Theo bản tin Zenit ngày 3 tháng Mười Hai, phát ngôn viên Tòa Thánh là cha Thomas Rosica đã viết tuyên bố sau với giám đốc phòng báo chí Vatican, Cha Federico Lombardi, để trả lời một số người thắc mắc về lời Đức GH Phanxicô nói về việc lạm dụng tình dục trong cuộc gặp gỡ các giám mục Hòa Lan ngày 2 tháng Mười Hai vừa qua. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
Hôm qua, Đức GH Phanxicô đã gặp các giám mục Hòa Lan trong một buổi yết kiến riêng lâu 90 phút tại thư viện của Phủ Giáo Hoàng trong Tông Điện. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong tinh thần cởi mở, thân ái, huynh đệ bao gồm việc đàm đạo, đặt câu hỏi và trả lời. Lúc kết thúc, Đức Giáo Hoàng đã trao cho các giám mục một bài diễn văn đã in sẵn trong đó chắc chắn có chứa một số tư tưởng đã được trao đổi giữa các giám mục trong cuộc gặp gỡ lâu dài và riêng tư với Đức Giáo Hoàng.
Mục đích của bài diễn văn soạn sẵn nhằm cho thấy sự hiểu biết sâu xa của Đức Giáo Hoàng đối với tình hình mục vụ đang diễn ra tại Hoà Lan trong lúc này. Bản văn này để làm hồ sơ lưu giữ công khai cho Giáo Hội tại một quốc gia đặc thù. Mục tiêu của cuộc đàm đạo lâu dài, huynh đệ là để phát huy tình huynh đệ, tình hợp đoàn, sự cởi mở và tín thác giữa các giám mục với nhau. Nhiều giám mục Hòa Lan, sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, đã cho biết các ngài được tăng cường, khuyến khích, thêm can đảm, được an ủi và thách thức trong thừa tác vụ của mình. Các ngài nói tới tình huynh đệ sâu xa và hiểu biết lẫn nhau giữa các ngài và Đức Giáo Hoàng.
Trong các vấn đề đang đối diện với Giáo Hội Hòa Lan có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hết sức trầm trọng tại quốc gia này. Trong một đoạn của bản văn in sẵn trao cho các giám mục Hòa Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Một cách hết sức đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm thương của tôi và hứa chắc sẽ cầu nguyện cho mỗi nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục và gia đình họ. Tôi xin chư huynh tiếp tục hỗ trợ họ trong hành trình hàn gắn đầy đau đớn của họ, hành trình mà họ đã can đảm lên đường".
Cho rằng đây là lần đầu Đức Giáo Hoàng đề cập tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là điều không đúng. Chúng ta đã thấy Đức Giáo Hoàng tiếp xúc tự do và cởi mở ra sao với người ta, lên tiếng một cách cởi mở và can đảm và không hề sợ phải nói tới những vấn đề hết sức khó khăn cũng như các vấn đề của thời ta như thế nào. Một số các vấn đề này được bàn tới dưới thể thức công khai như trong các bài diễn văn “Ad Limina”, các văn kiện, các thư từ công khai. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề này được xử lý trong muôn vàn khung cảnh mục vụ và các cuộc gặp gỡ với các vị đứng đầu các bộ trong Giáo Triều, các giám mục và các Hồng Y, là những người có trách nhiệm giải quyết các vấn đề lạm dụng tình dục đầy đau lòng khắp trên thế giới, và với các cá nhân từng chịu tác hại sâu xa bởi cuộc khủng hoảng này.
Ngay từ những ngày đầu của triều giáo hoàng của ngài hồi tháng Ba, Đức Phanxicô đã rõ ràng theo đường lối của vị tiền nhiệm của ngài là Đức GH Bênêđíctô XVI trong việc trực diện đương đầu với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, tiếp xúc với các nạn nhân, đề nghị cách chữa lành cho họ, làm dễ các đáp ứng của Tòa Thánh đối với cuộc khủng hoảng qua cơ quan chuyên biệt là Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoàn toàn ý thức được ưu tiên cao của Đức GH Bênêđíctô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, và ngài cũng đã biến ưu tiên đó thành của ngài.
Khi Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội đang tiếp tục giải đáp cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, chữa lành các nạn nhân, xử lý người phạm tội, đưa ra các biện pháp hợp động (proactive) và các môi trường lành mạnh để che chở và bảo vệ các vị thành niên và mọi người yếu thế, điều cần thiết là những ai tường thuật các câu truyện như thế không nên rơi vào phương pháp “nằm chờ”, chỉ đơn giản tính toán những câu minh nhiên nhắc tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hay bất cứ vấn đề chính nào khác. Điều cũng quan trọng không kém là đánh giá sự thay đổi lớn lao đang diễn ra cả ở hạ tầng lẫn ở các bình diện cao nhất của Giáo Hội trong việc giải quyết sự ác, các hành động phạm pháp lạm dụng tình dục đã xẩy ra. Sa vào thế nằm chờ Đức Giáo Hoàng nói điều gì đó hay chỉ cung cấp các danh sách và các lời nói minh nhiên, mà không xem sét rất nhiều cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tư cách mục tử của Giáo Hội hoàn vũ, xử lý với thực tại, và đem lại sự thay đổi về não trạng và tác phong, là không xử lý công bằng vấn đề này, và do đó, nhiều vấn đề chủ yếu khác mà Giáo Hội đang phải đương đầu ngày nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một mục tử phi thường hết sức lưu tâm tới các hoàn cảnh sống của người ta khắp trên thế giới. Trong 9 tháng qua, cả thế giới đã tận mắt chứng kiến sự quan tâm của ngài đối với những người đau khổ bất cứ cách nào. Trong số các ưu tiên của ngài, cao nhất chắc chắn là những người phải chịu lạm dụng tình dục trong đời họ. Ngài sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này một cách rõ ràng, trong sáng, cương quyết, công bình, có định hướng và đầy cảm thương.
Bài diễn văn in sẵn của Đức Phanxicô
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn in sẵn được Đức Phanxicô đích thân trao cho các giám mục Hòa Lan cuối buổi tiếp kiến riêng các ngài vào ngày 2 tháng Mười Hai qua:
Chư huynh qúy yêu trong hàng giám mục
Trong những ngày chư huynh thực hiện chuyến Viếng Mộ Các Tông Đồ này, tôi chào kính từng mỗi chư huynh một cách âu yếm trong Chúa và bảo đảm với chư huynh lời cầu nguyện của tôi để cuộc hành hương này được dồi dào ơn thánh và đầy hoa trái đối với Giáo Hội tại Hòa Lan. Thưa Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk, xin cám ơn Đức Hồng Y về những lời Đức Hồng Y thưa với tôi nhân danh mọi người!
Xin cho phép tôi trước nhất được bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với việc phục vụ Chúa Kitô và Tin Mừng mà chư huynh chu toàn đối với những người được ủy thác cho chư huynh, đôi khi trong những hoàn cảnh gay go. Không dễ gì duy trì được lòng hy vọng trong những khó khăn chư huynh đang đối diện! Việc thi hành có tính hợp đoàn thừa tác vụ giám mục của chư huynh, trong hiệp thông với Giám Mục Rôma, là điều cần thiết làm cho lòng hy vọng này lớn lên, trong đối thoại thực sự và hợp tác hữu hiệu. Sẽ là điều tốt đẹp cho chư huynh khi tin tưởng nhìn vào các dấu hiệu sinh động đang tự tỏ hiện trong các cộng đồng Kitô hữu của các giáo phận của chư huynh. Chúng là các dấu hiệu cho thấy sự hiện diện đầy hoạt động của Chúa giữa mọi người nam nữ của đất nước chư huynh, đang mong đợi các chứng tá hy vọng chân chính xuất phát từ Chúa Kitô làm cho chư huynh sống.
Với một lòng kiên nhẫn mẫu thân, Giáo Hội tiếp tục các cố gắng của mình nhằm đáp ứng các lo âu của nhiều người nam nữ đang kinh qua khổ não và thất vọng trước tương lai. Với các linh mục của chư huynh, những cộng tác viên trực tiếp của chư huynh, chư huynh muốn gần gũi những người đang đau khổ vì sự trống rỗng tâm linh và đang đi tìm ý nghĩa cho đời họ, dù họ không luôn biết cách phát biểu nó ra. Ta nên đồng hành với họ ra sao trong việc tìm kiếm này, nếu không là lắng nghe họ để chia sẻ với họ niềm hy vọng, niềm vui, khả năng tiến lên phía trước mà chính Chúa Kitô đã ban cho ta?
Đó là lý do khiến Giáo Hội tìm cách đề xuất đức tin một cách chân chính, dễ hiểu và trong tinh thần mục vụ. Năm Đức Tin là dịp vui để biểu lộ cách nội dung đức tin vươn tới mọi người ra sao. Nền nhân học Kitô Giáo và học thuyết xã hội của Giáo Hội là một phần trong gia tài kinh nghiệm và tình người trên đó nền văn minh Âu Châu đã đặt nền tảng và chúng có thể giúp ta tái khẳng định một cách cụ thể tính ưu việt của con người trên kỹ thuật và cơ cấu. Và tính ưu việt của con người này giả thiết phải có sự cởi mở đối với siêu việt. Nếu không, nếu loại bỏ chiều kích siêu việt đi, văn hóa sẽ ra nghèo nàn, trong khi đáng lý ra nó nên cho ta thấy khả thể nối kết giữa đức tin và lý trí, khả thể chân lý và tự do luôn hoà hợp với nhau. Như thế, Giáo Hội không những chỉ đề xuất các chân lý luân lý bất biến, và các thái độ ngược dòng đối với thế gian, mà còn đề xuất chúng làm bí quyết cho phúc lợi con người và sự phát triển xã hội. Các Kitô hữu có sứ mệnh riêng phải đón lấy thách thức này. Do đó, việc giáo dục lương tâm trở thành một ưu tiên, nhất là đào luyện việc phán đoán có phê phán, cũng như việc phải tiếp cận các thực tại xã hội một cách tích cực, tức là tránh các phán đoán hời hợt và việc nhẫn nhục dửng dưng. Điều này đòi người Công Giáo, các linh mục, các người tận hiến và giáo dân phải có được một cuộc huấn luyện vững chắc và có phẩm lượng. Tôi hết lòng khuyến khích chư huynh nối kết các cố gắng của chư huynh vào việc đáp ứng nhu cầu này và làm cho việc công bố Tin Mừng tốt hơn có thể thực hiện được. Trong ngữ cảnh này, chứng tá và sự dấn thân của hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội và trong xã hội đóng một vai trò quan trọng và phải được hỗ trợ một cách mạnh mẽ. Mọi người đã chịu phép rửa chúng ta đều được mời gọi làm môn đệ truyền giáo, đó là nơi chúng ta hiện diện!
Trong xã hội của chư huynh, một xã hội mạnh mẽ có dấu ấn duy tục hóa, tôi cũng khuyến khích chư huynh hiện diện trong các tranh luận công cộng, ở mọi môi trường trong đó con người là vấn đề, để làm hiển thị lòng thương xót của Chúa, lòng âu yếm của Người đối với mọi tạo vật. Trong thế giới ngày nay, Giáo Hội có trách vụ không mệt mỏi nhắc đi nhắc lại lời Chúa Giêsu dạy “Hãy đến với tôi, tất cả những ai lao nhọc và nặng gánh, tôi sẽ cho các bạn được nghỉ ngơi” (Mt 11:28). Tuy nhiên, ta phải tự hỏi: liệu người gặp ta, người gặp một Kitô hữu, có nhận ra một điều gì về lòng nhân hậu của Thiên Chúa không, một điều gì về niềm vui vì đã được gặp Chúa Kitô không? Như tôi vẫn thường tuyên bố, bắt đầu từ lúc thực sự trải nghiệm thừa tác vụ giám mục, Giáo Hội được mở rộng không phải nhờ việc bắt người ta cải đạo (proselytism) mà nhờ việc lôi cuốn. Giáo Hội được sai đi khắp nơi để thức tỉnh, để tái thức tỉnh, để duy trì niềm hy vọng! Do đó, điều quan trọng là khuyến khích tín hữu của chư huynh biết đáp ứng các dịp may đối thoại, làm cho những cuộc đối thoại này hiện hữu tại những nơi trong đó tương lai được quyết định, nhờ thế chúng sẽ có khả năng góp phần vào các cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội lớn liên quan, chẳng hạn, tới gia đình, hôn nhân, cuối đời.
Hơn bao giờ hết, ngày nay, người ta cảm thấy có nhu cầu phải tiến hơn nữa trên con đường đại kết, mời gọi bước vào đối thoại thực sự để tìm kiếm các yếu tố chân lý và sự thiện và đưa ra các giải đáp được Tin Mừng linh hứng. Chúa Thánh Thần thúc giục ta ra khỏi mình đi đến với người khác!
Trong một đất nước giầu có về nhiều phương diện như thế, nghèo đói vẫn tác động lên một số người càng ngày càng đông. Chư huynh hãy biết đánh giá lòng độ lượng của các tín hữu trong việc đem ánh sáng và lòng cảm thương của Chúa Kitô đến những nơi đang chờ mong chúng, đến những người đang bị cho ra rià nhiều hơn! Hơn nữa, các trường Công Giáo, những định chế đang cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục vững chắc, sẽ tiếp tục phát huy việc đào tạo của họ về nhân bản và tâm linh, trong tinh thần đối thoại và huynh đệ với những người không cùng đức tin với họ. Cho nên, điều quan trọng là giới trẻ Công Giáo phải tiếp nhận được một nền giáo lý có phẩm chất, một nền giáo lý nâng đỡ được đức tin của họ và dẫn dắt họ tới gặp gỡ Chúa Kitô. Một việc đào tạo vững chắc và một tình thần cởi mở! Đó là cách Tin Mừng tiếp tục được loan truyền.
Chư huynh biết rõ rằng tương lai và sinh khí của Giáo Hội tại Hòa Lan cũng còn tùy thuộc ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nữa! Điều cấp thiết là tạo ra một nền mục vụ mạnh mẽ và quyến rũ về ơn gọi, cũng như cùng nhau tìm ra phương cách để hỗ trợ việc làm cho các chủng sinh trưởng thành về nhân bản và tâm linh, để họ sống mối liên hệ bản thân với Chúa, một liên hệ sẽ là nền tảng cho cuộc đời linh mục của họ! Chúng ta có thể cũng cảm thấy sự cấp thiết phải cầu nguyện với Chủ mùa gặt! Việc tái khám phá ra cách cầu nguyện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là việc Thờ Lạy Thánh Thể, là lý do hy vọng làm cho Giáo Hội lớn lên và đâm rễ. Quan trọng và thiết yếu xiết bao việc phải gần gũi hàng linh mục của chư huynh, sẵn sàng có mặt đối với mỗi linh mục của chư huynh để hỗ trợ họ và hướng dẫn họ khi họ cần đến! Là những người cha, chư huynh hãy dành thì giờ cần thiết để tiếp đón họ và lắng nghe họ, mỗi lần họ yêu cầu việc này. Và cũng đừng quên đi gặp những người không đến gần chư huynh. Bất hạnh thay, một số những người này thiếu sót trong các dấn thân của họ. Một cách hết sức đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm thương của tôi và hứa chắc sẽ cầu nguyện cho mỗi nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục và gia đình họ. Tôi xin chư huynh tiếp tục hỗ trợ họ trong hành trình hàn gắn đầy đau đớn của họ, hành trình mà họ đã can đảm lên đường. Lưu tâm tới việc đáp ứng ý muốn của Chúa Kitô, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, chư huynh hãy nhập tâm việc bảo vệ và tăng tiến hợp nhất trong mọi sự và giữa mọi người.
Để kết luận, với chư huynh, tôi muốn dâng lời cảm tạ một lần nữa vì những dấu hiệu sinh khí mà Chúa đã dùng để chúc phúc cho Giáo Hội tại Hòa Lan, trong một bối cảnh không luôn dễ dàng. Xin Người khuyến khích và củng cố chư huynh trong sứ vụ tế nhị là hướng dẫn các cộng đoàn của chư huynh trên nẻo đường đức tin và hợp nhất, chân lý và bác ái. Trong khi phó thác chư huynh, các linh mục, các người tận hiến và tín hữu giáo dân trong các giáo phận của chư huynh cho sự che chở của Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh, lời bảo đảm hòa bình và hân hoan tâm linh, tự đáy lòng tôi, cho chư huynh; tôi xin chư huynh, vì tình anh em, đừng quên cầu nguyện cho tôi!
Hôm qua, Đức GH Phanxicô đã gặp các giám mục Hòa Lan trong một buổi yết kiến riêng lâu 90 phút tại thư viện của Phủ Giáo Hoàng trong Tông Điện. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong tinh thần cởi mở, thân ái, huynh đệ bao gồm việc đàm đạo, đặt câu hỏi và trả lời. Lúc kết thúc, Đức Giáo Hoàng đã trao cho các giám mục một bài diễn văn đã in sẵn trong đó chắc chắn có chứa một số tư tưởng đã được trao đổi giữa các giám mục trong cuộc gặp gỡ lâu dài và riêng tư với Đức Giáo Hoàng.
Mục đích của bài diễn văn soạn sẵn nhằm cho thấy sự hiểu biết sâu xa của Đức Giáo Hoàng đối với tình hình mục vụ đang diễn ra tại Hoà Lan trong lúc này. Bản văn này để làm hồ sơ lưu giữ công khai cho Giáo Hội tại một quốc gia đặc thù. Mục tiêu của cuộc đàm đạo lâu dài, huynh đệ là để phát huy tình huynh đệ, tình hợp đoàn, sự cởi mở và tín thác giữa các giám mục với nhau. Nhiều giám mục Hòa Lan, sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, đã cho biết các ngài được tăng cường, khuyến khích, thêm can đảm, được an ủi và thách thức trong thừa tác vụ của mình. Các ngài nói tới tình huynh đệ sâu xa và hiểu biết lẫn nhau giữa các ngài và Đức Giáo Hoàng.
Trong các vấn đề đang đối diện với Giáo Hội Hòa Lan có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hết sức trầm trọng tại quốc gia này. Trong một đoạn của bản văn in sẵn trao cho các giám mục Hòa Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Một cách hết sức đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm thương của tôi và hứa chắc sẽ cầu nguyện cho mỗi nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục và gia đình họ. Tôi xin chư huynh tiếp tục hỗ trợ họ trong hành trình hàn gắn đầy đau đớn của họ, hành trình mà họ đã can đảm lên đường".
Cho rằng đây là lần đầu Đức Giáo Hoàng đề cập tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là điều không đúng. Chúng ta đã thấy Đức Giáo Hoàng tiếp xúc tự do và cởi mở ra sao với người ta, lên tiếng một cách cởi mở và can đảm và không hề sợ phải nói tới những vấn đề hết sức khó khăn cũng như các vấn đề của thời ta như thế nào. Một số các vấn đề này được bàn tới dưới thể thức công khai như trong các bài diễn văn “Ad Limina”, các văn kiện, các thư từ công khai. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề này được xử lý trong muôn vàn khung cảnh mục vụ và các cuộc gặp gỡ với các vị đứng đầu các bộ trong Giáo Triều, các giám mục và các Hồng Y, là những người có trách nhiệm giải quyết các vấn đề lạm dụng tình dục đầy đau lòng khắp trên thế giới, và với các cá nhân từng chịu tác hại sâu xa bởi cuộc khủng hoảng này.
Ngay từ những ngày đầu của triều giáo hoàng của ngài hồi tháng Ba, Đức Phanxicô đã rõ ràng theo đường lối của vị tiền nhiệm của ngài là Đức GH Bênêđíctô XVI trong việc trực diện đương đầu với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, tiếp xúc với các nạn nhân, đề nghị cách chữa lành cho họ, làm dễ các đáp ứng của Tòa Thánh đối với cuộc khủng hoảng qua cơ quan chuyên biệt là Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoàn toàn ý thức được ưu tiên cao của Đức GH Bênêđíctô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, và ngài cũng đã biến ưu tiên đó thành của ngài.
Khi Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội đang tiếp tục giải đáp cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, chữa lành các nạn nhân, xử lý người phạm tội, đưa ra các biện pháp hợp động (proactive) và các môi trường lành mạnh để che chở và bảo vệ các vị thành niên và mọi người yếu thế, điều cần thiết là những ai tường thuật các câu truyện như thế không nên rơi vào phương pháp “nằm chờ”, chỉ đơn giản tính toán những câu minh nhiên nhắc tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hay bất cứ vấn đề chính nào khác. Điều cũng quan trọng không kém là đánh giá sự thay đổi lớn lao đang diễn ra cả ở hạ tầng lẫn ở các bình diện cao nhất của Giáo Hội trong việc giải quyết sự ác, các hành động phạm pháp lạm dụng tình dục đã xẩy ra. Sa vào thế nằm chờ Đức Giáo Hoàng nói điều gì đó hay chỉ cung cấp các danh sách và các lời nói minh nhiên, mà không xem sét rất nhiều cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tư cách mục tử của Giáo Hội hoàn vũ, xử lý với thực tại, và đem lại sự thay đổi về não trạng và tác phong, là không xử lý công bằng vấn đề này, và do đó, nhiều vấn đề chủ yếu khác mà Giáo Hội đang phải đương đầu ngày nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một mục tử phi thường hết sức lưu tâm tới các hoàn cảnh sống của người ta khắp trên thế giới. Trong 9 tháng qua, cả thế giới đã tận mắt chứng kiến sự quan tâm của ngài đối với những người đau khổ bất cứ cách nào. Trong số các ưu tiên của ngài, cao nhất chắc chắn là những người phải chịu lạm dụng tình dục trong đời họ. Ngài sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này một cách rõ ràng, trong sáng, cương quyết, công bình, có định hướng và đầy cảm thương.
Bài diễn văn in sẵn của Đức Phanxicô
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn in sẵn được Đức Phanxicô đích thân trao cho các giám mục Hòa Lan cuối buổi tiếp kiến riêng các ngài vào ngày 2 tháng Mười Hai qua:
Chư huynh qúy yêu trong hàng giám mục
Trong những ngày chư huynh thực hiện chuyến Viếng Mộ Các Tông Đồ này, tôi chào kính từng mỗi chư huynh một cách âu yếm trong Chúa và bảo đảm với chư huynh lời cầu nguyện của tôi để cuộc hành hương này được dồi dào ơn thánh và đầy hoa trái đối với Giáo Hội tại Hòa Lan. Thưa Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk, xin cám ơn Đức Hồng Y về những lời Đức Hồng Y thưa với tôi nhân danh mọi người!
Xin cho phép tôi trước nhất được bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với việc phục vụ Chúa Kitô và Tin Mừng mà chư huynh chu toàn đối với những người được ủy thác cho chư huynh, đôi khi trong những hoàn cảnh gay go. Không dễ gì duy trì được lòng hy vọng trong những khó khăn chư huynh đang đối diện! Việc thi hành có tính hợp đoàn thừa tác vụ giám mục của chư huynh, trong hiệp thông với Giám Mục Rôma, là điều cần thiết làm cho lòng hy vọng này lớn lên, trong đối thoại thực sự và hợp tác hữu hiệu. Sẽ là điều tốt đẹp cho chư huynh khi tin tưởng nhìn vào các dấu hiệu sinh động đang tự tỏ hiện trong các cộng đồng Kitô hữu của các giáo phận của chư huynh. Chúng là các dấu hiệu cho thấy sự hiện diện đầy hoạt động của Chúa giữa mọi người nam nữ của đất nước chư huynh, đang mong đợi các chứng tá hy vọng chân chính xuất phát từ Chúa Kitô làm cho chư huynh sống.
Với một lòng kiên nhẫn mẫu thân, Giáo Hội tiếp tục các cố gắng của mình nhằm đáp ứng các lo âu của nhiều người nam nữ đang kinh qua khổ não và thất vọng trước tương lai. Với các linh mục của chư huynh, những cộng tác viên trực tiếp của chư huynh, chư huynh muốn gần gũi những người đang đau khổ vì sự trống rỗng tâm linh và đang đi tìm ý nghĩa cho đời họ, dù họ không luôn biết cách phát biểu nó ra. Ta nên đồng hành với họ ra sao trong việc tìm kiếm này, nếu không là lắng nghe họ để chia sẻ với họ niềm hy vọng, niềm vui, khả năng tiến lên phía trước mà chính Chúa Kitô đã ban cho ta?
Đó là lý do khiến Giáo Hội tìm cách đề xuất đức tin một cách chân chính, dễ hiểu và trong tinh thần mục vụ. Năm Đức Tin là dịp vui để biểu lộ cách nội dung đức tin vươn tới mọi người ra sao. Nền nhân học Kitô Giáo và học thuyết xã hội của Giáo Hội là một phần trong gia tài kinh nghiệm và tình người trên đó nền văn minh Âu Châu đã đặt nền tảng và chúng có thể giúp ta tái khẳng định một cách cụ thể tính ưu việt của con người trên kỹ thuật và cơ cấu. Và tính ưu việt của con người này giả thiết phải có sự cởi mở đối với siêu việt. Nếu không, nếu loại bỏ chiều kích siêu việt đi, văn hóa sẽ ra nghèo nàn, trong khi đáng lý ra nó nên cho ta thấy khả thể nối kết giữa đức tin và lý trí, khả thể chân lý và tự do luôn hoà hợp với nhau. Như thế, Giáo Hội không những chỉ đề xuất các chân lý luân lý bất biến, và các thái độ ngược dòng đối với thế gian, mà còn đề xuất chúng làm bí quyết cho phúc lợi con người và sự phát triển xã hội. Các Kitô hữu có sứ mệnh riêng phải đón lấy thách thức này. Do đó, việc giáo dục lương tâm trở thành một ưu tiên, nhất là đào luyện việc phán đoán có phê phán, cũng như việc phải tiếp cận các thực tại xã hội một cách tích cực, tức là tránh các phán đoán hời hợt và việc nhẫn nhục dửng dưng. Điều này đòi người Công Giáo, các linh mục, các người tận hiến và giáo dân phải có được một cuộc huấn luyện vững chắc và có phẩm lượng. Tôi hết lòng khuyến khích chư huynh nối kết các cố gắng của chư huynh vào việc đáp ứng nhu cầu này và làm cho việc công bố Tin Mừng tốt hơn có thể thực hiện được. Trong ngữ cảnh này, chứng tá và sự dấn thân của hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội và trong xã hội đóng một vai trò quan trọng và phải được hỗ trợ một cách mạnh mẽ. Mọi người đã chịu phép rửa chúng ta đều được mời gọi làm môn đệ truyền giáo, đó là nơi chúng ta hiện diện!
Trong xã hội của chư huynh, một xã hội mạnh mẽ có dấu ấn duy tục hóa, tôi cũng khuyến khích chư huynh hiện diện trong các tranh luận công cộng, ở mọi môi trường trong đó con người là vấn đề, để làm hiển thị lòng thương xót của Chúa, lòng âu yếm của Người đối với mọi tạo vật. Trong thế giới ngày nay, Giáo Hội có trách vụ không mệt mỏi nhắc đi nhắc lại lời Chúa Giêsu dạy “Hãy đến với tôi, tất cả những ai lao nhọc và nặng gánh, tôi sẽ cho các bạn được nghỉ ngơi” (Mt 11:28). Tuy nhiên, ta phải tự hỏi: liệu người gặp ta, người gặp một Kitô hữu, có nhận ra một điều gì về lòng nhân hậu của Thiên Chúa không, một điều gì về niềm vui vì đã được gặp Chúa Kitô không? Như tôi vẫn thường tuyên bố, bắt đầu từ lúc thực sự trải nghiệm thừa tác vụ giám mục, Giáo Hội được mở rộng không phải nhờ việc bắt người ta cải đạo (proselytism) mà nhờ việc lôi cuốn. Giáo Hội được sai đi khắp nơi để thức tỉnh, để tái thức tỉnh, để duy trì niềm hy vọng! Do đó, điều quan trọng là khuyến khích tín hữu của chư huynh biết đáp ứng các dịp may đối thoại, làm cho những cuộc đối thoại này hiện hữu tại những nơi trong đó tương lai được quyết định, nhờ thế chúng sẽ có khả năng góp phần vào các cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội lớn liên quan, chẳng hạn, tới gia đình, hôn nhân, cuối đời.
Hơn bao giờ hết, ngày nay, người ta cảm thấy có nhu cầu phải tiến hơn nữa trên con đường đại kết, mời gọi bước vào đối thoại thực sự để tìm kiếm các yếu tố chân lý và sự thiện và đưa ra các giải đáp được Tin Mừng linh hứng. Chúa Thánh Thần thúc giục ta ra khỏi mình đi đến với người khác!
Trong một đất nước giầu có về nhiều phương diện như thế, nghèo đói vẫn tác động lên một số người càng ngày càng đông. Chư huynh hãy biết đánh giá lòng độ lượng của các tín hữu trong việc đem ánh sáng và lòng cảm thương của Chúa Kitô đến những nơi đang chờ mong chúng, đến những người đang bị cho ra rià nhiều hơn! Hơn nữa, các trường Công Giáo, những định chế đang cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục vững chắc, sẽ tiếp tục phát huy việc đào tạo của họ về nhân bản và tâm linh, trong tinh thần đối thoại và huynh đệ với những người không cùng đức tin với họ. Cho nên, điều quan trọng là giới trẻ Công Giáo phải tiếp nhận được một nền giáo lý có phẩm chất, một nền giáo lý nâng đỡ được đức tin của họ và dẫn dắt họ tới gặp gỡ Chúa Kitô. Một việc đào tạo vững chắc và một tình thần cởi mở! Đó là cách Tin Mừng tiếp tục được loan truyền.
Chư huynh biết rõ rằng tương lai và sinh khí của Giáo Hội tại Hòa Lan cũng còn tùy thuộc ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nữa! Điều cấp thiết là tạo ra một nền mục vụ mạnh mẽ và quyến rũ về ơn gọi, cũng như cùng nhau tìm ra phương cách để hỗ trợ việc làm cho các chủng sinh trưởng thành về nhân bản và tâm linh, để họ sống mối liên hệ bản thân với Chúa, một liên hệ sẽ là nền tảng cho cuộc đời linh mục của họ! Chúng ta có thể cũng cảm thấy sự cấp thiết phải cầu nguyện với Chủ mùa gặt! Việc tái khám phá ra cách cầu nguyện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là việc Thờ Lạy Thánh Thể, là lý do hy vọng làm cho Giáo Hội lớn lên và đâm rễ. Quan trọng và thiết yếu xiết bao việc phải gần gũi hàng linh mục của chư huynh, sẵn sàng có mặt đối với mỗi linh mục của chư huynh để hỗ trợ họ và hướng dẫn họ khi họ cần đến! Là những người cha, chư huynh hãy dành thì giờ cần thiết để tiếp đón họ và lắng nghe họ, mỗi lần họ yêu cầu việc này. Và cũng đừng quên đi gặp những người không đến gần chư huynh. Bất hạnh thay, một số những người này thiếu sót trong các dấn thân của họ. Một cách hết sức đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm thương của tôi và hứa chắc sẽ cầu nguyện cho mỗi nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục và gia đình họ. Tôi xin chư huynh tiếp tục hỗ trợ họ trong hành trình hàn gắn đầy đau đớn của họ, hành trình mà họ đã can đảm lên đường. Lưu tâm tới việc đáp ứng ý muốn của Chúa Kitô, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, chư huynh hãy nhập tâm việc bảo vệ và tăng tiến hợp nhất trong mọi sự và giữa mọi người.
Để kết luận, với chư huynh, tôi muốn dâng lời cảm tạ một lần nữa vì những dấu hiệu sinh khí mà Chúa đã dùng để chúc phúc cho Giáo Hội tại Hòa Lan, trong một bối cảnh không luôn dễ dàng. Xin Người khuyến khích và củng cố chư huynh trong sứ vụ tế nhị là hướng dẫn các cộng đoàn của chư huynh trên nẻo đường đức tin và hợp nhất, chân lý và bác ái. Trong khi phó thác chư huynh, các linh mục, các người tận hiến và tín hữu giáo dân trong các giáo phận của chư huynh cho sự che chở của Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh, lời bảo đảm hòa bình và hân hoan tâm linh, tự đáy lòng tôi, cho chư huynh; tôi xin chư huynh, vì tình anh em, đừng quên cầu nguyện cho tôi!