CÂY ĐẠI THỤ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐÃ NGÃ
Tờ mờ sáng, nghe tin Cha đã ra đi ! Cây đại thụ truyền thông Việt Nam : Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã ngã !
Một ơn gọi rất đặc biệt đến với Đức Ông Phêrô.
Đức Ông là người con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em. trong một gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long. Khi được 10 tuổi, Đức Ông được gửi vào Tiểu Chủng Viện và đi tu từ đó. Và rồi Đức Ông lãnh sứ vụ linh mục nhưng gần như cả đời Đức Ông chưa bao giờ làm cha sở.
Hơn một lần tôi được nghe Đức Ông chia sẻ cuộc đời Đức Ông như cuộc đời của ngôn sứ Gio-na. Khi đang học ở Roma năm thứ hai, Đức Ông được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo cha sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
Nghe tin ấy, Cha như người từ trên trời rơi xuống đất vậy. Với bản tính của con người, ai ai muốn an thân cũng như không muốn cuộc sống bị xáo trộn, Cha cũng vậy, Cha không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila.
Cha vẫn cứ đinh ninh rằng Cha làm việc cho đài vài ba năm nhưng Chúa để Cha hiện diện như một ơn gọi đặc biệt suốt 38 năm. 38 năm dài đăng đẳng với công việc âm thầm trong một góc phòng để làm truyền thông, để loan báo Tin Mừng cho Chúa một cách khiêm hạ.
Một cuộc đời dài loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc của Cha không lẫn đi đâu được. Giọng đặc sệt người miền Nam truyền cảm và nhẹ nhàng đã để lại trong lòng thính giả qua những dòng tin tức, những dòng suy niệm Tin Mừng và những câu chuyện Cha góp nhặt trong Lẽ Sống.
Ai cũng nhớ, thời bao cấp ở Việt Nam cũng là thời có quá nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới và Châu Á, nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công. Hơn thế nữa, không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ và giọng đọc trầm ấm mỗi ghe được mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn.
Điều kỳ diệu là Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ.
Cha đã nhiều lần và quá nhiều lần tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Cha. Cha chia sẻ Cha ngạc nhiên vì khi chịu chức, Cha chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm. Hơn thế nữa, Cha đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho Cha còn sống. Chắc có lẽ Chúa cứ cho Cha được gấp đôi.
Với ân huệ đó, Cha cũng dí dỏm : "Tôi xin Chúa cho tôi 40, có thể Chúa cho tôi gấp đôi chăng?"
Ước muốn của con người, mơ ước của một người tha thiết với loan báo Tin Mừng bằng truyền thông đã khép lại bởi giới hạn cũng như không qua khỏi bàn tay Thiên Chúa.
Do hoàn cảnh, do sứ vụ Cha đã rời xa quê hương vài chục năm trường nhưng ước mơ đau đáu được trở về quê hương luôn ở trong Cha. Chính vì thế, sau khi rời nhiệm vụ, Cha đã trở về quê hương để sống trong âm thầm lặng lẽ và nhất là để đón nhận những đau đớn từ căn bệnh thể xác mà Cha đang mang.
Sống âm thầm, làm việc cũng âm thầm và ra đi cũng âm thầm.
Đức Ông chưa bao giờ nói rẳng phải sống như thế này như thế kia hay như cách tôi đã sống nhưng qua đời sống chân chất của một người miền Nam cũng đã để lại cho mọi người nhiều bài học. Ít nhiều về chuyện truyền thông, con đường truyền thông Đức Ông đi là con đường ôn hòa và mềm mại. Đã không biết bao nhiêu lần Đức Ông như là sứ giả của Tin Mừng, sứ giả của Thiên Chúa để nối kết lại những hiểu lầm, những đối chọi của tôn giáo, của kỳ thị tín ngưỡng ... tất cả đều âm thầm và dường như Đức Ông không muốn cho ai biết công việc âm thầm đó. Đức Ông không một lần phô trương rằng tôi đã làm được chuyện này chuyện kia trong đối thoại, trong giảng hòa một cách êm thắm ... và rồi Đức Ông cũng không hề bám víu một chút gì đó cho Đức Ông vào những ngày cuối đời.
Ẩn náu trong căn phòng nhỏ bé của các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán đối với Đức Ông cũng là đủ.
Đức Ông đã sống sứ mạng truyền thông cách đặc biệt bằng chính đời sống nhỏ bé khiêm nhu.
Cây đại thụ truyền thông Việt Nam đã ngã nhưng hình bóng cũng như cách sống của Cha vẫn còn mãi trong lòng của thính giả, của những ai đã hơn một lần quen biết Đức Ông.
Xin Chúa thương đón nhận Đức Ông và để cho Đức Ông một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa như suốt cả cuộc đời Đức Ông hằng mong ước. Lẽ nào cả cuộc đời loan báo Tin Mừng, loan báo Tình Thương Thiên Chúa cho mọi người mà Chúa lại bỏ Đức Ông sao ? Chúng con tin tưởng tín thác Đức Ông vào lòng thương xót của Chúa.
Xin tạm biệt Đức Ông và thầm mong gặp Đức Ông trong Nước Trời.
Micae Bùi Thành Châu
Một ơn gọi rất đặc biệt đến với Đức Ông Phêrô.
Đức Ông là người con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em. trong một gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long. Khi được 10 tuổi, Đức Ông được gửi vào Tiểu Chủng Viện và đi tu từ đó. Và rồi Đức Ông lãnh sứ vụ linh mục nhưng gần như cả đời Đức Ông chưa bao giờ làm cha sở.
Hơn một lần tôi được nghe Đức Ông chia sẻ cuộc đời Đức Ông như cuộc đời của ngôn sứ Gio-na. Khi đang học ở Roma năm thứ hai, Đức Ông được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo cha sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
Nghe tin ấy, Cha như người từ trên trời rơi xuống đất vậy. Với bản tính của con người, ai ai muốn an thân cũng như không muốn cuộc sống bị xáo trộn, Cha cũng vậy, Cha không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila.
Cha vẫn cứ đinh ninh rằng Cha làm việc cho đài vài ba năm nhưng Chúa để Cha hiện diện như một ơn gọi đặc biệt suốt 38 năm. 38 năm dài đăng đẳng với công việc âm thầm trong một góc phòng để làm truyền thông, để loan báo Tin Mừng cho Chúa một cách khiêm hạ.
Một cuộc đời dài loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc của Cha không lẫn đi đâu được. Giọng đặc sệt người miền Nam truyền cảm và nhẹ nhàng đã để lại trong lòng thính giả qua những dòng tin tức, những dòng suy niệm Tin Mừng và những câu chuyện Cha góp nhặt trong Lẽ Sống.
Ai cũng nhớ, thời bao cấp ở Việt Nam cũng là thời có quá nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới và Châu Á, nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công. Hơn thế nữa, không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ và giọng đọc trầm ấm mỗi ghe được mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn.
Điều kỳ diệu là Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ.
Cha đã nhiều lần và quá nhiều lần tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Cha. Cha chia sẻ Cha ngạc nhiên vì khi chịu chức, Cha chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm. Hơn thế nữa, Cha đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho Cha còn sống. Chắc có lẽ Chúa cứ cho Cha được gấp đôi.
Với ân huệ đó, Cha cũng dí dỏm : "Tôi xin Chúa cho tôi 40, có thể Chúa cho tôi gấp đôi chăng?"
Ước muốn của con người, mơ ước của một người tha thiết với loan báo Tin Mừng bằng truyền thông đã khép lại bởi giới hạn cũng như không qua khỏi bàn tay Thiên Chúa.
Do hoàn cảnh, do sứ vụ Cha đã rời xa quê hương vài chục năm trường nhưng ước mơ đau đáu được trở về quê hương luôn ở trong Cha. Chính vì thế, sau khi rời nhiệm vụ, Cha đã trở về quê hương để sống trong âm thầm lặng lẽ và nhất là để đón nhận những đau đớn từ căn bệnh thể xác mà Cha đang mang.
Sống âm thầm, làm việc cũng âm thầm và ra đi cũng âm thầm.
Đức Ông chưa bao giờ nói rẳng phải sống như thế này như thế kia hay như cách tôi đã sống nhưng qua đời sống chân chất của một người miền Nam cũng đã để lại cho mọi người nhiều bài học. Ít nhiều về chuyện truyền thông, con đường truyền thông Đức Ông đi là con đường ôn hòa và mềm mại. Đã không biết bao nhiêu lần Đức Ông như là sứ giả của Tin Mừng, sứ giả của Thiên Chúa để nối kết lại những hiểu lầm, những đối chọi của tôn giáo, của kỳ thị tín ngưỡng ... tất cả đều âm thầm và dường như Đức Ông không muốn cho ai biết công việc âm thầm đó. Đức Ông không một lần phô trương rằng tôi đã làm được chuyện này chuyện kia trong đối thoại, trong giảng hòa một cách êm thắm ... và rồi Đức Ông cũng không hề bám víu một chút gì đó cho Đức Ông vào những ngày cuối đời.
Ẩn náu trong căn phòng nhỏ bé của các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán đối với Đức Ông cũng là đủ.
Đức Ông đã sống sứ mạng truyền thông cách đặc biệt bằng chính đời sống nhỏ bé khiêm nhu.
Cây đại thụ truyền thông Việt Nam đã ngã nhưng hình bóng cũng như cách sống của Cha vẫn còn mãi trong lòng của thính giả, của những ai đã hơn một lần quen biết Đức Ông.
Xin Chúa thương đón nhận Đức Ông và để cho Đức Ông một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa như suốt cả cuộc đời Đức Ông hằng mong ước. Lẽ nào cả cuộc đời loan báo Tin Mừng, loan báo Tình Thương Thiên Chúa cho mọi người mà Chúa lại bỏ Đức Ông sao ? Chúng con tin tưởng tín thác Đức Ông vào lòng thương xót của Chúa.
Xin tạm biệt Đức Ông và thầm mong gặp Đức Ông trong Nước Trời.
Micae Bùi Thành Châu