Hàng năm cứ đến Mùa Vọng Giáng Sinh, các giáo xứ nô nức trang hoàng nhà thờ, làm hang đá và tập hoạt cảnh Giáng Sinh. Tất cả những điều ấy có ít nhất hai ý nghĩa: giúp dân Chúa hướng lòng về ngày Đại Lễ để chuẩn bị tâm hồn mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu, và đồng thời là cách biểu lộ niềm vui cũng như chia sẻ niềm vui cho thế gian chung quanh.
Mùa Giáng Sinh đang đi qua, có lẽ chúng ta cũng nên dành chút thời giờ nhìn lướt qua một trong những hoạt động ấy, đó là hoạt cảnh Giáng Sinh.
Hoạt cảnh Giáng Sinh là việc thể hiện lại lịch sử Cứu độ bằng động tác, âm nhạc cũng như lời nói. Diễn lại lịch sử Cứu độ trong vòng nửa tiếng hay một tiếng đồng hồ dĩ nhiên là không đầy đủ, nhưng cũng gợi lên được những nét chính trong dòng lịch sử thánh.
Khi xem hoạt cảnh Giáng Sinh, người ta nhìn thấy và nhớ lại công trình sang tạo của Thiên Chúa, việc con người sa ngã, tình yêu của Thiên Chúa thể hiện qua lời hứa Cứu độ, việc Đức Trinh nữ Maria được thiên thần truyền tin và biến cố Giáng Sinh.
Là lịch sử Cứu độ được diễn lại một cách sống động, hoạt cảnh Giáng sinh phải được nhìn dưới nhãn quan thánh thiêng, nghĩa là tìm thấy chân lý và để tâm hồn mình lắng xuống đón nhận mầu nhiệm. Và như thế, việc tổ chức và diễn phải làm cho người xem đạt được mục đích ấy.
Khi xem các hoạt cảnh Giáng Sinh thời gian gần đây, chúng ta nhận thấy những người thực hiện ở các giáo xứ rất sáng tạo và nỗ lực hết mình khi trình bày chân lý để giúp cộng đoàn sốt sắng đi vào mầu nhiệm Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh.
Tuy nhiên, chắc chắc vẫn còn những điều cần phải hoàn thiện. Điều cần ghi nhớ là hoạt cảnh Giáng Sinh không phải là phụng vụ. Chúng tôi xin được nêu ra vài điểm chính đáng quan tâm trong những mùa Lễ vừa qua, mong được lưu ý để việc diễn hoạt cảnh sẽ thích hợp hơn trong những lần tới.
Thứ nhất là việc diễn hoạt cảnh giữa Thánh Lễ. Có nơi Cha chủ tế giảng xong thì ngưng lại để hoạt cảnh được diễn ra trước khi Cha tiếp tục dâng Thánh Lễ. Điều này trái với quy định của Phụng Vụ. Huấn thị Redemptionis Sacramentum, năm 2004, nói rất rõ ràng:"Trong cử hành Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa và Phụng Vụ thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, và chúng hợp thành cùng một hành vi phụng tự duy nhất. Vậy, không được phép tách rời chúng ra, cũng không được cử hành chúng vào những giờ và những nơi khác nhau. Cũng thế, không được phép cử hành những phần khác nhau của Thánh Lễ vào những lúc khác nhau, kể cả cùng trong một ngày” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma giải thích: “Trong trường đó, sự hiệp nhất của Thánh Lễ như là một hành vi phụng tự duy nhất bị gián đoạn”, và ngài viết “do đó đi ngược lại với các qui tắc”.
Ngài cũng viết: “Liên quan đến câu hỏi liệu cha xứ có thể cho phép các thay đổi ấy không: Một lần nữa, Huấn thị Redemptoris Sacramentum có thể giúp chúng ta về điểm này khi nói về quy tắc của phụng vụ thánh: "Việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi: nghĩa là thuộc quyền Tông Toà và, chiếu theo quy tắc luật pháp, cũng thuộc quyền Giám Mục”. Do đó các Cha xứ không có quyền thay đổi hay thích nghi. (trích theo Zenit.org và Vietcatholic.net)
Một điểm đáng lưu ý khác là nội dung cũng như lời thoại trong hoạt cảnh. Vì diễn lại Lịch sử Cứu độ, hoạt cảnh phải trung thành với lịch sử ấy được trình bày trong Kinh Thánh. Người soạn cũng như người diễn có thể diễn giải bằng hành động hay thêm lời để giải thích biến cố trong dòng lịch sử Cứu độ. Nhưng họ không được thêm thắt các chi tiết và lời thoại để “mua vui” hay trái ngược với nội dung và ý định của văn bản Kinh Thánh.
Ngôn ngữ sử dụng cũng như diễn xuất trong hoạt cảnh phải mang tính lịch sử, không nên “hiện đại hóa” với lý lẽ là cho phù hợp với hoàn cảnh. Tất cả những sửa đổi, thêm thắt trái ngược với Kinh Thánh hay mang tính trình diễn kịch dễ có tác dụng phụ là làm cho người hoạt cảnh đơn thuần là kịch nghệ.
Vài suy nghĩ sau ngày Đại Lễ, mong được góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện những hoạt cảnh Giáng Sinh ý nghĩa, sốt sắng và phù hợp huấn thị của Hội Thánh về phụng vụ.
Mùa Giáng Sinh đang đi qua, có lẽ chúng ta cũng nên dành chút thời giờ nhìn lướt qua một trong những hoạt động ấy, đó là hoạt cảnh Giáng Sinh.
Hoạt cảnh Giáng Sinh là việc thể hiện lại lịch sử Cứu độ bằng động tác, âm nhạc cũng như lời nói. Diễn lại lịch sử Cứu độ trong vòng nửa tiếng hay một tiếng đồng hồ dĩ nhiên là không đầy đủ, nhưng cũng gợi lên được những nét chính trong dòng lịch sử thánh.
Khi xem hoạt cảnh Giáng Sinh, người ta nhìn thấy và nhớ lại công trình sang tạo của Thiên Chúa, việc con người sa ngã, tình yêu của Thiên Chúa thể hiện qua lời hứa Cứu độ, việc Đức Trinh nữ Maria được thiên thần truyền tin và biến cố Giáng Sinh.
Là lịch sử Cứu độ được diễn lại một cách sống động, hoạt cảnh Giáng sinh phải được nhìn dưới nhãn quan thánh thiêng, nghĩa là tìm thấy chân lý và để tâm hồn mình lắng xuống đón nhận mầu nhiệm. Và như thế, việc tổ chức và diễn phải làm cho người xem đạt được mục đích ấy.
Khi xem các hoạt cảnh Giáng Sinh thời gian gần đây, chúng ta nhận thấy những người thực hiện ở các giáo xứ rất sáng tạo và nỗ lực hết mình khi trình bày chân lý để giúp cộng đoàn sốt sắng đi vào mầu nhiệm Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh.
Tuy nhiên, chắc chắc vẫn còn những điều cần phải hoàn thiện. Điều cần ghi nhớ là hoạt cảnh Giáng Sinh không phải là phụng vụ. Chúng tôi xin được nêu ra vài điểm chính đáng quan tâm trong những mùa Lễ vừa qua, mong được lưu ý để việc diễn hoạt cảnh sẽ thích hợp hơn trong những lần tới.
Thứ nhất là việc diễn hoạt cảnh giữa Thánh Lễ. Có nơi Cha chủ tế giảng xong thì ngưng lại để hoạt cảnh được diễn ra trước khi Cha tiếp tục dâng Thánh Lễ. Điều này trái với quy định của Phụng Vụ. Huấn thị Redemptionis Sacramentum, năm 2004, nói rất rõ ràng:"Trong cử hành Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa và Phụng Vụ thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, và chúng hợp thành cùng một hành vi phụng tự duy nhất. Vậy, không được phép tách rời chúng ra, cũng không được cử hành chúng vào những giờ và những nơi khác nhau. Cũng thế, không được phép cử hành những phần khác nhau của Thánh Lễ vào những lúc khác nhau, kể cả cùng trong một ngày” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma giải thích: “Trong trường đó, sự hiệp nhất của Thánh Lễ như là một hành vi phụng tự duy nhất bị gián đoạn”, và ngài viết “do đó đi ngược lại với các qui tắc”.
Ngài cũng viết: “Liên quan đến câu hỏi liệu cha xứ có thể cho phép các thay đổi ấy không: Một lần nữa, Huấn thị Redemptoris Sacramentum có thể giúp chúng ta về điểm này khi nói về quy tắc của phụng vụ thánh: "Việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi: nghĩa là thuộc quyền Tông Toà và, chiếu theo quy tắc luật pháp, cũng thuộc quyền Giám Mục”. Do đó các Cha xứ không có quyền thay đổi hay thích nghi. (trích theo Zenit.org và Vietcatholic.net)
Một điểm đáng lưu ý khác là nội dung cũng như lời thoại trong hoạt cảnh. Vì diễn lại Lịch sử Cứu độ, hoạt cảnh phải trung thành với lịch sử ấy được trình bày trong Kinh Thánh. Người soạn cũng như người diễn có thể diễn giải bằng hành động hay thêm lời để giải thích biến cố trong dòng lịch sử Cứu độ. Nhưng họ không được thêm thắt các chi tiết và lời thoại để “mua vui” hay trái ngược với nội dung và ý định của văn bản Kinh Thánh.
Ngôn ngữ sử dụng cũng như diễn xuất trong hoạt cảnh phải mang tính lịch sử, không nên “hiện đại hóa” với lý lẽ là cho phù hợp với hoàn cảnh. Tất cả những sửa đổi, thêm thắt trái ngược với Kinh Thánh hay mang tính trình diễn kịch dễ có tác dụng phụ là làm cho người hoạt cảnh đơn thuần là kịch nghệ.
Vài suy nghĩ sau ngày Đại Lễ, mong được góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện những hoạt cảnh Giáng Sinh ý nghĩa, sốt sắng và phù hợp huấn thị của Hội Thánh về phụng vụ.