Năm 1960, linh mục trẻ tuổi Karol Wojtyla cho xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên của mình về đạo đức học hôn nhân, tựa là “Tình Yêu và Trách Nhiệm”, trong đó, người ta thấy những gốc rễ mới đối với mô thức bổ túc toàn bộ giữa nam nữ đã được đặt để. Hôn nhân được mô tả như có “một cơ cấu liên ngã rõ rệt”; với những định luật “dẫn khởi từ các nguyên tắc của quy luật nhân vị, vì chỉ bằng cách này, đặc điểm nhân vị chân chính trong cuộc kết hợp của hai con người mới được bảo đảm”. Quy luật nhân vị cho rằng người ta phải cư xử với người khác như một cùng đích trong chính họ chứ không bao giờ chỉ như một phương tiện.
Trong Tình Yêu Và Trách Nhiệm, Wojtyla cũng xem xét điều sẽ trở thành nền tảng sinh học cho cách tiếp cận độc đáo của người đàn bà đối với người khác, tức nhờ việc rụng trứng của người đàn bà từ lúc dậy thì cho tới lúc tắt kinh, nên nàng có chu kỳ hàng tháng sẵn sàng đón chào sự sống mới, dù nàng không có thai. Người đàn ông có một nền tảng sinh học khác cho bản sắc độc đáo làm cha của chàng. Điều quan trọng cần ghi nhận là: đối với Wojtyla, thiên nhiên không xác định ra bản sắc; bản sắc này còn đòi các hành vi của ý chí và trí hiểu nữa. Ngài cho rằng thách đố của người đàn ông là thắng vượt mọi xu hướng thực dụng chỉ sử dụng người đàn bà vì giá trị xác thịt của nàng đối với chàng, và ngược lại, thách đố của người đàn bà là thắng vượt mọi xu hướng thực dụng chỉ sử dụng người đàn ông vì giá trị xúc cảm của chàng đối với nàng.
Tổng hợp (integration), yếu tố then chốt trong mô thức bổ túc toàn bộ, đã được đưa vào đây: tình yêu “không chỉ nhằm tổng hợp ‘bên trong’ con người mà là ‘giữa’ những con người… ‘tổng hợp’ nghĩa là ‘làm thành toàn bộ’,… [và nó]dựa vào các yếu tố đệ nhất đẳng của tinh thần con người, tức tự do và chân lý”. Năm 1966, Wojtyla đưa ra nền tảng siêu hình cho việc tổng hợp này rong cuốn Con Người Hành Động bằng cách lấy lại thuyết mô chất (hylomorphism) của Thánh Tôma Aquinô. Ý định của ngài là “suy nghĩ lại thực tại nhân bản đầy năng động một cách mới mẻ” có trong lý thuyết trung cổ này. Wojtyla cho rằng “tổng hợp bổ túc cho siêu việt và… nhờ thế chúng tạo nên một ‘toàn bộ người và hành động’ (person-action-whole) đầy năng động; nếu không có tổng hợp, siêu việt [tức đi thẳng vào thế giới và tự tạo ra mình bằng các hành vi bản vị] vẫn…bị cầm chân”.
Sau khi đã thiết lập các khởi điểm nhân vị cho các liên hệ nhân bản, năm 1974-1975, Wojtyla trình bày khuôn khổ thần học cho sự hiệp thông chân chính của con người qua hai bài diễn văn “Gia Đình Như Một Hiệp Thông Các Nhân Vị” và “Làm Cha Mẹ Như Một Hiệp Thông Các Nhân Vị”. Ngài nối kết mầu nhiệm cộng đồng nhân bản, vốn được mời gọi nên giống Sự Hiệp Thông giữa Ba Ngôi, với việc tổng hợp các năng động tính sinh học và bản vị của người đàn ông và người đàn bà trong hôn nhân và gia đình.
Trong năm được bầu làm giáo hoàng ( 16 tháng Mười năm 1978), Đức Gioan Phaolô II bắt đầu loạt bài diễn văn lúc triều kiến chung trong đó, ngài phân tích cơ cấu của sự bổ túc nam nữ như đã được mạc khải trong Sáng Thế. Khi quả quyết rằng Thiên Chúa dựng nên người đàn ông và người đàn bà bình đẳng với nhau như những con người nhân bản và bình đẳng với nhau như những nhân vị, ngài muốn bênh vực nguyên tắc đầu tiên của tính bổ túc toàn bộ. Và khi khẳng định rằng người đàn ông và người đàn bà là hai cách thế làm người rất khác nhau, ngài muốn bênh vực nguyên tắc thứ hai của tính bổ túc toàn bộ. Còn khi chứng tỏ rằng một người đàn ông và một người đàn bà đã được Thiên Chúa mời gọi kết hợp yêu thương ra sao trong hôn nhân, ngài quả đã tuyên xưng chiều kích ơn gọi trong tính bổ túc toàn bộ này”.
Đồng thời, Đức Gioan Phaolô II cũng đưa ra một quan điểm về nam tính và nữ tính khác với người đi trước ngài là Edith Stein. Thí dụ, ngài không bao giờ cho rằng người đàn ông có nữ tính hay người đàn bà có nam tính. Ngược lại, ngài cho rằng nam tính là cách hiện hữu và hành động của người đàn ông trong thế giới, và nữ tính là cách hiện hữu và hành động của người đàn bà trong thế giới: “nam tính và nữ tính [là]… hai cách ‘là thân xác’”. Trong phần lớn các phương diện khác, Đức Gioan Phaolô II đi theo các tầm nhìn thông sáng của Edith Stein về bản sắc đàn ông và bản sắc đàn bà. Hình như ngài học được cách tiếp cận hiện tượng luận về bản sắc đàn bà của Edith Stein qua Roman Ingarden, người cùng học với Stein dưới sự dìu dắt của Edmund Husserl và sau này là giáo sư của Đức Gioan Phaolô II tại Kracow. Sau này, trong cuốn Hãy Trỗi Dậy, Ta Đi Nào, Đức Gioan Phaolô II nhắc tới liên hệ của ngài với Roman Ingarden và ở cùng trang, ngài viết thêm: “tôi rất lưu ý tới nền triết học của bà [Edith Stein]. Tôi đọc các trước tác của bà”. Cách tiếp cận của Stein sẽ trở thành nền tảng cho các khai triển sau này của ngài về lý thuyết thiên tài phụ nữ và phong trào tân duy nữ.
Ngài cho rằng ý thức bản thân về kinh nghiệm sống của cơ thể ta trong tư cách đàn ông và đàn bà có nghĩa: nam tính và nữ tính không tương đương như nam và nữ. Ngược lại “nam tính và nữ tính nói lên khía cạnh hai mặt (dual aspect) của cấu trúc thể xác con người… chúng cũng cho biết thêm… ý thức mới về ý nghĩa của chính thân xác ta… Ý thức này… sâu sắc hơn chính cấu trúc thể xác như là nam hay nữ”.
Trong thông điệp “Về Lao Công Nhân Bản” ngài viết năm 1981, Đức Gioan Phaolô II bắt đầu đưa ra một số phân biệt mà sau này vốn được liên kết một cách tổng quát hơn với thiên tài của người đàn ông hay của người đàn bà trong tương quan với cách thế họ làm việc. Ngài cho rằng “kỹ thuật” là chiều hướng khách quan của việc làm và quả quyết rằng nó vốn là đồng minh cực kỳ giá trị đối với các lãnh vực thể lý và tri thức của lao công. Chắc chắn các đóng góp này vào việc thống trị thế giới là kết quả của thiên tài đàn ông trước nhất. Sau đó, ngài cho rằng “con người lao công” là chiều hướng chủ quan của việc làm. Việc làm đưa tới khả thể thăng tiến nhân phẩm qua việc thành toàn bản thân. Đức Gioan Phaolô II, khi dẫn nhập “Luận Điểm Nhân Vị”, đã nói rằng: “Như thế, nguyên tắc coi lao động ưu tiên hơn tư bản là một định đề (postulate) thuộc trật tự luân lý xã hội”. Điều này hóa ra lại liên hệ mật thiết với thiên tài phụ nữ hơn vì thiên hướng của nàng luôn chú ý tới con người nhiều hơn, chứ không mấy chú ý tới hiệu năng hay các mục tiêu thực dụng khác.
Trong Tông Thư Về Phẩm Giá Và Ơn Gọi của Phụ Nữ viết năm 1988 và Tông Huấn Về Thánh Giuse, Giám Hộ Chúa Cứu Thế viết năm 1989, Đức Gioan Phaolô II khai triển hơn nữa các nguyên tắc nền tảng cho ba loại bổ túc toàn bộ: (1) vợ và chồng trong hôn nhân, (2) cha và mẹ trong gia đình, và (3) ơn gọi của đàn ông và đàn bà làm cha mẹ nhân bản và thiêng liêng. Việc khai triển này đã khẳng nhận các nguyên tắc trực tiếp đi ngược lại các nguyên tắc thịnh hành trong các lý thuyết cổ truyền về phân cực và độc dạng giới tính.
Ngược với lý thuyết phân cực, Đức Gioan Phaolô II tái khẳng định nguyên tắc bình đẳng: “Cả đàn ông lẫn đàn bà đều là những hữu thể nhân bản với mức độ bằng nhau”; và “đàn ông là một nhân vị, đàn ông và đàn bà cũng là nhân vị bằng nhau”. Ngược với lý thuyết độc dạng giới tính, ngài nhấn mạnh nguyên tắc dị biệt quan trọng giữa đàn ông và đàn bà: “các tài nguyên bản thân của nữ tính chắc chắn không kém các tài nguyên của nam tính: chúng chỉ khác nhau mà thôi” (MD 10) và “dựa trên nguyên tắc hiện hữu hỗ tương ‘cho’ người khác, trong một ‘hiệp thông’ liên ngã, việc tổng hợp những điều gọi là ‘nam tính’ và ‘nữ tính’ đã được khai triển trong nhân loại, phù hợp với thánh ý Thiên Chúa” (MD 7).
Đi sâu hơn vào nguyên tắc bình đẳng, Đức Gioan Phaolô II coi lý thuyết phân cực là hậu quả của nguyên tội, vì sự cắt đứt giữa đàn ông và đàn bà đã sản sinh ra khuynh hướng của người đàn ông muốn thống trị người đàn bà và khuynh hướng của người đàn bà muốn bám víu lấy người đàn ông trong ý muốn chiếm hữu họ. Ta hãy nghe chính lời lẽ và sự nhấn mạnh của ngài: “Sự ‘thống trị’ này cho thấy một nhiễu loạn và mất hết ổn định trong sự bình đẳng nền tảng mà người đàn ông và người đàn bà vốn sở hữu trong ‘việc cả hai nên một’: và điều này đặc biệt bất lợi cho người đàn bà” (MD 10). Sau đó, ngài đưa ra đề nghị: “Người đàn bà không thể trở thành ‘đối tượng’ cho ‘sự thống trị’ và ‘sở hữu của đàn ông’” (ibid.). Ngài còn viết thêm rằng nhiệm vụ của mọi người đàn ông và mọi người đàn bà trong mọi thế hệ là vượt thắng cái gia tài đó của nguyên tội, bằng cách liên kết với hành động cứu chuộc của Chúa Kitô, vì “trong Chúa Kitô, sự chống đối lẫn nhau giữa đàn ông và đàn bà, vốn là gia tài của nguyên tội, chủ yếu đã được vượt qua” (MD 11).
Đức Gioan Phaolô II nhắc lại nguyên tắc trên nhiều lần, bác bỏ tàn dư lý thuyết phân cực của Aristotle, là lý thuyết cho rằng người đàn bà phải vâng phục chồng mình vì bản chất thấp hèn của nàng, cả tàn dư lý thuyết phân cực của Kitô Giáo, là lý thuyết cho rằng người vợ phải vâng phục chồng mình để đền cái tội của Evà. Thứ nhất, “Tin mừng ‘đổi mới’ yêu cầu các bà vợ và các ông chồng phải hành động trong ‘sự vâng phục hỗ tương vì lòng tôn kính Chúa Kitô” (MD 24). Thứ hai, ngài nhấn mạnh một lần nữa: “Trong mối tương quan giữa chồng và vợ, ‘sự vâng phục’ không một chiều mà phải hỗ tương”. Thứ ba, để độc giả hiểu được tầm quan trọng của nguyên tắc này, ngài mô tả nó như một lời kêu gọi và một nghĩa vụ: “Ý thức cho rằng trong hôn nhân có ‘sự vâng phục’ hỗ tương của cả hai vợ chồng vì lòng tôn kính Chúa Kitô’ chứ không phải chỉ là việc vợ vâng phục chồng, phải dần dần được thiết lập vững vàng trong trái tim, trong ý thức, tác phong và tập quán” của mọi thế hệ (MD 24).
Đi sâu hơn vào nguyên tắc dị biệt ngược với các lý thuyết độc dạng giới tính trong việc làm cha mẹ, Đức Giao Phaolô II khai triển một cách chi tiết các cách thế khác nhau để người đàn bà khám phá ra và chu toàn nữ tính của nàng trong chức phận làm mẹ, và người đàn ông khám phá ra và chu toàn nam tính của chàng trong chức phận làm cha. Tiếp tục dựa vào các nền tảng triết lý trước đây, ngài quả quyết rằng “phận làm mẹ, từ đầu, vốn bao hàm việc cởi mở đặc biệt đối với một con người mới: và đó chính là ‘phần’ của người đàn bà” (MD 18). Ấy thế nhưng, khía cạnh của phận làm mẹ này không hề có tính định mệnh thuyết sinh học, vì “phận làm mẹ được nối kết với cơ cấu bản vị của người đàn bà và với chiều kích bản vị của hồng phúc nơi nàng” (ibid.).
Nhờ nhấn mạnh tới cơ cấu nhân vị của phận làm mẹ, Đức Maria đã được mô tả “ quả là Mẹ Thiên Chúa, vì phận làm mẹ liên quan tới toàn bộ nhân vị, chứ không chỉ thân xác mà thôi, cũng không phải chỉ liên quan tới bản tính nhân loại mà thôi” (MD 4). Hơn nữa, “Đức Maria còn thực thi ý chí tự do của ngài và do đó, đã hoàn toàn tham dự vào chữ ‘tôi’ đầy bản vị và nữ tính của ngài trong biến cố Truyền Tin” (ibid.). Tương tự như thế, phận làm cha của Thánh Giuse cũng là một hành vi có tính bản vị của ý chí tự do trong quyết định tiếp nhận, giám hộ và che chở Đức Maria, và Chúa Giêsu của ngài. Ngài đã thực thi phận làm cha của mình trong một hiến thân toàn diện. Đức Gioan Phaolô II cực lực bênh vực chiều kích nhân vị trong “chức phận làm cha của Thánh Giuse, một chức phận không do việc sinh sản con cái mà có; nhưng nó cũng không có dáng vẻ của một chức phận làm cha chỉ có tính thay thế. Đúng hơn, thánh nhân hoàn toàn tham dự vào chức phận làm cha nhân bản chân chính và vào sứ mệnh của một người cha trong gia đình”.
Ấy thế nhưng đối với chủ trương bổ túc toàn bộ, cách làm cha và cách làm mẹ khác nhau một cách đáng kể, mặc dù họ bình đẳng về phẩm giá và giá trị. Trong một đoạn nổi tiếng, tuy có gây tranh cãi, Đức Gioan Phaolô đã khai triển chi tiết gốc rễ của sự dị biệt đáng lưu ý này:
“Sự tiếp xúc độc đáo với hữu thể nhân bản mới đang phát triển trong nàng [người mẹ] này phát sinh ra một thái độ đối với những hữu thể nhân bản khác, không phải chỉ với đứa con riêng của nàng, mà với mọi hữu thể nhân bản, một thái độ đánh dấu sâu xa nhân cách của người đàn bà. Người ta vẫn thường nghĩ rằng người đàn bà có khả năng hơn người đàn ông trong việc lưu ý tới một con người khác, và chức phận làm mẹ càng phát triển thiên hướng này hơn nữa. Người đàn ông, dù hết sức tham dự vào chức phận làm cha, vẫn luôn ‘đứng ngoài’ diễn trình thai nghén và hạ sinh đứa con; xét theo nhiều cách, chàng phải học chức phận làm cha của chính mình từ người mẹ” (MD 18).
Các chủ trương trên không có tính phổ quát hay tuyệt đối, vì ta biết rất rõ: đôi khi người đàn bà đi ngược lại bản tính của mình bằng cách phá thai, và người đàn ông có khi đại lượng đến độ chào đón và nuôi dưỡng sự sống trẻ em và người lớn. Ấy thế nhưng, trong các chủ trương trên, có một điều gì sâu sắc cho ta biết nguồn gốc bên trong bản sắc phụ nữ; nếu nàng quyết định phát triển nó và chia sẻ nó với những người đàn ông gần gũi nàng, thì đó là một phục vụ vĩ đại đối với Giáo Hội và thế giới.
Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng chức phận làm cha hoặc làm mẹ thiêng liêng nơi các phư nữ tận hiến và nơi các linh mục cũng dự phần vào bản tính tương tự như thế của chức phận làm cha làm mẹ thể lý trong cuộc sống gia đình. Vì mọi hình thức làm cha mẹ đều được thể hiện trong ngữ cảnh, trong đó, các sức mạnh của sự ác sẵn sàng chờ đợi để nuốt trửng đứa con. Ngài kết luận rằng ơn gọi làm cha và làm mẹ của mọi người đàn ông và đàn bà là chìa khóa giải quyết nền văn hóa sự chết. Ngài kêu gọi người phụ nữ vận dụng chiều kích bản thân này bằng cách ý thức rằng “Thiên Chúa ủy thác con người nhân bản cho nàng một cách đặc biệt,… chính là vì nữ tính của nàng… mãi mãi và trong mọi cách thế” (MD 30).
Lời kêu gọi trên được ngỏ với người đàn bà thời nay, thời mà “sự thành công của khoa học và kỹ thuật… và sự tiến bộ đơn phương… [đã dẫn tới] việc mất dần mẫn cảm… đối với những gì chủ yếu là nhân bản” (MD 10). Nhân tiện, ngài dẫn nhập một ý niệm mới nhằm kêu gọi phải giải thoát các hình thức mới trong thiên tài phụ nữ để chúng ăn khớp với và nhân bản hóa sự thành công của thiên tài nam giới:
“Cách riêng, thời đại ta đang chờ mong sự xuất đầu lộ diện của ‘thiên tài’ ấy, một thiên tài vốn thuộc người đàn bà, vì thiên tài này có thể bảo đảm được sự mẫn cảm đối với mọi hữu thể nhân bản trong bất cứ hoàn cảnh nào” (MD 18, 30).
Năm 1995 trong bối cảnh Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư về Phụ Nữ do LHQ tổ chức tại Bắc Kinh, Đức Gioan Phaolô II đã viết thêm nhiều về tính bổ túc nam nữ. Năm trước đó, ngài tập chú vào các nguyên tắc của giáo huấn xã hội chính trị Công Giáo. Do đó, điều không lạ là khi nhìn trở lui mối tương quan nam nữ, ngài cũng xét nó dưới khía cạnh xã hội chính trị. Trong Thư Gửi Phụ Nữ, ngài viết rằng: Việc người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào xã hội sẽ dẫn tới việc nhân bản hóa các định chế vốn được tổ chức “theo các tiêu chuẩn hiệu năng và năng suất”. Ngài kêu gọi phụ nữ tham gia vào “mọi lãnh vực của giáo dục” nơi “họ biểu lộ một thứ tình mẫu tử đầy cảm giới, đầy chất văn hóa và tâm linh, là thứ có giá trị vô song đối với việc phát triển cá nhân và với tương lai xã hội”. Đức GH nói thẳng với Gertrude Mongella, TTK của Hội Nghị LHQ về Phụ Nữ, rằng thiên tài của phụ nữ trải rộng tới rất nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội và “sự đóng góp của phụ nữ vào phúc lợi và sự tiến bộ của xã hội là điều không thể ước tính được… [và ngày nay càng cần thiết hơn nữa] để cứu xã hội khỏi con vi khuẩn gây tử vong là hạ giá và bạo động, là những thứ càng ngày càng gia tăng”.
Để nguyên tắc tổng quát của ngài trở thành chuyên biệt hơn, Đức Gioan Phaolô II, trong lúc đọc Kinh Truyền Tin ngày 20 tháng 8 năm 1995, đã nói rằng việc hiện hữu lớn hơn của các doanh gia nữ trong các chức vụ chỉ huy nền kinh tế đang “mang lại cho nó một gợi hứng nhân bản mới và cứu nó khỏi cơn cám dỗ thường xuyên của hiệu năng vô cảm do luật lợi nhuận chi phối”. Rồi ngài yêu cầu để thiên tài phụ nữ “được phát biểu trọn vẹn hơn trong toàn bộ đời sống xã hội” và “phải dành thật nhiều chỗ cho phụ nữ trong mọi lãnh vực văn hóa, kinh tế và chính trị”.
Nền tảng siêu hình của tính bổ túc toàn bộ đã được ngài trực tiếp khẳng định trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995; trong đó, ngài coi nó như một linh hứng Công Giáo ngược với các chủ trương phân cực truyền thống, bổ túc phân bộ và độc dạng giới tính. Ngài lý luận rằng các dị biệt đáng kể giữa đàn ông và đàn bà là các dị biệt hữu thể học, bắt nguồn từ chính hữu thể của họ trong tư cách những con người nhân bản: “Tính đàn bà và tính đàn ông bổ túc cho nhau không chỉ theo quan điểm thể lý và tâm lý, mà còn theo quan điểm hữu thể học nữa”. Thêm vào đó, Bản Tham Luận của Tòa Thánh tại Hội Nghị Bắc Kinh năm 1995 đề xuất bốn phạm trù hoàn hợp với nhau nhờ thế người ta có thể phân tích tính bổ túc hữu thể học giữa người đàn ông và người đàn bà: “Đàn ông và đàn bà là minh hoạ của tính bổ túc sinh học, cá thể, bản vị và tâm linh”. Tính bổ túc này luôn luôn là của một người đàn ông và một người đàn bà như hai hữu thể nhân bản cụ thể của mối tương quan, chứ không như hai phần có tính phân bộ của một người đàn ông và một người đàn bà, những phần, nhờ mối tương quan này, trở thành “một hữu thể nhân bản duy nhất”. Chính vì thế, tính bổ túc hữu thể học của Đức Gioan Phaolô II cũng là tính bổ túc toàn bộ.
Đức Gioan Phaolô II còn du nhập thêm một ý niệm có liên quan tới tính bổ túc toàn bộ, đó là “Tân chủ nghĩa duy nữ”; ngài dùng ý niệm này lần đầu tiên và là lần duy nhất ở số 99 thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống) năm 1995. Ngài mô tả Tân Chủ Nghĩa Duy Nữ như ơn gọi và bổn phận của phụ nữ Công Giáo. Lời ngài: “Họ cần cổ vũ ‘tân chủ nghĩa duy nữ’” để biến đổi văn hóa. Kể từ đó, một số người nam nữ Công Giáo đã bắt đầu tìm hiểu phương cách nhằm biến đổi văn hóa bằng một chủ nghĩa duy nữ mới.
Điểm chung giữa tân chủ nghĩa duy nữ và chủ nghĩa duy nữ cũ là mục tiêu khắc phục “mọi kỳ thị, bạo lực và bóc lột” phụ nữ, nhưng chúng khác nhau về hai phương diện quan trọng. Thứ nhất là mệnh lệnh tiêu cực: phương pháp của tân duy nữ không được bắt chước điều ngài gọi là “mô thức thống trị của nam giới” nhằm thực hiện các mục tiêu của mình. Hiển nhiên mệnh lệnh này nhắc lại lời kêu gọi phải khắc phục các hậu quả của nguyên tội trong các hình thức chuyên biệt nam giới. Thứ hai là mệnh lệnh tích cực: phương pháp của tân chủ nghĩa duy nữ phải vận dụng thiên tài phụ nữ để quan tâm tới con người trong mọi hoàn cảnh. Mệnh lệnh này cũng nhắc lại lời kêu gọi phải khắc phục các hậu quả của nguyên tội trong các hình thức chuyên biệt nữ giới.
Nhắc lại chủ trương trước đây của ngài cho rằng những người đàn bà nào khám phá ra cội rễ thiên tài nữ giới của mình đều sẽ dẫn người đàn ông tới chỗ khám phá ra tư cách làm cha của họ, Đức Gioan Phaolô II mô tả sứ mệnh độc đáo của người đàn bà trong một thế giới đầy rẫy chủ nghĩa thực dụng và văn hóa chết chóc như sau: “Người đàn bà học trước, rồi dạy người khác rằng các tương quan giữa con người với nhau sẽ chân chính khi họ mở lòng mình ra để chấp nhận một người khác, một người được thừa nhận và yêu thương nhờ phẩm giá phát sinh từ việc làm người, chứ không vì bất cứ xem xét nào khác, như hữu dụng, sức mạnh, thông minh, nét đẹp hay giúp đỡ”. Ngoài ra, ngài còn coi tân chủ nghĩa duy nữ như một “đóng góp nền tảng mà Giáo Hội và nhân loại đang mong chờ nơi phụ nữ”. Ngài kết luận rằng nó là “Điều kiện tiên quyết cho bất cứ kế hoạch thay đổi văn hóa chân chính nào”.
Kết luận
Trên đây là một số dữ kiện lịch sử liên quan tới tính bổ túc nam nữ. Chỉ có quan điểm Công Giáo, với nền tảng siêu hình và hữu thể học, mới đưa ra được một tầm nhìn quân bình giữa bình đẳng và dị biệt giới tính. Nhưng chính quan điểm này cũng không một sớm một chiều được hoàn thiện: nó vốn di chuyển từ một lý thuyết tri thức phát khởi từ mạc khải hiệp thông giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa tuy bình đẳng nhưng vẫn dị biệt với nhau tới chỗ đưa ra một mệnh lệnh nhằm biến đổi thế giới xuyên qua một cuộc tân phúc âm hóa bằng việc làm có tính hợp tác và thấm nhiễm vào nhau của những người đàn ông và những người đàn bà. Thực thế, trong khi sự bổ túc đàn ông đàn bà là mô thức hàng đầu đối với chủ trương bổ túc toàn bộ, Đức Gioan Phaolô II đã từ mô thức này rút tỉa ra nhiều loại suy rất hữu ích: như tính bổ túc giữa các Giáo Hội Đông và Tây, tính bổ túc của các nền văn hóa khác nhau, tính bổ túc của lý trí và đức tin và tính bổ túc của ba kiểu mẫu ơn gọi: hôn nhân, chức thánh và đời sống tận hiến.
Đức Bênêđíctô XVI, dựa vào những tầm nhìn thông sáng trên, đã khai triển hơn nữa nội tâm của tương quan bổ túc giữa người đàn ông và người đàn bà trong thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa Là Tình Yêu) của ngài. Trong việc khai triển cách chi tiết các dị biệt và sự thống nhất giữa các ngôi vị qua 3 hình thức của tình yêu eros, filia và agape, Đức Bênêđíctô XVI đã cung cấp thước đo có tính năng động đối với các lực lượng trên thế giới đang tiếp tục tạo áp lực để các tương quan giới tính mất thế quân bình của chúng bằng cách hạ giá cả phẩm giá lẫn giá trị nền tảng hay việc dị biệt hóa có ý nghĩa giữa đàn ông và đàn bà. Giống như chất men, sự bổ túc toàn bộ, trong các hình thức đa dạng của nó, có thể xây dựng nước trời ngay trên trái đất nên giống như sự hiệp thông tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
Trong Tình Yêu Và Trách Nhiệm, Wojtyla cũng xem xét điều sẽ trở thành nền tảng sinh học cho cách tiếp cận độc đáo của người đàn bà đối với người khác, tức nhờ việc rụng trứng của người đàn bà từ lúc dậy thì cho tới lúc tắt kinh, nên nàng có chu kỳ hàng tháng sẵn sàng đón chào sự sống mới, dù nàng không có thai. Người đàn ông có một nền tảng sinh học khác cho bản sắc độc đáo làm cha của chàng. Điều quan trọng cần ghi nhận là: đối với Wojtyla, thiên nhiên không xác định ra bản sắc; bản sắc này còn đòi các hành vi của ý chí và trí hiểu nữa. Ngài cho rằng thách đố của người đàn ông là thắng vượt mọi xu hướng thực dụng chỉ sử dụng người đàn bà vì giá trị xác thịt của nàng đối với chàng, và ngược lại, thách đố của người đàn bà là thắng vượt mọi xu hướng thực dụng chỉ sử dụng người đàn ông vì giá trị xúc cảm của chàng đối với nàng.
Tổng hợp (integration), yếu tố then chốt trong mô thức bổ túc toàn bộ, đã được đưa vào đây: tình yêu “không chỉ nhằm tổng hợp ‘bên trong’ con người mà là ‘giữa’ những con người… ‘tổng hợp’ nghĩa là ‘làm thành toàn bộ’,… [và nó]dựa vào các yếu tố đệ nhất đẳng của tinh thần con người, tức tự do và chân lý”. Năm 1966, Wojtyla đưa ra nền tảng siêu hình cho việc tổng hợp này rong cuốn Con Người Hành Động bằng cách lấy lại thuyết mô chất (hylomorphism) của Thánh Tôma Aquinô. Ý định của ngài là “suy nghĩ lại thực tại nhân bản đầy năng động một cách mới mẻ” có trong lý thuyết trung cổ này. Wojtyla cho rằng “tổng hợp bổ túc cho siêu việt và… nhờ thế chúng tạo nên một ‘toàn bộ người và hành động’ (person-action-whole) đầy năng động; nếu không có tổng hợp, siêu việt [tức đi thẳng vào thế giới và tự tạo ra mình bằng các hành vi bản vị] vẫn…bị cầm chân”.
Sau khi đã thiết lập các khởi điểm nhân vị cho các liên hệ nhân bản, năm 1974-1975, Wojtyla trình bày khuôn khổ thần học cho sự hiệp thông chân chính của con người qua hai bài diễn văn “Gia Đình Như Một Hiệp Thông Các Nhân Vị” và “Làm Cha Mẹ Như Một Hiệp Thông Các Nhân Vị”. Ngài nối kết mầu nhiệm cộng đồng nhân bản, vốn được mời gọi nên giống Sự Hiệp Thông giữa Ba Ngôi, với việc tổng hợp các năng động tính sinh học và bản vị của người đàn ông và người đàn bà trong hôn nhân và gia đình.
Trong năm được bầu làm giáo hoàng ( 16 tháng Mười năm 1978), Đức Gioan Phaolô II bắt đầu loạt bài diễn văn lúc triều kiến chung trong đó, ngài phân tích cơ cấu của sự bổ túc nam nữ như đã được mạc khải trong Sáng Thế. Khi quả quyết rằng Thiên Chúa dựng nên người đàn ông và người đàn bà bình đẳng với nhau như những con người nhân bản và bình đẳng với nhau như những nhân vị, ngài muốn bênh vực nguyên tắc đầu tiên của tính bổ túc toàn bộ. Và khi khẳng định rằng người đàn ông và người đàn bà là hai cách thế làm người rất khác nhau, ngài muốn bênh vực nguyên tắc thứ hai của tính bổ túc toàn bộ. Còn khi chứng tỏ rằng một người đàn ông và một người đàn bà đã được Thiên Chúa mời gọi kết hợp yêu thương ra sao trong hôn nhân, ngài quả đã tuyên xưng chiều kích ơn gọi trong tính bổ túc toàn bộ này”.
Đồng thời, Đức Gioan Phaolô II cũng đưa ra một quan điểm về nam tính và nữ tính khác với người đi trước ngài là Edith Stein. Thí dụ, ngài không bao giờ cho rằng người đàn ông có nữ tính hay người đàn bà có nam tính. Ngược lại, ngài cho rằng nam tính là cách hiện hữu và hành động của người đàn ông trong thế giới, và nữ tính là cách hiện hữu và hành động của người đàn bà trong thế giới: “nam tính và nữ tính [là]… hai cách ‘là thân xác’”. Trong phần lớn các phương diện khác, Đức Gioan Phaolô II đi theo các tầm nhìn thông sáng của Edith Stein về bản sắc đàn ông và bản sắc đàn bà. Hình như ngài học được cách tiếp cận hiện tượng luận về bản sắc đàn bà của Edith Stein qua Roman Ingarden, người cùng học với Stein dưới sự dìu dắt của Edmund Husserl và sau này là giáo sư của Đức Gioan Phaolô II tại Kracow. Sau này, trong cuốn Hãy Trỗi Dậy, Ta Đi Nào, Đức Gioan Phaolô II nhắc tới liên hệ của ngài với Roman Ingarden và ở cùng trang, ngài viết thêm: “tôi rất lưu ý tới nền triết học của bà [Edith Stein]. Tôi đọc các trước tác của bà”. Cách tiếp cận của Stein sẽ trở thành nền tảng cho các khai triển sau này của ngài về lý thuyết thiên tài phụ nữ và phong trào tân duy nữ.
Ngài cho rằng ý thức bản thân về kinh nghiệm sống của cơ thể ta trong tư cách đàn ông và đàn bà có nghĩa: nam tính và nữ tính không tương đương như nam và nữ. Ngược lại “nam tính và nữ tính nói lên khía cạnh hai mặt (dual aspect) của cấu trúc thể xác con người… chúng cũng cho biết thêm… ý thức mới về ý nghĩa của chính thân xác ta… Ý thức này… sâu sắc hơn chính cấu trúc thể xác như là nam hay nữ”.
Trong thông điệp “Về Lao Công Nhân Bản” ngài viết năm 1981, Đức Gioan Phaolô II bắt đầu đưa ra một số phân biệt mà sau này vốn được liên kết một cách tổng quát hơn với thiên tài của người đàn ông hay của người đàn bà trong tương quan với cách thế họ làm việc. Ngài cho rằng “kỹ thuật” là chiều hướng khách quan của việc làm và quả quyết rằng nó vốn là đồng minh cực kỳ giá trị đối với các lãnh vực thể lý và tri thức của lao công. Chắc chắn các đóng góp này vào việc thống trị thế giới là kết quả của thiên tài đàn ông trước nhất. Sau đó, ngài cho rằng “con người lao công” là chiều hướng chủ quan của việc làm. Việc làm đưa tới khả thể thăng tiến nhân phẩm qua việc thành toàn bản thân. Đức Gioan Phaolô II, khi dẫn nhập “Luận Điểm Nhân Vị”, đã nói rằng: “Như thế, nguyên tắc coi lao động ưu tiên hơn tư bản là một định đề (postulate) thuộc trật tự luân lý xã hội”. Điều này hóa ra lại liên hệ mật thiết với thiên tài phụ nữ hơn vì thiên hướng của nàng luôn chú ý tới con người nhiều hơn, chứ không mấy chú ý tới hiệu năng hay các mục tiêu thực dụng khác.
Trong Tông Thư Về Phẩm Giá Và Ơn Gọi của Phụ Nữ viết năm 1988 và Tông Huấn Về Thánh Giuse, Giám Hộ Chúa Cứu Thế viết năm 1989, Đức Gioan Phaolô II khai triển hơn nữa các nguyên tắc nền tảng cho ba loại bổ túc toàn bộ: (1) vợ và chồng trong hôn nhân, (2) cha và mẹ trong gia đình, và (3) ơn gọi của đàn ông và đàn bà làm cha mẹ nhân bản và thiêng liêng. Việc khai triển này đã khẳng nhận các nguyên tắc trực tiếp đi ngược lại các nguyên tắc thịnh hành trong các lý thuyết cổ truyền về phân cực và độc dạng giới tính.
Ngược với lý thuyết phân cực, Đức Gioan Phaolô II tái khẳng định nguyên tắc bình đẳng: “Cả đàn ông lẫn đàn bà đều là những hữu thể nhân bản với mức độ bằng nhau”; và “đàn ông là một nhân vị, đàn ông và đàn bà cũng là nhân vị bằng nhau”. Ngược với lý thuyết độc dạng giới tính, ngài nhấn mạnh nguyên tắc dị biệt quan trọng giữa đàn ông và đàn bà: “các tài nguyên bản thân của nữ tính chắc chắn không kém các tài nguyên của nam tính: chúng chỉ khác nhau mà thôi” (MD 10) và “dựa trên nguyên tắc hiện hữu hỗ tương ‘cho’ người khác, trong một ‘hiệp thông’ liên ngã, việc tổng hợp những điều gọi là ‘nam tính’ và ‘nữ tính’ đã được khai triển trong nhân loại, phù hợp với thánh ý Thiên Chúa” (MD 7).
Đi sâu hơn vào nguyên tắc bình đẳng, Đức Gioan Phaolô II coi lý thuyết phân cực là hậu quả của nguyên tội, vì sự cắt đứt giữa đàn ông và đàn bà đã sản sinh ra khuynh hướng của người đàn ông muốn thống trị người đàn bà và khuynh hướng của người đàn bà muốn bám víu lấy người đàn ông trong ý muốn chiếm hữu họ. Ta hãy nghe chính lời lẽ và sự nhấn mạnh của ngài: “Sự ‘thống trị’ này cho thấy một nhiễu loạn và mất hết ổn định trong sự bình đẳng nền tảng mà người đàn ông và người đàn bà vốn sở hữu trong ‘việc cả hai nên một’: và điều này đặc biệt bất lợi cho người đàn bà” (MD 10). Sau đó, ngài đưa ra đề nghị: “Người đàn bà không thể trở thành ‘đối tượng’ cho ‘sự thống trị’ và ‘sở hữu của đàn ông’” (ibid.). Ngài còn viết thêm rằng nhiệm vụ của mọi người đàn ông và mọi người đàn bà trong mọi thế hệ là vượt thắng cái gia tài đó của nguyên tội, bằng cách liên kết với hành động cứu chuộc của Chúa Kitô, vì “trong Chúa Kitô, sự chống đối lẫn nhau giữa đàn ông và đàn bà, vốn là gia tài của nguyên tội, chủ yếu đã được vượt qua” (MD 11).
Đức Gioan Phaolô II nhắc lại nguyên tắc trên nhiều lần, bác bỏ tàn dư lý thuyết phân cực của Aristotle, là lý thuyết cho rằng người đàn bà phải vâng phục chồng mình vì bản chất thấp hèn của nàng, cả tàn dư lý thuyết phân cực của Kitô Giáo, là lý thuyết cho rằng người vợ phải vâng phục chồng mình để đền cái tội của Evà. Thứ nhất, “Tin mừng ‘đổi mới’ yêu cầu các bà vợ và các ông chồng phải hành động trong ‘sự vâng phục hỗ tương vì lòng tôn kính Chúa Kitô” (MD 24). Thứ hai, ngài nhấn mạnh một lần nữa: “Trong mối tương quan giữa chồng và vợ, ‘sự vâng phục’ không một chiều mà phải hỗ tương”. Thứ ba, để độc giả hiểu được tầm quan trọng của nguyên tắc này, ngài mô tả nó như một lời kêu gọi và một nghĩa vụ: “Ý thức cho rằng trong hôn nhân có ‘sự vâng phục’ hỗ tương của cả hai vợ chồng vì lòng tôn kính Chúa Kitô’ chứ không phải chỉ là việc vợ vâng phục chồng, phải dần dần được thiết lập vững vàng trong trái tim, trong ý thức, tác phong và tập quán” của mọi thế hệ (MD 24).
Đi sâu hơn vào nguyên tắc dị biệt ngược với các lý thuyết độc dạng giới tính trong việc làm cha mẹ, Đức Giao Phaolô II khai triển một cách chi tiết các cách thế khác nhau để người đàn bà khám phá ra và chu toàn nữ tính của nàng trong chức phận làm mẹ, và người đàn ông khám phá ra và chu toàn nam tính của chàng trong chức phận làm cha. Tiếp tục dựa vào các nền tảng triết lý trước đây, ngài quả quyết rằng “phận làm mẹ, từ đầu, vốn bao hàm việc cởi mở đặc biệt đối với một con người mới: và đó chính là ‘phần’ của người đàn bà” (MD 18). Ấy thế nhưng, khía cạnh của phận làm mẹ này không hề có tính định mệnh thuyết sinh học, vì “phận làm mẹ được nối kết với cơ cấu bản vị của người đàn bà và với chiều kích bản vị của hồng phúc nơi nàng” (ibid.).
Nhờ nhấn mạnh tới cơ cấu nhân vị của phận làm mẹ, Đức Maria đã được mô tả “ quả là Mẹ Thiên Chúa, vì phận làm mẹ liên quan tới toàn bộ nhân vị, chứ không chỉ thân xác mà thôi, cũng không phải chỉ liên quan tới bản tính nhân loại mà thôi” (MD 4). Hơn nữa, “Đức Maria còn thực thi ý chí tự do của ngài và do đó, đã hoàn toàn tham dự vào chữ ‘tôi’ đầy bản vị và nữ tính của ngài trong biến cố Truyền Tin” (ibid.). Tương tự như thế, phận làm cha của Thánh Giuse cũng là một hành vi có tính bản vị của ý chí tự do trong quyết định tiếp nhận, giám hộ và che chở Đức Maria, và Chúa Giêsu của ngài. Ngài đã thực thi phận làm cha của mình trong một hiến thân toàn diện. Đức Gioan Phaolô II cực lực bênh vực chiều kích nhân vị trong “chức phận làm cha của Thánh Giuse, một chức phận không do việc sinh sản con cái mà có; nhưng nó cũng không có dáng vẻ của một chức phận làm cha chỉ có tính thay thế. Đúng hơn, thánh nhân hoàn toàn tham dự vào chức phận làm cha nhân bản chân chính và vào sứ mệnh của một người cha trong gia đình”.
Ấy thế nhưng đối với chủ trương bổ túc toàn bộ, cách làm cha và cách làm mẹ khác nhau một cách đáng kể, mặc dù họ bình đẳng về phẩm giá và giá trị. Trong một đoạn nổi tiếng, tuy có gây tranh cãi, Đức Gioan Phaolô đã khai triển chi tiết gốc rễ của sự dị biệt đáng lưu ý này:
“Sự tiếp xúc độc đáo với hữu thể nhân bản mới đang phát triển trong nàng [người mẹ] này phát sinh ra một thái độ đối với những hữu thể nhân bản khác, không phải chỉ với đứa con riêng của nàng, mà với mọi hữu thể nhân bản, một thái độ đánh dấu sâu xa nhân cách của người đàn bà. Người ta vẫn thường nghĩ rằng người đàn bà có khả năng hơn người đàn ông trong việc lưu ý tới một con người khác, và chức phận làm mẹ càng phát triển thiên hướng này hơn nữa. Người đàn ông, dù hết sức tham dự vào chức phận làm cha, vẫn luôn ‘đứng ngoài’ diễn trình thai nghén và hạ sinh đứa con; xét theo nhiều cách, chàng phải học chức phận làm cha của chính mình từ người mẹ” (MD 18).
Các chủ trương trên không có tính phổ quát hay tuyệt đối, vì ta biết rất rõ: đôi khi người đàn bà đi ngược lại bản tính của mình bằng cách phá thai, và người đàn ông có khi đại lượng đến độ chào đón và nuôi dưỡng sự sống trẻ em và người lớn. Ấy thế nhưng, trong các chủ trương trên, có một điều gì sâu sắc cho ta biết nguồn gốc bên trong bản sắc phụ nữ; nếu nàng quyết định phát triển nó và chia sẻ nó với những người đàn ông gần gũi nàng, thì đó là một phục vụ vĩ đại đối với Giáo Hội và thế giới.
Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng chức phận làm cha hoặc làm mẹ thiêng liêng nơi các phư nữ tận hiến và nơi các linh mục cũng dự phần vào bản tính tương tự như thế của chức phận làm cha làm mẹ thể lý trong cuộc sống gia đình. Vì mọi hình thức làm cha mẹ đều được thể hiện trong ngữ cảnh, trong đó, các sức mạnh của sự ác sẵn sàng chờ đợi để nuốt trửng đứa con. Ngài kết luận rằng ơn gọi làm cha và làm mẹ của mọi người đàn ông và đàn bà là chìa khóa giải quyết nền văn hóa sự chết. Ngài kêu gọi người phụ nữ vận dụng chiều kích bản thân này bằng cách ý thức rằng “Thiên Chúa ủy thác con người nhân bản cho nàng một cách đặc biệt,… chính là vì nữ tính của nàng… mãi mãi và trong mọi cách thế” (MD 30).
Lời kêu gọi trên được ngỏ với người đàn bà thời nay, thời mà “sự thành công của khoa học và kỹ thuật… và sự tiến bộ đơn phương… [đã dẫn tới] việc mất dần mẫn cảm… đối với những gì chủ yếu là nhân bản” (MD 10). Nhân tiện, ngài dẫn nhập một ý niệm mới nhằm kêu gọi phải giải thoát các hình thức mới trong thiên tài phụ nữ để chúng ăn khớp với và nhân bản hóa sự thành công của thiên tài nam giới:
“Cách riêng, thời đại ta đang chờ mong sự xuất đầu lộ diện của ‘thiên tài’ ấy, một thiên tài vốn thuộc người đàn bà, vì thiên tài này có thể bảo đảm được sự mẫn cảm đối với mọi hữu thể nhân bản trong bất cứ hoàn cảnh nào” (MD 18, 30).
Năm 1995 trong bối cảnh Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư về Phụ Nữ do LHQ tổ chức tại Bắc Kinh, Đức Gioan Phaolô II đã viết thêm nhiều về tính bổ túc nam nữ. Năm trước đó, ngài tập chú vào các nguyên tắc của giáo huấn xã hội chính trị Công Giáo. Do đó, điều không lạ là khi nhìn trở lui mối tương quan nam nữ, ngài cũng xét nó dưới khía cạnh xã hội chính trị. Trong Thư Gửi Phụ Nữ, ngài viết rằng: Việc người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào xã hội sẽ dẫn tới việc nhân bản hóa các định chế vốn được tổ chức “theo các tiêu chuẩn hiệu năng và năng suất”. Ngài kêu gọi phụ nữ tham gia vào “mọi lãnh vực của giáo dục” nơi “họ biểu lộ một thứ tình mẫu tử đầy cảm giới, đầy chất văn hóa và tâm linh, là thứ có giá trị vô song đối với việc phát triển cá nhân và với tương lai xã hội”. Đức GH nói thẳng với Gertrude Mongella, TTK của Hội Nghị LHQ về Phụ Nữ, rằng thiên tài của phụ nữ trải rộng tới rất nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội và “sự đóng góp của phụ nữ vào phúc lợi và sự tiến bộ của xã hội là điều không thể ước tính được… [và ngày nay càng cần thiết hơn nữa] để cứu xã hội khỏi con vi khuẩn gây tử vong là hạ giá và bạo động, là những thứ càng ngày càng gia tăng”.
Để nguyên tắc tổng quát của ngài trở thành chuyên biệt hơn, Đức Gioan Phaolô II, trong lúc đọc Kinh Truyền Tin ngày 20 tháng 8 năm 1995, đã nói rằng việc hiện hữu lớn hơn của các doanh gia nữ trong các chức vụ chỉ huy nền kinh tế đang “mang lại cho nó một gợi hứng nhân bản mới và cứu nó khỏi cơn cám dỗ thường xuyên của hiệu năng vô cảm do luật lợi nhuận chi phối”. Rồi ngài yêu cầu để thiên tài phụ nữ “được phát biểu trọn vẹn hơn trong toàn bộ đời sống xã hội” và “phải dành thật nhiều chỗ cho phụ nữ trong mọi lãnh vực văn hóa, kinh tế và chính trị”.
Nền tảng siêu hình của tính bổ túc toàn bộ đã được ngài trực tiếp khẳng định trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995; trong đó, ngài coi nó như một linh hứng Công Giáo ngược với các chủ trương phân cực truyền thống, bổ túc phân bộ và độc dạng giới tính. Ngài lý luận rằng các dị biệt đáng kể giữa đàn ông và đàn bà là các dị biệt hữu thể học, bắt nguồn từ chính hữu thể của họ trong tư cách những con người nhân bản: “Tính đàn bà và tính đàn ông bổ túc cho nhau không chỉ theo quan điểm thể lý và tâm lý, mà còn theo quan điểm hữu thể học nữa”. Thêm vào đó, Bản Tham Luận của Tòa Thánh tại Hội Nghị Bắc Kinh năm 1995 đề xuất bốn phạm trù hoàn hợp với nhau nhờ thế người ta có thể phân tích tính bổ túc hữu thể học giữa người đàn ông và người đàn bà: “Đàn ông và đàn bà là minh hoạ của tính bổ túc sinh học, cá thể, bản vị và tâm linh”. Tính bổ túc này luôn luôn là của một người đàn ông và một người đàn bà như hai hữu thể nhân bản cụ thể của mối tương quan, chứ không như hai phần có tính phân bộ của một người đàn ông và một người đàn bà, những phần, nhờ mối tương quan này, trở thành “một hữu thể nhân bản duy nhất”. Chính vì thế, tính bổ túc hữu thể học của Đức Gioan Phaolô II cũng là tính bổ túc toàn bộ.
Đức Gioan Phaolô II còn du nhập thêm một ý niệm có liên quan tới tính bổ túc toàn bộ, đó là “Tân chủ nghĩa duy nữ”; ngài dùng ý niệm này lần đầu tiên và là lần duy nhất ở số 99 thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống) năm 1995. Ngài mô tả Tân Chủ Nghĩa Duy Nữ như ơn gọi và bổn phận của phụ nữ Công Giáo. Lời ngài: “Họ cần cổ vũ ‘tân chủ nghĩa duy nữ’” để biến đổi văn hóa. Kể từ đó, một số người nam nữ Công Giáo đã bắt đầu tìm hiểu phương cách nhằm biến đổi văn hóa bằng một chủ nghĩa duy nữ mới.
Điểm chung giữa tân chủ nghĩa duy nữ và chủ nghĩa duy nữ cũ là mục tiêu khắc phục “mọi kỳ thị, bạo lực và bóc lột” phụ nữ, nhưng chúng khác nhau về hai phương diện quan trọng. Thứ nhất là mệnh lệnh tiêu cực: phương pháp của tân duy nữ không được bắt chước điều ngài gọi là “mô thức thống trị của nam giới” nhằm thực hiện các mục tiêu của mình. Hiển nhiên mệnh lệnh này nhắc lại lời kêu gọi phải khắc phục các hậu quả của nguyên tội trong các hình thức chuyên biệt nam giới. Thứ hai là mệnh lệnh tích cực: phương pháp của tân chủ nghĩa duy nữ phải vận dụng thiên tài phụ nữ để quan tâm tới con người trong mọi hoàn cảnh. Mệnh lệnh này cũng nhắc lại lời kêu gọi phải khắc phục các hậu quả của nguyên tội trong các hình thức chuyên biệt nữ giới.
Nhắc lại chủ trương trước đây của ngài cho rằng những người đàn bà nào khám phá ra cội rễ thiên tài nữ giới của mình đều sẽ dẫn người đàn ông tới chỗ khám phá ra tư cách làm cha của họ, Đức Gioan Phaolô II mô tả sứ mệnh độc đáo của người đàn bà trong một thế giới đầy rẫy chủ nghĩa thực dụng và văn hóa chết chóc như sau: “Người đàn bà học trước, rồi dạy người khác rằng các tương quan giữa con người với nhau sẽ chân chính khi họ mở lòng mình ra để chấp nhận một người khác, một người được thừa nhận và yêu thương nhờ phẩm giá phát sinh từ việc làm người, chứ không vì bất cứ xem xét nào khác, như hữu dụng, sức mạnh, thông minh, nét đẹp hay giúp đỡ”. Ngoài ra, ngài còn coi tân chủ nghĩa duy nữ như một “đóng góp nền tảng mà Giáo Hội và nhân loại đang mong chờ nơi phụ nữ”. Ngài kết luận rằng nó là “Điều kiện tiên quyết cho bất cứ kế hoạch thay đổi văn hóa chân chính nào”.
Kết luận
Trên đây là một số dữ kiện lịch sử liên quan tới tính bổ túc nam nữ. Chỉ có quan điểm Công Giáo, với nền tảng siêu hình và hữu thể học, mới đưa ra được một tầm nhìn quân bình giữa bình đẳng và dị biệt giới tính. Nhưng chính quan điểm này cũng không một sớm một chiều được hoàn thiện: nó vốn di chuyển từ một lý thuyết tri thức phát khởi từ mạc khải hiệp thông giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa tuy bình đẳng nhưng vẫn dị biệt với nhau tới chỗ đưa ra một mệnh lệnh nhằm biến đổi thế giới xuyên qua một cuộc tân phúc âm hóa bằng việc làm có tính hợp tác và thấm nhiễm vào nhau của những người đàn ông và những người đàn bà. Thực thế, trong khi sự bổ túc đàn ông đàn bà là mô thức hàng đầu đối với chủ trương bổ túc toàn bộ, Đức Gioan Phaolô II đã từ mô thức này rút tỉa ra nhiều loại suy rất hữu ích: như tính bổ túc giữa các Giáo Hội Đông và Tây, tính bổ túc của các nền văn hóa khác nhau, tính bổ túc của lý trí và đức tin và tính bổ túc của ba kiểu mẫu ơn gọi: hôn nhân, chức thánh và đời sống tận hiến.
Đức Bênêđíctô XVI, dựa vào những tầm nhìn thông sáng trên, đã khai triển hơn nữa nội tâm của tương quan bổ túc giữa người đàn ông và người đàn bà trong thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa Là Tình Yêu) của ngài. Trong việc khai triển cách chi tiết các dị biệt và sự thống nhất giữa các ngôi vị qua 3 hình thức của tình yêu eros, filia và agape, Đức Bênêđíctô XVI đã cung cấp thước đo có tính năng động đối với các lực lượng trên thế giới đang tiếp tục tạo áp lực để các tương quan giới tính mất thế quân bình của chúng bằng cách hạ giá cả phẩm giá lẫn giá trị nền tảng hay việc dị biệt hóa có ý nghĩa giữa đàn ông và đàn bà. Giống như chất men, sự bổ túc toàn bộ, trong các hình thức đa dạng của nó, có thể xây dựng nước trời ngay trên trái đất nên giống như sự hiệp thông tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.