Những nhà lập pháp cũng kiến nghị sửa đổi hiến pháp để phát huy các lý thuyết của Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc, người từng mời gọi các nhà tư bản tham gia vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Cả hai kiến nghị này gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các thành viên trong đảng cầm quyền.

Quốc hội Trung Quốc đã bắt đầu bàn thảo thay đổi hiến pháp theo đúng tinh thần của các chương trình cải cách kinh tế trong mấy năm gần đây.

Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất đang được các thành viên quốc hội bàn luận là đạo luật bảo đảm quyền sở hữu tài sản tư nhân.

Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng mười đã quyết định sẽ tiến hành sự thay đổi này, hệ thống lập pháp không thể làm gì để ngăn chặn điều này.

Nhưng có rất nhiều cuộc bàn luận gây go về vấn đề này. Một vấn đề đánh dấu một bước tiến cho một quốc gia đang cố gắng hòa hợp nền kinh tế thị trường với các tư tưởng cộng sản của Lennin và Mao.

Một khía cạnh gây khá nhiều tranh cãi là làm thế nào để phát huy học thuyết của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân mang một cái tên khá lạ là Ba Đại Diện.

Đó là một cố gắng để tăng cường sự ủng hộ của không những giai cấp lao động mà cả tầng lớp thương gia mới.

Quá trình sửa đổi hiến pháp sẽ phải mất vài tháng trước khi được trình bày trước toàn thể Quốc hội vào tháng ba.

Có thể sẽ có nhiều người lên tiếng cảnh báo nên cẩn thận khi thực hiện các bước này vì tại Trung Quốc sự khác biệt giữa tầng lớp giàu và nghèo ngày càng rõ rệt.(BBC)