Theo linh mục Victor Hoagland, Dòng Khổ Nạn (Passionist), cái chết khổ nhục đau đớn và công khai của Chúa Giêsu qua hình phạt đóng đinh là một câu truyện được các Kitô hữu kể lại vì nó hết sức chủ yếu đối với đức tin của họ. Đây là câu truyện chính Chúa Giêsu đã thuật lại trước hết, Đấng đã sống lại từ cõi chết.
I. Chính Người mạc khải
Như ta thấy ngày nay, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được truyền tụng qua các thế kỷ, nếu chính Chúa Giêsu không biến nó thành một phần trong mặc khải Phục Sinh của Người. Các sử gia thời Người không bao giờ nhắc đến nó; Chúa Giêsu quá vô nghĩa không đủ để họ chú ý. Mà giả dụ Người có đáng để ý chăng nữa, thì câu truyện đóng đinh vẫn khó mà được thuật lại. Rải rác lắm mới có một vài lời nhắc tới việc đóng đinh trong các trước tác của người đương thời với Chúa Giêsu; tất cả những người này đều tởm gớm hành vi man rợ này.
Cả các môn đệ của Chúa Giêsu nữa, để mặc họ, không ai kể lại cho ta câu truyện này cả. Thực thế, các Tin Mừng mô tả các môn đệ của Người hoàn toàn thất vọng bởi các biến cố diễn ra tại Giêrusalem trong những ngày định mệnh kia; họ không muốn thuật lại sự thất bại ê chề ấy, cũng là sự thất bại của chính họ. Ta hãy đọc lại trình thuật nói về hai môn đệ rời thành phố vào ngày Phục Sinh để trẩy đi Emmau (Lc 24:13-35). Họ là những môn đệ muốn vứt lại phía sau cái ký ức khủng khiếp của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Không, tự ý họ, họ sẽ không bao giờ để lại cho chúng ta câu truyện về những gì chính họ được chứng kiến.
Chính Chúa Giêsu, khi sống lại từ cõi chết, đã dẫn khởi việc thuật lại câu truyện khổ nạn và cái chết của Người, và Người đã thay đổi ý nghĩa của nó mãi mãi.
Các tin mừng Phục Sinh đều mô tả về nó. Hiện ra với các môn đệ vào hôm đó “Chúa Giêsu đến đứng giữa họ và nói: ‘Bình an cho các con’. Khi nói điều đó, Người giơ tay và cạnh sườn Người cho họ thấy. Lúc ấy, các môn đệ rất vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20:19-21). Cuốc bộ với hai môn đệ trên đường Emmau cùng ngày này, Chúa Giêsu nói: “Há không cần thiết sao việc Chúa Kitô phải chịu những sự việc ấy mới vào được vinh quang của Người?’ Rồi bắt đầu với Môsê và mọi tiên tri, Người giải thích cho họ mọi điều Thánh Kinh nói liên quan tới Người” (Lc 24:26-27). Các trình thuật Khổ Nạn như ta có hiện nay trong các Tin Mừng đã phát triển từ việc kể lại đầu tiên bởi Chúa Kitô Sống Lại.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu là một câu truyện Phục Sinh, và do đó, nó đem lại niềm hy vọng. Sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không dấu diếm các thương tích của Người; Người giơ chúng ra cho các môn đệ xem thấy. Chúa Giêsu không bác bỏ các đau khổ và cái chết của Người như một thất bại đáng xấu hổ; Người mặc khải quyền năng Thiên Chúa nơi chúng. Và thay vì là một câu truyện lên án họ, Chúa Giêsu đã làm trái tim các môn đệ bừng cháy lên bằng cách tưởng nhớ tới nó, và đem họ tới niềm vui khôn tả.
Và do đó, chúng ta lưu giữ trong tâm trí cuộc Khổ Nạn của Người như một câu truyện Phục Sinh. Không nên mổ xẻ nó bằng con mắt sử gia, dù nó bắt nguồn từ lịch sử. Đúng hơn, giống các môn đệ Emmau, ta nên nhìn nó từ viễn tượng đau khổ và nan đề của chính ta. Và cũng như đối với các môn đệ xưa, Chúa Kitô Phục Sinh cũng sẽ giúp ta tái giải thích đời ta dưới ánh sáng đời Người. Từ mầu nhiệm này, ơn phúc mênh mông sẽ tuôn chẩy ra: ơn hân hoan, kiên vững và cảm thương.
Các dòng này được viết ra để ta lưu giữ mầu nhiệm vĩ đại trên trong tâm trí. Nó là câu truyện cứu rỗi của ta, câu truyện hy vọng của ta. Như một cuốn sách khôn ngoan và dịu dàng, nó cho ta hay phải suy nghĩ ra sao về cuộc đời, phải sống như thế nào, phải sử dụng thế giới này ra sao, phải chờ mong điều gì, phải hy vọng những gì.
Thánh nữ Julian thành Norwich từng nói: “cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô là niềm an ủi cho ta. Người an ủi ta cách sẵn lòng và nhân hậu và cho hay: mọi sự sẽ đâu vào đó, và mọi loại sự vật đều sẽ đâu vào đó cả”.
Mục tiêu của càc dòng này là chia sẻ niềm an ủi của tình yêu Thiên Chúa, như đã được tỏ hiện nơi cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu: Lịch sử và ký ức sống động
Theo Cha Donald Senior,C.P., cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu vừa là một biến cố lịch sử bắt nguồn từ quá khứ vừa là một ký ức sống động đầy năng lực đem lại ý nghĩa cho hiện tại.
Là một biến cố quá khứ, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu diễn ra đâu đó khoảng năm 30 CN trong thế giới đầy biến động của Do Thái Giáo tại Palestine, thế kỷ thứ nhất. Chúa Giêsu, lúc ấy đang là một vị thầy tôn giáo đầy thuyết phục, bị bắt ở Giêrusalem và bị xử đóng đinh công khai, một hình thức tử hình của người Rôma. Các Tin Mừng mô tả cái chết của Chúa Giêsu như đỉnh cao sứ mệnh của Người, hành vi yêu thương và phục vụ vô vị lợi cuối cùng dùng để niêm ấn cho một cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho người khác. Cái chết của Chúa Giêsu làm chứng một cách tiên tri cho chính nghĩa công lý của Thiên Chúa. Bất chấp chống đối và thù nghịch nhắm vào mình và sứ mệnh của mình, Chúa Giêsu vẫn trung thành đến tận cùng và cuối cùng đã được tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mạnh hơn sự chết, làm cho sáng tỏ.
Nhưng đối với đức tin Kitô Giáo, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu không đơn thuần chỉ là một cái chết anh hùng và thương tâm bị giới hạn vào lịch sử đã qua. Cuộc khổ nạn này tiếp tục sống mãi trong đức tin và cảm nghiệm của cộng đồng Kitô Giáo. Qua hiệp thông huyền nhiệm của Thiên Chúa với nhân loại, các đau khổ của Chúa Giêsu tiếp tục nơi sự đau khổ của mọi con cái Thiên Chúa, cho tới tận thời khắc hiện nay. Người già lo lắng và cô đơn trong viện dưỡng lão hướng mặt về phía tượng chịu nạn treo trên tường. Bậc cha mẹ đớn đau khôn lường vì mất đứa con thân yêu đang khụyu đầu gối như Chúa Giêsu trong Vườn Diệtsimani. Người tị nạn mất nhà mất cửa, mất hết vợ con, vì bạo lực bất nhân và không bút nào tả xiết đang kêu cầu như Chúa Giêsu “Lạy Chúa, Lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?”. Nhà lãnh tụ dưới sự đe dọa của cái chết vẫn cứ nói sự thật về chế độ bạo tàn vì nhớ lại rằng tiên tri Giêsu vẫn cứ hướng mặt mình về Giêrusalem. Người y tá lau mồ hôi khỏi trán một bệnh nhân AIDS mà nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu quả là một biến cố lịch sử cuối cùng đã đem ý nghĩa và sức mạnh lại cho toàn bộ sứ mệnh của Người và là một ký ức sống động, một ơn thánh mạnh mẽ đem ý nghĩa và hy vọng lại cho mọi đau khổ của con người. Các trình thuật Tin Mừng về khổ nạn gồm tóm cả hai chiều kích vừa nói, nghĩa là vừa bén rễ các trình thuật của mình trong các lưu truyền lịch sử về những ngày sau hết của Chúa Giêsu vừa mời gọi người đọc tìm thấy nơi cuộc khổ nạn này ý nghĩa tối hậu cho kiếp người và cho dấn thân Kitô Giáo.
Những dòng trình bày ở đây, vì thế chứa đựng cả hai chiều kích trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng không dành cho các nhà chuyên môn mà dành cho các Kitô hữu và những người suy tư nào muốn biết nhiều hơn về câu truyện đầy cảm kích này. Qua việc nhắc lại cách mô tả khác biệt sự đau khổ của Chúa Giêsu trong mỗi Tin Mừng, những dòng này muốn mời gọi độc giả bước sâu vào mầu nhiệm khổ nạn và đem các trải nghiệm riêng của mình vào cuộc tiếp xúc sinh tử với điều cốt lõi này của sứ điệp Kitô Giáo. Việc này từng được mọi thế hệ Kitô hữu thực hành bằng lời nói, bằng nghệ thuật và bằng thực hành đạo đức, như chất liệu lòng sùng kính cuộc khổ nạn từng gợi lên cho ta. Đồng thời, việc thông tri có tính lịch sử phát sinh từ việc nghiên cứu các bản văn Tin Mừng sẽ nhắc ta nhớ rằng cái chết của Chúa Giêsu không phải là một bịa đặt do trí tưởng tượng Kitô Giáo tạo ra mà là một biến cố bắt nguồn từ các phức tạp và căng thẳng của thế kỷ thứ nhất trong lịch sử.
Dẫn vào các chú giải Tin Mừng Khổ Nạn
Linh mục Donald Senior, C.P., cho rằng các trình thuật khổ nạn cung cấp đỉnh điểm cho cả bốn sách Tin Mừng bằng cách nắm được các chủ đề xuyên suốt toàn bộ việc mô tả cuộc đời Chúa Giêsu cho tới lúc được hoàn tất cách đầy cảm kích. Với những nét khéo léo, các Tin Mừng gia đã kể lại cho ta những giờ phút sau cùng của đời Chúa Giêsu: bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ; việc Người bị bắt tại Diệtsimani; việc Người bị các lãnh tụ tôn giáo tra vấn; việc Người bị Philatô xử án; và cuối cùng khung cảnh nát lòng của đóng đinh, chết và an táng.
Các hoài niệm lịch sử, các nơi thánh
Các trình thuật khổ nạn bắt nguồn từ những ký ức có tính lịch sử của Giáo Hội sơ khai và chắc chắn rất phản ảnh thế giới Do Thái Giáo mà Chúa Giêsu vốn biết và yêu thương. Không như phần lớn câu truyện Tin Mừng được định vị ở miền bắc Galilê nơi Chúa Giêsu thi hành phần lớn thừa tác vụ công khai của Người, các trình thuật khổ nạn diễn ra ở Giêrusalem, thủ đô của tỉnh Giuđêa phía nam và, đối với phần đông người Do Thái kể từ thời Vua Đavít thế kỷ thứ 9 trước CN, là trung tâm có tính bản sắc của đời sống Do Thái.
Tại đây có Đền Thờ, địa điểm thánh thiêng nhất tại Israel nơi thánh nhan Thiên Chúa tỏ tường hơn cả. Cung thánh phía trong Đền Thờ có chứa Hòm Bia Giao Ước, tức chiếc hòm lưu động chứa hai tấm bảng lề luật mà dân Do Thái đem theo trong hành trình sa mạc từ Ai Cập tới Đất Hứa. Không ai được bước quá tấm màn che cung thánh phía trong này mà bước vào nơi tuyệt đối thánh thiêng, ngoại trừ vị thượng tế, là người mỗi năm một lần vào ngày Lễ Yom Kippur, tức ngày xá tội, được vào để thanh tẩy cung thánh này một cách biểu tượng khỏi tác dụng của tội lỗi có thể đã lọt vào nơi đây.
Phụng vụ đền thờ là các tư tế và các thầy Lêvi, là những người bảo quản nền phụng vụ đền thờ và trợ giúp các khách hành hương từ Israel và các nước trong thế giới Địa Trung Hải tới dâng hy lễ và cầu nguyện trong các ngày đại lễ của niên lịch Do Thái Giáo. Thời Chúa Giêsu, đền thờ là một cấu trúc nguy nga, do Hêrốt Đại Vương xây dựng, người đã để lại cả một di sản đồ sộ gồm nhiều dự án xây dựng ồ ạt khắp Israel: thành phố cảng Xêdarê, thủ đô phía bắc Samaria, các lâu đài kiên cố tại Masada và Herodium… Nhưng đền thờ Giêrusalem là công trình tuyệt hảo hơn hết của vị vua này với những bức tường đồ sộ, trang trí tinh xảo và nhất là những quảng trường bao la. Khi Chúa Giêsu tới đây vào khoảng năm 30 CN để hoàn tất sứ mệnh của Người, thì ngôi đền đang ở giai đoạn xây dựng cuối cùng của nó.
Giêrusalem, trung tâm chính trị của một bi kịch tôn giáo
Từ thời Vua Đavít, Giêrusalem vốn cũng là một trung tâm chính trị; là thủ phủ của nền quân chủ thống nhất dưới quyền Vua Đavít và Vua Salômôn. Rồi sau đó là thủ phủ của Vương Quốc Giuđêa phương Nam trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, vào thời Chúa Giêsu, Giêrusalem và các tỉnh Giuđêa và Samaria dưới quyền cai trị trực tiếp của Rôma. Đây là những vùng duy nhất của Israel chịu một số phận như thế. Ác-ki-laô, một trong các con trai của Đại Vương Hêrốt, người được Rôma chỉ định làm vua Do Thái chư hầu, là người tàn ác và bất tài, cuối cùng bị người Rôma hạ bệ vào năm 6 CN. Từ đó, một loạt các tổng trấn Rôma thay nhau đảm nhiệm việc cai trị trực tiếp Giuđêa và Samaria, sử dụng thành phố duyên hải Xêdarê Maritima làm thủ đô cai trị và chỉ tới Giêrusalem trong những ngày lễ lớn, nhất là dịp đại lễ theo niên lịch Do Thái Giáo. Năm 30 CN, tổng trấn Giuđêa lúc đó là Phôngxiô Philatô và, theo tập tục, ông phải tới Giêrusalem dự lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo.
Thế là sân khấu cho vở bi kịch khổ nạn đạ được xếp đặt. Chúa Giêsu, vị tiên tri quê Galilêa, người chữa bệnh và vị thầy ngoại thường, sẽ đem sứ mệnh của Người tới Giêrusalem. Vài ngày trước ngày lễ, quây quần bởi những người ái mộ và tò mò, Người vào thành phố và đền thờ nguy nga. Ở đấy, đúng theo phong cách một tiên tri, Người thực hiện hàng loạt hành động cảm kích và táo bạo, dám cắt đứt các dịch vụ giúp khách hành hương đổi tiền “dơ” Rôma lấy tiền “sạch” của đền thờ và ngăn cản những ai vào đó để thực hành việc đạo đức. Tất cả các cử chỉ này dường như đều được tính toán như những lời tuyên bố tiên tri rằng đền thờ này, dù tráng lệ nguy nga, cũng sẽ được phá hủy trong thời đại Kitô đang đến.
Tiếng tăm của Chúa Giêsu như một bậc thầy đầy khiêu khích và một người chữa bệnh đáng nể sợ hình như đã tới Giêrusalem trước Người, ta không biết chắc điều này, nhưng chắc chắn hành động tại đền thờ của Người hẳn bị cả người Do Thái lẫn người Rôma coi là nguy hiểm. Dù người Rôma nắm giữ quyền lực tối hậu tại Giuđêa, họ vẫn phải trông nhờ các thẩm quyền Do Thái địa phương: đó là các tư tế hàng đầu và những trưởng lão khác, để duy trị trật tự công cộng. Các lãnh tụ tôn giáo chẳng ưa gì người Rôma và thẩy đều là những người tha thiết đối với việc giải phóng Israel, nhưng họ cũng rất thận trọng đối với bất cứ ai làm cớ cho người Rôma can thiệp và đàn áp hơn, nhất là người nói ra nhiều chủ trương tôn giáo đầy khiêu khích về chính mình và về sứ mệnh của mình.
Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát
Các câu truyện về khổ nạn nhất trí với nhau về các giai đoạn căn bản trong những ngày sau cùng của Chúa Giêsu. Người tới Giêrusalem để cùng các môn đệ cử hành Lễ Vượt Qua, là lễ tưởng niệm hàng năm biến cố giải phóng Israel khỏi cảnh nô lệ của Ai Cập và lời khẳng định của họ vào sự giải thoát trong tương lai của Chúa. Đêm trước khi chết, sau bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Người cùng với họ đi cầu nguyện ở vườn ôliu trên sườn đồi phía tây Núi Cây Dầu, đối diện với đồi đền thờ. Ở đây, Người bị bắt bởi một băng có vũ khí do các lãnh tụ tôn giáo ủy nhiệm, và rất có thể được cả các thẩm quyền Rôma hỗ trợ. Một trong các môn đệ của Người là Giuđa Iscariốt thông báo tung tích của Người cho các nhà cầm quyền. Khuya đêm đó, Chúa Giêsu bị tra vấn bởi một một cuộc hội họp của các lãnh tụ tôn giáo, có lẽ trong mưu toan lên công thức cho các cáo buộc chống lại Người. Ngày hôm sau, Người bị điệu tới Philatô để lấy khẩu cung chính thức, vì Philatô, hình như lúc đó đang ngụ tại dinh cũ của Hêrốt, có thẩm quyền pháp lý trong những trường hợp như thế này. Sau một chút do dự, Philatô kết án đóng đinh Chúa Giêsu, một hình thức xử tử công khải đầy kinh hãi của Rôma thường chỉ dành cho các trường hợp dấy loạn. Có lẽ Philatô nghĩ Chúa Giêsu là người hơi điên điên nhưng vẫn nguy hiểm, có tham vọng nắm quyền.
Như thường lệ, vụ xử tử diễn ra nhanh chóng. Chúa Giêsu bị đánh rồi bị diễu qua phố xá để tới một ngọn đồi dành cho các vụ xử tử công khai gần nghĩa địa bên ngoài một trong các cổng của Giêrusalem. Ở đấy, Người bị lột trần truồng rồi bị đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh là một biến cố công cộng, nhằm nhục mạ nạn nhân bằng một cái chết từ từ và đau đớn và nhờ đó biến chính nghĩa của nạn nhân thành vô giá trị. Chúa Giêsu chết chỉ vài giờ sau khi bị đóng đinh vào thập giá, có lẽ vì nhiều yếu tố hoà lẫn với nhau như sốc, kiệt sức, và bị nghẹt thở từ từ. Một người có thiện cảm với Chúa Giêsu, người dường như sở hữu một chiếc mộ kiểu hang đá tại nghĩa địa đá vôi gần đó, xin được phép tháo xác chúa Giêsu xuống khỏi thập giá và đã chôn Người trước lúc mặt trời lặn, theo phong tục Do Thái.
Đó là những “sự kiện” căn bản không chút tô điểm của những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu tìm thấy trong các trình thuật khổ nạn. Ấy thế nhưng, nguyên các sự kiện thô sơ này mà thôi chưa lôi kéo được sự quan tâm của các soạn giả Tin Mừng. Đối với họ, điều quan trọng hơn nhiều là ý nghĩa của câu truyện đau thương và chết chóc này: đau khổ này là vì ai. Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát, tức là chỉ tường trình những sự kiện lạnh lùng của một vụ xử tử công cộng, nhưng là thành phần chủ yếu của câu truyện Kitô Giáo về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, và việc Người chiến thắng sự chết cách hân hoan. Các sách Tin Mừng là lời công bố hay rao giảng, thuật lại bằng hình thức kể truyện ý nghĩa đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đối với chúng ta.
Tưởng nhớ câu truyện
Bởi thế, ngay từ thuở đầu của Giáo Hội, các Kitô hữu đã tụ họp nhau không những để tưởng nhớ câu truyện cái chết của Chúa Giêsu mà còn để hiểu sự chết này dưới ánh sáng việc Người sống lại và dưới cái phông lời Thiên Chúa, tức Cựu Ước, vốn là Thánh Kinh của Giáo Hội sơ khai. Khi thuật lại câu truyện cái chết của Chúa Giêsu từ vọng nhìn đức tin phục sinh, các Kitô hữu sơ khai hy vọng hiểu rõ hơn không những về Chúa Giêsu mà cả ý nghĩa của chính việc họ gặp gỡ đau khổ và cái chết. Câu truyện nguyên khởi về khổ nạn mà sau này gây ảnh hưởng cho trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô có lẽ đã được lên khuôn trong khung cảnh thờ phượng, không khác Tam Nhật Tuần Thánh khi các Kitô hữu tụ họp nhau hàng năm để cử hành trong cầu nguyện bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ, cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại vinh hiển của Người. Cũng thế, các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi nhất cũng đã tụ họp nhau trong tinh thần cầu nguyện và suy gẫm để nhắc lại các biến cố chủ chốt của những ngày định mệnh tại Giêrusalem nhưng cũng để đọc các thánh vịnh và suy gẫm về các tiên tri và các đoạn văn vĩ đại nào trong Sách Thánh của họ có thể đem lại ý nghĩa cho các biến cố ấy. Với thời gian, việc đọc có tính lịch sử này kèm theo các lời nguyện và các bài đọc Sách Thánh đã được hòa lẫn với nhau một cách không thể nào tách biệt nhau được nữa trong các trình thuật khổ nạn được các sách Tin Mừng truyền lại cho ta.
Khi lãnh nhận trách vụ soạn thảo sách Tin Mừng của mình, thánh Máccô hẳn đã có sẵn trình thuật khổ nạn như trên, có thể là một trình thuật được truyền tụng qua ký ức và được trân quí trong việc thờ phượng tại cộng đồng Kitô hữu của chính ngài. Khi Thánh Máccô thuật lại câu truyện về cuộc đời Chúa Giêsu, trình thuật khổ nạn này hẳn đã tạo nên tận điểm và đỉnh cao của nó, một khuôn mẫu sẽ được mỗi sách Tin Mừng khác rập theo.
Tinh thần trong đó các trình thuật khổ nạn được viết ra
Do đó, mục đích ở đây là đọc các truyện kể về khổ nạn trong tinh thần chúng được viết ra, với ý hướng không hẳn nhằm chép lại lịch sử đứng đàng sau các bản văn này nhưng đúng hơn để thấm nhập cái hiểu đức tin về sự chết của Chúa Giêsu là điều đã tràn ngập các bản văn này. Mất hút trong sự thân quen đối với các câu truyện mà phần đông chúng ta từng được nghe suốt cả đời này, có thể là sự kiện: mỗi soạn giả Tin Mừng kể lại trình thuật đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu một cách khác nhau hẳn. Vì mỗi soạn giả Tin Mừng viết cho một cộng đoàn Kitô hữu khác nhau và vì mỗi vị được phú cho một văn phong kể truyện độc đáo và một quan điểm đặc thù, nên bốn trình thuật đã ra khác nhau. Giống như bốn nghệ sĩ vĩ đại, mỗi soạn già Tin Mừng sản xuất ra bức chân dung tuyệt hảo về Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Điều này đúng đối với trọn bộ Tin Mừng của họ và cũng đúng đối với cách các vị trình bày cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
(Còn tiếp)
I. Chính Người mạc khải
Như ta thấy ngày nay, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được truyền tụng qua các thế kỷ, nếu chính Chúa Giêsu không biến nó thành một phần trong mặc khải Phục Sinh của Người. Các sử gia thời Người không bao giờ nhắc đến nó; Chúa Giêsu quá vô nghĩa không đủ để họ chú ý. Mà giả dụ Người có đáng để ý chăng nữa, thì câu truyện đóng đinh vẫn khó mà được thuật lại. Rải rác lắm mới có một vài lời nhắc tới việc đóng đinh trong các trước tác của người đương thời với Chúa Giêsu; tất cả những người này đều tởm gớm hành vi man rợ này.
Cả các môn đệ của Chúa Giêsu nữa, để mặc họ, không ai kể lại cho ta câu truyện này cả. Thực thế, các Tin Mừng mô tả các môn đệ của Người hoàn toàn thất vọng bởi các biến cố diễn ra tại Giêrusalem trong những ngày định mệnh kia; họ không muốn thuật lại sự thất bại ê chề ấy, cũng là sự thất bại của chính họ. Ta hãy đọc lại trình thuật nói về hai môn đệ rời thành phố vào ngày Phục Sinh để trẩy đi Emmau (Lc 24:13-35). Họ là những môn đệ muốn vứt lại phía sau cái ký ức khủng khiếp của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Không, tự ý họ, họ sẽ không bao giờ để lại cho chúng ta câu truyện về những gì chính họ được chứng kiến.
Chính Chúa Giêsu, khi sống lại từ cõi chết, đã dẫn khởi việc thuật lại câu truyện khổ nạn và cái chết của Người, và Người đã thay đổi ý nghĩa của nó mãi mãi.
Các tin mừng Phục Sinh đều mô tả về nó. Hiện ra với các môn đệ vào hôm đó “Chúa Giêsu đến đứng giữa họ và nói: ‘Bình an cho các con’. Khi nói điều đó, Người giơ tay và cạnh sườn Người cho họ thấy. Lúc ấy, các môn đệ rất vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20:19-21). Cuốc bộ với hai môn đệ trên đường Emmau cùng ngày này, Chúa Giêsu nói: “Há không cần thiết sao việc Chúa Kitô phải chịu những sự việc ấy mới vào được vinh quang của Người?’ Rồi bắt đầu với Môsê và mọi tiên tri, Người giải thích cho họ mọi điều Thánh Kinh nói liên quan tới Người” (Lc 24:26-27). Các trình thuật Khổ Nạn như ta có hiện nay trong các Tin Mừng đã phát triển từ việc kể lại đầu tiên bởi Chúa Kitô Sống Lại.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu là một câu truyện Phục Sinh, và do đó, nó đem lại niềm hy vọng. Sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không dấu diếm các thương tích của Người; Người giơ chúng ra cho các môn đệ xem thấy. Chúa Giêsu không bác bỏ các đau khổ và cái chết của Người như một thất bại đáng xấu hổ; Người mặc khải quyền năng Thiên Chúa nơi chúng. Và thay vì là một câu truyện lên án họ, Chúa Giêsu đã làm trái tim các môn đệ bừng cháy lên bằng cách tưởng nhớ tới nó, và đem họ tới niềm vui khôn tả.
Và do đó, chúng ta lưu giữ trong tâm trí cuộc Khổ Nạn của Người như một câu truyện Phục Sinh. Không nên mổ xẻ nó bằng con mắt sử gia, dù nó bắt nguồn từ lịch sử. Đúng hơn, giống các môn đệ Emmau, ta nên nhìn nó từ viễn tượng đau khổ và nan đề của chính ta. Và cũng như đối với các môn đệ xưa, Chúa Kitô Phục Sinh cũng sẽ giúp ta tái giải thích đời ta dưới ánh sáng đời Người. Từ mầu nhiệm này, ơn phúc mênh mông sẽ tuôn chẩy ra: ơn hân hoan, kiên vững và cảm thương.
Các dòng này được viết ra để ta lưu giữ mầu nhiệm vĩ đại trên trong tâm trí. Nó là câu truyện cứu rỗi của ta, câu truyện hy vọng của ta. Như một cuốn sách khôn ngoan và dịu dàng, nó cho ta hay phải suy nghĩ ra sao về cuộc đời, phải sống như thế nào, phải sử dụng thế giới này ra sao, phải chờ mong điều gì, phải hy vọng những gì.
Thánh nữ Julian thành Norwich từng nói: “cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô là niềm an ủi cho ta. Người an ủi ta cách sẵn lòng và nhân hậu và cho hay: mọi sự sẽ đâu vào đó, và mọi loại sự vật đều sẽ đâu vào đó cả”.
Mục tiêu của càc dòng này là chia sẻ niềm an ủi của tình yêu Thiên Chúa, như đã được tỏ hiện nơi cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu: Lịch sử và ký ức sống động
Theo Cha Donald Senior,C.P., cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu vừa là một biến cố lịch sử bắt nguồn từ quá khứ vừa là một ký ức sống động đầy năng lực đem lại ý nghĩa cho hiện tại.
Là một biến cố quá khứ, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu diễn ra đâu đó khoảng năm 30 CN trong thế giới đầy biến động của Do Thái Giáo tại Palestine, thế kỷ thứ nhất. Chúa Giêsu, lúc ấy đang là một vị thầy tôn giáo đầy thuyết phục, bị bắt ở Giêrusalem và bị xử đóng đinh công khai, một hình thức tử hình của người Rôma. Các Tin Mừng mô tả cái chết của Chúa Giêsu như đỉnh cao sứ mệnh của Người, hành vi yêu thương và phục vụ vô vị lợi cuối cùng dùng để niêm ấn cho một cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho người khác. Cái chết của Chúa Giêsu làm chứng một cách tiên tri cho chính nghĩa công lý của Thiên Chúa. Bất chấp chống đối và thù nghịch nhắm vào mình và sứ mệnh của mình, Chúa Giêsu vẫn trung thành đến tận cùng và cuối cùng đã được tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mạnh hơn sự chết, làm cho sáng tỏ.
Nhưng đối với đức tin Kitô Giáo, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu không đơn thuần chỉ là một cái chết anh hùng và thương tâm bị giới hạn vào lịch sử đã qua. Cuộc khổ nạn này tiếp tục sống mãi trong đức tin và cảm nghiệm của cộng đồng Kitô Giáo. Qua hiệp thông huyền nhiệm của Thiên Chúa với nhân loại, các đau khổ của Chúa Giêsu tiếp tục nơi sự đau khổ của mọi con cái Thiên Chúa, cho tới tận thời khắc hiện nay. Người già lo lắng và cô đơn trong viện dưỡng lão hướng mặt về phía tượng chịu nạn treo trên tường. Bậc cha mẹ đớn đau khôn lường vì mất đứa con thân yêu đang khụyu đầu gối như Chúa Giêsu trong Vườn Diệtsimani. Người tị nạn mất nhà mất cửa, mất hết vợ con, vì bạo lực bất nhân và không bút nào tả xiết đang kêu cầu như Chúa Giêsu “Lạy Chúa, Lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?”. Nhà lãnh tụ dưới sự đe dọa của cái chết vẫn cứ nói sự thật về chế độ bạo tàn vì nhớ lại rằng tiên tri Giêsu vẫn cứ hướng mặt mình về Giêrusalem. Người y tá lau mồ hôi khỏi trán một bệnh nhân AIDS mà nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu quả là một biến cố lịch sử cuối cùng đã đem ý nghĩa và sức mạnh lại cho toàn bộ sứ mệnh của Người và là một ký ức sống động, một ơn thánh mạnh mẽ đem ý nghĩa và hy vọng lại cho mọi đau khổ của con người. Các trình thuật Tin Mừng về khổ nạn gồm tóm cả hai chiều kích vừa nói, nghĩa là vừa bén rễ các trình thuật của mình trong các lưu truyền lịch sử về những ngày sau hết của Chúa Giêsu vừa mời gọi người đọc tìm thấy nơi cuộc khổ nạn này ý nghĩa tối hậu cho kiếp người và cho dấn thân Kitô Giáo.
Những dòng trình bày ở đây, vì thế chứa đựng cả hai chiều kích trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng không dành cho các nhà chuyên môn mà dành cho các Kitô hữu và những người suy tư nào muốn biết nhiều hơn về câu truyện đầy cảm kích này. Qua việc nhắc lại cách mô tả khác biệt sự đau khổ của Chúa Giêsu trong mỗi Tin Mừng, những dòng này muốn mời gọi độc giả bước sâu vào mầu nhiệm khổ nạn và đem các trải nghiệm riêng của mình vào cuộc tiếp xúc sinh tử với điều cốt lõi này của sứ điệp Kitô Giáo. Việc này từng được mọi thế hệ Kitô hữu thực hành bằng lời nói, bằng nghệ thuật và bằng thực hành đạo đức, như chất liệu lòng sùng kính cuộc khổ nạn từng gợi lên cho ta. Đồng thời, việc thông tri có tính lịch sử phát sinh từ việc nghiên cứu các bản văn Tin Mừng sẽ nhắc ta nhớ rằng cái chết của Chúa Giêsu không phải là một bịa đặt do trí tưởng tượng Kitô Giáo tạo ra mà là một biến cố bắt nguồn từ các phức tạp và căng thẳng của thế kỷ thứ nhất trong lịch sử.
Dẫn vào các chú giải Tin Mừng Khổ Nạn
Linh mục Donald Senior, C.P., cho rằng các trình thuật khổ nạn cung cấp đỉnh điểm cho cả bốn sách Tin Mừng bằng cách nắm được các chủ đề xuyên suốt toàn bộ việc mô tả cuộc đời Chúa Giêsu cho tới lúc được hoàn tất cách đầy cảm kích. Với những nét khéo léo, các Tin Mừng gia đã kể lại cho ta những giờ phút sau cùng của đời Chúa Giêsu: bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ; việc Người bị bắt tại Diệtsimani; việc Người bị các lãnh tụ tôn giáo tra vấn; việc Người bị Philatô xử án; và cuối cùng khung cảnh nát lòng của đóng đinh, chết và an táng.
Các hoài niệm lịch sử, các nơi thánh
Các trình thuật khổ nạn bắt nguồn từ những ký ức có tính lịch sử của Giáo Hội sơ khai và chắc chắn rất phản ảnh thế giới Do Thái Giáo mà Chúa Giêsu vốn biết và yêu thương. Không như phần lớn câu truyện Tin Mừng được định vị ở miền bắc Galilê nơi Chúa Giêsu thi hành phần lớn thừa tác vụ công khai của Người, các trình thuật khổ nạn diễn ra ở Giêrusalem, thủ đô của tỉnh Giuđêa phía nam và, đối với phần đông người Do Thái kể từ thời Vua Đavít thế kỷ thứ 9 trước CN, là trung tâm có tính bản sắc của đời sống Do Thái.
Tại đây có Đền Thờ, địa điểm thánh thiêng nhất tại Israel nơi thánh nhan Thiên Chúa tỏ tường hơn cả. Cung thánh phía trong Đền Thờ có chứa Hòm Bia Giao Ước, tức chiếc hòm lưu động chứa hai tấm bảng lề luật mà dân Do Thái đem theo trong hành trình sa mạc từ Ai Cập tới Đất Hứa. Không ai được bước quá tấm màn che cung thánh phía trong này mà bước vào nơi tuyệt đối thánh thiêng, ngoại trừ vị thượng tế, là người mỗi năm một lần vào ngày Lễ Yom Kippur, tức ngày xá tội, được vào để thanh tẩy cung thánh này một cách biểu tượng khỏi tác dụng của tội lỗi có thể đã lọt vào nơi đây.
Phụng vụ đền thờ là các tư tế và các thầy Lêvi, là những người bảo quản nền phụng vụ đền thờ và trợ giúp các khách hành hương từ Israel và các nước trong thế giới Địa Trung Hải tới dâng hy lễ và cầu nguyện trong các ngày đại lễ của niên lịch Do Thái Giáo. Thời Chúa Giêsu, đền thờ là một cấu trúc nguy nga, do Hêrốt Đại Vương xây dựng, người đã để lại cả một di sản đồ sộ gồm nhiều dự án xây dựng ồ ạt khắp Israel: thành phố cảng Xêdarê, thủ đô phía bắc Samaria, các lâu đài kiên cố tại Masada và Herodium… Nhưng đền thờ Giêrusalem là công trình tuyệt hảo hơn hết của vị vua này với những bức tường đồ sộ, trang trí tinh xảo và nhất là những quảng trường bao la. Khi Chúa Giêsu tới đây vào khoảng năm 30 CN để hoàn tất sứ mệnh của Người, thì ngôi đền đang ở giai đoạn xây dựng cuối cùng của nó.
Giêrusalem, trung tâm chính trị của một bi kịch tôn giáo
Từ thời Vua Đavít, Giêrusalem vốn cũng là một trung tâm chính trị; là thủ phủ của nền quân chủ thống nhất dưới quyền Vua Đavít và Vua Salômôn. Rồi sau đó là thủ phủ của Vương Quốc Giuđêa phương Nam trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, vào thời Chúa Giêsu, Giêrusalem và các tỉnh Giuđêa và Samaria dưới quyền cai trị trực tiếp của Rôma. Đây là những vùng duy nhất của Israel chịu một số phận như thế. Ác-ki-laô, một trong các con trai của Đại Vương Hêrốt, người được Rôma chỉ định làm vua Do Thái chư hầu, là người tàn ác và bất tài, cuối cùng bị người Rôma hạ bệ vào năm 6 CN. Từ đó, một loạt các tổng trấn Rôma thay nhau đảm nhiệm việc cai trị trực tiếp Giuđêa và Samaria, sử dụng thành phố duyên hải Xêdarê Maritima làm thủ đô cai trị và chỉ tới Giêrusalem trong những ngày lễ lớn, nhất là dịp đại lễ theo niên lịch Do Thái Giáo. Năm 30 CN, tổng trấn Giuđêa lúc đó là Phôngxiô Philatô và, theo tập tục, ông phải tới Giêrusalem dự lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo.
Thế là sân khấu cho vở bi kịch khổ nạn đạ được xếp đặt. Chúa Giêsu, vị tiên tri quê Galilêa, người chữa bệnh và vị thầy ngoại thường, sẽ đem sứ mệnh của Người tới Giêrusalem. Vài ngày trước ngày lễ, quây quần bởi những người ái mộ và tò mò, Người vào thành phố và đền thờ nguy nga. Ở đấy, đúng theo phong cách một tiên tri, Người thực hiện hàng loạt hành động cảm kích và táo bạo, dám cắt đứt các dịch vụ giúp khách hành hương đổi tiền “dơ” Rôma lấy tiền “sạch” của đền thờ và ngăn cản những ai vào đó để thực hành việc đạo đức. Tất cả các cử chỉ này dường như đều được tính toán như những lời tuyên bố tiên tri rằng đền thờ này, dù tráng lệ nguy nga, cũng sẽ được phá hủy trong thời đại Kitô đang đến.
Tiếng tăm của Chúa Giêsu như một bậc thầy đầy khiêu khích và một người chữa bệnh đáng nể sợ hình như đã tới Giêrusalem trước Người, ta không biết chắc điều này, nhưng chắc chắn hành động tại đền thờ của Người hẳn bị cả người Do Thái lẫn người Rôma coi là nguy hiểm. Dù người Rôma nắm giữ quyền lực tối hậu tại Giuđêa, họ vẫn phải trông nhờ các thẩm quyền Do Thái địa phương: đó là các tư tế hàng đầu và những trưởng lão khác, để duy trị trật tự công cộng. Các lãnh tụ tôn giáo chẳng ưa gì người Rôma và thẩy đều là những người tha thiết đối với việc giải phóng Israel, nhưng họ cũng rất thận trọng đối với bất cứ ai làm cớ cho người Rôma can thiệp và đàn áp hơn, nhất là người nói ra nhiều chủ trương tôn giáo đầy khiêu khích về chính mình và về sứ mệnh của mình.
Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát
Các câu truyện về khổ nạn nhất trí với nhau về các giai đoạn căn bản trong những ngày sau cùng của Chúa Giêsu. Người tới Giêrusalem để cùng các môn đệ cử hành Lễ Vượt Qua, là lễ tưởng niệm hàng năm biến cố giải phóng Israel khỏi cảnh nô lệ của Ai Cập và lời khẳng định của họ vào sự giải thoát trong tương lai của Chúa. Đêm trước khi chết, sau bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Người cùng với họ đi cầu nguyện ở vườn ôliu trên sườn đồi phía tây Núi Cây Dầu, đối diện với đồi đền thờ. Ở đây, Người bị bắt bởi một băng có vũ khí do các lãnh tụ tôn giáo ủy nhiệm, và rất có thể được cả các thẩm quyền Rôma hỗ trợ. Một trong các môn đệ của Người là Giuđa Iscariốt thông báo tung tích của Người cho các nhà cầm quyền. Khuya đêm đó, Chúa Giêsu bị tra vấn bởi một một cuộc hội họp của các lãnh tụ tôn giáo, có lẽ trong mưu toan lên công thức cho các cáo buộc chống lại Người. Ngày hôm sau, Người bị điệu tới Philatô để lấy khẩu cung chính thức, vì Philatô, hình như lúc đó đang ngụ tại dinh cũ của Hêrốt, có thẩm quyền pháp lý trong những trường hợp như thế này. Sau một chút do dự, Philatô kết án đóng đinh Chúa Giêsu, một hình thức xử tử công khải đầy kinh hãi của Rôma thường chỉ dành cho các trường hợp dấy loạn. Có lẽ Philatô nghĩ Chúa Giêsu là người hơi điên điên nhưng vẫn nguy hiểm, có tham vọng nắm quyền.
Như thường lệ, vụ xử tử diễn ra nhanh chóng. Chúa Giêsu bị đánh rồi bị diễu qua phố xá để tới một ngọn đồi dành cho các vụ xử tử công khai gần nghĩa địa bên ngoài một trong các cổng của Giêrusalem. Ở đấy, Người bị lột trần truồng rồi bị đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh là một biến cố công cộng, nhằm nhục mạ nạn nhân bằng một cái chết từ từ và đau đớn và nhờ đó biến chính nghĩa của nạn nhân thành vô giá trị. Chúa Giêsu chết chỉ vài giờ sau khi bị đóng đinh vào thập giá, có lẽ vì nhiều yếu tố hoà lẫn với nhau như sốc, kiệt sức, và bị nghẹt thở từ từ. Một người có thiện cảm với Chúa Giêsu, người dường như sở hữu một chiếc mộ kiểu hang đá tại nghĩa địa đá vôi gần đó, xin được phép tháo xác chúa Giêsu xuống khỏi thập giá và đã chôn Người trước lúc mặt trời lặn, theo phong tục Do Thái.
Đó là những “sự kiện” căn bản không chút tô điểm của những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu tìm thấy trong các trình thuật khổ nạn. Ấy thế nhưng, nguyên các sự kiện thô sơ này mà thôi chưa lôi kéo được sự quan tâm của các soạn giả Tin Mừng. Đối với họ, điều quan trọng hơn nhiều là ý nghĩa của câu truyện đau thương và chết chóc này: đau khổ này là vì ai. Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát, tức là chỉ tường trình những sự kiện lạnh lùng của một vụ xử tử công cộng, nhưng là thành phần chủ yếu của câu truyện Kitô Giáo về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, và việc Người chiến thắng sự chết cách hân hoan. Các sách Tin Mừng là lời công bố hay rao giảng, thuật lại bằng hình thức kể truyện ý nghĩa đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đối với chúng ta.
Tưởng nhớ câu truyện
Bởi thế, ngay từ thuở đầu của Giáo Hội, các Kitô hữu đã tụ họp nhau không những để tưởng nhớ câu truyện cái chết của Chúa Giêsu mà còn để hiểu sự chết này dưới ánh sáng việc Người sống lại và dưới cái phông lời Thiên Chúa, tức Cựu Ước, vốn là Thánh Kinh của Giáo Hội sơ khai. Khi thuật lại câu truyện cái chết của Chúa Giêsu từ vọng nhìn đức tin phục sinh, các Kitô hữu sơ khai hy vọng hiểu rõ hơn không những về Chúa Giêsu mà cả ý nghĩa của chính việc họ gặp gỡ đau khổ và cái chết. Câu truyện nguyên khởi về khổ nạn mà sau này gây ảnh hưởng cho trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô có lẽ đã được lên khuôn trong khung cảnh thờ phượng, không khác Tam Nhật Tuần Thánh khi các Kitô hữu tụ họp nhau hàng năm để cử hành trong cầu nguyện bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ, cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại vinh hiển của Người. Cũng thế, các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi nhất cũng đã tụ họp nhau trong tinh thần cầu nguyện và suy gẫm để nhắc lại các biến cố chủ chốt của những ngày định mệnh tại Giêrusalem nhưng cũng để đọc các thánh vịnh và suy gẫm về các tiên tri và các đoạn văn vĩ đại nào trong Sách Thánh của họ có thể đem lại ý nghĩa cho các biến cố ấy. Với thời gian, việc đọc có tính lịch sử này kèm theo các lời nguyện và các bài đọc Sách Thánh đã được hòa lẫn với nhau một cách không thể nào tách biệt nhau được nữa trong các trình thuật khổ nạn được các sách Tin Mừng truyền lại cho ta.
Khi lãnh nhận trách vụ soạn thảo sách Tin Mừng của mình, thánh Máccô hẳn đã có sẵn trình thuật khổ nạn như trên, có thể là một trình thuật được truyền tụng qua ký ức và được trân quí trong việc thờ phượng tại cộng đồng Kitô hữu của chính ngài. Khi Thánh Máccô thuật lại câu truyện về cuộc đời Chúa Giêsu, trình thuật khổ nạn này hẳn đã tạo nên tận điểm và đỉnh cao của nó, một khuôn mẫu sẽ được mỗi sách Tin Mừng khác rập theo.
Tinh thần trong đó các trình thuật khổ nạn được viết ra
Do đó, mục đích ở đây là đọc các truyện kể về khổ nạn trong tinh thần chúng được viết ra, với ý hướng không hẳn nhằm chép lại lịch sử đứng đàng sau các bản văn này nhưng đúng hơn để thấm nhập cái hiểu đức tin về sự chết của Chúa Giêsu là điều đã tràn ngập các bản văn này. Mất hút trong sự thân quen đối với các câu truyện mà phần đông chúng ta từng được nghe suốt cả đời này, có thể là sự kiện: mỗi soạn giả Tin Mừng kể lại trình thuật đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu một cách khác nhau hẳn. Vì mỗi soạn giả Tin Mừng viết cho một cộng đoàn Kitô hữu khác nhau và vì mỗi vị được phú cho một văn phong kể truyện độc đáo và một quan điểm đặc thù, nên bốn trình thuật đã ra khác nhau. Giống như bốn nghệ sĩ vĩ đại, mỗi soạn già Tin Mừng sản xuất ra bức chân dung tuyệt hảo về Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Điều này đúng đối với trọn bộ Tin Mừng của họ và cũng đúng đối với cách các vị trình bày cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
(Còn tiếp)