Cuối tháng Mười Một vừa qua, Đại Hội Toàn Thể của Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương đã diễn ra, với sự tham dự của nhiều thượng phụ và tổng giám mục của các Giáo Hội này. Trước khi gặp mặt các tham dự viên của Đại Hội, Đức Phanxicô đã gặp riêng các thượng phụ và tổng giám mục của Trung Đông để thảo luận về hoàn cảnh bạo động mà nhiều người tại các nước như Syria và Iraq đang chịu đựng. Các cuộc tấn công tại đó nhằm vào các Kitô hữu đã làm nhiều người phải bỏ nước ra đi, khiến người ta sợ rằng rồi ra căn tính Kitô Giáo sẽ hoàn toàn biến mất tại Trung Đông. Chính vì thế khi gặp gỡ chung các tham dự viên của Đại Hội, Đức Phanxicô đã khẩn thiết kêu gọi “chúng ta sẽ không chịu để cho mình tưởng tượng được một Trung Đông không có người Kitô hữu”.
Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Canđê của Babylon, Louis Raphaël I Sako, là một trong nhiều tiếng nói khẩn khoản yêu cầu các Kitô hữu ở lại trên quê hương của họ. Sau khi tiếp kiến Đức Phanxicô, Thượng Phụ Sako có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Được hỏi các thách thức nào tại Trung Đông đã được thảo luận trong mấy ngày qua, Thượng Phụ cho rằng mọi vấn đề đang đặt ra cho các Giáo Hội Đông Phương đã được đem ra thảo luận với các Hồng Y, giáo triều và thành viên các Giáo Hội Đông Phương. Ai cũng thừa nhận tầm quan trọng của các Kitô hữu tại Trung Đông. Tâm thức này có được là do các vấn đề của chính Trung Đông cũng như cố gắng truyền thông của người Trung Đông hiện sống rải rác tại Tây Phương.
Một trong các thách thức tại Trung Đông là chiến tranh. Tại Iraq, trong 10 năm qua, người dân không hề được an ninh. Rất nhiều cuộc tấn công, oanh kích, bắt cóc, v.v… Và nay, những việc ấy đang xẩy ra tại Syria, nơi nhiều Kitô hữu sinh sống. Hiện nay, số người Công Giáo tại Iraq là khoảng 500,000 người, giảm từ con số 1,264,000 người trước cuộc chiếm đóng của Hoa Kỳ. Một thách thức khác là làm sao để người đi tứ tán tiếp xúc với các Giáo Hội mẹ của họ. Làm thế nào để duy trì được truyền thống, nền phụng vụ, phong tục và đức tin của họ. Việc này không dễ. Các giáo phẩm Trung Đông yêu cầu cho các giáo xứ được thành lập tại nơi định cư mới và gửi các linh mục tới đó. Nhưng điều này không ổn bao nhiêu vì nếu gửi linh mục ra ngoại quốc, giáo dân sẽ bỏ đi theo!
Các Giáo Hội Trung Đông còn một thách thức khác là chủ nghĩa Hội Giáo duy chính trị mỗi ngày mỗi mạnh hơn. Ai đứng đàng sau họ? Ai tài trợ họ? Lại còn vấn đề phát triển vũ khí nữa. Các Giáo Hội này có cảm giác một thế lực nào đó đang đẩy mạnh các căng thẳng tại Trung Đông. Nó có kế hoạch kết liễu các cộng đồng Kitô Giáo.
Được hỏi về tình hình an ninh hiện nay đối với các Kitô hữu Iraq, Thượng Phụ Sako cho biết hiện đang có sự thay đổi. Cuộc đánh nhau hiện có tính giáo phái giữa người Hồi Giáo Shiai và người Hồi Giáo Sunni. Tại Syria, có lẽ cũng có cùng một thứ căng thẳng này. Hiện có hai trục: Iran, Iraq, Lebanon và Syria ủng hộ Hồi Giáo Shiai, còn Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Hồi Giáo Sunni. Tất cả đều là Hồi Giáo, họ nên thỏa thuận và tiến tới một cuộc đối thoại với nhau vì đánh nhau là một mất mát lớn. Người dân thì chết, hạ tầng cơ sở thì bị hủy diệt.
Về việc di cư của các Kitô hữu Trung Đông, Thượng Phụ cho hay việc này là một mất mát lớn. Sự đóng góp của các Kitô hữu quả lớn lao tại các nước này. Khi người Hồi Giáo tới Iraq hay Syria, họ đã thấy các nhà thờ, các đan viện, các trường học, các bệnh viện, các nơi nghiên cứu ở đó rồi. Nên người Kitô hữu giúp họ tạo lập nền văn hóa của họ vì dù người Hồi Giáo nghĩ rằng họ thờ phượng Allah, nhưng họ và các Kitô hữu đều thờ phượng cùng một Thiên Chúa, cho dù đó là một tôn giáo khác.
Cả trong thời Abbasid, các Kitô hữu cũng cống hiến cho người Hồi Giáo nhiều thứ. Tại Baghdad, tất cả các bác sĩ đều là Kitô hữu và họ chăm sóc cả các vua chúa Hồi Giáo và gia đình họ. Bayt al-Hikma (Nhà Khôn Ngoan), một thứ hàn lâm viện, khởi đầu gồm toàn người Kitô giáo. Họ dịch triết học và khoa học từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Syriac và tiếng Ả Rập. Thời Iraq hiện đại, các Kitô hữu cũng đóng góp rất nhiều. Họ là những người ưu tú và có giáo dục cao. Họ có khả năng cao, có luân lý và tinh thần cởi mở. Họ rất có ích trong việc giúp người Hồi Giáo cởi mở hơn.
Một tôn giáo khác ở trong vùng là một điều phong phú, một nền văn hóa khác, một ngôn ngữ khác, vì người Kitô hữu ở đây nói tiếng Candê, Syriac và Ácmêni và đó quả là khía cạnh đa văn hóa rất có ích cho người khác. Tóm lại, có thể nói: Kitô hữu là xương sống của nền văn hóa Iraq. Nếu chỉ còn lại người Hồi Giáo, không biết tình hình sẽ ra sao. Nên Thượng Phụ mong rằng cộng đồng quốc tế nên giúp các Kitô hữu có hy vọng và chịu ở lại. Cộng đồng này không chỉ giúp các Kitô hữu mà thôi mà mọi nhóm thiểu số, đừng để họ ra đi.
Nhưng chính Giáo Hội Canđê đã làm gì để khuyến khích Kitô hữu chịu ở lại? Thượng Phụ Sako cho rằng các Kitô hữu này nên đọc lịch sử Kitô Giáo của vùng. Lịch sử này đã gặp biết bao thách thức trong các thế kỷ qua, biết bao khó khăn, nhưng các tín hữu vẫn ở lại, làm chứng cho các giá trị nhân bản và Kitô giáo của họ. Hiện nay, tuy có vấn đề, nhưng họ vẫn là thành phần của đất nước, của xứ sở này. Là Kitô hữu, Kitô hữu đích thực, ai cũng phải là nhà truyền giáo, dù là giáo dân. Nên các Kitô hữu có trách nhiệm phải truyền bá Tin Mừng bằng nhiều cách. Không hẳn rao giảng ở ngoài phố cho bằng sống phù hợp với đường lối Kitô Giáo. Đây là chứng tá hết sức quan trọng.
Có nhiều vấn đề, nhưng họ cũng có khả năng giải quyết các vấn đề này. Nếu thiếu an ninh, họ có thể di chuyển qua các thành phố hay khu vực an ninh khác. Tại miền Bắc chẳng hạn, tình hình rất yên ổn. Ngoài ra, nếu cần giúp đỡ, Giáo Hội sẽ giúp đỡ họ. Giáo Hội có thể giúp họ ở lại và cùng nhau xây dựng tương lai, nếu họ muốn. Dân Iraq, dân Hồi Giáo, không xấu. Không phải người Hồi Giáo nào cũng xấu hay bạo động cả. Chỉ một số nhóm xấu mà thôi. Vả lại dân chúng nói chung chống lại các nhóm này. Nếu Kitô hữu biết kiên nhẫn và đầy hy vọng kết hợp được các cộng đồng, thì chắc chắn họ đã góp phần vào việc tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Về các cố gắng đối thoại với thế giới Hồi Giáo, nhất là Hồi Giáo Iraq, Thượng Phụ Sako cho biết tại Baghdad, ngài đã cố gắng rất nhiều để thiết lập các liên hệ với giới chức Hồi Giáo, kể cả chính phủ. Đã ba lần ngài gặp thủ tướng và cố gắng hòa giải chính phủ với một nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Đó là thời gian sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 2010. Ngài cũng thường liên lạc với họ mỗi khi có vấn đề hay mỗi khi có cơ hội hoặc một cuộc tấn công nào đó. Và từ ngày được bầu tới nay, không có Kitô hữu nào bị tấn công. Nhưng nói chung, trong 10 năm qua, các Kitô hữu đã mất niềm tin vào tình hình, chính phủ ở đó nghe nhiều vụ nổ và tỏ ra sợ sệt. Thành thử họ hơi lo âu nhưng hiện nay không ai chống đối họ cả. Trước đây, khi có những cuộc tấn công và phần nào bách hại, đất nước bị chính trị hóa khá nhiều. Hiện vẫn còn những trường hợp cuồng tín không ưa người Kitô hữu có mặt tại đó. Nhưng đây không hẳn là một chính sách.
Thượng Phụ Sako, nhân dịp này, có đề cập tới việc phải tích nhập mọi công dân vào công dân đoàn, để mọi người được sống với cùng một tiêu chuẩn như các tôn giáo đa số. Thượng Phụ cho rằng điều này thường được Đức Phanxicô nhấn mạnh. Ngài cho rằng chúng ta phải hỗ trợ dự án công dân, một công dân đoàn bình đẳng cho mọi người. Thượng phụ Sako từng viết một bài báo nhấn mạnh tới việc các nước Trung Đông phải chuyển từ khoan dung qua công dân đoàn, vì khoan dung là điều không hay. Khoan dung chỉ có nghĩa “tôi không được ưa thích”. Đây là một xúc phạm đối với các nhóm thiểu số, đối với những người không phải là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng công dân đoàn có nghĩa: mọi người đều bình đẳng. Tôn giáo là một điều thuộc bản thân giữa tôi và Thiên Chúa. Tất nhiên có một hậu cảnh văn hóa Hồi Giáo, Kitô hữu không chống điều này nhưng áp đặt luật Hồi Giáo, tức luật Sharia, là điều không thể chấp nhận được, việc này cũng không hợp luận lý, không thể thi hành được.
Trả lời câu hỏi ngài có hy vọng gì sau khi gặp Đức Phanxicô, Thượng Phụ Sako cho hay hiện đang có nhiều điều để hy vọng. Thứ nhất, tình liên đới và gần gũi của các thành viên trong Đại Hội toàn thể của Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương. Tất cả đều tỏ tình liên đới với các Giáo Hội Trung Đông. Hy vọng Tòa Thánh hay các hội đồng giám mục tới thăm để yểm trợ và tài trợ các dự án địa phương. Các Giáo Hội Trung Đông từng yêu cầu nhiều người mở đối thoại với các giới chức Hồi Giáo, thay đổi cung cách đối thoại liên tôn, không nhằm khiêu khích các căng thẳng. Đối thoại tôn giáo phải nhằm hòa bình, sống chung và hợp tác với mọi người. Tòa Thánh và cộng đồng quốc tế cũng có thể có tác dụng trong việc tôn trọng nhân quyền tại các nước Trung Đông, nguyên tắc hỗ tương qua lại. Ngoài ra, nên khuyến khích các Giáo Hội Trung Đông vững mạnh hơn, đoàn kết hơn, và cũng nên khuyến khích họ ở lại; đồng thời huấn luyện họ, đào tạo các nhà lãnh đạo cho họ. Iraq có nhiều linh mục “yếu bóng vía” đã rời nước ra đi, Thượng Phụ coi đây là một gương mù gương xấu. Hiện đang có những giáo xứ không có linh mục. Linh mục phải có mặt tại đó và là một mục tử, bất cứ trong hoàn cảnh nào, cũng phải là người chăn chiên nhân hậu.
Đối với các tín hữu Tây Phương nói chung, Thượng Phụ Sako nhấn mạnh tới việc cầu nguyện như một hiệp thông thiêng liêng với Trung Đông. Ngài nhấn mạnh tới việc Syria gần đây tránh được thảm họa ném bom của Hoa Kỳ nhờ cầu nguyện và ăn chay. Phép lạ này có thể được lặp lại. Nhưng cũng cần phải truyền bá nền văn hóa đối thoại, yêu cầu người khác hợp tác tôn trọng tính đa nguyên. Có lẽ lúc có những cuộc tấn công, họ nên tỏ sự hỗ trợ bằng cách lên án các cuộc tấn công người Kitô Giáo tại Syria và Iraq.
Họ cũng nên yêu cầu chính phủ của họ trung thực và đứng về phía những người đang đau khổ hay đang bị bách hại. Họ không phải chỉ là các nhà lãnh đạo đoàn chiên mà còn là những con người có trách nhiệm qua Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác. Các Kitô hữu phải làm cho tiếng nói của họ mạnh hơn và to hơn.
Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Canđê của Babylon, Louis Raphaël I Sako, là một trong nhiều tiếng nói khẩn khoản yêu cầu các Kitô hữu ở lại trên quê hương của họ. Sau khi tiếp kiến Đức Phanxicô, Thượng Phụ Sako có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Được hỏi các thách thức nào tại Trung Đông đã được thảo luận trong mấy ngày qua, Thượng Phụ cho rằng mọi vấn đề đang đặt ra cho các Giáo Hội Đông Phương đã được đem ra thảo luận với các Hồng Y, giáo triều và thành viên các Giáo Hội Đông Phương. Ai cũng thừa nhận tầm quan trọng của các Kitô hữu tại Trung Đông. Tâm thức này có được là do các vấn đề của chính Trung Đông cũng như cố gắng truyền thông của người Trung Đông hiện sống rải rác tại Tây Phương.
Một trong các thách thức tại Trung Đông là chiến tranh. Tại Iraq, trong 10 năm qua, người dân không hề được an ninh. Rất nhiều cuộc tấn công, oanh kích, bắt cóc, v.v… Và nay, những việc ấy đang xẩy ra tại Syria, nơi nhiều Kitô hữu sinh sống. Hiện nay, số người Công Giáo tại Iraq là khoảng 500,000 người, giảm từ con số 1,264,000 người trước cuộc chiếm đóng của Hoa Kỳ. Một thách thức khác là làm sao để người đi tứ tán tiếp xúc với các Giáo Hội mẹ của họ. Làm thế nào để duy trì được truyền thống, nền phụng vụ, phong tục và đức tin của họ. Việc này không dễ. Các giáo phẩm Trung Đông yêu cầu cho các giáo xứ được thành lập tại nơi định cư mới và gửi các linh mục tới đó. Nhưng điều này không ổn bao nhiêu vì nếu gửi linh mục ra ngoại quốc, giáo dân sẽ bỏ đi theo!
Các Giáo Hội Trung Đông còn một thách thức khác là chủ nghĩa Hội Giáo duy chính trị mỗi ngày mỗi mạnh hơn. Ai đứng đàng sau họ? Ai tài trợ họ? Lại còn vấn đề phát triển vũ khí nữa. Các Giáo Hội này có cảm giác một thế lực nào đó đang đẩy mạnh các căng thẳng tại Trung Đông. Nó có kế hoạch kết liễu các cộng đồng Kitô Giáo.
Được hỏi về tình hình an ninh hiện nay đối với các Kitô hữu Iraq, Thượng Phụ Sako cho biết hiện đang có sự thay đổi. Cuộc đánh nhau hiện có tính giáo phái giữa người Hồi Giáo Shiai và người Hồi Giáo Sunni. Tại Syria, có lẽ cũng có cùng một thứ căng thẳng này. Hiện có hai trục: Iran, Iraq, Lebanon và Syria ủng hộ Hồi Giáo Shiai, còn Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Hồi Giáo Sunni. Tất cả đều là Hồi Giáo, họ nên thỏa thuận và tiến tới một cuộc đối thoại với nhau vì đánh nhau là một mất mát lớn. Người dân thì chết, hạ tầng cơ sở thì bị hủy diệt.
Về việc di cư của các Kitô hữu Trung Đông, Thượng Phụ cho hay việc này là một mất mát lớn. Sự đóng góp của các Kitô hữu quả lớn lao tại các nước này. Khi người Hồi Giáo tới Iraq hay Syria, họ đã thấy các nhà thờ, các đan viện, các trường học, các bệnh viện, các nơi nghiên cứu ở đó rồi. Nên người Kitô hữu giúp họ tạo lập nền văn hóa của họ vì dù người Hồi Giáo nghĩ rằng họ thờ phượng Allah, nhưng họ và các Kitô hữu đều thờ phượng cùng một Thiên Chúa, cho dù đó là một tôn giáo khác.
Cả trong thời Abbasid, các Kitô hữu cũng cống hiến cho người Hồi Giáo nhiều thứ. Tại Baghdad, tất cả các bác sĩ đều là Kitô hữu và họ chăm sóc cả các vua chúa Hồi Giáo và gia đình họ. Bayt al-Hikma (Nhà Khôn Ngoan), một thứ hàn lâm viện, khởi đầu gồm toàn người Kitô giáo. Họ dịch triết học và khoa học từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Syriac và tiếng Ả Rập. Thời Iraq hiện đại, các Kitô hữu cũng đóng góp rất nhiều. Họ là những người ưu tú và có giáo dục cao. Họ có khả năng cao, có luân lý và tinh thần cởi mở. Họ rất có ích trong việc giúp người Hồi Giáo cởi mở hơn.
Một tôn giáo khác ở trong vùng là một điều phong phú, một nền văn hóa khác, một ngôn ngữ khác, vì người Kitô hữu ở đây nói tiếng Candê, Syriac và Ácmêni và đó quả là khía cạnh đa văn hóa rất có ích cho người khác. Tóm lại, có thể nói: Kitô hữu là xương sống của nền văn hóa Iraq. Nếu chỉ còn lại người Hồi Giáo, không biết tình hình sẽ ra sao. Nên Thượng Phụ mong rằng cộng đồng quốc tế nên giúp các Kitô hữu có hy vọng và chịu ở lại. Cộng đồng này không chỉ giúp các Kitô hữu mà thôi mà mọi nhóm thiểu số, đừng để họ ra đi.
Nhưng chính Giáo Hội Canđê đã làm gì để khuyến khích Kitô hữu chịu ở lại? Thượng Phụ Sako cho rằng các Kitô hữu này nên đọc lịch sử Kitô Giáo của vùng. Lịch sử này đã gặp biết bao thách thức trong các thế kỷ qua, biết bao khó khăn, nhưng các tín hữu vẫn ở lại, làm chứng cho các giá trị nhân bản và Kitô giáo của họ. Hiện nay, tuy có vấn đề, nhưng họ vẫn là thành phần của đất nước, của xứ sở này. Là Kitô hữu, Kitô hữu đích thực, ai cũng phải là nhà truyền giáo, dù là giáo dân. Nên các Kitô hữu có trách nhiệm phải truyền bá Tin Mừng bằng nhiều cách. Không hẳn rao giảng ở ngoài phố cho bằng sống phù hợp với đường lối Kitô Giáo. Đây là chứng tá hết sức quan trọng.
Có nhiều vấn đề, nhưng họ cũng có khả năng giải quyết các vấn đề này. Nếu thiếu an ninh, họ có thể di chuyển qua các thành phố hay khu vực an ninh khác. Tại miền Bắc chẳng hạn, tình hình rất yên ổn. Ngoài ra, nếu cần giúp đỡ, Giáo Hội sẽ giúp đỡ họ. Giáo Hội có thể giúp họ ở lại và cùng nhau xây dựng tương lai, nếu họ muốn. Dân Iraq, dân Hồi Giáo, không xấu. Không phải người Hồi Giáo nào cũng xấu hay bạo động cả. Chỉ một số nhóm xấu mà thôi. Vả lại dân chúng nói chung chống lại các nhóm này. Nếu Kitô hữu biết kiên nhẫn và đầy hy vọng kết hợp được các cộng đồng, thì chắc chắn họ đã góp phần vào việc tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Về các cố gắng đối thoại với thế giới Hồi Giáo, nhất là Hồi Giáo Iraq, Thượng Phụ Sako cho biết tại Baghdad, ngài đã cố gắng rất nhiều để thiết lập các liên hệ với giới chức Hồi Giáo, kể cả chính phủ. Đã ba lần ngài gặp thủ tướng và cố gắng hòa giải chính phủ với một nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Đó là thời gian sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 2010. Ngài cũng thường liên lạc với họ mỗi khi có vấn đề hay mỗi khi có cơ hội hoặc một cuộc tấn công nào đó. Và từ ngày được bầu tới nay, không có Kitô hữu nào bị tấn công. Nhưng nói chung, trong 10 năm qua, các Kitô hữu đã mất niềm tin vào tình hình, chính phủ ở đó nghe nhiều vụ nổ và tỏ ra sợ sệt. Thành thử họ hơi lo âu nhưng hiện nay không ai chống đối họ cả. Trước đây, khi có những cuộc tấn công và phần nào bách hại, đất nước bị chính trị hóa khá nhiều. Hiện vẫn còn những trường hợp cuồng tín không ưa người Kitô hữu có mặt tại đó. Nhưng đây không hẳn là một chính sách.
Thượng Phụ Sako, nhân dịp này, có đề cập tới việc phải tích nhập mọi công dân vào công dân đoàn, để mọi người được sống với cùng một tiêu chuẩn như các tôn giáo đa số. Thượng Phụ cho rằng điều này thường được Đức Phanxicô nhấn mạnh. Ngài cho rằng chúng ta phải hỗ trợ dự án công dân, một công dân đoàn bình đẳng cho mọi người. Thượng phụ Sako từng viết một bài báo nhấn mạnh tới việc các nước Trung Đông phải chuyển từ khoan dung qua công dân đoàn, vì khoan dung là điều không hay. Khoan dung chỉ có nghĩa “tôi không được ưa thích”. Đây là một xúc phạm đối với các nhóm thiểu số, đối với những người không phải là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng công dân đoàn có nghĩa: mọi người đều bình đẳng. Tôn giáo là một điều thuộc bản thân giữa tôi và Thiên Chúa. Tất nhiên có một hậu cảnh văn hóa Hồi Giáo, Kitô hữu không chống điều này nhưng áp đặt luật Hồi Giáo, tức luật Sharia, là điều không thể chấp nhận được, việc này cũng không hợp luận lý, không thể thi hành được.
Trả lời câu hỏi ngài có hy vọng gì sau khi gặp Đức Phanxicô, Thượng Phụ Sako cho hay hiện đang có nhiều điều để hy vọng. Thứ nhất, tình liên đới và gần gũi của các thành viên trong Đại Hội toàn thể của Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương. Tất cả đều tỏ tình liên đới với các Giáo Hội Trung Đông. Hy vọng Tòa Thánh hay các hội đồng giám mục tới thăm để yểm trợ và tài trợ các dự án địa phương. Các Giáo Hội Trung Đông từng yêu cầu nhiều người mở đối thoại với các giới chức Hồi Giáo, thay đổi cung cách đối thoại liên tôn, không nhằm khiêu khích các căng thẳng. Đối thoại tôn giáo phải nhằm hòa bình, sống chung và hợp tác với mọi người. Tòa Thánh và cộng đồng quốc tế cũng có thể có tác dụng trong việc tôn trọng nhân quyền tại các nước Trung Đông, nguyên tắc hỗ tương qua lại. Ngoài ra, nên khuyến khích các Giáo Hội Trung Đông vững mạnh hơn, đoàn kết hơn, và cũng nên khuyến khích họ ở lại; đồng thời huấn luyện họ, đào tạo các nhà lãnh đạo cho họ. Iraq có nhiều linh mục “yếu bóng vía” đã rời nước ra đi, Thượng Phụ coi đây là một gương mù gương xấu. Hiện đang có những giáo xứ không có linh mục. Linh mục phải có mặt tại đó và là một mục tử, bất cứ trong hoàn cảnh nào, cũng phải là người chăn chiên nhân hậu.
Đối với các tín hữu Tây Phương nói chung, Thượng Phụ Sako nhấn mạnh tới việc cầu nguyện như một hiệp thông thiêng liêng với Trung Đông. Ngài nhấn mạnh tới việc Syria gần đây tránh được thảm họa ném bom của Hoa Kỳ nhờ cầu nguyện và ăn chay. Phép lạ này có thể được lặp lại. Nhưng cũng cần phải truyền bá nền văn hóa đối thoại, yêu cầu người khác hợp tác tôn trọng tính đa nguyên. Có lẽ lúc có những cuộc tấn công, họ nên tỏ sự hỗ trợ bằng cách lên án các cuộc tấn công người Kitô Giáo tại Syria và Iraq.
Họ cũng nên yêu cầu chính phủ của họ trung thực và đứng về phía những người đang đau khổ hay đang bị bách hại. Họ không phải chỉ là các nhà lãnh đạo đoàn chiên mà còn là những con người có trách nhiệm qua Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác. Các Kitô hữu phải làm cho tiếng nói của họ mạnh hơn và to hơn.