LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài đã được phổ biến :
« LỜI MỞ » ngày 17.04.2014
Hôm nay xin giới thiệu bài “Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối » của Lm Mai Đức Vinh
THẦN HỌC THÂN XÁC VÀ LINH ĐẠO HÔN PHỐI
Trong buổi triều yết ngày 02.04.1980, Đức Gioan Phaolô II đã yuyên bố: "Những ai đang tìm trong hôn nhân sự toàn mãn về ơn gọi nhân bản và kitô của họ, đều được mời gọi đi từ thần học thân xác mà nguồn gốc nằm trong sách Sáng Thế, đến việc kiến tạo chính thể chất đời sống và phong cách của họ".
1. Linh đạo hôn phối chưa được nhìn nhận.
Công đồng Vatican II có lý khi nhấn mạnh rằng: Giáo Hội không chỉ là Giáo Hội của giáo sĩ, linh mục và giám mục, nhưng là của toàn thể những người đã chịu phép rửa tội. Chân lý này đã được khẳng định một cách long trọng và quảng diễn bởi đức Gioan-Phaolô II trong tông huấn ‘Người tín hữu giáo dân’ (Christi fideles laici). Vậy giữa những người đã chịu phép rửa tội, giáo dân là thành phần rất đông đảo và đa số họ là những người lập gia đình, là đa số vững chắc của dân Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu linh đạo của linh mục và tu sĩ thường được trình bày một cách dồi dào và phong phú, thì cho đến nay, linh đạo của khối đa số này còn quá nghèo nàn và nông cạn. Vì thế, một cách chung, chính phần dân Kitô hữu đông nhất, tự thấy mình thiếu một linh đạo thích ứng chuyên biệt cho bậc sống và ơn gọi của họ. Phải chăng đó là một mâu thuẫn lớn lao, hầu như một gương xấu? Phải chăng vì thế, những người sống gia đình, mỗi khi họ tìm kiếm một linh đạo, họ bị ép buộc nuôi mình bằng linh đạo của những người độc thân?
Ngay trước khi khai mạc công đồng Vatican II, năm 1962, cha Caffarel muốn sáng lập một linh đạo hôn phối cho các nhóm Notre-Dame. Trong số báo ‘Nhẫn Vàng’ (Anneau d’Or) năm 1962, khi viết về đề tài ‘Hôn nhân và Công Đồng’, cha đã không ngần ngại hạ bút: ‘Làm sao Giáo Hội không thể nghĩ đến các giáo dân đang sống bậc gia đình, làm sao Giáo Hội lại nỡ lòng coi họ như những người độc thân, sống cô đơn lẻ bóng? Rồi, chính cha tự vấn về các gia đình Kitô hữu theo cách thế mà hôn nhân Kitô giáo đang được hiểu và sống trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay’ (1). Từ đó cho tới nay là nửa thế kỷ, vấn đề ‘linh đạo hôn phối’ đã được quan tâm và thăng tiến đến đâu? Người ta đã biết đi về nguồn để khai mở một linh đạo hôn phối đặc thù chưa?
Xem ra Giáo Hội đã cực nhọc trong nhiều thế kỷ để nhìn nhận trong hôn nhân có một ơn gọi chính thực Kitô giáo với ý nghĩa tròn đầy, khả dĩ hướng dẫn những người muốn nên thánh trong bậc giáo dân. Có lẽ đó là sự khó khăn mà Giáo Hội đã gặp phải khi ngại ngùng chấp nhận ý nghĩa đích thực về dục tính nhân bản. Người ta cũng phải nhìn nhận với Xavier Lacroix rằng: Kitô giáo là tôn giáo của thân xác, vì được xây trên sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa – thì không thể coi khinh chê thân xác. Coi khinh thân xác là từ chối chính mình, ‘Tất cả đã xẩy ra dường như Kitô giáo đã thích ứng với thân xác đau khổ, thân xác lao động, thân xác hiến tế cách thoải mái hơn thân xác thụ hưởng khoái lạc’ (2). Về điểm này, đức Gioan-Phaolô II, khi nói về thần học thân xác, không ngần ngại tuyên bố rõ ràng: "Đối với Kitô giáo, thân xác và dục tính vẫn còn mang những giá trị thường rất ít được coi trọng" (3).
2. Linh đạo hôn phối có điểm tựa: thần học thân xác theo Đức Gioan Phaolô II
Người ta đã phải đối xử công bằng với cha Caffarel và các Nhóm Notre-Dame, vì đã can đảm và cả gan mở ra những con đường hoành tráng và tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra cho linh đạo hôn phối, cái nền tảng thần học có khả năng quảng diễn linh đạo ấy, mà còn để nó nằm yên trong phạm vi trực giác thôi. Thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II bù đắp lại sự thiếu sót to lớn đó. Từ nay, linh đạo hôn phối có điểm tựa thần học vững chắc, nhờ đó, có thể được kiến tạo và phát triển. Chính đây là một biến cố thật đáng kể. Nhưng không phải tất cả những người có trách nhiệm trong Giáo Hội đã biết quan tâm đến mọi tầm mức của nó. Sự lên ngôi của thần học thân xác này tạo nên một nền tảng thần học đáng kể: Đó là một giáo huấn lớn lao nhất mà trong lịch sử Giáo Hội chưa có một vị giáo hoàng nào đề cập tới cùng một chủ đề, với trên một trăm trang. Tuy nhiên đã 25 năm sau khi đức Gioan Phaolô II hoàn thành giáo huấn qua những buổi triều yết chung ngày thứ tư, đa số các mục tử trong Giáo Hội và phần lớn giáo dân có đôi bạn vẫn còn coi nhẹ linh đạo hôn phối. Điều đó đáng suy nghĩ.
Với thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, hôn phối từ nay được thiết lập và nhìn nhận, không như một ơn gọi bậc nhì, nhưng như một trong hai con đường khả dĩ giúp đôi bạn nên trọn lành bằng chính sự hiến thân. Hiến chế mục vụ ‘Niềm vui và Hy vọng’ (Gaudium et Spes) của công đồng Vatican II về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, khẳng định mạnh mẽ trong một định thức mà sau này đức Gioan-Phaolô II đã xử dụng rất nhiều, rằng: "Con người là thụ tạo duy nhất trên mặt đất mà Thiên Chúa đã muốn dựng nên vì chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân nhờ thành thật hiến thân" (4). Việc hoàn tất của công trình hiến thân này mà trong đó con người được mời gọi gặp lại chính mình, có thể thực hiện được nhờ việc thánh hiến trong đời sống ‘độc thân vì nước trời’ hay nhờ ‘việc tận hiến trong hôn nhân’. Đức Gioan Phaolô II nói: "Chắc chắn, bản tính của tình yêu trong đời sống vợ chồng hay trong đời sống độc thân tận hiến mang đặc tính hôn ước, nghĩa là nó thể hiện nhờ hồng ân tận hiến hoàn toàn. Tình yêu này hay tình yêu khác đều có mục đích diễn tả ý nghĩa hôn ước của thân xác đã được ghi ấn ngay từ đầu trong cơ cấu riêng của chính người đàn ông và người đàn bà" (5).
3. Mục đích của bài viết.
Hai con đường hôn phối và trinh khiết, đều có thể dẫn đến sự thánh thiện, cho dầu hai con đường đó không hoàn toàn nhất trí trong việc trả lời cho một tiếng gọi âm vang tự đáy lòng của con người. Nếu Giáo Hội đã vinh danh trong nhiều thế kỷ, là điều phải lẽ, con đường hiến thân trong đời sống tu sĩ, thì có lẽ bây giờ đã đến lúc Giáo Hội phát hiện những công phúc và những giá trị to lớn của con đường khác, con đường hiến thân trong đời sống hôn nhân. Ngay từ năm 1931, trong thông điệp ‘Hôn nhân khiết tịnh’ (Casti connubì), đức Piô XI đã nói rằng: ‘Các đôi bạn ‘là như đã được thánh hiến bởi một bí tích thật cao cả’ (6). Như vậy, Đức Giáo Hoàng gián tiếp nhìn nhận: ‘những người sống đôi bạn có thể tựa trên một linh đạo tương ứng với ơn gọi đặc thù của họ’. Như một lời ngôn sứ, cha Caffarel đã phát biểu trong các buổi hội chuẩn bị công đồng, rằng: "Không thể coi là đủ việc nhắc lại cho những Kitô hữu sống đôi bạn rằng: ‘Hôn phối không phải là một bậc sống bất toàn hảo’, nhưng còn phải trình bày cho họ một giáo thuyết khổ hạnh và huyền nhiệm, một ‘tu đức’ được soạn thảo không phải từ kinh nghiệm đời sống đan tu, nhưng từ kinh nghiệm của bậc sống đôi bạn, từ những đòi hỏi, những khó khăn, những ân sủng của bậc sống vợ chồng… Dĩ nhiên tu đức ấy cần có sự tham gia ý kiến của những người sống gia đình" (7). Cũng cần nói lên rằng: các đôi bạn Kitô hữu nêu bật nhiều hình ảnh gương mẫu của các thánh, và cụ thể là các ngài đã nên thánh bằng đức trọn lành của đời sống hôn nhân. Cũng chính đức Gioan-Phaolô II đã kiến tạo một công trình đổi mới khi ký sắc lệnh, năm 2001, phong chân phước cho ông Luigi và bà Maria Beltrame-Quattrocchi, là đôi vợ chồng Kitô hữu được tuyên phong chân phước đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, nhân danh sự thánh thiện của đời sống vợ chồng, và cho mừng lễ vào đúng ngày kỷ niệm hôn phối của các ngài. Điều rõ ràng là từ nay người ta có thể nên thánh ngay trong đời sống hôn nhân. Điều mà xưa nay ít ai nghĩ tới.
Cũng như những bài viết khác trong tập sách và như chúng tôi trình bày ở trên, mục đích của bài viết này là nêu bật một số khía cạnh của linh đạo hôn nhân, dựa theo thần học thân xác mà đức Gioan Phaolô II đã mở ra trong Giáo Hội của thế kỷ XXI chứ không phải cho thế kỷ XX. Rồi trong suốt thời gian cai quản Giáo Hội, đặc biệt trong các buổi triều yết chung ngày thứ tư mỗi tuần, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến những yếu tố giáo lý cơ bản của thần học thân xác. Dĩ nhiên không dễ dàng công thức hóa những khái niệm chắc chắn về thần học thân xác. Có lẽ vì lý do đó, đức Gioan Phaolô II đã không công bố một lúc ý hướng của ngài khi ngài khởi sự phổ biến giáo huấn này kể từ tháng 9.1979.
Dầu vậy, người ta có thể nhất trí với sự suy nghĩ của ông George Weigel là người đã đánh giá thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II như ‘một quả bom thần học nổ chậm, và nó có thể nổ với nhiều tiếng vang ngoạn mục trong lịch sử tam thiên niên của Giáo Hội’ (8). Có lẽ sự suy đoán của ông George Weigel hàm súc một khía cạnh tiên tri nào đó, khi ông viết những dòng này vào năm 1999, gần 5 năm trước ngày đức Gioan Phaolô II tạ thế. Lúc đó ông còn viết: "Có thể xẩy ra là thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, nguồn phát sinh những tranh luận, chỉ được quan tâm đến khi nào chính ngài đi ra khỏi kịch trường… Khi điều đó xẩy ra, có lẽ trong thế kỷ XXI, thần học thân xác có thể được nhìn nhận như một khúc quặt, không nguyện trong thần học Công Giáo, nhưng cả trong lịch sử của tư tưởng tân thời" (9). Năm 2009, tức 20 năm sinh nhật ‘việc thành hình và phổ biến giáo huấn này của đức Gioan Phaolô II, thì phải chăng đó chính là công trình khai mở một linh đạo hôn phối được xây trên nền tảng ‘ơn cứu độ thân xác và đặc tính bí tích của hôn nhân’. Dưới tiêu đề này, chính đức Gioan Phaolô II đã đề nghị hệ thống hóa lại những giáo huấn của ngài về thần học thân xác? (10).
Phần chúng tôi, chúng tôi chỉ dám bày tỏ vắn gọn món quà mà đức Gioan Phaolô II đã tặng cho Giáo Hội thế kỷ XXI qua việc vinh danh ‘Ơn gọi của thân xác con người’. Ngài nói: "Thân xác và chỉ mình nó có khả năng làm cho chúng ta nom thấy cái mà xưa nay chúng ta không nom thấy: thiêng liêng và thần linh. Thân xác đã được dựng nên để thuyên chuyển vào thực tại hữu hình của thế giới, mầu nhiệm dấu ẩn trong Thiên Chúa tự đời đời và trở nên dấu hữu hình của mầu nhiệm ấy" (11). Ơn gọi của thân xác, các đôi vợ chồng Kitô hữu, hơn các phần tử khác trong Giáo Hội, có sứ mệnh làm những người mạc khải và tiên tri về ơn gọi của thân xác. Đó là sứ mệnh thật cao đẹp và thật khẩn trương trong thế giới không hiểu đủ thân xác con người và thường lại nhận định nó như là vật liệu đơn giản có thể xử dụng được. Thế thôi (12).
4. Trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn ‘Văn Hóa Gia Đình’ do Giáo Xứ Việt Nam-Paris xuất bản, chúng tôi đã mạo muội trình bày về ‘Linh Đạo Gia Đình’ (13) với ‘hàm ý chứng minh rằng Đức tin Công Giáo đã hội nhập và thăng tiến đặc biệt Văn Hóa Gia Đình Việt Nam’, thì hôm nay ở đây chúng tôi cũng có thể nói lên rằng:
• Khi tôn trọng đức chung thuỷ vợ chồng, người Việt Nam đã hàm ý đề cao giá trị của thân xác trong việc chăn gối, coi việc vợ chồng ăn ở với nhau như một hồng ân Trời ban, để vợ chồng gây hạnh phúc cho nhau, và cha mẹ xây dựng gia đình yêu thương giữa con cái, cháu chắt, đến ‘tứ đại đồng đường’… Đây chúng ta hãy nghe những lời ca dao tục ngữ diễn tả những ý tưởng cao đẹp đó.
• Nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo, đôi vợ chồng Công Giáo Việt Nam còn đi xa hơn với mục đích ẩn tàng là thăng hoa và Tin Mừng Hóa văn hóa và luân lý gia đình Việt Nam. Tỷ như mấy lời mở đầu tập ‘Hiếu Tự Ca’:
Mấy lời hiếu tự nói qua,
Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao sang nặng dày;
Nói sao cho hết cho rồi,
Biết bao khí huyết tài bồi cho ta.
Phần hồn thì Chúa sinh ra,
Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành.
Phụ tinh mẫu huyết đúc hình,
Cho ta toàn vẹn sinh ra làm người…
Thể hình ngày tháng nhẩn nha,
Đúc dần từng tí cho ta thân này… (14)
-------------
(1) L’Anneau d’Or s.105-106, nxb Feu Nouveau, 1962, tr.179-180.
(2) Xavier Lacroix, ‘L’Avenir c’est L’autre, nxb Cerf, 2000, tr.145
(3) Cathéchèse du 22.10.1980, s.3
(4) Vatican II, Constiturion Gaudium et Spes, s. 24,52.
(5) (Cathéchèse du 14.4.1982, s.4.
(6) Piô XI, tđ ‘Casti connubì’, 1,3
(7) L’Anneau d’Or, s.105-106 sđc, tr. 186
(8) George Weigel, ‘Jean Paul II, Témoin de l’espérance, JC Lattes, 1999, p. 427
(9) Nt.
(10) Catéchèse du 28.11.1984, s.1. - Có thể đọc các bản văn chính thức của những cuộc triều yết của đức Gioan Phaolô II nói về ‘thần học thân xác’ (la théologie du corps) trong bộ ‘Homme et Femme, il les créa, Une spiritualité du corps’, nxb Cerf, Paris, 2004.
(11) La Catéchèse du 20. 02. 1980, s.4.
(12) Bài viết này, chúng tôi dựa theo bài ‘Pour une spiritualité propre aux personnes mariées’ của Yves Semen, trong cuốn La Spiritualité Conjugale selon Jean-Paul II, éd. Presses de la Renaissance, Paris 2010, p. 15-24.
(13) Mai Đức Vinh, ‘Linh đạo gia đình’ trong ‘Văn Hóa Gia Đình’ 2006, tr.511-550.
(14) Lm Trần Lục, ‘Hiếu Tự Ca’, Giáo Xứ VN/P in lại, 1986.
Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối đầu tiên (1995)
Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối thứ 39 (2014)
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài đã được phổ biến :
« LỜI MỞ » ngày 17.04.2014
Hôm nay xin giới thiệu bài “Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối » của Lm Mai Đức Vinh
THẦN HỌC THÂN XÁC VÀ LINH ĐẠO HÔN PHỐI
Trong buổi triều yết ngày 02.04.1980, Đức Gioan Phaolô II đã yuyên bố: "Những ai đang tìm trong hôn nhân sự toàn mãn về ơn gọi nhân bản và kitô của họ, đều được mời gọi đi từ thần học thân xác mà nguồn gốc nằm trong sách Sáng Thế, đến việc kiến tạo chính thể chất đời sống và phong cách của họ".
1. Linh đạo hôn phối chưa được nhìn nhận.
Công đồng Vatican II có lý khi nhấn mạnh rằng: Giáo Hội không chỉ là Giáo Hội của giáo sĩ, linh mục và giám mục, nhưng là của toàn thể những người đã chịu phép rửa tội. Chân lý này đã được khẳng định một cách long trọng và quảng diễn bởi đức Gioan-Phaolô II trong tông huấn ‘Người tín hữu giáo dân’ (Christi fideles laici). Vậy giữa những người đã chịu phép rửa tội, giáo dân là thành phần rất đông đảo và đa số họ là những người lập gia đình, là đa số vững chắc của dân Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu linh đạo của linh mục và tu sĩ thường được trình bày một cách dồi dào và phong phú, thì cho đến nay, linh đạo của khối đa số này còn quá nghèo nàn và nông cạn. Vì thế, một cách chung, chính phần dân Kitô hữu đông nhất, tự thấy mình thiếu một linh đạo thích ứng chuyên biệt cho bậc sống và ơn gọi của họ. Phải chăng đó là một mâu thuẫn lớn lao, hầu như một gương xấu? Phải chăng vì thế, những người sống gia đình, mỗi khi họ tìm kiếm một linh đạo, họ bị ép buộc nuôi mình bằng linh đạo của những người độc thân?
Ngay trước khi khai mạc công đồng Vatican II, năm 1962, cha Caffarel muốn sáng lập một linh đạo hôn phối cho các nhóm Notre-Dame. Trong số báo ‘Nhẫn Vàng’ (Anneau d’Or) năm 1962, khi viết về đề tài ‘Hôn nhân và Công Đồng’, cha đã không ngần ngại hạ bút: ‘Làm sao Giáo Hội không thể nghĩ đến các giáo dân đang sống bậc gia đình, làm sao Giáo Hội lại nỡ lòng coi họ như những người độc thân, sống cô đơn lẻ bóng? Rồi, chính cha tự vấn về các gia đình Kitô hữu theo cách thế mà hôn nhân Kitô giáo đang được hiểu và sống trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay’ (1). Từ đó cho tới nay là nửa thế kỷ, vấn đề ‘linh đạo hôn phối’ đã được quan tâm và thăng tiến đến đâu? Người ta đã biết đi về nguồn để khai mở một linh đạo hôn phối đặc thù chưa?
Xem ra Giáo Hội đã cực nhọc trong nhiều thế kỷ để nhìn nhận trong hôn nhân có một ơn gọi chính thực Kitô giáo với ý nghĩa tròn đầy, khả dĩ hướng dẫn những người muốn nên thánh trong bậc giáo dân. Có lẽ đó là sự khó khăn mà Giáo Hội đã gặp phải khi ngại ngùng chấp nhận ý nghĩa đích thực về dục tính nhân bản. Người ta cũng phải nhìn nhận với Xavier Lacroix rằng: Kitô giáo là tôn giáo của thân xác, vì được xây trên sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa – thì không thể coi khinh chê thân xác. Coi khinh thân xác là từ chối chính mình, ‘Tất cả đã xẩy ra dường như Kitô giáo đã thích ứng với thân xác đau khổ, thân xác lao động, thân xác hiến tế cách thoải mái hơn thân xác thụ hưởng khoái lạc’ (2). Về điểm này, đức Gioan-Phaolô II, khi nói về thần học thân xác, không ngần ngại tuyên bố rõ ràng: "Đối với Kitô giáo, thân xác và dục tính vẫn còn mang những giá trị thường rất ít được coi trọng" (3).
2. Linh đạo hôn phối có điểm tựa: thần học thân xác theo Đức Gioan Phaolô II
Người ta đã phải đối xử công bằng với cha Caffarel và các Nhóm Notre-Dame, vì đã can đảm và cả gan mở ra những con đường hoành tráng và tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra cho linh đạo hôn phối, cái nền tảng thần học có khả năng quảng diễn linh đạo ấy, mà còn để nó nằm yên trong phạm vi trực giác thôi. Thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II bù đắp lại sự thiếu sót to lớn đó. Từ nay, linh đạo hôn phối có điểm tựa thần học vững chắc, nhờ đó, có thể được kiến tạo và phát triển. Chính đây là một biến cố thật đáng kể. Nhưng không phải tất cả những người có trách nhiệm trong Giáo Hội đã biết quan tâm đến mọi tầm mức của nó. Sự lên ngôi của thần học thân xác này tạo nên một nền tảng thần học đáng kể: Đó là một giáo huấn lớn lao nhất mà trong lịch sử Giáo Hội chưa có một vị giáo hoàng nào đề cập tới cùng một chủ đề, với trên một trăm trang. Tuy nhiên đã 25 năm sau khi đức Gioan Phaolô II hoàn thành giáo huấn qua những buổi triều yết chung ngày thứ tư, đa số các mục tử trong Giáo Hội và phần lớn giáo dân có đôi bạn vẫn còn coi nhẹ linh đạo hôn phối. Điều đó đáng suy nghĩ.
Với thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, hôn phối từ nay được thiết lập và nhìn nhận, không như một ơn gọi bậc nhì, nhưng như một trong hai con đường khả dĩ giúp đôi bạn nên trọn lành bằng chính sự hiến thân. Hiến chế mục vụ ‘Niềm vui và Hy vọng’ (Gaudium et Spes) của công đồng Vatican II về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, khẳng định mạnh mẽ trong một định thức mà sau này đức Gioan-Phaolô II đã xử dụng rất nhiều, rằng: "Con người là thụ tạo duy nhất trên mặt đất mà Thiên Chúa đã muốn dựng nên vì chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân nhờ thành thật hiến thân" (4). Việc hoàn tất của công trình hiến thân này mà trong đó con người được mời gọi gặp lại chính mình, có thể thực hiện được nhờ việc thánh hiến trong đời sống ‘độc thân vì nước trời’ hay nhờ ‘việc tận hiến trong hôn nhân’. Đức Gioan Phaolô II nói: "Chắc chắn, bản tính của tình yêu trong đời sống vợ chồng hay trong đời sống độc thân tận hiến mang đặc tính hôn ước, nghĩa là nó thể hiện nhờ hồng ân tận hiến hoàn toàn. Tình yêu này hay tình yêu khác đều có mục đích diễn tả ý nghĩa hôn ước của thân xác đã được ghi ấn ngay từ đầu trong cơ cấu riêng của chính người đàn ông và người đàn bà" (5).
3. Mục đích của bài viết.
Hai con đường hôn phối và trinh khiết, đều có thể dẫn đến sự thánh thiện, cho dầu hai con đường đó không hoàn toàn nhất trí trong việc trả lời cho một tiếng gọi âm vang tự đáy lòng của con người. Nếu Giáo Hội đã vinh danh trong nhiều thế kỷ, là điều phải lẽ, con đường hiến thân trong đời sống tu sĩ, thì có lẽ bây giờ đã đến lúc Giáo Hội phát hiện những công phúc và những giá trị to lớn của con đường khác, con đường hiến thân trong đời sống hôn nhân. Ngay từ năm 1931, trong thông điệp ‘Hôn nhân khiết tịnh’ (Casti connubì), đức Piô XI đã nói rằng: ‘Các đôi bạn ‘là như đã được thánh hiến bởi một bí tích thật cao cả’ (6). Như vậy, Đức Giáo Hoàng gián tiếp nhìn nhận: ‘những người sống đôi bạn có thể tựa trên một linh đạo tương ứng với ơn gọi đặc thù của họ’. Như một lời ngôn sứ, cha Caffarel đã phát biểu trong các buổi hội chuẩn bị công đồng, rằng: "Không thể coi là đủ việc nhắc lại cho những Kitô hữu sống đôi bạn rằng: ‘Hôn phối không phải là một bậc sống bất toàn hảo’, nhưng còn phải trình bày cho họ một giáo thuyết khổ hạnh và huyền nhiệm, một ‘tu đức’ được soạn thảo không phải từ kinh nghiệm đời sống đan tu, nhưng từ kinh nghiệm của bậc sống đôi bạn, từ những đòi hỏi, những khó khăn, những ân sủng của bậc sống vợ chồng… Dĩ nhiên tu đức ấy cần có sự tham gia ý kiến của những người sống gia đình" (7). Cũng cần nói lên rằng: các đôi bạn Kitô hữu nêu bật nhiều hình ảnh gương mẫu của các thánh, và cụ thể là các ngài đã nên thánh bằng đức trọn lành của đời sống hôn nhân. Cũng chính đức Gioan-Phaolô II đã kiến tạo một công trình đổi mới khi ký sắc lệnh, năm 2001, phong chân phước cho ông Luigi và bà Maria Beltrame-Quattrocchi, là đôi vợ chồng Kitô hữu được tuyên phong chân phước đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, nhân danh sự thánh thiện của đời sống vợ chồng, và cho mừng lễ vào đúng ngày kỷ niệm hôn phối của các ngài. Điều rõ ràng là từ nay người ta có thể nên thánh ngay trong đời sống hôn nhân. Điều mà xưa nay ít ai nghĩ tới.
Cũng như những bài viết khác trong tập sách và như chúng tôi trình bày ở trên, mục đích của bài viết này là nêu bật một số khía cạnh của linh đạo hôn nhân, dựa theo thần học thân xác mà đức Gioan Phaolô II đã mở ra trong Giáo Hội của thế kỷ XXI chứ không phải cho thế kỷ XX. Rồi trong suốt thời gian cai quản Giáo Hội, đặc biệt trong các buổi triều yết chung ngày thứ tư mỗi tuần, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến những yếu tố giáo lý cơ bản của thần học thân xác. Dĩ nhiên không dễ dàng công thức hóa những khái niệm chắc chắn về thần học thân xác. Có lẽ vì lý do đó, đức Gioan Phaolô II đã không công bố một lúc ý hướng của ngài khi ngài khởi sự phổ biến giáo huấn này kể từ tháng 9.1979.
Dầu vậy, người ta có thể nhất trí với sự suy nghĩ của ông George Weigel là người đã đánh giá thần học thân xác của đức Gioan-Phaolô II như ‘một quả bom thần học nổ chậm, và nó có thể nổ với nhiều tiếng vang ngoạn mục trong lịch sử tam thiên niên của Giáo Hội’ (8). Có lẽ sự suy đoán của ông George Weigel hàm súc một khía cạnh tiên tri nào đó, khi ông viết những dòng này vào năm 1999, gần 5 năm trước ngày đức Gioan Phaolô II tạ thế. Lúc đó ông còn viết: "Có thể xẩy ra là thần học thân xác của đức Gioan Phaolô II, nguồn phát sinh những tranh luận, chỉ được quan tâm đến khi nào chính ngài đi ra khỏi kịch trường… Khi điều đó xẩy ra, có lẽ trong thế kỷ XXI, thần học thân xác có thể được nhìn nhận như một khúc quặt, không nguyện trong thần học Công Giáo, nhưng cả trong lịch sử của tư tưởng tân thời" (9). Năm 2009, tức 20 năm sinh nhật ‘việc thành hình và phổ biến giáo huấn này của đức Gioan Phaolô II, thì phải chăng đó chính là công trình khai mở một linh đạo hôn phối được xây trên nền tảng ‘ơn cứu độ thân xác và đặc tính bí tích của hôn nhân’. Dưới tiêu đề này, chính đức Gioan Phaolô II đã đề nghị hệ thống hóa lại những giáo huấn của ngài về thần học thân xác? (10).
Phần chúng tôi, chúng tôi chỉ dám bày tỏ vắn gọn món quà mà đức Gioan Phaolô II đã tặng cho Giáo Hội thế kỷ XXI qua việc vinh danh ‘Ơn gọi của thân xác con người’. Ngài nói: "Thân xác và chỉ mình nó có khả năng làm cho chúng ta nom thấy cái mà xưa nay chúng ta không nom thấy: thiêng liêng và thần linh. Thân xác đã được dựng nên để thuyên chuyển vào thực tại hữu hình của thế giới, mầu nhiệm dấu ẩn trong Thiên Chúa tự đời đời và trở nên dấu hữu hình của mầu nhiệm ấy" (11). Ơn gọi của thân xác, các đôi vợ chồng Kitô hữu, hơn các phần tử khác trong Giáo Hội, có sứ mệnh làm những người mạc khải và tiên tri về ơn gọi của thân xác. Đó là sứ mệnh thật cao đẹp và thật khẩn trương trong thế giới không hiểu đủ thân xác con người và thường lại nhận định nó như là vật liệu đơn giản có thể xử dụng được. Thế thôi (12).
4. Trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn ‘Văn Hóa Gia Đình’ do Giáo Xứ Việt Nam-Paris xuất bản, chúng tôi đã mạo muội trình bày về ‘Linh Đạo Gia Đình’ (13) với ‘hàm ý chứng minh rằng Đức tin Công Giáo đã hội nhập và thăng tiến đặc biệt Văn Hóa Gia Đình Việt Nam’, thì hôm nay ở đây chúng tôi cũng có thể nói lên rằng:
• Khi tôn trọng đức chung thuỷ vợ chồng, người Việt Nam đã hàm ý đề cao giá trị của thân xác trong việc chăn gối, coi việc vợ chồng ăn ở với nhau như một hồng ân Trời ban, để vợ chồng gây hạnh phúc cho nhau, và cha mẹ xây dựng gia đình yêu thương giữa con cái, cháu chắt, đến ‘tứ đại đồng đường’… Đây chúng ta hãy nghe những lời ca dao tục ngữ diễn tả những ý tưởng cao đẹp đó.
• Nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo, đôi vợ chồng Công Giáo Việt Nam còn đi xa hơn với mục đích ẩn tàng là thăng hoa và Tin Mừng Hóa văn hóa và luân lý gia đình Việt Nam. Tỷ như mấy lời mở đầu tập ‘Hiếu Tự Ca’:
Mấy lời hiếu tự nói qua,
Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao sang nặng dày;
Nói sao cho hết cho rồi,
Biết bao khí huyết tài bồi cho ta.
Phần hồn thì Chúa sinh ra,
Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành.
Phụ tinh mẫu huyết đúc hình,
Cho ta toàn vẹn sinh ra làm người…
Thể hình ngày tháng nhẩn nha,
Đúc dần từng tí cho ta thân này… (14)
-------------
(1) L’Anneau d’Or s.105-106, nxb Feu Nouveau, 1962, tr.179-180.
(2) Xavier Lacroix, ‘L’Avenir c’est L’autre, nxb Cerf, 2000, tr.145
(3) Cathéchèse du 22.10.1980, s.3
(4) Vatican II, Constiturion Gaudium et Spes, s. 24,52.
(5) (Cathéchèse du 14.4.1982, s.4.
(6) Piô XI, tđ ‘Casti connubì’, 1,3
(7) L’Anneau d’Or, s.105-106 sđc, tr. 186
(8) George Weigel, ‘Jean Paul II, Témoin de l’espérance, JC Lattes, 1999, p. 427
(9) Nt.
(10) Catéchèse du 28.11.1984, s.1. - Có thể đọc các bản văn chính thức của những cuộc triều yết của đức Gioan Phaolô II nói về ‘thần học thân xác’ (la théologie du corps) trong bộ ‘Homme et Femme, il les créa, Une spiritualité du corps’, nxb Cerf, Paris, 2004.
(11) La Catéchèse du 20. 02. 1980, s.4.
(12) Bài viết này, chúng tôi dựa theo bài ‘Pour une spiritualité propre aux personnes mariées’ của Yves Semen, trong cuốn La Spiritualité Conjugale selon Jean-Paul II, éd. Presses de la Renaissance, Paris 2010, p. 15-24.
(13) Mai Đức Vinh, ‘Linh đạo gia đình’ trong ‘Văn Hóa Gia Đình’ 2006, tr.511-550.
(14) Lm Trần Lục, ‘Hiếu Tự Ca’, Giáo Xứ VN/P in lại, 1986.
Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối đầu tiên (1995)
Khóa Chuẩn Bị Hôn Phối thứ 39 (2014)