Suy niệm lễ Hiển Linh
Lễ Chúa Giáng Sinh là một sự kiện rất quan trọng và vĩ đại trong lịch sử loài người. Vĩ đại bởi vì được khởi đi từ chính Thiên Chúa do lòng yêu thương vô hạn của Người. Quan trọng bởi vì Đức Giêsu chính là Ánh Sáng đến để soi vào trong bóng tối tội lỗi và giải thoát muôn dân khỏi ách tử thần. Hồng ân này không phải chỉ dành riêng cho một thành phần nào, hay cụ thể là độc quyền của dân Israel, mà là cho toàn nhân loại. Việc Chúa tỏ mình ra cho các nhà Đạo Sĩ qua ánh sao lạ dẫn đường và hành trình của các ngài tìm đến để bái lạy Hài Nhi là một dấu chứng về ơn cứu độ phổ quát được ban cho toàn thể nhân loại.
Vì vậy, hôm nay, chúng ta mừng lễ Hiển Linh, tức là lễ Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Có thể nói, lễ này được gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.
1. Các Đạo Sĩ là ai?
Vào thời bấy giờ, thuộc vùng Lưỡng Hà gồm các nước: Iran, Irak và xa hơn một chút có các nước như Afganistan và Ấn Độ. Các vùng này phát triển những nền văn minh, khoa học kỹ thuật tương đối rực rỡ thời bấy giờ. Song song với những phát minh khoa học là những tôn giáo lớn và huyền bí. Trong bối cảnh đó, những nhà hiền triết xuất hiện trong triều đình, nơi đô thị và cả chốn rừng sâu. Họ là những người truy tầm chân lý, khám phá những giá trị tâm linh và chú tâm đến những văn hóa có tính nhân sinh quan trong thiên nhiên, cuộc sống và qua những biến cố.
Bản thân họ là những người công chính, hướng thiện và tôn trọng sự thật, mặc dù chưa biết Chúa là ai. Thật vậy, họ đã dùng khả năng Thiên phú để khám phá và đi sâu vào thế giới tâm linh. Họ thường quan sát bầu trời qua các tinh tú để hiểu được Thiên ý và Thiên mệnh của con người. Những người đó, người ta gọi họ là các nhà Đạo Sĩ hay Chiêm Tinh hoặc vua.
Khi Chúa Giêsu Giáng Sinh, Ngài đã tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ qua dấu lạ ngôi sao. Ánh sao đó đã trở nên biển chỉ đường để dẫn các Đạo Sĩ đến gặp Hài Nhi Giêsu mới sinh tại Belem. Chúa đã dùng các ông như là những nhân chứng để loan báo cho muôn dân biết Ngài là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đã chiếu soi muôn dân.
Như vậy, nếu trước Công Nguyên, vào khoảng năm 750 đến năm 150, có các tiên tri như Isaia, Giêrêmia, Êzêkiel và Đaniel đã lần lượt loan báo về biến cố vĩ đại này rằng: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”, thì sau khi Đức Giêsu Gáng Sinh, có 3 Đạo Sĩ Đông Phương là những người đã nhận ra Ánh Sáng kỳ diệu này và đã đến để bái thờ. Sự hiện diện của các ngài chính là một lời chứng cho mọi người rằng: Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân; Là Chúa các chúa; là Vua các vua; là Thủ Lãnh của cả nhân loại.
Các ngài đến để thực hiện những gì đã được loan báo trước đó trong Cựu Ước. Thật vậy: “Muôn dân muôn nước sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.
2. Hành trình tìm Chúa của các Đạo Sĩ
Khi đã lần theo dấu vết ngôi sao lạ dẫn đường, các nhà Đạo Sĩ đã gặp phải không ít khó khăn trên hành trình đó như ánh sao bỗng vụt lặn không còn dẫn đường chỉ lối nữa, họ phải hỏi thăm... nhưng thật không may cho các Đạo Sĩ, họ hỏi thăm ngay phải con cáo già Hêrôđê, vì thế, lập tức họ là những đối tượng truy sát đầu tiên trong tâm trí của vị vua tàn ác này dưới những lời tưởng chừng như ngọt ngào. Câu hỏi: "Vua người Dothái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Đây cũng chính là khởi đầu của một hành trình gian khó và đầy nguy hiểm đến với các Đạo Sĩ.
Việc các Đạo Sĩ tìm đến với Hài Nhi Giêsu hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã loan báo mà bài đọc I vừa nhắc lại: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi[...]. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa”. Sự kiện Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ là dấu chứng rõ ràng rằng: “nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”.
Quả thật, hôm nay các Đạo Sĩ đã trở thành những chứng nhân của Chúa. Họ đã được Chúa thương mạc khải để ngôi sao dẫn đường. Họ cũng đã nhạy bén để tìm ra những dấu chỉ và tin tưởng đi tìm chân lý. Và, họ cũng đã gặp được Đấng là khởi đầu và cùng đích của con người cũng như thế giới, nên họ đã dâng những lễ phẩm thật ý nghĩa.
Trước tiên là vàng:
Vàng được xếp vào hàng kim loại vua của các loại kim loại. Vàng là loại quý hiếm, nên dâng về cho Vua các vua là điều hợp lý. Khi dâng vàng cho Chúa, ngầm hiểu rằng: Đức Giêsu là Đấng “sinh ra để làm vua”. Tuy nhiên là một vị vua hiền từ, nhân hậu và chết vì yêu.
Sau đó là nhũ hương:
Nhũ hương thường được dùng trong những việc thờ phượng. Khi đốt lên, hương và khói bay cao được ví như lời kinh cầu nguyện bay lên trời. Trên trời là nơi được hiểu là chốn của các thần minh. Và, dần dần, người ta hiểu rằng nhũ hương chính là biểu tượng cho Thiên tính của Đức Giêsu.
Cuối cùng là mộc dược:
Khi nói đến mộc dược, người ta nghĩ ngay đến việc dùng để xông hay ướp xác lúc an táng. Khi cắt nghĩa về mộc dược, người ta thường ám chỉ về nhân tính của Đức Giêsu. Nếu nhũ hương ám chỉ Thiên Tính, thì mộc dược muốn nói về nhân tính của Đức Giêsu.
Như vậy, việc dâng cho Chúa vàng, nhũ hương và mộc dược, các đạo sĩ đã xác nhận và làm chứng rằng Đức Giêsu là Vua. Ngài là con Chúa Cha, và do lòng yêu thương Thiên Chúa đã trao ban chính Con Một của mình. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Đồng thời, Ngài cũng là con người như chúng ta, Ngài đến để yêu thương và cứu chuộc hết mọi người.
3. Sứ điệp Lời Chúa
Khi nói về lễ Hiển Linh, chúng ta nghĩ ngay lễ này là lễ ánh sáng. Còn hiểu theo nghĩa thần học thì đây là lễ Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ, hay còn gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.
Thật vậy, hôm nay, Chúa tỏ mình ra cho nhân loại, không trừ một ai. Ai cũng cần phải được cứu độ. Tuy nhiên, nhiều lúc, chúng ta nghĩ chỉ có chúng ta mới được cứu độ, còn những người không cùng niềm tin với chúng ta thì không được cứu độ. Đức Giêsu là độc quyền sở hữu của chúng ta, còn những người khác không được đụng hay nghĩ tới... Thực ra, nhiều người không phải là Công Giáo, nhưng họ cũng sống tốt, thậm chí còn hơn cả chúng ta nữa. Đôi khi chúng ta là đạo gốc nhưng lại bị loại ra ngoài hoặc cố tình không nhận ra Chúa như Hêrôđê. Thật vậy: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12).
Tình trạng này thật đúng khi có dịp đi đến những trung tâm hành hương. Nếu quan sát, chúng ta thấy những người lương dân... họ sùng kính Đức Mẹ, các thánh hay các vị tử đạo còn hơn chúng ta. Ngược lại, người Công Giáo thì lại cho rằng, mình là con ruột của Chúa, nên thế nào cũng được ơn, vì vậy không cần phải biểu lộ ra bề ngoài, mà là đạo tại tâm. Nói vậy có thể đúng với quan điểm, cung cách và lựa chọn của một số cá nhân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lại, vì nếu không, đây chỉ là cách ngụy biện, là bình phong che lấp đi bản chất ươn lười của chúng ta.
Khi suy niệm đến đây, chúng ta nhớ lại lời Chúa nói: “Chính các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Và nếu đã là ánh sáng thì phải chiếu tỏa ra như Chúa dạy : “Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người ở trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,15-16).
Mỗi người chúng ta cũng chính là những vì sao soi đường dẫn lỗi cho người khác đến với Chúa: “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Sao của chúng ta hôm nay không phải là sao: “bóng đá ”; “ca nhạc ”; “đua xe ”; “ăn chơi ”; “hận thù”..., nhưng chúng ta phải là những “siêu sao”, tức là vượt lên trên tất cả những thứ sao bình thường. Phải trở nên “siêu sao” thì mới tỏa sáng cho mọi sao khác, nếu không chúng ta chỉ có thể chiếu sáng cho những “fan” hâm mộ chúng ta mà thôi. Hãy là “siêu sao”, của “tình yêu”; “tha thứ”; “hy vọng”; “công bình”; “bác ái” và cuối cùng chính là sao “đạo đức”. Thật vậy, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa ẩn mình. nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta , bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18).
Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, từ lời nói, hành động và việc làm, chúng ta hãy biểu lộ ra cho mọi người thấy chỉ có một động lực là tình yêu, chỉ có một hành động là tình yêu, và cũng chỉ có một mục đích là tình yêu. Xác tín như thế, ấy là vì chúng ta đang thực hiện lời Chúa dạy: “Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa, đó là chúng ta yêu thương nhau”. Tiếp nối lời giáo huấn của Đức Giêsu, thánh Phaolô cũng khuyên nhủ tín hữu ở Philípphê: “Giữa thế hệ sa đoạ này, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15).
Lạy Chúa, Đông Phương vẫn được coi là huyền bí, là nơi có những suy niệm siêu hình và tinh tế. Xin Chúa hãy thánh hóa Đông Phương và đem những người thành tâm thiện chí về với Giáo Hội. Xin cũng cho chúng con biết ý thức ơn cứu độ mà Đức Giêsu đem lại là ơn cứu độ phổ quát, vì thế, mỗi người chúng con phải trở nên sao sáng dẫn đường cho người khác đến với Chúa. Amen.
Lễ Chúa Giáng Sinh là một sự kiện rất quan trọng và vĩ đại trong lịch sử loài người. Vĩ đại bởi vì được khởi đi từ chính Thiên Chúa do lòng yêu thương vô hạn của Người. Quan trọng bởi vì Đức Giêsu chính là Ánh Sáng đến để soi vào trong bóng tối tội lỗi và giải thoát muôn dân khỏi ách tử thần. Hồng ân này không phải chỉ dành riêng cho một thành phần nào, hay cụ thể là độc quyền của dân Israel, mà là cho toàn nhân loại. Việc Chúa tỏ mình ra cho các nhà Đạo Sĩ qua ánh sao lạ dẫn đường và hành trình của các ngài tìm đến để bái lạy Hài Nhi là một dấu chứng về ơn cứu độ phổ quát được ban cho toàn thể nhân loại.
Vì vậy, hôm nay, chúng ta mừng lễ Hiển Linh, tức là lễ Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Có thể nói, lễ này được gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.
1. Các Đạo Sĩ là ai?
Vào thời bấy giờ, thuộc vùng Lưỡng Hà gồm các nước: Iran, Irak và xa hơn một chút có các nước như Afganistan và Ấn Độ. Các vùng này phát triển những nền văn minh, khoa học kỹ thuật tương đối rực rỡ thời bấy giờ. Song song với những phát minh khoa học là những tôn giáo lớn và huyền bí. Trong bối cảnh đó, những nhà hiền triết xuất hiện trong triều đình, nơi đô thị và cả chốn rừng sâu. Họ là những người truy tầm chân lý, khám phá những giá trị tâm linh và chú tâm đến những văn hóa có tính nhân sinh quan trong thiên nhiên, cuộc sống và qua những biến cố.
Bản thân họ là những người công chính, hướng thiện và tôn trọng sự thật, mặc dù chưa biết Chúa là ai. Thật vậy, họ đã dùng khả năng Thiên phú để khám phá và đi sâu vào thế giới tâm linh. Họ thường quan sát bầu trời qua các tinh tú để hiểu được Thiên ý và Thiên mệnh của con người. Những người đó, người ta gọi họ là các nhà Đạo Sĩ hay Chiêm Tinh hoặc vua.
Khi Chúa Giêsu Giáng Sinh, Ngài đã tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ qua dấu lạ ngôi sao. Ánh sao đó đã trở nên biển chỉ đường để dẫn các Đạo Sĩ đến gặp Hài Nhi Giêsu mới sinh tại Belem. Chúa đã dùng các ông như là những nhân chứng để loan báo cho muôn dân biết Ngài là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đã chiếu soi muôn dân.
Như vậy, nếu trước Công Nguyên, vào khoảng năm 750 đến năm 150, có các tiên tri như Isaia, Giêrêmia, Êzêkiel và Đaniel đã lần lượt loan báo về biến cố vĩ đại này rằng: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”, thì sau khi Đức Giêsu Gáng Sinh, có 3 Đạo Sĩ Đông Phương là những người đã nhận ra Ánh Sáng kỳ diệu này và đã đến để bái thờ. Sự hiện diện của các ngài chính là một lời chứng cho mọi người rằng: Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân; Là Chúa các chúa; là Vua các vua; là Thủ Lãnh của cả nhân loại.
Các ngài đến để thực hiện những gì đã được loan báo trước đó trong Cựu Ước. Thật vậy: “Muôn dân muôn nước sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.
2. Hành trình tìm Chúa của các Đạo Sĩ
Khi đã lần theo dấu vết ngôi sao lạ dẫn đường, các nhà Đạo Sĩ đã gặp phải không ít khó khăn trên hành trình đó như ánh sao bỗng vụt lặn không còn dẫn đường chỉ lối nữa, họ phải hỏi thăm... nhưng thật không may cho các Đạo Sĩ, họ hỏi thăm ngay phải con cáo già Hêrôđê, vì thế, lập tức họ là những đối tượng truy sát đầu tiên trong tâm trí của vị vua tàn ác này dưới những lời tưởng chừng như ngọt ngào. Câu hỏi: "Vua người Dothái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Đây cũng chính là khởi đầu của một hành trình gian khó và đầy nguy hiểm đến với các Đạo Sĩ.
Việc các Đạo Sĩ tìm đến với Hài Nhi Giêsu hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã loan báo mà bài đọc I vừa nhắc lại: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi[...]. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa”. Sự kiện Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ là dấu chứng rõ ràng rằng: “nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”.
Quả thật, hôm nay các Đạo Sĩ đã trở thành những chứng nhân của Chúa. Họ đã được Chúa thương mạc khải để ngôi sao dẫn đường. Họ cũng đã nhạy bén để tìm ra những dấu chỉ và tin tưởng đi tìm chân lý. Và, họ cũng đã gặp được Đấng là khởi đầu và cùng đích của con người cũng như thế giới, nên họ đã dâng những lễ phẩm thật ý nghĩa.
Trước tiên là vàng:
Vàng được xếp vào hàng kim loại vua của các loại kim loại. Vàng là loại quý hiếm, nên dâng về cho Vua các vua là điều hợp lý. Khi dâng vàng cho Chúa, ngầm hiểu rằng: Đức Giêsu là Đấng “sinh ra để làm vua”. Tuy nhiên là một vị vua hiền từ, nhân hậu và chết vì yêu.
Sau đó là nhũ hương:
Nhũ hương thường được dùng trong những việc thờ phượng. Khi đốt lên, hương và khói bay cao được ví như lời kinh cầu nguyện bay lên trời. Trên trời là nơi được hiểu là chốn của các thần minh. Và, dần dần, người ta hiểu rằng nhũ hương chính là biểu tượng cho Thiên tính của Đức Giêsu.
Cuối cùng là mộc dược:
Khi nói đến mộc dược, người ta nghĩ ngay đến việc dùng để xông hay ướp xác lúc an táng. Khi cắt nghĩa về mộc dược, người ta thường ám chỉ về nhân tính của Đức Giêsu. Nếu nhũ hương ám chỉ Thiên Tính, thì mộc dược muốn nói về nhân tính của Đức Giêsu.
Như vậy, việc dâng cho Chúa vàng, nhũ hương và mộc dược, các đạo sĩ đã xác nhận và làm chứng rằng Đức Giêsu là Vua. Ngài là con Chúa Cha, và do lòng yêu thương Thiên Chúa đã trao ban chính Con Một của mình. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Đồng thời, Ngài cũng là con người như chúng ta, Ngài đến để yêu thương và cứu chuộc hết mọi người.
3. Sứ điệp Lời Chúa
Khi nói về lễ Hiển Linh, chúng ta nghĩ ngay lễ này là lễ ánh sáng. Còn hiểu theo nghĩa thần học thì đây là lễ Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ, hay còn gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.
Thật vậy, hôm nay, Chúa tỏ mình ra cho nhân loại, không trừ một ai. Ai cũng cần phải được cứu độ. Tuy nhiên, nhiều lúc, chúng ta nghĩ chỉ có chúng ta mới được cứu độ, còn những người không cùng niềm tin với chúng ta thì không được cứu độ. Đức Giêsu là độc quyền sở hữu của chúng ta, còn những người khác không được đụng hay nghĩ tới... Thực ra, nhiều người không phải là Công Giáo, nhưng họ cũng sống tốt, thậm chí còn hơn cả chúng ta nữa. Đôi khi chúng ta là đạo gốc nhưng lại bị loại ra ngoài hoặc cố tình không nhận ra Chúa như Hêrôđê. Thật vậy: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12).
Tình trạng này thật đúng khi có dịp đi đến những trung tâm hành hương. Nếu quan sát, chúng ta thấy những người lương dân... họ sùng kính Đức Mẹ, các thánh hay các vị tử đạo còn hơn chúng ta. Ngược lại, người Công Giáo thì lại cho rằng, mình là con ruột của Chúa, nên thế nào cũng được ơn, vì vậy không cần phải biểu lộ ra bề ngoài, mà là đạo tại tâm. Nói vậy có thể đúng với quan điểm, cung cách và lựa chọn của một số cá nhân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lại, vì nếu không, đây chỉ là cách ngụy biện, là bình phong che lấp đi bản chất ươn lười của chúng ta.
Khi suy niệm đến đây, chúng ta nhớ lại lời Chúa nói: “Chính các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Và nếu đã là ánh sáng thì phải chiếu tỏa ra như Chúa dạy : “Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người ở trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,15-16).
Mỗi người chúng ta cũng chính là những vì sao soi đường dẫn lỗi cho người khác đến với Chúa: “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Sao của chúng ta hôm nay không phải là sao: “bóng đá ”; “ca nhạc ”; “đua xe ”; “ăn chơi ”; “hận thù”..., nhưng chúng ta phải là những “siêu sao”, tức là vượt lên trên tất cả những thứ sao bình thường. Phải trở nên “siêu sao” thì mới tỏa sáng cho mọi sao khác, nếu không chúng ta chỉ có thể chiếu sáng cho những “fan” hâm mộ chúng ta mà thôi. Hãy là “siêu sao”, của “tình yêu”; “tha thứ”; “hy vọng”; “công bình”; “bác ái” và cuối cùng chính là sao “đạo đức”. Thật vậy, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa ẩn mình. nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta , bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18).
Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, từ lời nói, hành động và việc làm, chúng ta hãy biểu lộ ra cho mọi người thấy chỉ có một động lực là tình yêu, chỉ có một hành động là tình yêu, và cũng chỉ có một mục đích là tình yêu. Xác tín như thế, ấy là vì chúng ta đang thực hiện lời Chúa dạy: “Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa, đó là chúng ta yêu thương nhau”. Tiếp nối lời giáo huấn của Đức Giêsu, thánh Phaolô cũng khuyên nhủ tín hữu ở Philípphê: “Giữa thế hệ sa đoạ này, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15).
Lạy Chúa, Đông Phương vẫn được coi là huyền bí, là nơi có những suy niệm siêu hình và tinh tế. Xin Chúa hãy thánh hóa Đông Phương và đem những người thành tâm thiện chí về với Giáo Hội. Xin cũng cho chúng con biết ý thức ơn cứu độ mà Đức Giêsu đem lại là ơn cứu độ phổ quát, vì thế, mỗi người chúng con phải trở nên sao sáng dẫn đường cho người khác đến với Chúa. Amen.