Nhà báo John L. Allen Jr., ngày 21 tháng Ba vừa qua, kể lại rằng tại Đại Hội Giáo Lý ở Los Angeles năm nay, ông có đưa ra một số ước đoán về Đức Phanxicô trong năm 2015. Một trong các ước đoán đó là: nếu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép tổ chức một liên minh quân sự chống lại bọn ISIS trong đó có sự tham dự của các quốc gia Hồi Giáo, thì dù từ trước đến nay, vốn được coi là “Vị Giáo Hoàng Hòa Bình”, Đức Phanxicô cũng sẽ ủng hộ. Nghe thấy thế, một thính giả trẻ đã bật dậy phản đối, cho rằng Allen có khuynh hướng hiếu chiến kiểu Donald Rumsfeld và Dick Cheney, bộ trưởng quốc phòng và phó tổng thống Mỹ thời tổng thống G.W. Bush.
Chàng thanh niên trên quả quyết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không bao giờ làm thế, khi ngài đã chọn tên của vị thánh Công Giáo nổi tiếng nhất về việc kiến tạo hòa bình làm tên hiệu cho triều giáo hoàng của mình. Không riêng gì chàng thanh niên này, nhiều người trên thế giới coi ý niệm Đức Phanxicô ủng hộ một hành động quân sự là khá lạc điệu.
Vì xưa nay, nhất là tại Trung Đông, trong huyết quản của mình, Vatican luôn chống lại bất cứ hình thức can thiệp quân sự nào. Hơn nữa, khuynh hướng nói chung của Đức Phanxicô là chấm dứt tranh chấp chứ không “đổ dầu vào lửa”. Như vai trò của ngài trong việc chống đối cuộc tấn công kể như chỉ còn tang gấc tại Syria năm 2013 đã chứng minh, cũng như buổi cầu nguyện lịch sử cho hòa bình tại Vatican cùng với Tổng Thống Do Thái và Chủ Tịch Palestine hồi tháng Sáu, năm 2014.
Ấy thế nhưng, có ba lý do đầy thuyết phục khiến người ta tin rằng kết cục chính ISIS đã đẩy tình thế đến chỗ phát khởi một nghịch lý lịch sử vĩ đại: vị “Giáo Hoàng Hoà Bình” phải tán thành việc sử dụng vũ khí.
1. Đức Phanxicô đã biến số phận các Kitô hữu và nhiều nhóm sắc tộc khác bị bách hại thành viên đá góc cho nghị trình xã hội và chính trị của ngài.
Đức Giáo Hoàng ít khi bỏ lỡ cơ hội nói lên nỗi thống khổ của họ; gần đây, ngài đã tố cáo thế giới là “cố gắng che dấu” sự kiện các Kitô hữu đang lâm nguy. Ngài thấy cả một “đại kết bằng máu” tại tâm điểm các cố gắng thực hiện sự hợp nhất Kitô giáo. Gần đây nhất, ngài trưng dẫn các tân tử đạo Kitô Giáo, như 21 Kitô hữu Coptic bị ISIS thảm sát tại Lybia hồi tháng Hai và các Kitô hữu Pakistan bị cảm tử quân Taliban đặt bom sát hại vào tuần trước, như là nạn nhân của hình phạt tử thần đầy bất công bởi “các chế độ độc tài và các nhóm cuồng tín”.
Khi được hỏi về ISIS, ngài nói đi nói lại rằng: “ngăn chặn kẻ gây hấn bất chính là điều hợp pháp”, dù luôn kèm theo một số giới hạn, như phải có bảo đảm quốc tế và phải tránh các phương pháp gây hại cho thường dân. Trong một lá thư gần đây để bác bỏ án tử hình, ngài phân biệt án tử hình với việc “đẩy lui một cách cân xứng cuộc gây hấn đang diễn ra nhằm ngăn ngừa kẻ hiếu chiến không gây tai hoạ”.
Trong ngữ cảnh trên, nếu có sự động viên được sắp xếp cẩn thận với sự hỗ trợ rõ rệt của quốc tế, trong đó, các quốc gia Hồi Giáo đóng một vai trò lãnh đạo, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô khó mà cưỡng được việc chúc lành cho sự động viên này.
2. Không như các tình huống tranh chấp khác, các vị giám mục của ngài đang kêu gọi thế giới hành động chống lại ISIS.
Hồi tháng Hai, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Irbil, Iraq, lên tiếng trước quốc hội Anh, căn bản yêu cầu gửi quân bộ vào. Ngài nói với Thượng Viện Anh rằng: “Nói rằng chúng tôi phải bênh vực một hành động quân sự là điều khó khăn đối với một giám mục Công Giáo, nhưng chúng tôi buộc phải đi xa đến thế. Không còn chọn lựa nào khác”.
Ngài nói thêm: “Hành động quân sự là cần thiết, một hành động mạnh mẽ trong đó họ thực sự xua đuổi những người kia ra khỏi các làng mạc và để dân của chúng tôi và những người khác có thể trở về”.
Đức Cha Warda nói với các nhà làm luật Anh rằng quân đội Iraq và dân quân Kurd không được huấn luyện hay trang bị đầy đủ để đánh bại ISIS. Ngài bảo: “một ai đó phải thực hiện cuộc chiến đấu”.
Gần cùng thời gian đó, Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Công Giáo Canđê kêu gọi một lực lượng quốc tế để “giải phóng các lãnh thổ bị chiếm đóng” của Iraq khỏi tay Nhà Nước Duy Hồi Giáo.
Họp tại Baghdad, các vị giám mục thúc giục các nhà lãnh đạo quốc tế “đặt để các biện pháp cần thiết để bảo vệ các Kitô hữu và những người Iraq khác, để họ trở về nhà cửa họ và sống trong an toàn và hợp nhân cách”.
Không phải vị giáo phẩm nào cũng cùng tiếng nói như trên. Tuần rồi, Thượng Phụ Melkite Hy Lạp của Damascus là Gregoire III Laham gọi ý tưởng can thiệp vào Syria là “khinh xuất”. Nhưng căn cứ vào sự gần gũi của Thượng Phụ Laham với chính phủ Syria, có lẽ ngài có ý nói tới các cố gắng nhằm lật đổ Tổng Thống Bashar al-Assad, chứ không hẳn nói tới một liên minh mà mục đích duy nhất là chặn đứng các cuộc tấn công của ISIS.
3. Các nhà ngoại giao cao cấp của Vatican đang di chuyển về hướng công khai ủng hộ giải pháp quân sự.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây của tạp chí Crux, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Genève, nói rằng: “ chúng ta phải chấm dứt thứ diệt chủng này”.
Ngài nói thêm: “nếu không, trong tương lai ta phải than khóc về việc tại sao ta không chịu làm gì cả, tại sao ta để cho thảm kịch khủng khiếp như thế diễn ra”.
Khi các vị giáo hoàng và các nhà ngoại giao Vatican còn chống đối việc dùng vũ lực ở Trung Đông trước đây, một lý do đầy thuyết phục liên quan đến cái hậu của can thiệp: sợ rằng cuộc can thiệp này sẽ mở tung nắp cho các căng thẳng phe phái và biến cuộc sống trở thành tệ hại hơn, nhất là đối với thiểu số Kitô Giáo.
Ngày nay, kiểu tính toán đó không còn giá trị nữa, vì cơn ác mộng hiện đang có mặt rồi. Thành thử, cả các vị giám mục địa phương lẫn các nhà ngoại giao Vatican càng ngày càng coi giải pháp quân sự đối với ISIS là giải pháp tốt nhất trong các giải pháp hiện có.
Không, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không diều hâu như Rumsfeld hay Cheney. Tuy nhiên, ngài có thể bước chân theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, miễn cưỡng nhìn nhận rằng: trong một số trường hợp hạn hữu, “việc “can thiệp nhân đạo”, được vũ lực yểm trợ, có lẽ là giải pháp duy nhất bảo vệ dân chúng, mà nếu không, họ sẽ không có niềm hy vọng nào cả.
Chàng thanh niên trên quả quyết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không bao giờ làm thế, khi ngài đã chọn tên của vị thánh Công Giáo nổi tiếng nhất về việc kiến tạo hòa bình làm tên hiệu cho triều giáo hoàng của mình. Không riêng gì chàng thanh niên này, nhiều người trên thế giới coi ý niệm Đức Phanxicô ủng hộ một hành động quân sự là khá lạc điệu.
Vì xưa nay, nhất là tại Trung Đông, trong huyết quản của mình, Vatican luôn chống lại bất cứ hình thức can thiệp quân sự nào. Hơn nữa, khuynh hướng nói chung của Đức Phanxicô là chấm dứt tranh chấp chứ không “đổ dầu vào lửa”. Như vai trò của ngài trong việc chống đối cuộc tấn công kể như chỉ còn tang gấc tại Syria năm 2013 đã chứng minh, cũng như buổi cầu nguyện lịch sử cho hòa bình tại Vatican cùng với Tổng Thống Do Thái và Chủ Tịch Palestine hồi tháng Sáu, năm 2014.
Ấy thế nhưng, có ba lý do đầy thuyết phục khiến người ta tin rằng kết cục chính ISIS đã đẩy tình thế đến chỗ phát khởi một nghịch lý lịch sử vĩ đại: vị “Giáo Hoàng Hoà Bình” phải tán thành việc sử dụng vũ khí.
1. Đức Phanxicô đã biến số phận các Kitô hữu và nhiều nhóm sắc tộc khác bị bách hại thành viên đá góc cho nghị trình xã hội và chính trị của ngài.
Đức Giáo Hoàng ít khi bỏ lỡ cơ hội nói lên nỗi thống khổ của họ; gần đây, ngài đã tố cáo thế giới là “cố gắng che dấu” sự kiện các Kitô hữu đang lâm nguy. Ngài thấy cả một “đại kết bằng máu” tại tâm điểm các cố gắng thực hiện sự hợp nhất Kitô giáo. Gần đây nhất, ngài trưng dẫn các tân tử đạo Kitô Giáo, như 21 Kitô hữu Coptic bị ISIS thảm sát tại Lybia hồi tháng Hai và các Kitô hữu Pakistan bị cảm tử quân Taliban đặt bom sát hại vào tuần trước, như là nạn nhân của hình phạt tử thần đầy bất công bởi “các chế độ độc tài và các nhóm cuồng tín”.
Khi được hỏi về ISIS, ngài nói đi nói lại rằng: “ngăn chặn kẻ gây hấn bất chính là điều hợp pháp”, dù luôn kèm theo một số giới hạn, như phải có bảo đảm quốc tế và phải tránh các phương pháp gây hại cho thường dân. Trong một lá thư gần đây để bác bỏ án tử hình, ngài phân biệt án tử hình với việc “đẩy lui một cách cân xứng cuộc gây hấn đang diễn ra nhằm ngăn ngừa kẻ hiếu chiến không gây tai hoạ”.
Trong ngữ cảnh trên, nếu có sự động viên được sắp xếp cẩn thận với sự hỗ trợ rõ rệt của quốc tế, trong đó, các quốc gia Hồi Giáo đóng một vai trò lãnh đạo, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô khó mà cưỡng được việc chúc lành cho sự động viên này.
2. Không như các tình huống tranh chấp khác, các vị giám mục của ngài đang kêu gọi thế giới hành động chống lại ISIS.
Hồi tháng Hai, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Irbil, Iraq, lên tiếng trước quốc hội Anh, căn bản yêu cầu gửi quân bộ vào. Ngài nói với Thượng Viện Anh rằng: “Nói rằng chúng tôi phải bênh vực một hành động quân sự là điều khó khăn đối với một giám mục Công Giáo, nhưng chúng tôi buộc phải đi xa đến thế. Không còn chọn lựa nào khác”.
Ngài nói thêm: “Hành động quân sự là cần thiết, một hành động mạnh mẽ trong đó họ thực sự xua đuổi những người kia ra khỏi các làng mạc và để dân của chúng tôi và những người khác có thể trở về”.
Đức Cha Warda nói với các nhà làm luật Anh rằng quân đội Iraq và dân quân Kurd không được huấn luyện hay trang bị đầy đủ để đánh bại ISIS. Ngài bảo: “một ai đó phải thực hiện cuộc chiến đấu”.
Gần cùng thời gian đó, Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Công Giáo Canđê kêu gọi một lực lượng quốc tế để “giải phóng các lãnh thổ bị chiếm đóng” của Iraq khỏi tay Nhà Nước Duy Hồi Giáo.
Họp tại Baghdad, các vị giám mục thúc giục các nhà lãnh đạo quốc tế “đặt để các biện pháp cần thiết để bảo vệ các Kitô hữu và những người Iraq khác, để họ trở về nhà cửa họ và sống trong an toàn và hợp nhân cách”.
Không phải vị giáo phẩm nào cũng cùng tiếng nói như trên. Tuần rồi, Thượng Phụ Melkite Hy Lạp của Damascus là Gregoire III Laham gọi ý tưởng can thiệp vào Syria là “khinh xuất”. Nhưng căn cứ vào sự gần gũi của Thượng Phụ Laham với chính phủ Syria, có lẽ ngài có ý nói tới các cố gắng nhằm lật đổ Tổng Thống Bashar al-Assad, chứ không hẳn nói tới một liên minh mà mục đích duy nhất là chặn đứng các cuộc tấn công của ISIS.
3. Các nhà ngoại giao cao cấp của Vatican đang di chuyển về hướng công khai ủng hộ giải pháp quân sự.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây của tạp chí Crux, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Genève, nói rằng: “ chúng ta phải chấm dứt thứ diệt chủng này”.
Ngài nói thêm: “nếu không, trong tương lai ta phải than khóc về việc tại sao ta không chịu làm gì cả, tại sao ta để cho thảm kịch khủng khiếp như thế diễn ra”.
Khi các vị giáo hoàng và các nhà ngoại giao Vatican còn chống đối việc dùng vũ lực ở Trung Đông trước đây, một lý do đầy thuyết phục liên quan đến cái hậu của can thiệp: sợ rằng cuộc can thiệp này sẽ mở tung nắp cho các căng thẳng phe phái và biến cuộc sống trở thành tệ hại hơn, nhất là đối với thiểu số Kitô Giáo.
Ngày nay, kiểu tính toán đó không còn giá trị nữa, vì cơn ác mộng hiện đang có mặt rồi. Thành thử, cả các vị giám mục địa phương lẫn các nhà ngoại giao Vatican càng ngày càng coi giải pháp quân sự đối với ISIS là giải pháp tốt nhất trong các giải pháp hiện có.
Không, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không diều hâu như Rumsfeld hay Cheney. Tuy nhiên, ngài có thể bước chân theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, miễn cưỡng nhìn nhận rằng: trong một số trường hợp hạn hữu, “việc “can thiệp nhân đạo”, được vũ lực yểm trợ, có lẽ là giải pháp duy nhất bảo vệ dân chúng, mà nếu không, họ sẽ không có niềm hy vọng nào cả.