Qui định mới dành cho Cơ Quan Thông Tin Tài Chánh Vatican (Vatican Financial Information Authority, viết tắt là AIF) đã giúp cơ quan này phù hợp hơn với luật lệ mới của Tòa Thánh cũng như với tiêu chuẩn quốc tế. Nó cũng khai triển một loại cơ quan mới. Các người soạn thảo luật lệ rửa tiền đầu tiên cho Vatican quan niệm nó như một thẩm quyền “chuyên chế” (monocratic), tức một bộ của Tòa Thánh đặt dưới quyền một vị Hồng Y với nhiều quyền hành rộng rãi. Nhưng nay, AIF đang mặc lấy khuôn hình mới do kết quả của nhiều cải tiến tiến bộ đối với các qui định về nó.
Cụ thể, các thủ tục cử nhiệm vị chủ tịch của nó đã thay đổi. Theo điều 4 của tự sắc cũ, là tự sắc thiết lập ra cơ quan này, thì vị chủ tịch được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm, giống như các vị đứng đầu các bộ của Tòa Thánh, và do đó, đương nhiên người ta cho rằng vị ấy phải là một Hồng Y, hay ít nhất một tổng giám mục. Từ ngày 21 tháng Mười Một trở đi, khi qui định mới có hiệu lực, vị chủ tịch sẽ được chọn, cùng với 4 thành viên khác trong hội đồng giám đốc, “giữa những người được thừa nhận có danh tiếng, không có bất cứ xung đột nào về quyền lợi và có khả năng chuyên nghiệp được thừa nhận trong các lãnh vực luật pháp, kinh tế và tài chánh cũng như trong các chủ đề thuộc phạm vi hoạt động của Cơ Quan”. Giám đốc và phó giám đốc thì do Quốc Vụ Khanh bổ nhiệm.
Khuôn khổ chống việc rửa tiền và ngăn ngừa việc tài trợ cho khủng bố đã được cải tiến hơn nữa nhờ các khuyến cáo của Moneyval, tức Ủy Ban của Hội Đồng Âu Châu có nhiệm vụ lượng giá con đường tiến tới sự trong sáng về tài chánh của các nước thành viên.
Nhìn lại con đường dẫn tới các qui định mới của Tòa Thánh sẽ giúp ta biết đánh giá đúng mọi cố gắng đã được đưa ra trên bình diện định chế tại Tòa Thánh.
Luật lệ cũ về rửa tiền, dựa theo mẫu luật lệ rửa tiền của Ý, tập chú các chức năng của cơ quan này vào vị chủ tịch, như thể vị chủ tịch là người cầm đầu một bộ của Vatican. Đức HY Attilio Nicora, một trong những người bảo trợ của luật lệ cũ, được cử nhiệm làm chủ tịch AIF. Vị này hiện vẫn là chủ tịch của AIF cải tổ, với nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chánh và kinh tế của Tòa Thánh.
Lúc được cử nhiệm làm chủ tịch AIF, Đức HY Nicora cũng là chủ tịch Cơ Quan Quản Trị Gia Sản Tòa Thánh (Administration of the Patrimony of the Apostolic See, viết tắt là APSA) và là thành viên hội đồng Hồng Y của Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Institute for Religious Works, viết tắt là IOR) và của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican (Governorate of Vatican City State). Tất cả các cơ chế này đều được đặt dưới sự giám sát của ngài trong tư cách chủ tịch AIF.
Luật rửa tiền cũ, vì thế, có nhiều thiếu sót. Thí dụ: không có việc phân chia lao động. Các trách nhiệm của Đội Giám Binh Vatican (Vatican Gendarmes Corps), của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh không được mô tả chính xác. Hệ thống hợp tác quốc tế không lưu tâm tới các đặc điểm riêng của Tòa Thánh.
Các thiếu sót trên là hậu quả của việc luật lệ đã được các tư vấn bên ngoài soạn thảo. Chắc chắn những người này có khả năng đối với việc rửa tiền, nhưng không hề lưu ý tới tính độc lập của Tòa Thánh và bản chất đặc thù của nó.
Đó là lý do tại sao các chức sắc của Tòa Thánh đã phải điều chỉnh lại khuôn khổ luật pháp cũng như định chế. Luật rửa tiền mới được ban hành ngày 25 tháng Giêng trong một sắc lệnh và đã thỏa mãn khá nhiều các nhận định lượng giá của Moneyval. Luật lệ mới này giúp cải tiến mau chóng khuôn khổ định chế, thêm quyền cho Phủ Quốc Khanh và xây dựng một hệ thống tài chánh chú trọng tới khách hàng mà lại phù hợp với các đặc điểm riêng của Thị Quốc Vatican, một thị quốc không có ngân hàng cũng như không có một nền kinh tế thị trường.
Hội đồng khoáng đại của Moneyval hoan nghênh các thay đổi trên và ngày 12 tháng Bẩy năm 2012 đã công bố một báo cáo khá tích cực về Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican. Dĩ nhiên, báo cáo này vẫn yêu cầu có thêm một số điều chỉnh nữa về luật lệ.
Tháng 12 năm 2012, hai điều chỉnh mới đối với luật rửa tiền đã cho phép AIF ban hành các biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) với các đối tác tại các nước khác mà không cần có nihil obstat (không phản đối) trước của Phủ Quốc Vụ Khanh.
Hai điều chỉnh trên đã cải thiện thêm các thủ tục hợp tác và trao đổi quốc tế, và làm dễ dàng việc AIF tham gia Nhóm Egmont, gồm các cơ quan tình báo tài chánh khắp thế giới hồi tháng Bẩy năm 2013.
Thẩm quyền cải tiến dành cho AIF đã dẫn tới việc ký kết một số biên bản ghi nhớ, mà quan trọng nhất là với FinCEN của Hoa Kỳ và với cơ quan Thông Tin Tài Chánh Ý.
Trong khi ấy, một cuộc cải tổ tổng quát hơn đối với hệ thống tài chánh của Vatican đang được chuẩn bị. Với tự sắc ban hành ngày 8 tháng Tám, 2013, Đức Phanxicô đã thiết lập ra Ủy Ban An Ninh Tài Chánh mà giám đốc AIF là một thành viên, và ngày 8 tháng Mười, 2013, một luật khác đã được ban hành, đem lại cho Tòa Thánh một thứ “văn bản tham chiếu đơn nhất cho các vấn đề tài chánh” theo kiểu nói của bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti.
Trong qui định mới của AIF, ta thấy có ba điểm mới mẻ: thứ nhất, nó củng cố sự độc lập của Cơ Quan này, nhờ thế bảo vệ nó khỏi các can thiệp cũng như các cuộc tranh quyền giữa các chức sắc cao cấp của Giáo Triều. Thứ hai, nó chính thức trao cho Cơ Quan này thẩm quyền giám sát các ký thác (prudential supervision), một vấn đề được báo cáo Moneyval lưu ý. Thứ ba, theo yêu cầu của các lượng giá viên, nó phân biệt hai chức năng của Cơ Quan bằng cách thiết lập ra hai văn phòng khác nhau, tức Văn Phòng Giám Sát và Qui Định và Văn Phòng Tình Báo Tài Chánh. Việc phân biệt này khiến một quan sát viên nhận định rằng AIF thậm chí nên được đặt tên lại là “Cơ Quan Giám Sát và Thông Tin Tài Chánh”.
Chủ tịch mới của AIF rất có thể là một người thường (lay person), khi nhiệm kỳ của hội đồng giám đốc hiện nay sắp chấm dứt. Hội đồng hiện gồm đại đa số người Ý xuất thân từ lãnh vực ngân hàng Ý, nhìn công việc của mình qua lăng kính mối tương quan đặc biệt giữa Ý và Vatican, một điều không còn hợp thời.
Các cử nhiệm tân chủ tịch và hội đồng giám đốc, mà người ta mong sẽ xẩy ra nay mai, sẽ kết liễu việc xung đột quyền lợi duy nhất mà bản báo cáo của Moneyval từng nhấn mạnh. Bản báo cáo này không nêu đích danh người xung đột quyền lợi, nhưng người đó hiển nhiên là Đức HY Nicora. Trong đoạn 797, bản báo cáo nhấn mạnh rằng “một trong các thành viên của Ủy Ban Hồng Y cũng là Chủ Tịch của AIF. Điều này khiến người ta lo âu đối với việc xung đột quyền lợi cách nghiêm trọng. Cho nên, chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo rằng cùng một người không nên cùng giữ các chức vụ trong cơ phận giám sát và trong cơ phận được giám sát”.
Một trong các hành động cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI là cải cách ủy ban Hồng Y của IOR. Trong ủy ban này, Đức HY Nicora đã được thay thế bởi Đức HY Domenico Calcagno, là người kế nhiệm ngài đứng đầu APSA. Quyết định này rõ ràng để tránh việc xung đột quyền lợi, nhưng việc này vẫn bị phê bình.
Bản Tin (Bollettino) của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, khi loan tin về việc ban hành qui định mới cho AIF, đã loan báo rằng cơ quan chuyên nghiệp Ernst & Young đã được Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican thuê làm tư vấn. Theo Bản Tin này, việc chọn được thực hiện sau một “thủ tục tuyển lựa”, nhưng chi tiết này vẫn không xua tan được cái bóng xung đột quyền lợi, vì Francesca Immacolata Chaouqui, một trong các thành viên của ủy ban được Đức Phanxicô cử nhiệm để hợp lý hóa các chi tiêu và các chức năng của 37 cơ quan Tòa Thánh, là nhân viên của Ernst & Young.
Ngoài ra, còn vấn đề này lữa: liệu các tư vấn từ bên ngoài có thực sự hiểu được các đặc tính chuyên biệt của Tòa Thánh hay không? Theo Andrea Gagliarducci, diễn trình của luật lệ về rửa tiền nhiên hậu đã chứng tỏ rằng chỉ có các quyết định được đưa ra trong tường thành Vatican mới thành công trong việc thúc đẩy Vatican tiến lên để đương đầu với các thách đố mới trên thế giới.
Các chuyên viên của Nhóm Promontory Financial, được IOR lưu giữ để thanh lý các chương mục của mình, không làm được gì hơn là thi hành những việc IOR vốn đã làm rồi. Bản báo cáo của Moneyval khen ngợi cam kết của IOR, hoan nghênh các chỉ dẫn của nó trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về trong sáng quốc tế, và nhấn mạnh ở đoạn 476 rằng: “IOR đã phát động một diễn trình duyệt xét và cập nhật hóa cơ sở dữ liệu của khách hàng vào tháng Mười Một năm 2010. IOR chứng tỏ một cam kết và tận tình rõ ràng nhằm hoàn tất diễn trình này vào cuối năm 2012. Sáu người liên hệ tới dự án này và đang tích cực tiếp cận với các khác hàng để thu thập tư liệu cập nhật”.
Nhưng một số than phiền đang tới tai giới chức Vatican. Người ta kháo với nhau rằng việc thuê Nhóm Promontory Financial quá mắc mỏ, dù không ai biết phí tổn của việc này chính xác ra sao. Cũng nên biết rằng Vatican chi phí khá nhiều trong việc thuê ngân hàng Tây Ban Nha Grupo Santander để tư vấn cho Phủ Doãn Kinh Tế Sự Vụ (Prefecture for the Economic Affairs) của Tòa Thánh mà người đại diện của ngân hàng này tại Ý chính là Ettore Gotti Tedeschi, cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Sát IOR cho tới khi bị bất tín nhiệm.
Trong khi ấy, dù không ai biết gì về các phí tổn trên đây, hiện đang có việc cắt giảm nhân viên tại nhiều bộ sở của Vatican. Việc này được giải thích như là nhu cầu khắc khổ và giảm chi. Có báo cáo về việc năm người đã bị cắt giảm khỏi Bộ Giáo Sĩ, và có lời đồn là đã có danh sách 30 người sẵn sàng ra đi, trong số này có những người được các giáo phận triệu hồi nhưng những người khác thì do chính các sở bộ Vatican cho thải hồi. Danh sách này đã được lập do lời yêu cầu của Đức HY Bertello, Chủ Tịch Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican.
Tuy nhiên, lý do thực sự của việc cắt giảm nhân viên Giáo Triều có thể là một phần trong cuộc cải tổ rộng lớn hơn. Thay vì gửi các viên chức Vatican đi khắp thế giới để thu thập dữ kiện cũng như các nan đề, Tòa Thánh hiện nay yêu cầu các hội đồng giám mục sở tại làm việc đó. Như thế là dành quyền cho họ nhiều hơn trong việc đưa ra quyết định và làm cho quyền trung ương tại Rôma dần dần ít quan trọng hơn. Dù sao, cuộc cải tổ của Đức Phanxicô cũng nhằm để tăng quyền cho các “khu ngoại vi”.
Viết theo Andrea Gagliarducci, “Vatican Finances, External Consultants and Conflicts of Interest” www.mondayvatican.com, 25-11-2013.
Cụ thể, các thủ tục cử nhiệm vị chủ tịch của nó đã thay đổi. Theo điều 4 của tự sắc cũ, là tự sắc thiết lập ra cơ quan này, thì vị chủ tịch được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm, giống như các vị đứng đầu các bộ của Tòa Thánh, và do đó, đương nhiên người ta cho rằng vị ấy phải là một Hồng Y, hay ít nhất một tổng giám mục. Từ ngày 21 tháng Mười Một trở đi, khi qui định mới có hiệu lực, vị chủ tịch sẽ được chọn, cùng với 4 thành viên khác trong hội đồng giám đốc, “giữa những người được thừa nhận có danh tiếng, không có bất cứ xung đột nào về quyền lợi và có khả năng chuyên nghiệp được thừa nhận trong các lãnh vực luật pháp, kinh tế và tài chánh cũng như trong các chủ đề thuộc phạm vi hoạt động của Cơ Quan”. Giám đốc và phó giám đốc thì do Quốc Vụ Khanh bổ nhiệm.
Khuôn khổ chống việc rửa tiền và ngăn ngừa việc tài trợ cho khủng bố đã được cải tiến hơn nữa nhờ các khuyến cáo của Moneyval, tức Ủy Ban của Hội Đồng Âu Châu có nhiệm vụ lượng giá con đường tiến tới sự trong sáng về tài chánh của các nước thành viên.
Nhìn lại con đường dẫn tới các qui định mới của Tòa Thánh sẽ giúp ta biết đánh giá đúng mọi cố gắng đã được đưa ra trên bình diện định chế tại Tòa Thánh.
Luật lệ cũ về rửa tiền, dựa theo mẫu luật lệ rửa tiền của Ý, tập chú các chức năng của cơ quan này vào vị chủ tịch, như thể vị chủ tịch là người cầm đầu một bộ của Vatican. Đức HY Attilio Nicora, một trong những người bảo trợ của luật lệ cũ, được cử nhiệm làm chủ tịch AIF. Vị này hiện vẫn là chủ tịch của AIF cải tổ, với nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chánh và kinh tế của Tòa Thánh.
Lúc được cử nhiệm làm chủ tịch AIF, Đức HY Nicora cũng là chủ tịch Cơ Quan Quản Trị Gia Sản Tòa Thánh (Administration of the Patrimony of the Apostolic See, viết tắt là APSA) và là thành viên hội đồng Hồng Y của Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Institute for Religious Works, viết tắt là IOR) và của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican (Governorate of Vatican City State). Tất cả các cơ chế này đều được đặt dưới sự giám sát của ngài trong tư cách chủ tịch AIF.
Luật rửa tiền cũ, vì thế, có nhiều thiếu sót. Thí dụ: không có việc phân chia lao động. Các trách nhiệm của Đội Giám Binh Vatican (Vatican Gendarmes Corps), của Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh không được mô tả chính xác. Hệ thống hợp tác quốc tế không lưu tâm tới các đặc điểm riêng của Tòa Thánh.
Các thiếu sót trên là hậu quả của việc luật lệ đã được các tư vấn bên ngoài soạn thảo. Chắc chắn những người này có khả năng đối với việc rửa tiền, nhưng không hề lưu ý tới tính độc lập của Tòa Thánh và bản chất đặc thù của nó.
Đó là lý do tại sao các chức sắc của Tòa Thánh đã phải điều chỉnh lại khuôn khổ luật pháp cũng như định chế. Luật rửa tiền mới được ban hành ngày 25 tháng Giêng trong một sắc lệnh và đã thỏa mãn khá nhiều các nhận định lượng giá của Moneyval. Luật lệ mới này giúp cải tiến mau chóng khuôn khổ định chế, thêm quyền cho Phủ Quốc Khanh và xây dựng một hệ thống tài chánh chú trọng tới khách hàng mà lại phù hợp với các đặc điểm riêng của Thị Quốc Vatican, một thị quốc không có ngân hàng cũng như không có một nền kinh tế thị trường.
Hội đồng khoáng đại của Moneyval hoan nghênh các thay đổi trên và ngày 12 tháng Bẩy năm 2012 đã công bố một báo cáo khá tích cực về Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican. Dĩ nhiên, báo cáo này vẫn yêu cầu có thêm một số điều chỉnh nữa về luật lệ.
Tháng 12 năm 2012, hai điều chỉnh mới đối với luật rửa tiền đã cho phép AIF ban hành các biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) với các đối tác tại các nước khác mà không cần có nihil obstat (không phản đối) trước của Phủ Quốc Vụ Khanh.
Hai điều chỉnh trên đã cải thiện thêm các thủ tục hợp tác và trao đổi quốc tế, và làm dễ dàng việc AIF tham gia Nhóm Egmont, gồm các cơ quan tình báo tài chánh khắp thế giới hồi tháng Bẩy năm 2013.
Thẩm quyền cải tiến dành cho AIF đã dẫn tới việc ký kết một số biên bản ghi nhớ, mà quan trọng nhất là với FinCEN của Hoa Kỳ và với cơ quan Thông Tin Tài Chánh Ý.
Trong khi ấy, một cuộc cải tổ tổng quát hơn đối với hệ thống tài chánh của Vatican đang được chuẩn bị. Với tự sắc ban hành ngày 8 tháng Tám, 2013, Đức Phanxicô đã thiết lập ra Ủy Ban An Ninh Tài Chánh mà giám đốc AIF là một thành viên, và ngày 8 tháng Mười, 2013, một luật khác đã được ban hành, đem lại cho Tòa Thánh một thứ “văn bản tham chiếu đơn nhất cho các vấn đề tài chánh” theo kiểu nói của bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti.
Trong qui định mới của AIF, ta thấy có ba điểm mới mẻ: thứ nhất, nó củng cố sự độc lập của Cơ Quan này, nhờ thế bảo vệ nó khỏi các can thiệp cũng như các cuộc tranh quyền giữa các chức sắc cao cấp của Giáo Triều. Thứ hai, nó chính thức trao cho Cơ Quan này thẩm quyền giám sát các ký thác (prudential supervision), một vấn đề được báo cáo Moneyval lưu ý. Thứ ba, theo yêu cầu của các lượng giá viên, nó phân biệt hai chức năng của Cơ Quan bằng cách thiết lập ra hai văn phòng khác nhau, tức Văn Phòng Giám Sát và Qui Định và Văn Phòng Tình Báo Tài Chánh. Việc phân biệt này khiến một quan sát viên nhận định rằng AIF thậm chí nên được đặt tên lại là “Cơ Quan Giám Sát và Thông Tin Tài Chánh”.
Chủ tịch mới của AIF rất có thể là một người thường (lay person), khi nhiệm kỳ của hội đồng giám đốc hiện nay sắp chấm dứt. Hội đồng hiện gồm đại đa số người Ý xuất thân từ lãnh vực ngân hàng Ý, nhìn công việc của mình qua lăng kính mối tương quan đặc biệt giữa Ý và Vatican, một điều không còn hợp thời.
Các cử nhiệm tân chủ tịch và hội đồng giám đốc, mà người ta mong sẽ xẩy ra nay mai, sẽ kết liễu việc xung đột quyền lợi duy nhất mà bản báo cáo của Moneyval từng nhấn mạnh. Bản báo cáo này không nêu đích danh người xung đột quyền lợi, nhưng người đó hiển nhiên là Đức HY Nicora. Trong đoạn 797, bản báo cáo nhấn mạnh rằng “một trong các thành viên của Ủy Ban Hồng Y cũng là Chủ Tịch của AIF. Điều này khiến người ta lo âu đối với việc xung đột quyền lợi cách nghiêm trọng. Cho nên, chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo rằng cùng một người không nên cùng giữ các chức vụ trong cơ phận giám sát và trong cơ phận được giám sát”.
Một trong các hành động cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI là cải cách ủy ban Hồng Y của IOR. Trong ủy ban này, Đức HY Nicora đã được thay thế bởi Đức HY Domenico Calcagno, là người kế nhiệm ngài đứng đầu APSA. Quyết định này rõ ràng để tránh việc xung đột quyền lợi, nhưng việc này vẫn bị phê bình.
Bản Tin (Bollettino) của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, khi loan tin về việc ban hành qui định mới cho AIF, đã loan báo rằng cơ quan chuyên nghiệp Ernst & Young đã được Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican thuê làm tư vấn. Theo Bản Tin này, việc chọn được thực hiện sau một “thủ tục tuyển lựa”, nhưng chi tiết này vẫn không xua tan được cái bóng xung đột quyền lợi, vì Francesca Immacolata Chaouqui, một trong các thành viên của ủy ban được Đức Phanxicô cử nhiệm để hợp lý hóa các chi tiêu và các chức năng của 37 cơ quan Tòa Thánh, là nhân viên của Ernst & Young.
Ngoài ra, còn vấn đề này lữa: liệu các tư vấn từ bên ngoài có thực sự hiểu được các đặc tính chuyên biệt của Tòa Thánh hay không? Theo Andrea Gagliarducci, diễn trình của luật lệ về rửa tiền nhiên hậu đã chứng tỏ rằng chỉ có các quyết định được đưa ra trong tường thành Vatican mới thành công trong việc thúc đẩy Vatican tiến lên để đương đầu với các thách đố mới trên thế giới.
Các chuyên viên của Nhóm Promontory Financial, được IOR lưu giữ để thanh lý các chương mục của mình, không làm được gì hơn là thi hành những việc IOR vốn đã làm rồi. Bản báo cáo của Moneyval khen ngợi cam kết của IOR, hoan nghênh các chỉ dẫn của nó trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về trong sáng quốc tế, và nhấn mạnh ở đoạn 476 rằng: “IOR đã phát động một diễn trình duyệt xét và cập nhật hóa cơ sở dữ liệu của khách hàng vào tháng Mười Một năm 2010. IOR chứng tỏ một cam kết và tận tình rõ ràng nhằm hoàn tất diễn trình này vào cuối năm 2012. Sáu người liên hệ tới dự án này và đang tích cực tiếp cận với các khác hàng để thu thập tư liệu cập nhật”.
Nhưng một số than phiền đang tới tai giới chức Vatican. Người ta kháo với nhau rằng việc thuê Nhóm Promontory Financial quá mắc mỏ, dù không ai biết phí tổn của việc này chính xác ra sao. Cũng nên biết rằng Vatican chi phí khá nhiều trong việc thuê ngân hàng Tây Ban Nha Grupo Santander để tư vấn cho Phủ Doãn Kinh Tế Sự Vụ (Prefecture for the Economic Affairs) của Tòa Thánh mà người đại diện của ngân hàng này tại Ý chính là Ettore Gotti Tedeschi, cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Sát IOR cho tới khi bị bất tín nhiệm.
Trong khi ấy, dù không ai biết gì về các phí tổn trên đây, hiện đang có việc cắt giảm nhân viên tại nhiều bộ sở của Vatican. Việc này được giải thích như là nhu cầu khắc khổ và giảm chi. Có báo cáo về việc năm người đã bị cắt giảm khỏi Bộ Giáo Sĩ, và có lời đồn là đã có danh sách 30 người sẵn sàng ra đi, trong số này có những người được các giáo phận triệu hồi nhưng những người khác thì do chính các sở bộ Vatican cho thải hồi. Danh sách này đã được lập do lời yêu cầu của Đức HY Bertello, Chủ Tịch Phủ Thống Đốc Thị Quốc Vatican.
Tuy nhiên, lý do thực sự của việc cắt giảm nhân viên Giáo Triều có thể là một phần trong cuộc cải tổ rộng lớn hơn. Thay vì gửi các viên chức Vatican đi khắp thế giới để thu thập dữ kiện cũng như các nan đề, Tòa Thánh hiện nay yêu cầu các hội đồng giám mục sở tại làm việc đó. Như thế là dành quyền cho họ nhiều hơn trong việc đưa ra quyết định và làm cho quyền trung ương tại Rôma dần dần ít quan trọng hơn. Dù sao, cuộc cải tổ của Đức Phanxicô cũng nhằm để tăng quyền cho các “khu ngoại vi”.
Viết theo Andrea Gagliarducci, “Vatican Finances, External Consultants and Conflicts of Interest” www.mondayvatican.com, 25-11-2013.