân và là một cái gì hết sức vô nhân đạo. Nhưng chúng ta vẫn chưa phân biệt được khi nào là an tử, khi nào không. Chúng ta thử coi định nghĩa – chỗ an tử được giải thích là “một hành động bỏ quên không làm." Định nghĩa này có ý chỉ là có hai hình thức an tử căn bản. Một là “an tử tác động” và “an tử vì bỏ quên” (hay an tử thụ động). Đây là các từ ngữ đã được nhiều giám mục, thần học gia, và tâm lý gia Công Giáo xử dụng. Tuy nhiên, Giáo Hội không có một danh từ có tính cách hoàn vũ ở điểm này. Tuy nhiên, quan niệm mà các từ ngữ này muốn diễn tả đã được trình bầy trong giáo huấn của Giáo Hội.
An tử tác động, tác nhân luân lý gây nên cái chết bằng một hành động tích cực bao gồm việc xử dụng một dược phẩm hay vũ khí để gây nên cái chết. Như trường hợp của Robert Latimer trên đây, ông đã nối ống thoát hơi của xe vận tải để làm cho con gái ông phải chết. Đó là an tử tác động. Điều quan trọng là phải phân biệt an tử tác động với một vài hình thức làm giảm cơn đau đớn có thể hơi tương tự. Chúng ta có thể dùng dược phẩm với mục đích để kiềm chế cái đau; như trong trường hợp của bệng ung thư. Tuy nhiên, hậu quả có thể tiên đoán nhưng không cố tình của y dược có thể là làm cho cái chết mau chóng hơn. Như vậy có nghĩa là người bác sĩ cho thuốc ngừa đau có đang giết chết bệnh nhân không? Rõ ràng là không. Mục đích của hành động như vậy là làm giảm cơn đau; không cố tình hay lựa chọn cái chết. Hơn nữa, làm giảm cơn đau chắc chắn là một hành động hợp luân lý. Dĩ nhiên, nếu một bác sĩ cho một liều thuốc nhiều hơn mức độ cần thiết để giảm cơn đau, và vì thế gây nên cái chết, thì người bác sĩ ấy đã sát nhân.
Sự phân biệt này – giữa việc giết một người, và làm một hành động có thể chỉ là một chăm sóc y tế tốt lành, mặc dù phụ hệ có thể làm cho cái chết đến mau hơn – được dựa trên các giáo huấn Công Giáo từ thời Đức Piô XII về sau. Đây là nguyên tắc được mệnh danh là có hai hậu quả. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là cùng một sự phân biệt này cũng được dựa trên truyền thống luân lý và luật lệ của xã hội chúng ta. Tuy nhiên một số các nhà đạo đức ngày nay lại cố gắng xóa bỏ sự phân biệt này. Họ cho rằng thuốc giảm đau cho bệnh nhân cũng không khác gì an tử tác động, vì cả hai đều đưa đến cái chết. Dĩ nhiên, đây là một lý luận tốt nếu chúng ta muốn công nhận an tử. Nhưng lại không hợp đạo lý, vì bỏ qua sự khác biệt về mục đích trong hai lựa chọn luân lý này. Trong một trường hợp mục đích là để giảm đau đớn; mục đích kia là để gây ra cái chết.
Thế còn an tử vì bỏ quên thì sao? Trước hết, tất cả mọi người đều biết là có thể giết chết một người bằng cách cất đi những nguồn dinh dưỡng cũng như áp dụng một biện pháp nào khác gây nên cái chết. Một thí dụ điển hình là bỏ cho chết đói. An tử vì bỏ quên có thể bao gồm việc bỏ cho chết đói, nhưng có thể bao gồm cả những phương cách ngăn chặn sự sống khác. Nói chung, trong trường hợp an tử vì bỏ quên, cái chết bị gây nên bởi việc cố tình không xử dụng các biện pháp cần thiết để gìn giữ mạng sống.
Có hai loại bỏ quên: quyết định không dùng các biện pháp chưa xử dụng, và ngưng các biện pháp đang xử dụng. Các phương tiện sống còn có thể bị ngăn cản hay bị ngưng là thành phần của an tử bao gồm các phẩm dược, các máy móc kỹ thuật, và các cuộc giải phẫu, cũng như các biện pháp nuôi dưỡng bình thường – như giữ cho căn phòng có nhiệt độ an toàn. Nếu bạn đem dấu các viên thuốc của người bà để cho bà cụ bị tai biến mạch máu não và qua đời, vì bạn cho rằng bà cụ chết đi cho đỡ khổ, thì đó là an tử. Nếu bà cụ nằm liệt giường, và bạn tắt máy sưởi giữa mùa đông giá lạnh, và bà cụ chết cóng, thì đó cũng là an tử, mặc dù bạn đang muốn cho bà cụ khỏi phải tiếp tục đau đớn.
Phương Tiện Bình Thường và Khác Thường
Sự phân biệt giữa hai phương tiện – bình thường khi không dùng thì đưa đến cái chết, và khác thường, khi không dùng cũng không mang lại cái chết – là một vần đề cổ xưa hàng thế kỷ trong Giáo Hội, và vẫn còn hiệu lực ngày nay. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa trả lời hai câu hỏi, khi nào thì các phương tiện có tính cách bình thường và khi nào thì khác thường? Nói cách giản dị, các phương tiện bình thường khi chúng hữu dụng và không quá mất công. Chúng có tính cách khác thường khi chúng không hữu dụng và không quá mất công.
Làm sao để chúng ta biết khi một phương tiện hữu dụng hay vô dụng, mất công hay không? Câu trả lời nằm trong một bản năng lạ lùng Thiên Chúa đã ban cho tất cả mọi người biết suy luận: đó là khả năng phán đoán. Rất tiếc là không có một danh sách ngắn gọn để đưa ra ở đây, một mặt để kê khai tất cả các phẩm dược, các phương pháp giải phẫu, và kỹ thuật y khoa, và mặt kia là tất cả những phương tiện khác thường. Tuy nhiên bản tính của người tiêu thụ hiện thời là luôn luôn đòi hỏi để biết xem việc cho lọc thận, dùng máy thở, hô hấp nhân tạo CPR có cứu thể sống người bệnh không? Câu trả lời Công Giáo là: cần biết thêm chi tiết về tình trạng của bệnh nhân. Chỉ khi đó mới có thể có câu trả lời. Nếu một người sống tại vùng quê cần được lọc thận nhưng phải đi rất xa mỗi tuần một lần đến một thị trấn, đó là một vấn đề khó khăn, như vậy là khác thường. Nếu có người đang dưỡng thương sau khi giải phẫu phổi, cần máy thở vài ngày, thì đây có lẽ là một trường hợp bình thường vì có ích và không khó khăn. Nếu tim của một người trẻ và khoẻ mạnh ngưng đập vì bị nghẹt thở và có thể được chữa trị nhanh chóng bằng hô hấp nhân tạo CPR – thì đây là một sự chữa trị bình thường. Nếu một người yếu đuối mắc chứng nan y và sắp chết, CPR sẽ là khác thường vì không hữu hiệu mấy.
Xin ghi nhận là bạn không thể nói rằng bất cứ cái gì nhân tạo: máy móc, thuốc men và giải phẫu đều tự động được coi là khác thường, và tùy ý lựa chọn trên phương diện luân lý. Con người chúng ta xử dụng nhiều phương tiện nhân tạo khác nhau để duy trì sự sống. Khi chúng ta có thể làm như vậy mà không khó khăn quá mức, chúng ta có một bổn phận luân lý phải dùng các phương tiện này; nếu không chúng ta đã sao lãng không săn sóc đời sống con người Chúa đã ban cho chúng ta. Một điểm khác của giáo huấn Công Giáo là, khi quyết định bỏ qua không dùng một phương tiện y tế, mục đích phải nhắm vào vấn đề là việc chữa trị ấy có vô ích hay quá khó khăn không? Không bao giờ được lấy quyết định là một đời sống có vô ích hay khó khăn phiền toái.
Đây là việc nhận định về phẩm giá của đời sống của những người tật nguyền hay mắc chứng nan y có thể đưa đến các quyết định ủng hộ an tử. Nói cách khác, nếu một người không nhận được trị liệu y tế để duy trì đời sống không phải vì trị liệu này vô ích hay khó khăn, nhưng vì sẽ duy trì sự sống cho một người đã được coi là nếu chết đi thì tốt hơn, chúng ta ở đây lại có một trường hợp không những là có sự kỳ thị mà còn có an tử nữa. Một thí dụ điển hình là khi trẻ em sanh ra có triệu chứng Down phải chết vì không được giải phẫu để thông ruột già. Theo quan điểm của một số nhà tư tưởng Công Giáo được tôn kính, trọng tâm của não trạng về an tử – dù là chúng ta nói đến an tự tác động hay an tử bỏ quên – là quan niệm rằng một số người chết đi thì tốt hơn và việc để cho họ chết có thể được chấp nhận.
Quyền Được Chết
Trước khi đề cập đến vấn đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước, chúng ta cần biết ba điều về an tử: Trước hết, một số nhà luân lý Công Giáo đã phân loại an tử thành tự nguyện, không tự nguyện, hay bất khả kháng. Tự nguyện khi một người bằng lòng nhận cái chết bởi tay một người khác; không tự nguyện khi người bị giết không thể cho biết họ thoả thuận (thí dụ: một đứa trẻ hay một bệnh nhân bất tỉnh); bất khả kháng khi người bị giết chống lại việc này.
Điều thứ hai là sự tương đồng giữa trợ giúp tự tử và an tử. Sự khác biệt là trong việc trợ giúp tự tử, người yểm trợ, giúp một người tự tử bằng cách cung cấp một phương pháp làm chết người như độc dược, mà không thực sự tự mình áp dụng phương pháp này; trong an tử bất khả kháng, một người thứ hai áp dụng phương pháp làm chết người cho người bị giết. Trên phương diện luân lý, trợ giúp tự tử hoàn toàn nghịch lại với luật của Chúa vì người đưa cho nạn nhân một độc dược hay một dụng cụ làm chết người vô hình chung chấp nhận quyết định trái luân lý là tự tử (Xem Evangelicum, số 66). Theo giáo huấn Công Giáo, tự tử hoàn toàn trái luân lý vì cùng một lý lẽ là sát nhân là sai trái (như trên).
Điểm thứ ba là lý luận chính chống lại giáo huấn Công Giáo về an tử. Theo quan niệm này, các cá nhân có quyền căn bản của con người là được tự lựa chọn về những vấn đề liên quan đến cái chết hay sự sống. Tự tử, trợ giúp tự tử và an tử bất khả kháng được coi là thành phần của một sự tiếp nối, tất cả đều là các cách thức hành xử “quyền tự do lựa chọn” và “quyền được chết”. Quan niệm này có khuynh hướng hoàn toàn cố định và tiêm nhiễm về sự kiện lựa chọn, đến độ coi thường không cần xem xét coi sự lựa chọn đó tốt hay xấu cho một người. Luân lý Công Giáo ủng hộ ước muốn tự do của con người, nhưng coi đó là một điều tốt, và phải theo những tiêu chuẩn liên quan đến sự tốt lành của con người. Đạo Công Giáo hiểu về phẩm giá con người rất phong phú so sánh với tư tưởng tự do là điều cốt yếu.
Vấn Đề Thỏa Thuận
Trở lại vần đề thỏa thuận, từ chối việc chữa trị, và có sự chỉ định trước. Giáo huấn Công Giáo dạy rằng một người bệnh có khả năng thì có trách nhiệm về cái chết hay sự sống của mình và được lấy quyết định cuối cùng về cách chữa trị của mình (Đức Giáo Hoàng Piô XII, thuyết trình tại Hội Nghị Quốc tế về Y Tế ngày 13 tháng 9, 1952). Điều này có nghĩa là bệnh nhân có quyền căn bản thoả thuận và quyền từ chối việc chữa trị. Như vậy đã có một lãnh vực về sự tự chủ của người bệnh. Tuy nhiên, về phương diện luân lý, quyền thoả thuận và từ chối đã được minh định. Con người không có quyền thỏa thuận về một điều sai trái như an tử. Con người cũng không có quyền từ chối những sự chữa trị bình thường để gìn giữ mạng sống, vì sự kiện này tương đương với tự tử.
Những người chăm sóc bệnh nhân có trách nhiệm luân lý phải tôn trọng sự tự chủ của bệnh nhân, và thường không ép bệnh nhân phải nhận sự chữa trị ngược lại ước muốn của họ. Tuy nhiên, họ phải tránh không được làm những gì trái luân lý, có nghĩa là họ không được nghe theo ý muốn của bệnh nhân để làm những điều trái luân lý. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc áp dụng thể thức an tử hay trợ giúp tự tử, người đó phải từ chối. Nhu cầu luân lý này có thể đặc biệt khó khăn cho người chăm sóc khi bệnh nhân từ chối sự chữa trị bình thường đã đang được áp dụng. Nếu bệnh nhân xin người chăm sóc ngưng việc chữa trị gìn giữ mạng sống bình thường để chấm dứt sự đau đớn, người chăm sóc đang được đòi hỏi để tham gia vào an tử vì bỏ quên – một điều người chăm sóc không được chấp nhận. Trong trường hợp của bệnh nhân đang phục hồi sau khi giải phẫu phổi và cần có máy hô hấp trong vài ngày, đây là sự chữa trị bình thường trong trường hợp này. Giả tỉ bệnh nhân có vấn đề tâm thần và coi đây là một cách để chấm dứt đời sống mau lẹ và xin bác sĩ rút ống và giây. Nếu bác sĩ thương cảm và rút ống, thì bệnh nhân chết. Đây là an lạc vì bỏ quên. Điều bác sĩ phải làm trong trường hợp này là cần tìm kiếm cho bệnh nhân được giúp đỡ về những khó khăn tâm lý để hủy bỏ ước muốn tự tử.
Chỉ Định Trước (Di chúc)
Chỉ định trước có thể là phương cách để cho bệnh nhân khi còn có khả năng để bầy tỏ ước muốn hợp lý về việc chữa trị. Học thuyết Công Giáo không xác định về vấn đề chỉ định trước. Nhưng các Đức Giám Mục đã tuyến bố lại có khuynh hướng nói rằng các người chăm sóc phải tôn trọng các chỉ định trước khi được thi hành một cách hợp lý và không nghịch với luân lý Công Giáo. Tuy nhiên, cần ghi nhận là có hai hình thức căn bản về chỉ định trước: quyền hành lâu dài của luật sư, hay người thừa hành chăm sóc sức khoẻ, khi bệnh nhân chỉ định một người khác lấy quyết định về việc chữa trị trong trường hợp không còn khả năng; và di chúc về sự sống, khi bệnh nhân quyết định trước về những sự chữa trị đặc biệt họ muốn hay không muốn. Các giám mục Công Giáo đã hầu như chấp nhận hình thức thứ nhất, nhưng lại không ưa hình thức sau là chỉ định trước. Có nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến di chúc về sự sống. Nhưng vấn đề của di chúc về sự sống là có thể trở nên phương tiện để đưa đến an tử vì bỏ quên.
Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu những gì giáo huấn Công Giáo dạy về an tử và luật pháp. Đối với Giáo Hội, một đạo luật cấm sát nhân rất cần thiết cho lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của các cá nhân; và phải được ban hành. Hơn nữa, sự bình đẳng đòi hỏi tất cả mọi người phải được bảo vệ chống mọi hình thức sát nhân. Do đó, việc cho phép giết người bệnh, hấp hối hay tật nguyền, ngay cả trong trường hợp an tử bất khả kháng là nghịch lại quyền sống và sự bình đẳng. (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2273, 2237; Evangelicum số 71-72). Đối với Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, an tử hết sức bất nhân và bất công, và gây thiệt hại to lớn cho ích lợi chung. Không bao giờ có thể chấp nhận an tử bằng một đạo luật trên phương diện luân lý, dù là đạt được đa số ủng hộ bên trong một hệ thống chính quyền dân chủ (Evangelicum số 68-71). Và một đạo luật cho phép an tử hay phá thai, theo ngài, hoàn toàn thiếu sót sức mạnh luân lý ràng buộc và cần phải được chống lại (Evangelicum, số 72, 73).